LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ DỰ ÁN 1) Anh (chị) hãy trình bày những phần chính trong một báo cáo khả thi (luận chứng kinh tế kỹ thuật) của một dự án đầu tư? 2) Anh (chị) hãy trình bày những nội dung chính trong phần phân tích thị trường của một dự án đầu tư ? 3) Anh (chị) hãy trình bày các bước của quá trình soạn thảo dự án đầu tư? 4) Anh (chị) trình bày những nội dung chính trong phần phân tích kỹ thuật của dự án đầu tư? Bài làm Câu 1: trình bày những phần chính trong một báo cáo khả thi (luận chứng kinh tế kỹ thuật) của một dự án đầu tư Bước 1: Căn cứ lập báo cáo khả thi • Căn cứ pháp lý • Căn cứ thực tế: Bối cảnh hình thành, mục tiêu đầu tư, năng lực đầu tư • Các nguyên tắc chỉ đạo Bước 2: Sản phẩm • Giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ đã được lựa chọn đưa vào sản xuất kinh doanh của dự án: đặc điểm, tính năng, công dụng, khối lượng … Bước 3: Thị trường • Căn cứ về thị trường đối với sản phẩm của dự án • Xác định khối lượng bán hàng năm • Giải pháp về thị trường: 4P… Bước 4: Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào • Nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào, thuận lợi và bất lợi có thể xảy ra. • Phương thức để đảm bảo tính ổn định của yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh. Bước 5: Công nghệ và trang thiết bị • Mô tả công nghệ được lựa chọn. • Ảnh hưởng của công nghệ dự án đến môi trường và giải pháp xử lý. • Nguồn cung cấp công nghệ, thiết bị, và giá • Mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu và năng lương Bước 6: Địa điểm, đất đai, xây dựng • Căn cứ pháp lý của việc lựa chọn địa điểm • Mô tả địa điểm, diện tích, ranh giới • Tính toán diện tích xây dựng, hạng mục xây dựng Bước 7: Nhân lực và tổ chức sản xuất kd • Nhu cầu nhân lực trong từng thời kỳ của của quá trình thực hiện đầu tư • Tính toán tổng quỹ lương hàng năm trong từng giai đoạn của dự án • Tổ chức các bộ phận trực tiếp sản xuất • Tổ chức hệ thống cung ứng, hệ thống tiêu thụ • Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất • Phương thức tổ chức thực hiện Bước 8: Tiến độ thực hiện • Thời hạn thực hiện đầu tư, từ lúc khởi công đến lúc hoàn thành • Tiến độ thực hiện các công việc chủ yếu và đk để đảm bảo tiến độ mvl_q@yahoo.com.vn mvl_q@yahoo.com.vn 1 • Biểu đồ thực hiện các công việc chủ yếu • Tiến độ sử dụng vốn: Xđ nhu cầu sử dụng vốn theo thời gian, lịch trình sd vốn Bước 9: Tổng kết nhu cầu về vốn đầu tư và các nguồn vốn • Xác định tổng vốn đầu tư cần thiết cho dự án • Nguồn vốn: vốn tự có, vốn góp, vốn vay, vốn huy động … • Hình thái vốn: tiền Việt Nam, ngoại tệ, bằng hiện vật hay các tài sản khác Bước 10: Phân tích tài chính • Dự kiến doanh thu • Dự kiến chi phí sản xuất, dịch vụ • Bảng dự trù lỗ, lãi • Bảng dự trù cân đối thu chi • Bảng dòng tiền của dự án • Bảng chỉ tiêu BEP, NPV, IRR … • Bảng kế hoạch trả nợ … Câu 2: hãy trình bày những nội dung chính trong phần phân tích thị trường của một dự án đầu tư Khái niệm và vai trò phân tích thị trường a) Khái niệm: Phân tích thị trường của dự án là quá trình điều tra, thu thập, phân tích và xử lý các thông tin có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ mà dự án dự kiến cung cấp. b) Vai trò của phân tích thị trường: • Cung cầu sản phẩm hoặc dịch vụ mà dự án dự kiến sản xuất hoặc cung cấp ở thời điểm hiện tại, tiềm năng phát triển trong tương lai. • Các biện pháp