1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 10 ppsx

6 273 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 132,85 KB

Nội dung

Giải pháp kỷ luật con cái Giáo dục an toàn tâm lý Cần giáo dục trẻ tiếp nạp mình: Dù trẻ cao thấp béo gầy, đẹp đẽ hay không đẹp, thông minh hay không thông minh, các bậc phụ huynh đều cần tiếp nạp chúng và giáo dục cho chúng tiếp nạp mình. Với trẻ xinh xắn, cha mẹ và thầy cô giáo thường yêu quý nên coi nhẹ, bỏ qua những chỗ chưa được của nó, điều này có thể dẫn đến thói tự kiêu tự đại. Với trẻ không xinh xắn, cha mẹ và thầy cô giáo thường lộ vẻ xem thường, thương hại, dễ gây cho trẻ tự ti, mất lòng tin. Cách làm chính xác là các bậc phụ huynh đầu tiên cần tiếp nạp trẻ, yêu trẻ, sau đó mới tiếp nạp chúng ta. Không được thiếu quan tâm tới trẻ: Dù nguyên nhân nào nếu các bậc phụ huynh thiếu quan tâm tới trẻ, sẽ khiến trẻ hình thành cảm giác tự ti và gây tổn hại cho tâm lý an toàn của trẻ. Không nên dọa nạt trẻ: Có cha mẹ dọa con: “Khóc nữa, đem cho cảnh sát bắt!''. Dọa nạt trẻ như vậy vừa chứng minh sự yếu kém về năng lực của cha mẹ, vừa làm tăng cảm giác sợ hãi của trẻ mà không có ý nghĩa giáo dục gì cả. Không thể lấy trẻ làm nơi trút giận: Sau khi cãi nhau, không ít cha mẹ lấy trẻ làm nơi trút cơn tức giận khiến trẻ dễ nảy sinh cảm giác bị ngược đãi, bị bỏ rơi, gây nên tổn thương tâm lý rất lớn. Phòng ngừa ô nhiễm tinh thần: Trẻ có năng lực mô phỏng rất mạnh. Nếu để trẻ tiếp xúc với phim, ảnh nội dung bạo lực, tội phạm thì rất dễ làm tinh thần của chúng bị ô nhiễm. Đó là một loại nhân tố không an toàn tâm lý rất đáng được đề phòng. Giáo dục con bằng tiền! Học giỏi - thưởng tiền. Phạm lỗi, phạt - không cho tiền… Đó là chuyện thường gặp trong nhiều gia đình. Việc có nên thưởng - phạt con cái bằng tiền, các bậc cha mẹ đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Trẻ ngoan nhờ tiền thưởng Bé V.H. mới học lớp 4 nhưng trong cặp sách lúc nào cũng có tiền, nhiều tiền nữa là khác. “Tiền này con kiếm được đó. Mỗi lần con được điểm 10 là má con thưởng 10.000 đồng. Con sẽ tiết kiệm để mua đồ chơi”. Mẹ của bé V.H. tự hào về chuyện con gái mình không xài tiền phí phạm. Nhưng cũng có lúc chị bực mình vì dường như đã thành lệ, hễ có điểm 10 là bé V.H. đòi tiền thưởng cho bằng được. Ở nhà của Châu thì khác. Mỗi lần mẹ nhờ Châu hay em Hà đi mua rau giúp mẹ thì dù có đang muốn chơi, cả hai anh em cũng đều đi ngay. Không chỉ có thế, hai anh em còn chịu khó đi ra chợ thay vì mua ở mấy quán gần nhà vì như thế sẽ rẻ. Nhưng không phải là Châu và Hà tiết kiệm cho mẹ mà chỉ vì… tiền còn dư lại mẹ sẽ cho hai anh em. Hôm rồi cả hai anh em bị mẹ đánh cho một trận chỉ vì số tiền mẹ đưa vừa đủ mua rau, không còn dư lại chút nào, hai anh em về kỳ kèo với mẹ trong lúc nhà đang có khách. Cũng từ đó, chúng không giúp mẹ chuyện đi chợ nữa! Có một nghịch lý là trong khi người lớn tất bật ngược xuôi, chăm chỉ làm việc để kiếm tiền lo cho con cái ăn học thì tự thân trẻ nhỏ cũng biết nỗ lực học tập để được thưởng tiền. Không ít trường hợp trẻ tự ra giá cho bố mẹ. Minh K. mới là học sinh lớp lá, nhưng cu cậu giao ước trước hễ tháng này con được bông sen thì mẹ cho con 5.000 đồng, dù rằng 5.000 đồng đó cũng chỉ được dùng mua kẹo, kem hay bánh ở một tiệm tạp hóa gần nhà. Con ngoan nhờ tiền. Sự thật đó đã có và ngày càng có xu hướng gia tăng xuất phát từ suy nghĩ “thực tế”. Mua quà hay cho con tiền thì cuối cùng vẫn là món đồ vật cần thiết cho bản thân con trẻ. Và như thế cho tiền để tự chúng lựa chọn tiện hơn. Quan điểm khác nhau của phụ huynh Một bà mẹ nhà ở đường Nguyễn Văn Luông (quận 6, TPHCM) với lý thuyết “không cho con cái tiếp xúc với tiền bạc”, khi tự mình phải lo lắng từ A đến Z cho đứa con gái 15 tuổi đã phải thốt lên: “Sao con khờ quá, mười mấy tuổi