1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cha mẹ và con cái - Phần 7 ppt

6 541 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 131,6 KB

Nội dung

Người mẹ độc thân Ngày nay, những người mẹ một mình nuôi dạy con cái ngày càng nhiều. Thực tế cho thấy, người mẹ chỉ biết ''hy sinh'' tất cả cho con không mang lại điều tốt đẹp cho con như họ tưởng, chất lượng của sự quan tâm với con cái quan trọng hơn số lượng. Chất lượng này chỉ có ở người mẹ cảm thấy mình hạnh phúc và hài lòng về đời sống riêng của mình. Tâm lý của người mẹ đơn thân Tất cả những người xác định ''ở vậy'' nuôi con thường coi đứa con là tất cả hoặc coi đứa con là báu vật thế giới để lại cho mình sau bao nhiêu bất hạnh. Họ dồn hết tình yêu thương, tương lai, đặt quá nhiều kỳ vọng vào đứa trẻ, nhiều khi che chở, bảo vệ đứa con trở thành tâm lý bệnh hoạn. Một số bà mẹ coi đứa con là ''vật sở hữu'' của riêng mình, quên mất đứa con là cá thể độc lập có những đặc điểm riêng, không phải bao giờ cũng có cùng suy nghĩ hoặc những mong muốn như mẹ mình. Những gì người mẹ áp đặt và đòi hỏi ở đứa con lại thường không được đền đáp bởi việc thường xuyên phải tiếp xúc với người mẹ là điều gây sức ép với đứa trẻ khiến nó muốn phản ứng và người đầu tiên nó muốn nhằm vào để thể hiện sự bất mãn lại chính là mẹ. Từ tuổi thiếu niên , đứa trẻ sẽ có phản ứng phức tạp với sự điều khiển của mẹ. Do đó, tâm lý thăng bằng, vững vàng và tỉnh táo trong nuôi dạy con là đòi hỏi rất quan trọng với người mẹ đơn thân. Những điều bất lợi cần chú ý Đứa trẻ sống cùng mẹ độc thân rõ ràng ở thế bất lợi, nhất là khi không có thành viên khác trong gia đình có tác dụng thay thế người cha (ông, bác, chú, bố dượng ). Người mẹ độc thân phải lo liệu, gánh vác nhiều việc hơn những bà mẹ khác nên tâm lý thường kém thoải mái, kém thăng bằng hơn, ít thời gian chăm sóc con. Hoàn cảnh đòi hỏi người mẹ độc thân phải có tác phong quyết đoán, dũng cảm trong xử lý công việc, do đó trách nhiệm của họ nặng nề hơn. Càng lớn, những đứa trẻ trong gia đình không hoàn chỉnh càng hay gặp phải những vấn đề liên quan đến sự thiếu vắng của người cha. Các cậu bé thấy thiếu hình mẫu người đàn ông lý tưởng mà chúng thường thấy ở hình ảnh người cha. Các cô bé cũng thiếu thốn tình cảm và thiếu một người để có thể tưởng tượng ra cuộc sống gia đình và người bạn chung sống với nó sau này. Sẽ đến lúc những đứa trẻ muốn biết vì sao nó không có bố: vì cha mẹ ly hôn, cha đi tù, mất sớm, hay đó là người ''bí mật''? Các bà mẹ nên có sự chuẩn bị trước vì chúng sợ nghe thông tin xấu về người cha vắng mặt. Hãy làm cho trẻ yên tâm bằng những lời giải thích rõ ràng, đơn giản, để lại ấn tượng tốt về người bố và khẳng định nó không có lỗi trong việc bố không cùng sống với hai mẹ con. Các bà mẹ nên tránh việc đưa những tranh chấp cá nhân vào mối quan hệ với đứa con vì xung đột càng nhiều phức tạp thì việc khó giáo dục đứa trẻ càng lớn. Không cần phải hy sinh tất cả Thật sai lầm khi cho rằng, người mẹ đơn thân là người chỉ biết dành cuộc đời còn lại cho lao động và nuôi dạy con, hoặc hy sinh tất cả vì con. Những người mẹ đơn thân nên sống theo nguyên tắc: Ưu tiên đầu tiên là quan tâm đến bản thân mình như một cá nhân và được hài lòng về đời sống xã hội. Nếu như chỉ làm việc và toàn tâm toàn ý cho con thì không hẳn đã là món quà cho con. Người mẹ chỉ toàn tâm toàn ý phục vụ và kỳ vọng con cái thì sớm muộn trong tiềm thức của con cái sẽ nảy sinh sự giận hờn với chúng. Kiểu hy sinh đó đôi khi trở thành gánh nặng với các con. Nếu đứa trẻ thường xuyên phải nghe câu: mẹ cháu đã hy sinh tất cả vì cháu, cháu phải trở thành người tốt nó sẽ cảm thấy mình mang món nợ nặng nề với mẹ. Nhiều thiếu niên phải hỏi mẹ: tại sao không đi đây đó, hoặc có bạn trai như nhiều người mẹ độc thân khác vì thấy sự quan tâm chú ý quá nặng của mẹ làm chúng bị dồn nén, mệt mỏi và ngột ngạt. Chúng mong ước mẹ đừng để mắt tới chúng, để chúng được yên và tự do một chút. Phần nhiều người mẹ độc thân đều thất vọng và là những người chịu hậu quả trước thái độ lãnh đạm, thờ ơ của con. Người mẹ độc thân không nên chỉ sống tất cả vì con, mà cần biết lo cho mình (học cách làm chủ thời gian, nắm vững các nguyên tắc ứng xử xã hội phức tạp để tự khẳng định được bản thân, trở nên tự tin, đảm đang, hạnh phúc) và sống cả cho riêng mình mới làm tốt được vai trò của người mẹ. Nhận thức về cơ thể Một khi trẻ bắt đầu đến trường, bé đã nhận thức hơn về cơ thể của mình. Bé gái thì nhanh nhẹn và có tính hợp tác hơn, hiểu biết về sự phát triển của cơ thể mình hơn. Bé gái 5 tuổi, sau khi tắm xong thường lấy khăn quấn quanh người lại vì bé đã biết e lệ và kín đáo; bé thường hay so sánh với các bạn gái về chiều cao, cân nặng, sự phát triển của cơ thể vì bé đã hiểu đó là những tiêu chuẩn thường được chú ý đến. Bé cũng phát triển mối quan tâm tìm hiểu những bộ phận đặt biệt trên cơ thể. Ngực, mông, bộ phận sinh dục cuốn hút sự tưởng tượng của đứa trẻ 5 tuổi như lực hút của nam châm. Tò mò tìm hiểu nhưng bé không có một khái niệm nào về các cơ quan sinh dục này cả, thích thú nhét tay vào lỗ mũi hoặc bất cứ vật nào có dạng lỗ như các ổ cắm điện… đế khám phá; bất chấp sự chú ý của người lớn. Chấp nhận bản thân: Trong giai đoạn này bé cần “củng cố tinh thần” nếu lòng tự tin của bé có phần giảm xuống. Ví dụ: bé rất thích nhìn ngắm mình rồi nhìn mẹ để so sánh, và bé sẽ hiểu tại sao mẹ lại có bàn tay, bàn chân to hơn bé. Thua kém người lớn thì không sao chứ thua bạn thì “to chuyện”. Bạn thử quan sát xem, bé muốn đôi chân mình phải dài hơn chân bạn, cao hơn và thon thả, bé thích được mọi người chú ý vì mình đẹp. Bé cũng dễ buồn tủi, cáu giận nếu không ai để ý đến sự phát triển cũng như vẻ đẹp của bé. Hãy thường xuyên nói chuyện với trẻ, giúp bé hiểu rằng dù bạn của bé có cao hơn hoặc chạy nhanh hơn bé thì bé vẫn luôn là một đứa bé dễ thương, ngoan ngoãn và được mọi người yêu mến. Vì vậy, bé không có gì phải mặc cảm mà hãy hài lòng và tự hào về cơ thể của mình, không có gì phải lo lắng gì cả vì bé sẽ phát triển rất nhanh trong những năm tới. