Những cách dạy dỗ hữu hiệu Dạy dỗ con cái là một công việc rất khó khăn vì mỗi em bé đều có cá tính và hoàn cảnh khác nhau. Hy vọng những cách sau đây sẽ giúp bạn thành công hơn trong công việc này: -Lời nói và hành động của bạn ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ thơ. Những lời khen của bạn, dù thật nhỏ nhoi, cũng sẽ làm bé hãnh diện và tự tin. Hãy để bé tự mình làm những gì bé có thể và thường xuyên khen ngợi bé. Tránh so bì bé với những trẻ em khác vì như vậy sẽ làm bé tự ty và mặc cảm. Khi bé phạm lỗi, bạn nên nhắc nhở bé rằng ai cũng có lỗi nhưng phải biết sửa. Quan trọng hơn nữa là bé phải biết rằng bạn tuy không đồng ý với cách làm của bé nhưng bạn vẫn rất thương yêu bé -Trong mỗi ngày, bạn hãy cố gắng tìm ra những gì tốt đẹp mà bé đã làm để mà khen thưởng bé. Hãy ôm ấp, hôn bé thật nhiều và bạn sẽ thấy rằng như vậy sẽ hữu hiệu hơn là la mắng bé thường xuyên -Ðương nhiên trẻ thơ cần được dạy dỗ và thưởng phạt đúng mức. Bé cần phải có luật lệ để tuân theo. Bạn nên giữ đúng lời nói của mình, tránh trường hợp thưởng phạt mỗi lần một khác -Bạn hãy cố gắng dành thời gian cho bé, cho dù chỉ là 10 phút trong bữa ăn sáng hoặc dăm phút đi dạo ngoài phố sau bữa cơm chiều. Nhiều trẻ em cố tình hư hỏng để lấy được sự chú ý của cha mẹ -Trước khi bạn có phản ứng gì trước mặt bé, hãy thử nghĩ xem bạn có muốn bé như vậy không? Nếu bạn muôn bé biết tự trọng, hiền từ, rộng lượng và thành thật thì bạn nhớ làm như vậy trước nhé. Hãy đối xử với bé như bạn muốn người khác đối xử với bạn vậy -Bé rất cần sự hướng dẫn và giải thích của bạn cho mỗi công việc. Thường thường trẻ em sẽ hăng hái hơn khi được tham dự vào quyền quyết định. Bạn nhớ nói rõ những gì bạn cảm tưởng và sự mong muốn của mình. Bạn có thể đề nghị và thương lượng với bé một phương pháp tốt nhất cho đôi bên -Bạn nên uyển chuyển trong công việc dạy dỗ con cái. Ðừng kỳ vọng quá cao hoặc so sánh bé với một tiêu chuẩn nào đó. Bạn nên thay đổi theo thời gian cách cư sử với bé vì bé mỗi ngày một lớn. Hãy luôn cổ võ, hướng dẫn và thưởng phạt đúng mức. Sự thật thì không ai là một cha mẹ hoàn hảo cả. Bạn đừng nên trách cứ mình nếu bé không ngoan ngoãn như ý muốn. Bạn chỉ có thể làm tốt những gì mà bạn đang làm và cố gắng hơn trong những gì mà bạn thiếu sót. Những cách nói sinh chuyện Cũng là một lời nói, nhưng cách nói này hay cách nói kia lại có tác dụng rất khác nhau, đôi khi rất đối nghịch. Vì thế, khi nói với con cái, bố mẹ phải lựa lời. Mẹ gọi: ”Liên! Lại đây mẹ bảo! Nhanh lên! Con càng ngày càng bừa bãi. Buồng con như cái chuồng heo. Nếu con cứ vứt quần áo như thế thì mẹ không mua quần áo nữa đâu. Tại sao con không sống ngăn nắp một chút? Tại sao không bao giờ con sắp xếp quần áo vậy?” Liên nói trả: ”Tại sao mẹ không mắng con Lý. Buồng nó cũng lộn xộn vậy? Còn mẹ, mẹ có ngăn nắp gì đâu?” Chúng ta hãy cùng nhà tâm lý học