Giúp con vượt qua buồn phiền Liêm vừa về đến nhà đã cho mẹ biết đội bóng của mình đã bị thua với tỷ số khá đậm trong mùa hè này. Mẹ Liêm: (Định nói "thua keo này ta bày keo khác, lo gì. Tụi con còn có cả mùa bóng", nhưng bà đã kịp đổi ý) Con buồn lắm hả? Liêm (nhìn mẹ ngạc nhiên): Vâng. Mẹ Liêm: Mẹ biết trận bóng này rất quan trọng đối với con. Liêm: Vâng. Nhưng không sao, còn những trận khác. Trong tình huống này, nếu mẹ Liêm nói: "Thua keo này ta bày keo khác, lo gì. Tụi con còn cả một mùa bóng", có thể là Liêm sẽ rất giận truớc câu nói đó vì thấy mẹ không thông cảm đến nỗi thất vọng của mình. Nhưng với câu trả lời khôn khéo như trên: "Con buồn lắm hả, mẹ biết trận bóng này rất quan trọng đối với con", chứng tỏ bà đang lắng nghe và thấu hiểu. Khi thấy mẹ thông cảm, cháu sẽ có đủ can đảm để vuợt qua. Câu nói của mẹ không trực tiếp an ủi nhưng động viên Liêm rất nhiều. Xin kể một câu chuyện khác: Kim: Con không thể nào làm xong bài toán quái quỷ này. Mẹ: Học ở truờng cả buổi rồi về làm bài nữa cũng mệt thật. Kim ngạc nhiên vì thông thường mẹ hay nói "Thôi, chịu khó làm bài đi, kêu ca còn mệt thêm", nhưng bây giờ lại tỏ ra thông cảm. Kim nói: "Mẹ nói đúng", và lấy sách tiếp tục làm bài. Mẹ đã giúp Kim từ chỗ chán nản trở lại hăng hái. Không có bậc cha mẹ nào muốn con đau khổ. Nhưng chúng ta phải suy nghĩ đến mục đích muốn đạt tới và đến hành động của chúng ta. Có thể chia sẻ với con bằng cách nhắc lại những điều mà cháu đã giải bày, cho cháu biết rằng chúng ta hiểu mà không lên lớp hay phê phán. Giúp con vượt qua kỳ thi Sự đôn đốc hợp lý của phụ huynh sẽ giúp trẻ thật nhiều để vượt qua các kỳ thi cuối cấp. Didier Pieux, nhà tâm lý học, tác giả quyển "Làm tốt hơn vai trò kích hoạt trẻ trong học tập", đã đưa ra các giải pháp khá cụ thể. Trước hết hãy tâng bốc sự nỗ lực của trẻ. Khi không thể hiểu và theo kịp chương trình, trẻ bắt đầu chán ghét học. Nếu cha mẹ luôn luôn khắt khe với những khuyết điểm của con sẽ khiến trẻ cảm thấy "vô dụng" và trở nên ù lỳ. Trong trường hợp này, cha mẹ phải biết điểm tốt của con và khuyến khích chúng thật lòng. Như thế, các em sẽ hãnh diện và tiếp tục học tốt. Ngoài ra, cha mẹ hãy quan sát cách con học tập và can thiệp ngay về tất cả mọi điểm mà trẻ chưa nắm vững. Khi con mất tập trung cha mẹ nên ngừng và bắt đầu lại sau đó. Đề ra kỷ luật. Trẻ càng lười biếng học thì cha mẹ càng phải cương quyết. Phải nhìn nhận rằng các bài tập không hấp dẫn lắm, nhưng cần nhấn mạnh: "Ai cũng phải trải qua giai đoạn học hành, đó là quy luật". Vào buổi tối, nên cho trẻ học vào một giờ nhất định để tạo phản xạ. Cha mẹ cần cho con thời gian giải lao, nhưng với điều kiện phải làm hết các bài tập. Sau cùng, nếu phụ huynh cảm thấy chương trình học quá nặng hoặc giáo viên quá khắt khe thì cũng đừng nói trước mặt các con, điều này làm chúng thối chí. Kích thích trẻ mơ ước và thực hiện mơ ước. Đa số trẻ đều có mơ ước về nghề nghiệp tương lai, nhưng lại không biết cần học tập cố gắng từ bây giờ. Hãy nói rằng, dù là luật sư, kỹ sư hay phi hành gia thì để đến được đó, con phải qua được các cuộc thi và cách tốt nhất là học tốt. Nếu ngành nghề trẻ chọn không làm cha mẹ vừa lòng thì cũng không nghiêm trọng lắm bởi trẻ sẽ còn thời gian để thay đổi ý định. Giúp con biết cách tự học Theo các nhà tâm lý giáo dục, ý thức tự học của trẻ phụ thuộc vào việc học tập, nghiên cứu của cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Nếu bản thân cha mẹ không có những hoạt động thể hiện sự tư duy như đọc sách báo, học tập…thì không thể dạy cho con ý thức tự học. Để rèn cho trẻ tinh