Cha mẹ nên mừng khi con hay hỏi Nhiều bà mẹ nói rằng con mình rất hay hỏi, chẳng hạn: “Tại sao trăng cứ đi theo con? Vì trăng yêu con. Thế tại sao trăng cũng đi theo người khác?”. Nhiều câu hỏi đến cùng của trẻ, làm người lớn thực sự lúng túng. Liệu cha mẹ có nên cố gắng trả lời chính xác tất cả những câu hỏi của trẻ, hay tìm cách lảng tránh những câu hỏi kiểu này? Có cách nào để vừa thoả mãn nhu cầu của trẻ vừa giúp trẻ phát triển trí tuệ từ chính những câu hỏi tại sao. Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ đặt câu hỏi vừa là nhu cầu, vừa là cách để khám phá, tương tác với thế giới xung quanh. Đặc điểm của trẻ tuổi mầm non là rất hay tò mò, thích khám phá. Với vốn kinh nghiệm và hiểu biết non nớt của trẻ, thì ngay những điều đơn giản nhất cũng có thể là điều mới lạ và trẻ cần người lớn giải thích. Mỗi sự kiện, hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ đều có khả năng cuốn hút sự tò mò, làm xuất hiện nhu cầu muốn hiểu biết, muốn khám phá, nhưng cũng có khi trẻ đặt câu hỏi chỉ là “để mà hỏi”, thực chất là muốn được giao tiếp với người lớn: muốn được nói chuyện, muốn được người lớn chú ý, quan tâm, muốn được thể hiện,… Cũng theo các chuyên gia tâm lý trẻ em, không phải câu hỏi nào của trẻ cũng cần cha mẹ phải trả lời, giải thích chính xác theo cách nghĩ hay hiểu biết của người lớn. Thực tế cha mẹ không thể trả lời hay giải thích chính xác tất cả các câu hỏi của trẻ, vì có những câu hỏi tại sao của trẻ chính cha mẹ cũng không biết, hoặc biết nhưng khó có thể giải thích ngắn gọn hoặc có cố gắng giải thích thì trẻ cũng khó mà hiểu được. Hơn nữa nhiều khi cha mẹ giải thích cho trẻ, nhưng trẻ vẫn cứ hỏi đi hỏi lại, hoặc muốn “mẹ nói lại đi” dù mẹ đã vài lần nhắc lại… là vì cha mẹ không nói trúng ý muốn của trẻ. Vậy nên ứng phó thế nào với những câu hỏi của trẻ… để kích hoạt trẻ tư duy. Chẳng hạn, khi trẻ hỏi tại sao (Tại sao trăng lại đi theo con? Tại sao con chó nó lại ghét con mèo? Mẹ ơi con được sinh ra bằng cách nào? Tại sao nước lại ăn được chân? ) thì cách tốt nhất là cha mẹ đừng vội trả lời, hãy cho trẻ một cơ hội để suy nghĩ về điều đó bằng cách hỏi lại chính trẻ “thế theo con thì tại sao?”. Hãy cho trẻ cơ hội để trẻ thể hiện, để trẻ nói ra những ý nghĩ của mình… Nếu trẻ nói đúng, hãy khen trẻ kịp thời để nuôi dưỡng sự tự tin,… Nếu trẻ nói không đúng hãy hỏi lại tại sao con nghĩ vậy, để hiểu được tính lô gic, tính hợp lý theo kinh nghiệm, theo cách nghĩ riêng của trẻ để khuyến khích hay bồi đắp… Cũng có khi trẻ nói: “con không biết, mẹ nói đi…”. Người lớn cần xem đây là cơ hội để khuyến khích trẻ động não: “mẹ cũng không biết, vậy thì hai mẹ con mình cùng nghĩ nhé…”. Người lớn có thể vờ giải thích sai để kích thích tư duy phê phán của trẻ, cũng có thể khuyến khích trẻ hỏi chị/anh, hỏi bố, hỏi ông, hỏi cô giáo… để tạo cơ hội cho trẻ chủ động tương tác với người khác. Khi trả lời những câu hỏi của trẻ, cha mẹ không nên quá coi trọng tính chính xác, tính khoa học của sự vật hiện tượng (khó có thể giải thích để trẻ hiểu được tình yêu là gì ), mà quan trọng hơn là chú ý đến mong muốn, xúc cảm, hứng thú, niềm tin của trẻ. Xem đó là cơ hội tốt để kích thích hứng thú nhận thức, gieo nhu cầu, giúp trẻ khám phá, mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Cũng có khi cha mẹ không cần trực tiếp trả lời vào câu hỏi của trẻ, mà nhân đó kể cho trẻ nghe một câu chuyện mà nội dung của nó cuốn hút trẻ, giúp trẻ tự tìm được câu trả lời thích hợp. Bằng những cách này, chính cha mẹ sẽ tìm ra những cách thức phù hợp giúp trẻ phát triển trí tuệ và kỹ năng xã hội. . Cha mẹ nên mừng khi con hay hỏi Nhiều bà mẹ nói rằng con mình rất hay hỏi, chẳng hạn: “Tại sao trăng cứ đi theo con? Vì trăng yêu con. Thế tại sao trăng cũng. hạn, khi trẻ hỏi tại sao (Tại sao trăng lại đi theo con? Tại sao con chó nó lại ghét con mèo? Mẹ ơi con được sinh ra bằng cách nào? Tại sao nước lại ăn được chân? ) thì cách tốt nhất là cha mẹ. trẻ, nhưng trẻ vẫn cứ hỏi đi hỏi lại, hoặc muốn mẹ nói lại đi” dù mẹ đã vài lần nhắc lại… là vì cha mẹ không nói trúng ý muốn của trẻ. Vậy nên ứng phó thế nào với những câu hỏi của trẻ… để kích