khuyến mãi và tiếp thị cần thiết giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm ( 4p) • Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án • Làm cơ sở cho việc xác định qui mô đầu tư của dự án và thị trường tiêu thụ. Nội dung của phân tích thị trường a) Cầu thị trường của sản phẩm • Nhu cầu về số lượng sản phẩm: o Nhu cầu toàn bộ sản phẩm đó hiện tại o Dự báo trong những năm tiếp theo o Số liệu đó tính trên cơ sở nào o Yếu tố nào quyết định qui mô cầu về số lượng sản phẩm: giá cả, mẫu mã, khuyến mãi, phong tuc tập quán … • Nhu cầu về chất lượng sản phẩm: o Sản phẩm của dự án có giá trị sử dụng như thế nào? Nhằm thỏa mãn nhu cầu gì? o Chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng như thế nào đến chi phí đầu tư, chi phí sx và giá thành sản phẩm? o Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng và giá thành sản phẩm? b) Cung thị trường • Tình hình cung ứng của sản phẩm hiện tại trên thị trường • Sản phẩm của dự án sẽ cung ứng cho thị trường là bao nhiêu? • Sự khác biệt của sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loại đang có trên thị trường là gì? c) Phân khúc thị trường • Tìm hiểu vùng thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay như thế nào? • Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong từng vùng là bao nhiêu? • Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ của từng vùng? mvl_q@yahoo.com.vn mvl_q@yahoo.com.vn 2 d) Nghiên cứu vấn đề tiếp thị • Xác định đối tượng tiêu thụ sản phẩm: bao gồm đặc tính của khách hàng, khu vực phân phối, các yêu cầu và thị hiếu của khách hàng đối với sản phẩm. • Phương pháp giới thiệu sản phẩm : Sử dụng 5 công cụ trong hỗn hợp xúc tiến. • Tổ chức mạng lưới phân phối : sử dụng loại kênh phân phối, hệ thống phân phối … e) Xem xét khả năng cạnh tranh của sản phẩm • Danh sách tất cả những nhà cạnh tranh chính hiện có, cần nắm các thông tin: khả năng sản xuất, mặt mạnh, yếu và uy tín của họ trên thị trường, địa bàn hoạt động … • Vị thế cạnh tranh của dự án: những lợi thế của dự án so với đối thủ trong và ngoài nước, như: phí nguyên liệu, nhân công, vận chuyển, máy móc. Công nghệ quản lý, hệ thống tiêu thụ … Xem xét tính khả thi của dự án về mặt thị trường • Đặt tính của sản phẩm: sản phẩm của dự án có những đặc điểm gì về phẩm chất, mẫu mã so với những sản phẩm tương tự của các dự án khác trên thị trường. Tuy nhiên, so sánh này chỉ mang tính định tính và chủ quan. • Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Hiện có nhu cầu về sản phẩm mà dự án tính sản xuất hay chưa? Ai là người tiêu thụ chủ yếu? Nhu cầu của sản phẩm này có thay đổi theo mùa hay không? Có bị sản phẩm khác thay thế hay không? • Thị trường tiêu thụ sản phẩm: o Nhu cầu về sản phẩm này đã được thỏa mãn bằng cách nào? Ai là người đáp ứng nhu cầu này? o Giá cả và chất lượng của dự án có thể giúp cho việc cạnh tranh của sản phẩm của dự án so với sản phẩm tương tự khác trên thị trường, trước mắt cũng như lâu dài có hiệu quả hay không? Câu 3: trình bày các bước của quá trình soạn thảo dự án đầu tư Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư: • Một phương án đầu tư được xem xét trên 3 yếu tố cơ bản sau: Đầu vào cho phương án đó có lợi hay không? Như: máy móc, công nghệ, lao động, NVL, vốn … Đầu ra cho phương án đó có thuận lợi hay không? Phương án đó có phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đơn vị thực hiện đầu tư hay không? Khi nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư phải xuất phát từ các căn cứ sau: • Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, địa phương hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của ngành, của cơ sở. • Các chủ trương chính sách của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực đầu tư trong từng giai đoạn. • Tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. • Nhu cầu về thị trường trong và ngoài nước. • Tình hình cung cấp mặt hàng này hoặc hoạt động trên ở trong nước và trên thế giới để dự án chiếm lĩnh trong một thời gian dài. • Những kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư Nghiên cứu tiền khả thi: • Bước này nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh mà khi xem xét các cơ hội đầu tư còn thấy phân vân, chưa chắc chắn, nhằm tiếp tục lựa chọn, sàng lọc các cơ hội đầu tư. Nội dung nghiên cứu tiền khả thi gồm các vấn đề sau: • Bối cảnh chung về kinh tế - xã hội, pháp luật có ảnh hưởng đến dự án. • Nghiên cứu thị trường • Nghiên cứu kỹ thuật • Nghiên cứu về tổ chức nhân sự • Nghiên cứu về tài chính mvl_q@yahoo.com.vn 3 • Nghiên cứu lợi ích kinh tế - xã hội. Sản phẩm cuối cùng cùng của nghiên cứu tiền khả thi là luận chứng tiền khả thi, gồm các vấn đề sau: • Giới thiệu chung cơ hội đầu tư theo các nội dung n/c tiền khả thi ở trên. • Chứng minh cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đến mức có thể quyết định cho đầu tư. • Những khía cạnh gây khó khăn cho thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư của sau này đòi hỏi phải nghiên cứu hỗ trợ. c) Nghiên cứu khả thi (Luận chứng kinh tế kỹ thuật): • Đây là khâu sàng lọc cuối cùng để lựa chọn dự án tối ưu. • Ở giai đoạn này phải khẳng định cơ hội đầu tư có khả thi hay không? • Nội dung n/c cũng giống như giai đoạn tiền khả thi, nhưng khác nhau ở mức độ chi tiết hơn, chính xác hơn. • Ở Việt Nam, giai đoạn này được gọi là luận chứng kinh tế kỹ thuật. Câu 4: trình bày những nội dung chính trong phần phân tích kỹ thuật của dự án đầu tư Vai trò của phân tích kỹ thuật của dự án • Phân tích kỹ thuật là tiền đề cho việc tiến hành phân tích tài chính dự án. Không có số liệu về mặt kỹ thuật thì không thể tiến hành phân tích về mặt tài chính, kinh tế. • Các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật thì phải được bác bỏ, để tránh những tổn thất về sau. Nội dung của phân tích kỹ thuật của dự án a) Mô tả sản phẩm của dự án: • Dự án sản xuất sản phẩm gì? Mẫu mã, số lượng, chất lượng như thế nào? • Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng nào? b) Xác định công suất máy móc thiết bị và của dự án: • Thứ nhất, Công suất của máy móc thiết bị: o Công suất lý thuyết : công suất tối đa mà máy móc thiết bị có thể đạt được o Công suất thiết kế : công suất mà máy móc thiết bị có thể đạt được trong điều kiện hoạt động bình thường theo đúng thiết kế. Công suất thiết kế tính theo công thức: Ctk = Ccb . h . s . d Trong đó: Ctk : Công suất thiết kế Ccb : Công suất cơ bản của thiết bị trong một giờ h : Số giờ làm việc trong một ca s : Số ca làm việc trong một ngày d : Số ngày làm việc trong một năm • Công suất hòa vốn: công suất hoạt động của máy móc thiết bị đủ để dự án hoạt động có thu nhập đủ bù chi phí. • Công suất thực tế : là công suất đạt được trong điều kiện làm việc thực tế. Đây là căn cứ để tính chi phí, lợi ích và hiệu quả đầu tư trong