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng quần áo phù hợp với vóc dáng của bé, kiểu tóc, dây cột tóc, kẹp, giầy dép… cũng có thể giúp bé cảm thấy tự tin hơn về cơ thể của mình, nhưng họ quên mất một điều là bé phát triển rất nhanh; vì vậy, đừng mua sắm cho bé quá nhiều. Giúp bé hiểu và biết chấp nhận về mình mới là điều cần làm. Tôn trọng cơ thể: Dạy trẻ phải quý trọng và chăm sóc cơ thể của trẻ. Chỉ cho bé cách giữ gìn vệ sinh cá nhân từ việc chải tóc, đánh răng cho đến tắm rửa… sao cho gọn gàng và thoải mái. Nếu không biết cách chăm sóc, tôn trọng bản thân thì không thể nào bắt người khác tôn trọng và chú ý đến mình. Sự kín đáo: Nói đến lòng tự trọng thì phải nói đến sự kín đáo. Bé đã lớn để có thể hiểu được, bạn đừng ngại gì khi nói với trẻ về những vấn đề tưởng chừng như chỉ của người lớn. Giải thích cho bé hiểu cơ thể là cơ thể của bé nên bé phải tự chăm sóc và nên kín đáo; dạy cho bé biết ngụ ý của “sự sờ mó, đụng chạm” và nhấn mạnh rằng bé có quyền nói “không” với bất kỳ ai có hành động trên nếu bé cảm thấy không thoải mái; mặc dù ở tuổi này, bé phải được dạy cách vâng lời và làm theo chỉ dạy của người lớn và “chống đối" được coi là không ngoan. Và đây chính là sự khó khăn khi bé phải đối mặt với hành vi “đụng chạm” ngoài ý muốn trong khi bé được dạy dỗ theo hai ý tưởng giáo dục trái ngược nhau. Đề ra cách giúp bé thoát khỏi những tình huống khó xử đó; dặn dò bé kể cho bạn nghe bất cứ lúc nào, bất cứ tình huống nào mà bé cảm thấy khó chịu với những vuốt ve của người khác. Bạn cũng cần lưu ý sự tò mò về giới tính của trẻ nhỏ. “Tôi sẽ cho bạn xem của tôi nếu bạn cho tôi xem cơ thể của bạn trước” không thể nào là một trò chơi của lứa tuổi này vì bé đã được dạy thế nào là kín đáo và e lệ. Lúc này, sự tò mò sẽ làm bé phân vân có nên chấp nhận trò chơi hay không nhưng rồi bé sẽ có quyết định đúng nhờ vào nhận thức về sự phát triển của cơ thể và sự kín đáo, riêng tư. . cá nhân và được hài lòng về đời sống xã hội. Nếu như chỉ làm việc và toàn tâm toàn ý cho con thì không hẳn đã là món quà cho con. Người mẹ chỉ toàn tâm toàn ý phục vụ và kỳ vọng con cái thì. ước mẹ đừng để mắt tới chúng, để chúng được yên và tự do một chút. Phần nhiều người mẹ độc thân đều thất vọng và là những người chịu hậu quả trước thái độ lãnh đạm, thờ ơ của con. Người mẹ. Người mẹ độc thân Ngày nay, những người mẹ một mình nuôi dạy con cái ngày càng nhiều. Thực tế cho thấy, người mẹ chỉ biết ''hy sinh'' tất cả cho con không mang

Ngày đăng: 02/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN