Gieo hạt nào, gặt cây ấy Mùng một Tết, vợ chồng chị Thanh vừa bực bội, vừa vất vả kéo tay đứa Út ra xe: “Có lên xe ngay không thì bảo, đồ con cháu mất dạy”. Nó vừa dùng dằng, vừa khóc lóc, kêu gào như bị đánh đòn oan: “Không đi đâu, không đi đâu…”, đứa chị thì đằm tính hơn, vừa lủi thủi theo bố mẹ lên xe, vừa lầm bầm: “Về cái xứ Tân Uyên ấy làm gì không biết”. Chị Thanh len lén nhìn chồng, sợ anh nghe thấy sẽ buồn và giận. Hơn ai hết, chị biết rõ thái độ khó chịu và lời nói ấy, phần lớn là lỗi do mình. Ngày còn trẻ, do có vài chuyện xích mích với nhà chồng nên chị ngấm ngầm không thích giao du với gia đình chồng. Mỗi năm chỉ về bên đó có một lần, nhưng chị lại ngầm giao cho cô con gái lớn đi theo các cô xem “có nói xấu gì mẹ không”. Chị thủ thỉ với con rằng “bên đó” không thương cháu nội, cái gì cũng chỉ dành cho cháu ngoại thôi, lại còn ở cái xứ khỉ ho cò gáy thiếu thốn ấy, nên chị vì bố chúng mà về, chứ chẳng thương yêu gì. Nói riết, kể riết nên mấy đứa trẻ “thấm” dần, chúng chỉ bằng mặt chứ không bằng lòng với họ nhà nội, thường gọi Tân Uyên là cái chốn khỉ ho cò gáy, không thích thân mật với ông bà và các cô chú. Được thể, chị Thanh lại được dịp khoe với bên ngoại là mấy đứa trẻ ngoan, thương mẹ… Nhưng theo thời gian, mọi việc trở nên tốt đẹp hơn, những hiềm khích cũng qua dần. Hè, chị Thanh khuyến khích con về quê nội chơi, đứa lớn ngúng nguẩy: “Về đó làm gì, toàn đồ nhà quê, mà con không thích những người đạo đức giả, ngày xưa nhà mình nghèo sao không gọi về, giờ suốt ngày í ới”. Đứa nhỏ thì bảo: “Con không thích nhà nội”… Nghe con nói, chị Thanh chợt giật mình, dăm mười năm nữa thôi, chị cũng sẽ trở thành bà nội, rồi lúc ấy, cháu nội, cháu ngoại của chị có theo bố mẹ nó mà nói những câu ấy không. Chị ra sức khuyên bảo con, đem chúng về chơi, tạo sự gần gũi nhưng hình như đã muộn. Đứa nhỏ phản đối, đứa lớn chịu đựng, giữa chúng với bên nội luôn có một khoảng cách hầu như không thể xóa bỏ. “Thi, con chạy ra hàng tạp hóa đầu ngõ mua cho bà ngoại ký đường”. Bà cụ chưa dứt lời, cô cháu gái học lớp 7 đã ngúng nguẩy: “Con không đi”. Bà cụ trợn mắt: “Con này hỗn”, nó dẩu môi đáp lại: “Ðể con về nhà hỏi mẹ con xem mẹ có cho con đi mua đường cho ngoại không”, rồi chạy mất. Bà cụ thở dài, rồi lụm cụm đội nón đi mua. Không phải ngẫu nhiên mà bé Thi dám hỗn với ngoại, người hậu thuẫn cho nó, chính là chị Lan, mẹ nó. Mẹ chị Lan vốn là kế toán của một tổng công ty, rồi bị ngồi tù vì biển thủ công quỹ khi chị mới 20 tuổi. Với gia cảnh như thế, về nhà chồng bị “lép vế”, chị đổ lỗi cả cho mẹ nên nỗi tủi hổ về mẹ, chị trút cả vào con gái, nào là bà ngoại là người “bóc ngắn cắn dài”, bà ngoại chơi cờ bạc, vỡ nợ phải đi tù, không biết lo cho gia đình, làm khổ con cái… mà không lường trước cái hại về sau. Con bé nghe hết, biết hết và khi bắt đầu khôn lớn, nó tỏ ra xem thường và phản ứng lại với bà ngoại mỗi khi nó không vừa ý. Nhẹ thì ngúng nguẩy, không vâng lời, nặng thì nó sẵn sàng lẩm bẩm: “Ngoại thì đã ngon hơn ai chưa mà nói”. Ai cũng bảo Thi hỗn, nhưng nó không sợ, vì mẹ nó