đầu mà không biết tự mua cho mình cái gì hết”. Ngược lại với quan điểm này, bà Hà (ngụ tại quận Tân Bình) cho rằng phải cho con ý thức được giá trị đồng tiền ngay từ nhỏ. Khi dạy con biết xài tiền, biết đắn đo suy nghĩ một cách thực tế cũng là dạy cho con biết cách tiết kiệm tiền bạc để sau này không hoang phí. Theo bà Hà, một đứa trẻ được ấp ủ quá kỹ, không biết đến đồng tiền khi vào đời rất dễ bị vấp váp, thua sút bạn bè. “Tự làm ra tiền” mới biết quý đồng tiền, thưởng - phạt cũng là một trong những cách để trẻ nỗ lực phấn đấu học tập hơn. Trong khi đó, bà Tô Lan Tuyết - Hội trưởng Hội Phụ nữ chợ Bến Thành - cho rằng tiền bạc là một trong những động cơ nguy hiểm kích thích thói tham lam của trẻ. Thưởng - phạt bằng tiền sẽ tạo cho con cái tính thực dụng quá trớn, tham tiền. Thay vì bằng tiền, cha mẹ dùng cách thưởng phạt bằng những món quà thiết thực hơn. Tuy nhiên thưởng quà cũng không nên cho phép con cái đòi hỏi, vì nếu để con tự do đòi, chúng có thể đòi những món quá trớn, quá khả năng cha mẹ. Không mua được con sẽ thất vọng, mà đâu phải cha mẹ nào cũng dư dả để có thể thỏa mãn tất cả nhu cầu của một đứa trẻ chưa trưởng thành về ý thức. Tự thân đồng tiền không có lỗi Đồng tiền với thế giới trẻ thơ là… “con dao hai lưỡi”. Thực tế của nhiều gia đình cho thấy đồng tiền có thể giúp con trẻ trở nên khôn ranh hơn. Tiếp xúc với tiền bạc thường xuyên, trẻ biết so sánh hơn thiệt, biết tính toán lời lỗ. Thậm chí vì nhu cầu tiền bạc, trẻ sẽ nghĩ ra những mánh khóe để vòi vĩnh. Cho 2.000 đồng để đi học, cho 1.000 đồng mua cái gì ăn rồi đi chợ cho mẹ làm việc… là những chuyện thường thấy ở những gia đình mà cả cha lẫn mẹ đều tất bật vào công việc sinh kế. Nhưng tự thân đồng tiền không có lỗi. Sự khác nhau đó hoàn toàn phụ thuộc vào cách dạy trẻ làm quen với tiền ngay từ phút đầu. Có nên cho trẻ tiền? Các chuyên gia tâm lý giáo dục cho rằng, chính cách cha mẹ cho trẻ tiền dằn túi ảnh hưởng rất lớn tới sự thích nghi của trẻ với cuộc sống sau này. Theo họ, có 3 cách không nên cho trẻ tiền: 1. Cho tiền trẻ bất cứ khi nào có, không có bất cứ mục đích nào và tùy hứng. 2. Cho trẻ tiền dằn túi vì trẻ đã làm một việc gì đó. 3. Cho trẻ tiền thường xuyên mà không có điều kiện đặt trước nào. Chỉ có một cách duy nhất cho trẻ tiền dằn túi mà các chuyên gia tâm lý cho rằng đúng đắn và khuyên nên làm là cho thường kỳ, không có điều kiện nào, nhưng cần yêu cầu đứa trẻ sử dụng đồng tiền một cách có trách nhiệm nhất theo nội dung sau: - Cha mẹ và trẻ cần thỏa thuận trước với nhau số tiền đó sẽ dùng khoản gì. - Với trẻ dưới 11 tuổi, nên cho trẻ tiền dằn túi vào một ngày nhất định trong tuần, còn với trẻ trên 11 tuổi nên đưa hàng tháng. - Cha mẹ không nên ''cắt'' khoản tiền dằn túi của trẻ như một biện pháp trừng phạt hoặc với ý định sẽ dùng số tiền đó để gây ảnh hưởng đến cách cư xử của trẻ. - Cha mẹ cần thỏa thuận với trẻ những việc cần phải làm. - Hàng năm, trong ngày sinh nhật của trẻ, cha mẹ nên xem xét lại mức tiền dằn túi, quy định lại những việc trẻ phải thực hiện. - Cha mẹ phải yêu cầu trẻ loại trừ chi tiêu những mặt hàng cấm như rượu và thuốc lá. . ngày sinh nhật của trẻ, cha mẹ nên xem xét lại mức tiền dằn túi, quy định lại những việc trẻ phải thực hiện. - Cha mẹ phải yêu cầu trẻ loại trừ chi tiêu những mặt hàng cấm như rượu và thuốc lá cho mẹ làm việc… là những chuyện thường thấy ở những gia đình mà cả cha lẫn mẹ đều tất bật vào công việc sinh kế. Nhưng tự thân đồng tiền không có lỗi. Sự khác nhau đó hoàn toàn phụ thuộc vào. tiền dằn túi của trẻ như một biện pháp trừng phạt hoặc với ý định sẽ dùng số tiền đó để gây ảnh hưởng đến cách cư xử của trẻ. - Cha mẹ cần thỏa thuận với trẻ những việc cần phải làm. - Hàng năm,

Ngày đăng: 02/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN