Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 14 ppt

5 222 0
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 14 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Gầy dựng lòng tự trọng Gầy dựng lòng tự trọng nơi trẻ em Cách đây vài năm, tiến sĩ Klaus Boehnke, người Đức, đã nghiên cứu về điều kiện quan trọng nhất, dẫn đến thành công của sinh viên Đại học. Ông khám phá ra: đó là sự tự trọng. Và sự tự trọng này, theo ông, là kết quả của một bầu không khí gia đình ấm cúng, hòa thuận, nơi đó trẻ em nhận được nhiều yêu thương và khích lệ. Hôm nay, tôi xin trình bày hai điều thiết yếu để gây dựng lòng tự trọng nơi con trẻ, đó là: nhìn nhận giá trị độc đáo của mỗi đứa trẻ và thông cảm với trẻ khi nó đặc biệt cần mình. Phần thứ ba, tôi xin phép dành cho các em gái. 1. Nhìn nhận giá trị độc đáo của mỗi đứa trