Cha mẹ cưng chiều khiến con chậm nói Khoa học đã chứng minh bé càng biết nói sớm thì nhận thức về thế giới xung quanh càng rõ nét. Vậy nhưng sự cưng chiều của không ít cha mẹ lại ảnh hưởng không tốt đến khả năng này. Thông thường, khoảng 1 tuổi bé đã biết gọi “bố”, “mẹ” hoặc “bà”, 1 tuổi rưỡi đã bi bô những câu ngắn, nội dung đơn giản. Nếu lên 2 tuổi mà bé vẫn chưa biết nói hoặc chỉ biết nói một vài từ như “bố” hoặc “mẹ” thì có thể nhận định rằng bé chậm phát triển năng lực ngôn ngữ. Nói là một bản năng quan trọng của con người, là một cách thức giao lưu cần thiết để thực hiện các hoạt động giao tiếp thông thường. Vì vậy, khi mong muốn chưa được đáp ứng có thể kích thích khả năng nói của bé. Nhưng một số bậc cha mẹ rất “sợ” con khóc nên thường đáp ứng ngay đòi hỏi của con mà không biết làm như vậy đã lấy đi cơ hội học nói và khả năng phản xạ nói khi gặp trở ngại của bé. Một ví dụ cụ thể là khi bé muốn ăn bánh bích quy, cha mẹ lấy bánh nhưng không đưa cho bé ngay mà nên chỉ vào bánh và phát âm cụm từ “bánh bích quy”. Sau đó cha mẹ hướng dẫn bé lặp lại cụm từ này rồi mới đưa bánh cho bé. Phương pháp này không những dạy cho bé nói nhiều từ mà còn luyện tập khả năng ghi nhớ thế giới xung quanh của bé. Các chuyên gia khuyên các bậc cha mẹ nên tận dụng đặc điểm “mong muốn được đáp ứng nhu cầu bằng mọi cách” của các bé để phát triển kỹ năng ngôn ngữ, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ ở bé. . Cha mẹ cưng chiều khiến con chậm nói Khoa học đã chứng minh bé càng biết nói sớm thì nhận thức về thế giới xung quanh càng rõ nét. Vậy nhưng sự cưng chiều của không ít cha mẹ lại. thích khả năng nói của bé. Nhưng một số bậc cha mẹ rất “sợ” con khóc nên thường đáp ứng ngay đòi hỏi của con mà không biết làm như vậy đã lấy đi cơ hội học nói và khả năng phản xạ nói khi gặp. biết gọi “bố”, mẹ hoặc “bà”, 1 tuổi rưỡi đã bi bô những câu ngắn, nội dung đơn giản. Nếu lên 2 tuổi mà bé vẫn chưa biết nói hoặc chỉ biết nói một vài từ như “bố” hoặc mẹ thì có thể nhận