1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 16 pptx

5 255 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 151,65 KB

Nội dung

Giúp trẻ tự lập Càng lớn, con bạn càng nhận thức được bé là một cá thể riêng biệt và có nhu cầu tự mình làm lấy những công việc riêng. Dưới đây là một số phương cách giúp trẻ phát huy nhiệt tâm của mình trong việc rèn luyện tính tự lập. Nhà cửa an toàn: Để thật sự phát huy tính tự lập, bé phải không ngừng vượt qua những giới hạn để tự khám phá mọi thứ xung quanh mình. Đó là lý do cần phải đặt yếu tố an toàn về nhà cửa đối với trẻ nhỏ. Thay vì bạn phải chạy vòng quanh theo bé, canh chừng và la rầy mỗi khi bé đụng vào một đồ vật nào đó có thể gây nguy hiểm thì nên cất ở nơi khác nhằm tạo ra không gian an toàn. Điều này sẽ tạo tự do cá nhân cho bé và bớt lo lắng cho bạn. Cho phép trẻ được quyền tự quyết định: Tất nhiên, các bậc cha mẹ cần đặt ra những hạn chế nhưng thỉnh thoảng cũng nên phá lệ cho trẻ được nắm quyền một lần dù là quyết định của bé đôi khi rất lạ lùng. Chẳng hạn như đứa con 2 tuổi của bạn cứ một mực đòi mặc áo ấm khi trời đang nóng nực thì hãy cứ chiều vì bé sẽ nhanh chóng nhận thấy điều này không hợp lý và hiểu ra vấn đề. Để con tự nhận biết được sự việc chính là tạo cơ hội để chúng tự học hỏi và lớn lên. Chỉ cho bé cách thức: Có thể tự mình hoàn thành tốt một công việc là chìa khóa của một tính cách độc lập và một kỹ năng khéo léo trong tương lai. Tuy nhiên, để khuyến khích được khả năng này, bạn cần trình diễn những công việc đó chậm rãi và rõ ràng từng bước một. Ví dụ như muốn dạy bé cách đặt một cái tách lên bàn thì nên theo từng bước một: đầu tiên phải lấy đĩa lót, sau đó đến cái tách, rồi thìa Hãy theo dõi xem con làm như thế nào và nhớ khen thưởng nếu bé làm tốt. Không làm cho trẻ cụt hứng: Khi con xem bạn làm điều gì đó như nấu ăn, lau nhà, sắp xếp bàn ghế, là quần áo mà tỏ vẻ rất hứng thú thì có nghĩa là bé đang muốn tham gia cùng với bạn. Những lúc như vậy, hãy tìm cách nào đó để bé có thể trợ giúp bạn. Tạo sự hứng thú và thói quen làm việc: Nếu bạn đã chỉ định cho con một công việc nào đó rồi hãy giảng giải và chỉ dẫn thật kỹ dù điều này có thể làm bạn tốn khá nhiều thời gian. Nguồn: Cẩm Nang Tiêu Dùng Giúp trẻ vượt qua ngã rẽ (-G) Là con một của chị Bảy tôi nên tuy mới 14 tuổi nhưng Hoàng đã mang dáng vóc của một thanh niên 18. Tất cả mọi việc đều có người giúp việc làm thay. Đi học về có người lấy quần áo thay, tắm có người nấu nước, ăn cơm có người dọn, uống nước có người rót Xem ra Hoàng chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là học, nhưng việc này cháu tôi cũng hoàn thành một cách khó khăn và miễn cưỡng. Gần như ngày nào gia đình cũng khá vất vả để động viên, điều động cháu đến trường. Cái thiếu quan trọng trong sự học của cháu tôi là sự tự giác. Có vẻ như cháu chẳng có mục đích học để làm gì vì cuộc sống hiện tại quá ư là đầy đủ. Thật ra thì cháu tôi đang đứng ở “ngã rẽ” đường đời, giữa một bên là đoạn cuối của thời thơ ấu nhưng lại chưa chuẩn bị đủ hành trang tâm lý để rẽ sang con đường mới của thời thiếu niên trưởng thành. Vẫn thích sử dụng những tiện nghi đắt tiền hiện đại, ăn những món ngon trong nhà hàng sang trọng, nhưng đồng thời vẫn thích chơi, chọc ghẹo, thậm chí… giành ăn với lũ trẻ nhỏ chỉ bằng một nửa số tuổi mình. Quá trình phát triển cơ thể của những trạng thái bất ổn về tâm lý, hệ tuần hoàn và các tuyến nội tiết phát triển mạnh cùng những tố chất về thể xác, nhưng lại không đồng bộ với tư duy trí não để giải quyết và ứng xử với những sự việc quanh mình. Cháu tôi cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy, biểu hiện dễ thấy nhất là trả lời nhát gừng, không tập trung nghe giảng bài trong lớp, ở nhà học bài lâu nhớ, luôn quên những yêu cầu cha mẹ giao phó, thiếu tôn trọng người lớn… Đáng lẽ anh chị tôi cần phải biết con mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển để có những đối sách, uốn nắn kịp thời giúp cháu hoàn thiện hơn về nhân cách. Dành nhiều thời gian hơn cho con trong bữa cơm gia đình và “cất” bớt những việc tư, hội hè không cần thiết. Mặt khác, đừng tạo cho con một tâm lý mình ở vị thế độc tôn, từ đó thiếu sự san sẻ, nhường nhịn những người khó khăn hơn xung quanh, cả trong gia đình và ngoài cộng đồng. Cần làm sao cho con hiểu rằng chỉ được phép xin những gì hợp lý mà cha mẹ có thể đáp ứng trong khả năng, chứ không phải đòi cho bằng được những gì chúng bạn có. Có thể lúc đầu con làm không vừa ý mình, nhưng dần dần trẻ sẽ tự điều chỉnh hành vi và đây chính là nền tảng giúp trẻ làm chủ suy nghĩ, hành động của bản thân trước khi gia nhập đại gia đình ngoài xã hội. Các bậc cha mẹ nên giũ bỏ tâm lý luôn bảo bọc, che chở con như trứng mỏng. Tôi mong ba mẹ cháu hãy tập cho con mình tự tìm lối vào đời bằng chính đôi chân, bộ óc của chính mình. . theo bé, canh chừng và la rầy mỗi khi bé đụng vào một đồ vật nào đó có thể gây nguy hiểm thì nên cất ở nơi khác nhằm tạo ra không gian an toàn. Điều này sẽ tạo tự do cá nhân cho bé và bớt. nhỏ chỉ bằng một nửa số tuổi mình. Quá trình phát triển cơ thể của những trạng thái bất ổn về tâm lý, hệ tuần hoàn và các tuyến nội tiết phát triển mạnh cùng những tố chất về thể xác, nhưng. hãy cứ chiều vì bé sẽ nhanh chóng nhận thấy điều này không hợp lý và hiểu ra vấn đề. Để con tự nhận biết được sự việc chính là tạo cơ hội để chúng tự học hỏi và lớn lên. Chỉ cho bé cách thức:

Ngày đăng: 02/07/2014, 18:20