toàn bộ dự án. • Thứ hai, công suất dự án: o Công suất bình thường có thể của dự án, là số sản phẩm cần thiết sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường mà dự kiến sẽ chiếm lĩnh. mvl_q@yahoo.com.vn 4 o Công suất tối đa danh nghĩa: biểu hiện bằng số sản phẩm cần sản xuất, vừa để đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường mà dự án sẽ chiếm lĩnh, vừa bù vào những khoản hao hụt. o Công suất sản xuất của dự án: là số sản phẩm mà dự án cần sx trong một đơn vị thời gian nhỏ nhất. • Thứ ba, công suất khả thi của dự án và mức sản xuất dự kiến o Xác định công suất khả thi của dự án căn cứ vào các yếu tố: Nhu cầu thị trường hiện tại, tương lai và khả năng xâm nhập thành công vào thị trường của dự án Khả năng, trình độ kỹ thuật công nghệ của dự án và khả năng điều hành, quản lý dự án Khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng … c) Nghiên cứu công nghệ và phương pháp sản xuất • Khi nghiên cứu công nghệ và pp sản xuất: o Bản chất và kỹ thuật công nghệ sản xuất o Yêu cầu tay nghề của người sử dụng, khả năng tiếp thu công nghệ o Yêu cầu nguyên vật liệu, năng lượng sử dụng o Yêu cầu vốn đầu tư và ngoại tệ o Nhà cung cấp, cách thức cung cấp • Khi nghiên cứu công nghệ và pp sản xuất: o Yêu cầu về sở hữu công nghiệp và trí tuệ o Khả năng chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, trong trường hợp mặt hàng cũ không còn thị trường hoặc tính năng không còn phù hợp • Để lựa chọn công nghệ và pp sản xuất thích hợp, cần xem xét: o Kỹ thuật, công nghệ và phương pháp sản xuất đang áp dụng trên thế giới. o Phải chú ý đến các phần mềm của công nghệ như: bí quyết, kinh nghiệm, kiến thức vận hành … o Yêu cầu về trình độ , tay nghề của người sử dụng o Khả năng về vốn và lao động của dự án • Để lựa chọn công nghệ và pp sản xuất thích hợp, cần xem xét: o Xu hướng lâu dài của công nghệ để đảm bảo tránh sự lạc hậu o Khả năng vận hành và quản lý công nghệ có hiệu quả o Điều kiện cơ sở hạ tầng hiện có hoặc bổ sung trong tương lai có phù hợp với công nghệ, kỹ thuật lựa chọn hay không? d) Nghiên cứu về máy móc và trang thiết bị: • Căn cứ công nghệ và phương pháp sản xuất đã xác định để lựa chọn máy móc, thiết bị thích hợp. • Sau khi đã lựa chọn máy móc thiết bị cho dự án, cần phải lập bảng liệt kê mô tả đầy đủ theo các căn cứ để lựa chọn. e) Nghiên cứu nguyên liệu đầu vào: • Khi nghiên cứu cần chú ý nó thuộc loại nào: o Nguyên liêu là nông sản o Nguyên liệu là sản phẩm lâm nghiệp và gia súc, gia cầm … o Nguyên liệu là khoáng sản : trữ lượng, điều kiện khai thác, đặc tính lý hóa … o Nguyên liệu phụ: hóa chất, phụ gia, bao bì … c) Nghiên cứu địa điểm thực hiện dự án • Chính sách kinh tế xã hội tại khu vực hoạt động của dự án • Trình độ phát triển kinh tế xã hội, pháp luật, phong tục, an ninh … • Chi phí vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm • Cơ sở hạ tầng • Thị trường tiêu thụ mvl_q@yahoo.com.vn 5 • Nguồn nhân lực • Điều kiện về địa lý • Vấn đề về đất đai • Vấn đề xử lý chất thải chống ô nhiễm môi trường f) Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng công trình của dự án: • Các nhà máy, phân xưởng sản xuất chính, phụ • Hệ thống, điện, nước, chiếu sáng … • Hệ thống thang máy, băng chuyền • Hệ thống giao thông, bến đỗ, bốc dỡ hàng • Văn phòng, phòng họp • Nhà ở, khu ăn uống, khu giải trí, nhà vệ sinh… • Hệ thống xử lý chất thải, tường rào … DẠNG BÀI TẬP: 1) Lập