Giúp trẻ kỹ năng quyết đoán Phát triển tính quả quyết và khả năng sáng tạo là vấn đề cần thiết để trẻ tự vượt qua trở ngại và khôn lớn hơn. Một số biện pháp giúp trẻ luyện tập kỹ năng quyết đoán như sau: - Từ 6-8 tháng tuổi trẻ đã biết chọn thức ăn. Hãy để trẻ chọn vài ba loại quả, cháo hay rau. Đặt thức ăn trước mặt trẻ và cho nó chọn món thích. - Từ 18 tháng tới 3 tuổi, để trẻ tự chọn hoặc mặc bộ quần áo đã được bạn giới hạn. Ví như để cho con chọn áo sơmi màu xanh hay màu trắng. Hãy khen bất kể sự lựa chọn nào của trẻ. - Sớm phát triển khả năng về toán bằng cách khuyến khích trẻ tập đếm và phân loại. Khi cùng con dọn bàn ăn, hãy hỏi con xem nó cần bao nhiêu bát, đũa Chỉ cho con bạn kiến thức toán học được áp dụng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày như: tiền, thời gian, nhiệt độ và khoảng cách. - Khuyến khích ham mê khoa học bằng cách gây cho con sự tò mò tìm hiểu một cách tự nhiên trước mọi hiện tượng, sự vật. Hãy khuyến khích con bạn đặt câu hỏi và dành thời gian để trả lời các câu hỏi đó của trẻ (không giải thích hết mà chủ yếu gợi ý, hướng để trẻ tự tìm hiểu). Cha mẹ dẫn trẻ tới công viên, vườn thú và viện bảo tàng. - Không nên để tivi trong phòng ngủ của trẻ. Có quá nhiều kênh truyền hình trong phòng ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ. Cho phép trẻ bật tivi vào những giờ nhất định và với một vài chương trình nhất định đã được trẻ lựa chọn. Giúp trẻ từ bỏ những tật xấu Ða số trẻ có tật xấu mút tay, nghiến răng, nghịch rốn là do ảnh hưởng tinh thần gây ra hoặc khi bắt chước người lớn, dần dần hình thành thói quen, lâu dần có thể khó bỏ. Bạn không nên đe dọa, cấm đoán mà hãy cố gắng xác định các nguồn gây căng thẳng (ở nhà trường, tại gia đình) và tạo nên môi trường thư giãn cho trẻ. Bạn hãy dành cho trẻ sự âu yếm, vỗ về, phải quan tâm hơn nữa tới mong muốn chính đáng của trẻ, tìm hiểu tâm lý trẻ kỹ hơn để giúp trẻ loại bỏ dần thói quen xấu một cách tự nguyện. Khi trẻ móc mũi, nghịch rốn Trẻ em thường cho tay vào mũi hoặc vào rốn và lấy ra một vật gì đó để cầm chơi ở tay thậm chí cả đưa lên miệng ăn rất ngon lành. Cha mẹ hãy nhớ không nên có phản ứng mạnh như mắng mỏ, đánh vào tay. Hãy nói với trẻ rằng đừng ngoáy mũi trước mặt người khác như vậy sẽ rất xấu và mất lịch sự. Bạn đừng ngại ngần là trẻ không hiểu gì. Bạn có thể dùng hình vẽ để giúp trẻ hiểu thêm về vi trùng đi từ tay đến mũi và miệng sẽ làm trẻ dễ bị viêm mũi, cảm lạnh, ho đau bụng hay gây nhiễm trùng mắt khi bé đưa tay lên dụi mắt. Cách tốt nhất là nên đeo vào tay trẻ những chiếc vòng xanh đỏ. Màu sắc vui mắt và những tiếng kêu phát ra từ chiếc vòng sẽ làm trẻ từ bỏ thói xấu. Thói xấu mút tay, cắn móng tay Khi trẻ 8 - 9 tháng bắt đầu mọc răng cửa thì thói quen này xuất hiện vì chúng sẽ cảm thấy đỡ ngứa răng hơn. Thực tế khi cắn mút móng tay trẻ cảm thấy bớt cô đơn, và khám phá ra những điều thú vị, nhưng khi tay trẻ bị thương thì sẽ gây nhiễm trùng và vi khuẩn sẽ vào miệng, gây độc hại. Khi trẻ mút tay ở tuổi mọc răng sẽ làm hàm răng bị đưa ra ngoài và trẻ cũng sẽ bị vẩu môi. Hãy tạo cho trẻ một môi trường có các trò chơi phong phú, tránh sự buồn chán. Bạn hãy tạo trò chơi đòi hỏi hoạt động cả hai tay. Nếu không chịu từ bỏ bạn hãy bôi dầu gió hoặc những chất có vị đắng (không độc hại) lên các ngón tay, móng tay của trẻ. Nếu trên 6 tuổi trẻ vẫn chưa từ bỏ được thói quen đó, có nghĩa là trẻ đang ở trong tình trạng căng thẳng. Ðiều tốt nhất là đến tư vấn các nhà tâm lý. Khi trẻ nghiến răng Các bác sĩ tâm lý nghiên cứu trẻ em cho thấy có 15% trẻ em và thanh thiếu niên nghiến răng