Nancy Samalin phân tích cuộc nói chuyện trên của mẹ con Liên. Những tiếng “con” (thậm chí “mày”) và “nếu”, “tại sao” trong câu chuyện trên là những tiếng nói thường hay sinh chuyện cãi nhau. Thay vì thừa nhận buồng nó bừa bãi và đứng lên dọn dẹp thì Liên phản ứng. Nó tìm cách tố cáo em nó và phản đối mẹ nó. Tại sao? Câu “Con càng ngày càng bừa bãi” làm cho Liên phản ứng ngay lập tức. Những câu nói bắt đầu bằng tiếng “con” thường gây phản ứng thù địch vì nó chĩa thẳng vào người, chứ không vào vấn đề (“Con lúc nào cũng Con không bao giờ Tốt hơn là nên Con thật là ). Nếu tiếng “con” nhẹ nhàng được thay bằng tiếng “mày ” sỗ sàng thì phản ứng có thể còn nặng hơn. Tiếng “nếu” thường kèm theo một đe dọa: “Nếu con cứ vứt như thế nữa thì mẹ sẽ không mua quần áo nữa đâu”. Một lời đe dọa như thế chẳng có tác dụng gì với Liên. Mẹ có ý định thật sự không mua quần áo nữa không? Liên biết là không bao giờ. Đó là một lời vô nghĩa mà các bà mẹ thường mang ra dọa con. Lời đe dọa bao giờ cũng là tiếng nói của người mạnh đối với người yếu hơn. Người yếu hơn sẽ coi đó là một thách thức và chỉ có ý muôn phản ứng. Và Liên đã trả đũa: ”Còn mẹ, mẹ có ngăn nắp gì đâu?”. Tiếng “tại sao” thường khởi đầu cho một lời tố cáo: “Tại sao con không sống ngăn nắp một chút? Tại sao không bao giờ con chịu sắp xếp quần áo?”. Đó là loại tố cáo chung chung hay gây phản ứng tự vệ và thách thức vì nói những hành động xấu trước đây của Liên, làm như cháu chưa bao giờ xếp quần áo, dù chỉ là một lần. Vậy bà mẹ của Liên nên làm thế nào? Thay vì nói những câu “sinh chuyện” như trên, bà có thể nói:”Liên, quần áo thì phải treo lên. Quần áo để dưới đất sẽ nhăn nhúm và phải ủi lại”. Khi bạn muốn cho cháu làm điều gì, bạn không nên dùng chữ “nếu” như muốn đe dọa mà bạn nên dùng chữ “khi” mà không phải đe dọa: ”Khi con mắc quần áo xong thì mẹ con ta sẽ đi chợ ”. Hoặc bạn có thể nói “chừng nào”, cũng có tác dụng tương tự: “Chừng nào làm xong bài thì con có thể xem tivi”. Cho dù các cháu chưa có khái niệm đầy đủ về thời gian, chúng cũng có thể hiểu những câu nói tương tự như vậy. Thay vì tạo ra một tình huống mạnh ăn hiếp yếu, thì ta sẽ chơi trò “trao đổi”: “Khi con làm xong việc A, thì mẹ sẽ làm việc B”, và thay vì có một sự so sánh lực lượng, ở đây chỉ có một cố gắng chung. . khi nói với con cái, bố mẹ phải lựa lời. Mẹ gọi: ”Liên! Lại đây mẹ bảo! Nhanh lên! Con càng ngày càng bừa bãi. Buồng con như cái chuồng heo. Nếu con cứ vứt quần áo như thế thì mẹ không mua. đâu. Tại sao con không sống ngăn nắp một chút? Tại sao không bao giờ con sắp xếp quần áo vậy?” Liên nói trả: ”Tại sao mẹ không mắng con Lý. Buồng nó cũng lộn xộn vậy? Còn mẹ, mẹ có ngăn nắp. Dạy dỗ con cái là một công việc rất khó khăn vì mỗi em bé đều có cá tính và hoàn cảnh khác nhau. Hy vọng những cách sau đây sẽ giúp bạn thành công hơn trong công việc này: -Lời nói và hành