báo cáo tài chính của dự án đầu tư Lập bảng khấu hao Danh mục No N1 N2 N… Nguyên giá máy móc thiết bị Khấu hao trong kỳ Khấu hao lũy kế Đầu từ mới Giá trị còn lại cuối kỳ Lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay: Danh mục No N1 N2 N…. Dư nợ đầu kỳ Lãi phát sinh trong kỳ Số tiền còn lại + Nợ gốc đến hạn + Lãi vay đến hạn Dư nợ cuối kỳ Nợ vay thêm Lập bảng doanh thu của dự án: Danh mục No N1 N2 N… Công suất thực tế Sản lượng sản phẩm tiêu thụ Giá 1 sản phẩm Doanh thu mvl_q@yahoo.com.vn 6 Lập bảng dự trù lãi lỗ của dự án: Danh mục No N1 N2 N… Doanh thu Chi phí sản xuất Khấu hao Thu nhập trước thuế và lãi vay Vay phải trả + Lãi vay + Thu nhập trước thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp (25%) Lợi nhuận sau thuế Lập bảng cân đối dòng tiền của dự án: Các yếu tố Năm thực hiện A. Dòng tiền vào No N1 N2 N… 1. Vốn tự có 2. Vốn vay 3. Doanh thu thuần 4. Giá trị còn lại 5. Thu khác B. Dòng tiền ra 1. Vốn cố định 2. Chi phí sản xuất(không tính khấu hao) 3. Khấu hao 4. Trả nợ gốc và lãi 5. Thuế phải nộp 6. Chi phí khác C. Cần đối dòng tiền D. Lũy kế 2) T, NPV, IRR trong đó: + n= số năm mà hiện giá thu nhập thuần(lãi thuần + khấu hao) bắt đầu lớn hơn hiện giá lũy kế vốn đầu tư. + : lũy kế hiện giá vốn đầu tư tính đến năm cuối cùng bỏ vốn đầu tư + :lũy kế hiện giá thu nhập thuần của năm thứ n-1 + : Lũy kế hiện giá thu nhập thuần của năm thứ n mvl_q@yahoo.com.vn 7 • Rt: Vốn thu hồi năm t = Lãi thuần + khấu hao • Ct: Vốn đầu tư thực hiện tại năm t; • i: lãi suất chiếc khấu; • n: thời hạn đầu tư (năm) • Thứ nhất, phương pháp nội suy: Chọn i1 sao cho NPV1 > 0 Chọn i2 sao cho NPV2 < 0 Khi đó : • Thứ hai, phương pháp ngoại suy: Chọn i1, i2 sao cho NPV1, NPV2 > 0 hoặc < 0, rồi tính toán tương tự như nội suy. Điểm hòa vốn Thứ nhất, phương pháp xác định điểm hòa vốn lời lỗ (lý thuyết) Gọi y1 là hàm doanh thu, ta có: y1 = ax Trong đó: o a: giá bán bình quân 1 đơn vị hàng hóa o x: sản lượng bán ra Gọi y2 là hàm chi phí, ta có : y2 = bx + c Trong đó: o b: biến phí bình quân cho một sản phẩm o c: định phí trong năm tính toán Cho y1 = y2 a.x = b.x + c x = c/( a-b) Gọi sản lượng trong năm tính toán là X, ta thấy: o Nếu X < x: bị lỗ o Nếu X > x: có lời o Nếu X = x: hòa vốn mvl_q@yahoo.com.vn 8 Thứ hai, phương pháp xác định điểm hòa vốn hiện kim (điểm hòa vốn tiền tệ) Gọi c2 là định phí hiện kim, ta có: c2 = c1 – KH Trong đó: o c1: định phí lời lỗ đã tính ở trên o KH: khấu hao cơ bản và chi phí thành lập doanh nghiệp. Lúc này hàm doanh thu y1 không đổi Hàm chi phí sản xuất: y2 = bx + c2 = bx + (c1-KH) Thứ ba, phương pháp xác định điểm hòa vốn trả nợ Gọi c3 là định phí trả nợ. Ta có: o c3 = c2 + Nợ + Thuế TNDN o Lúc này, y1 vẫn như cũ o Còn y2 = bx + c3 = bx +{(c1 – KH) + Nợ + Thuế TNDN} mvl_q@yahoo.com.vn 9 . tế. • Các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật thì phải được bác bỏ, để tránh những tổn thất về sau. Nội dung của phân tích kỹ thuật của dự án a) Mô tả sản phẩm của dự án: • Dự án sản xuất. LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ DỰ ÁN 1) Anh (chị) hãy trình bày những phần chính trong một báo cáo khả thi (luận chứng kinh tế kỹ thuật) của một dự án đầu tư? 2) Anh (chị) hãy. của dự án: những lợi thế của dự án so với đối thủ trong và ngoài nước, như: phí nguyên liệu, nhân công, vận chuyển, máy móc. Công nghệ quản lý, hệ thống tiêu thụ … Xem xét tính khả thi của dự