trong lúc ngủ mà không rõ nguyên nhân. Theo họ, đó là tập tính thần kinh gây ra lo âu, cũng có ý kiến cho rằng nghiến răng là biểu hiện của nỗ lực tiềm thức. Khi trẻ nghiến răng ban đêm, hàm răng xiết vào nhau với lực lớn hơn khi trẻ thức. Nếu trẻ thường xuyên nghiến răng, hàm răng sẽ bị đau, răng lung lay và hay nhức đầu. Lúc này cha mẹ không được đánh thức trẻ dậy để qua trạng thái mê ấy một cách nhanh chóng mà nên thận trọng về cách chăm sóc răng, tạo không khí thư giãn thoải mái. Hãy dành cho con lời khen ấu yếm và hỗ trợ tình cảm khi trẻ có vẻ lo âu, căng thẳng. Bạn cần dành thời gian cho trẻ nhiều hơn, kiểm tra điều chỉnh lại giờ giấc cho trẻ, tránh để trẻ trong trạng thái căng thẳng. Nguồn: Internet Giúp trẻ tự lập Ứng xử trong những trường hợp đặc biệt Đặt tình huống nếu như bạn bị lỡ kẹt xe vì mưa to ngập đường, phải đi công tác hay bị bệnh đột xuất không đến đón cháu được - hãy nói cho trẻ biết cần phải làm gì và gọi điện cho ai? Viết số điện thoại của gia đình, của bố, mẹ (cơ quan), ông bà (nội, ngoại) vào một mảnh giấy và cất vào chỗ dễ thấy nhất trong cặp để trẻ dùng khi cần thiết. Dạy trẻ cách gọi điện thoại, kể cả cách dùng thẻ điện thoại. Dặn trẻ có thể nhờ cô giáo, bảo vệ hoặc người lớn giúp tìm chỗ gọi điện thoại báo về nhà. Nên giao hẹn với trẻ chỗ bố mẹ đứng chờ, tuyệt đối không được chạy chơi ngoài đường phố để tránh tai nạn hoặc bị người lạ rủ rê. Sắp xếp cặp đựng sách vở Chỉ cho trẻ cách đọc thời khóa biểu và sắp xếp sách vở theo đúng lịch. Tuy nhiên, trong những ngày đầu tiên, bạn cần giúp trẻ sắp xếp cặp sách gọn gàng trước mỗi buổi sáng nhưng không làm hộ cho trẻ. Hãy để cho trẻ tự làm với sự hướng dẫn của bạn. Đó sẽ là thói quen tốt và có ích trong suốt những năm học ở trường phổ thông của con bạn. Sổ ghi chép Nên tập cho trẻ thói quen làm việc, học tập khoa học. Mua cho trẻ quyển sổ nhỏ để ghi chép những ghi chú, những yêu cầu của thầy cô sau mỗi buổi học. Thậm chí bạn có thể đề nghị giáo viên viết ngắn gọn các ghi chú, yêu cầu, nhắc nhở học trò những việc cần thiết phải chuẩn bị cho buổi học sau Có như thế bạn sẽ nắm bắt được kịp thời những thông tin về việc học tập của con ở trường và giúp đỡ cháu. Ngủ sớm, dậy sớm Nếu như con bạn đi học buổi sáng thì cần tập cho trẻ đi ngủ sớm và dậy sớm. Buổi sáng, cháu có thể xem lại bài, kiểm tra sách vở, đồ dùng và điều quan trọng nhất là bạn cần tự tay chuẩn bị bữa ăn sáng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Nếu như trẻ học ca chiều, bạn cần sắp xếp để buổi trưa trẻ được ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi ít nhất khoảng 20 - 30 phút trước khi đi học. Sổ theo dõi sức khỏe Cần ghi rõ lịch tiêm phòng, những điều đặc biệt trong sức khỏe của trẻ: mắt bị cận thị bao nhiêu độ, có gặp khó khăn gì trong nghe, nói, viết hay không để giáo viên biết. Bạn cũng có thể đề nghị giáo viên thông báo về tình trạng sức khỏe của cháu ở trường (bệnh gì, đã dùng thuốc uống nào) để gia đình có hướng chữa trị kịp thời. . đến đón cháu được - hãy nói cho trẻ biết cần phải làm gì và gọi điện cho ai? Viết số điện thoại của gia đình, của bố, mẹ (cơ quan), ông bà (nội, ngoại) vào một mảnh giấy và cất vào chỗ dễ thấy. quá nhiều kênh truyền hình trong phòng ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ. Cho phép trẻ bật tivi vào những giờ nhất định và với một vài chương trình nhất định đã được trẻ lựa chọn. Giúp. câu hỏi đó của trẻ (không giải thích hết mà chủ yếu gợi ý, hướng để trẻ tự tìm hiểu). Cha mẹ dẫn trẻ tới công viên, vườn thú và viện bảo tàng. - Không nên để tivi trong phòng ngủ của trẻ. Có