Cha mẹphảidạycon cách tiêutiền
Một đồng nó cũng ghi vào máy. Số tiền đó nhận ở đâu, có nguồn gốc
thế nào, chi việc gì. "Đó là kỹ năng quản lý tiền bạc để trở nên giàu
có". Và ở Mỹ, các thẻ chi tiêu, biết tiền đó ở đâu ra, cũng như phải
biết giá trị của sức lao động, của tiền bạc
Nghe câu chuyện ấy, nhiều người tưởng không có gì mới. Có người
còn nói: "Tỉ mỉ rầy rà lôi thôi quá. Ngày còn nghèo khổ mới phải lo ghi
sổ chi tiêu hàng ngày, chứ bây giờ trở thành trung lưu, tiềntiêu đủ,
thì chỉ ghi các món nợ, món chi tiêu đầu tư làm ăn lớn, chứ ghi hằng
ngày chợ búa làm sao xiết!". Có ai kỹ một chút thì ghi các món lớn:
tiền nhà, điện nước, học hành, còn nội trợ thì chỉ biết đại khái một
tháng bao nhiều rồi cứ thế mà chi. Nhiều nhà tổng kết lại không rõ số
tiền tiêu vặt ấy là bao nhiêu, vì mạnh ai nấy sắm theo sở thích, ăn
hàng, đãi bè bạn. Nói chung là không sao quản lý nổi.
Có cả những phụ nữ ít khi biết trong bóp mình có bao nhiêu tiền. Các
con có thể lấy tiền ở bóp của mẹ để mua cái này cái kia, chỉ cần hỏi
xin tiền là mẹ bảo "vào túi mẹ mà lấy". Có nhiều bà mẹ theo cách ấy
riết rồi không biết con lấy bao nhiêu nữa. Mẹ chỉ đe nẹt chung chung:
"Tiêu pha vừa phải thôi, con chưa làm ra tiền, không được hoang
phí".
Cũng có người cầm tiền cho con, có vẻ quản lý từng đồng khó khăn,
không cho con tự động lấy tiền. Thỉnh thoảng cho nó một ít. Nhưng
cũng không mấy khi quy định một tháng là bao nhiêu. Vì thế mới có
cảnh bà mẹ la lối: "Tiêu gì mà dữ, xài vừa vừa thôi. Mới đưa cho
trăm ngàn hôm trước, xài gì hết lẹ vậy ".
Chỉ la thế thôi, chứ không quan tâm câu trả lời và rút tờ khác đưa
cho, với một câu than thở: "Kiếm đồng tiền cực khổ lắm, không dễ
đâu, vừa vừa thôi!".
Hoặc là kể lể nào là chợ búa đắt đỏ, giá lên hàng ngày, nào là còn
bao nhiêu thứ chi tiêu, nợ nần
Đứa con vâng dạ cho nhanh. Mục đích của nó là xin được món tiền
chứ đâu cần nghe lời than vãn muôn thuở ấy. Với nó, lời phàn nàn
chẳng có gì mới, chẳng hề động lòng, có khi còn cho là bà mẹ khó
quá, làm phiền khó dễ cho nó qua. Chứ nó đã xài quen rồi. Chính nó
cũng còn chẳng biết mình đã tiêu xài, mua sắm hết bao nhiêu. Vì ở
nhà nó, ngay cả mẹ nó cũng chẳng biết mình chi xài bao nhiêu kia
mà.
Có nhiều bà mẹ bây giờ than phiền thói chi xài ghê gớm của các con,
và "không hiểu sao chúng chưa làm ra tiền mà lại không thấy xót xa".
Trước mắt các cậu ấm cô chiêu ấy là chặng đường đời nhiều thử
thách, cònphải học hành, thành đạt, thất bại, vượt khó mới kiếm ra
tiền bạc. Vậy mà thói quen tiêu xài lại đến trước. Có cả một thế hệ
cậu ấm cô chiêu - các "thiếu gia" đốt tiền của cha mẹ, nào "đi du nà
không học", xài đồ hiệu, nào là vũ trường quán bar, ghi thẻ rượu
(thiếu nợ cao cấp). Đám này luôn miệng chê bai thế hệ già, trong khi
chúng chẳng làm nên tích sự gì, vấn sống bám, phung phí bằng tiền
của những người già ấy.
Nếu không muốn con cái đi vào "mô hình" ghê sợ đó, từ trong gia
đình, cha mẹphảidạycon xài tiền, giá trị của tiền ngay từ khi chúng
còn bé. Dạy thế nào, xài thế nào, tùy thuộc mỗi nhà, không có công
thức chung. Nhưng đừng buông thả, "đáp ứng theo nhu cầu" mà
không kiểm soát.
. Cha mẹ phải dạy con cách tiêu tiền Một đồng nó cũng ghi vào máy. Số tiền đó nhận ở đâu, có nguồn gốc thế nào, chi việc gì. "Đó là kỹ năng quản lý tiền bạc để trở nên. nhiêu tiền. Các con có thể lấy tiền ở bóp của mẹ để mua cái này cái kia, chỉ cần hỏi xin tiền là mẹ bảo "vào túi mẹ mà lấy". Có nhiều bà mẹ theo cách ấy riết rồi không biết con lấy. bằng tiền của những người già ấy. Nếu không muốn con cái đi vào "mô hình" ghê sợ đó, từ trong gia đình, cha mẹ phải dạy con xài tiền, giá trị của tiền ngay từ khi chúng còn bé. Dạy