thần tự giác học, trước hết, người lớn cần giải thích thế nào là tự học? Đó là cách chủ động tìm tòi, biết vận dụng những cái đã học vào cuộc sống, biết tham khảo cái của người khác để tìm ra cái của mình. Sau đó, cha mẹ cần nói cho con động cơ, hoài bão trong học tập, xác định học vì cái gì và cho ai? Điều này lý giải việc rất nhiều em sinh trưởng trong gia đình nghèo khó, nhưng lại đạt thành tích học tập cao. Ngược lại khá nhiều những em gia đình đầy đủ về vật chất, cha mẹ là người tích cực nghiên cứu song vẫn không ham học. Một điều quan trọng nữa là cha mẹ nên tạo điều kiện, khơi dậy tinh thần tìm tòi sáng tạo của con, đừng quá tạo tâm lý cái gì cũng có sẵn, không cần nghiên cứu. Giúp trẻ ham đọc sách Những đứa trẻ thích đọc sách sẽ biết được rất nhiều từ vựng, hiểu hơn về thế giới xung quanh và thường học giỏi hơn các bạn khác ở trường học. Tuy nhiên, ngày nay số trẻ em đọc sách không nhiều lắm. Vậy phải làm gì để trẻ ham đọc sách? Có nhiều cách giúp con bạn ham đọc sách, hãy tham khảo các biện pháp sau: - Hãy là một tấm gương và để con bạn nhìn thấy bố mẹ nó đọc sách hàng ngày. - Hãy đọc những quyển truyện của con và biến việc đọc to những truyện đó trở thành thói quen hàng ngày. Sau đó, nhớ đặt ra những câu hỏi cho con, chẳng hạn: “Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra bây giờ?” hoặc “Vì sao cô gái đó buồn thế?” - Khi con bạn đọc cho bạn nghe, hãy kiên nhẫn lắng nghe chăm chú và đừng sửa lỗi quá thường xuyên vì dễ làm cho con bạn chán nản. - Thường xuyên mua các loại sách báo mới, năng đến các thư viện hoặc cửa hàng sách. Nếu có thể hãy làm cho con bạn một tấm thẻ thư viện hoặc đặt báo riêng cho bé. - Mở rộng từ ngữ cho con bằng cách giải thích các từ mới khi cùng đọc sách với trẻ. - Giúp trẻ đọc thông thạo bằng cách khuyến khích trẻ đọc lại những quyển sách quen thuộc. - Khuyến khích trẻ đọc sách cho em nghe hay thậm chí cho những con vật nuôi trong nhà như chó, mèo. - Chọn mua cho trẻ những quyển sách phù hợp vì nếu sách quá khó hiểu sẽ làm cho trẻ chán nản. Bạn nên tìm hiểu những gì mà con bạn thích, nếu trẻ thích một tác giả đặc biệt nào, hãy mua thêm những quyển sách của tác giả đó. Ngoài ra, bạn hãy khuyến khích trẻ khám phá thêm các loại sách khác mà trẻ có thể thích. - Đảm bảo cho trẻ có một nơi thoải mái, yên tĩnh để đọc và đặt ra giới hạn sử dụng đối với TV và máy tính. Đọc sách hay không đều có ảnh hưởng tới cấu trúc não của trẻ em. Sally Shaywitz, một bác sĩ khoa nhi Mỹ cho biết, tín hiệu thần kinh của những đứa trẻ khó đọc thường lưu thông không suôn sẻ. Những đứa trẻ không giàu vốn từ cũng có những hệ thống phục vụ việc đọc, nhưng những hệ thống này không được kết nối với nhau đúng cách. Việc đọc giúp phát triển từ ngữ hiệu quả hơn bất kỳ một biện pháp nào khác và tạo dựng những kiến thức quan trọng về xã hội và thế giới. Các chuyên gia đều đồng ý rằng, cách trở thành người đọc giỏi là hãy đọc thật nhiều mà động lực chủ yếu là lòng ham thích đọc sách. . dụng" và trở nên ù lỳ. Trong trường hợp này, cha mẹ phải biết điểm tốt của con và khuyến khích chúng thật lòng. Như thế, các em sẽ hãnh diện và tiếp tục học tốt. Ngoài ra, cha mẹ hãy quan. giáo dục, ý thức tự học của trẻ phụ thuộc vào việc học tập, nghiên cứu của cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Nếu bản thân cha mẹ không có những hoạt động thể hiện sự tư duy như đọc sách báo,. con học tập và can thiệp ngay về tất cả mọi điểm mà trẻ chưa nắm vững. Khi con mất tập trung cha mẹ nên ngừng và bắt đầu lại sau đó. Đề ra kỷ luật. Trẻ càng lười biếng học thì cha mẹ càng phải