chẳng nói gì, la gì. Những hiềm khích, cãi cọ… trong gia đình là chuyện riêng của người lớn, không nên thủ thỉ, tâm sự với trẻ con để chúng có ấn tượng không tốt về những thành viên trong gia đình. Bởi những gì người lớn nói rồi cũng qua, nhưng trẻ em thì sẽ nhớ mãi. Giới hạn trò chơi điện tử Một số chuyên gia cho rằng trẻ em dưới 3 tuổi không nên chơi game, tốt hơn nên cho các em chơi với những loại đồ chơi có tính trừu tượng cao hơn như lắp ráp các khối. Nhưng nếu con bạn đã lỡ “ghiền” chơi game rồi (có thể do anh chị em trong nhà chỉ), thì bây giờ là lúc phải giới hạn lại. Trước hết, bạn phải nhận định xem con mình đã chơi nhiều chưa, và để ý xem những lúc rảnh rỗi trẻ làm gì. Hầu hết các chuyên gia đều đề nghị chỉ nên cho trẻ ngồi trước màn hình mỗi ngày khoảng một hoặc hai tiếng - đó là tính luôn thời gian xem TV, xem phim, vào mạng (đối với những em lớn hơn) và chơi game. Nếu trẻ đang say mê một loại game nào đó thì nói trẻ chỉ nên chơi khoảng 45 phút thôi và còn dành thời gian để xem các chương trình khác trên TV hoặc phải dành thời gian để vận động thể chất trong ngày nữa. Nhưng vẫn phải thường xuyên để ý cắt giảm dần thời gian chơi game của trẻ. Mặt khác, nếu trẻ chết mê chết mệt suốt nhiều tiếng đồng hồ không chịu đứng lên, thì có nghĩa là chơi quá nhiều rồi. Sau đây là một số giải pháp để hạn chế việc chơi game của trẻ: Ấn định rõ thời gian trước khi chơi. Ví dụ, nếu bạn muốn cho con mình chỉ chơi 30 phút, thì phải bảo con rằng chỉ được phép chơi như thế thôi và bạn phải canh đúng giờ. Khi hết thời gian ấn định, thì việc chơi game cũng phải chấm dứt, không cho phép năn nỉ thêm. Khi trẻ đánh trống lảng hoặc cố nài nỉ chơi thêm thì phải bình tĩnh nhắc lại thời gian đã cho phép ngay từ đầu. Cách giải quyết khi trẻ phản đối. Hầu hết các trò chơi đều có chức năng “lưu trò chơi”, do đó con bạn có thể ngưng chơi nửa chừng mà không sợ bị mất điểm, hoặc phải chơi lại từ đầu… Bạn nên giải thích cho con hiểu chức năng này hoạt động như thế nào. Khi hết giờ chơi game, đưa ra các hoạt động khác để thay thế, như giúp mẹ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, đọc sách với mẹ…những hoạt động này sẽ giúp trẻ giải tỏa sự căng thẳng sau khi chơi game. Yêu cầu. Trước khi cho chơi game, bạn phải bắt trẻ thu dọn đồ chơi cất đi hoặc phải làm xong những công việc đang làm dở dang rồi mới cho chơi. Đừng nên đặt máy tính hay hệ thống video-game trong phòng của con, vì như thế trẻ sẽ có thể chơi bất cứ lúc nào mà không có sự giám sát của bạn. . Lan, mẹ nó. Mẹ chị Lan vốn là kế toán của một tổng công ty, rồi bị ngồi tù vì biển thủ công quỹ khi chị mới 20 tuổi. Với gia cảnh như thế, về nhà chồng bị “lép vế”, chị đổ lỗi cả cho mẹ nên. bố mẹ lên xe, vừa lầm bầm: “Về cái xứ Tân Uyên ấy làm gì không biết”. Chị Thanh len lén nhìn chồng, sợ anh nghe thấy sẽ buồn và giận. Hơn ai hết, chị biết rõ thái độ khó chịu và lời nói ấy, phần. chơi. Đừng nên đặt máy tính hay hệ thống video-game trong phòng của con, vì như thế trẻ sẽ có thể chơi bất cứ lúc nào mà không có sự giám sát của bạn.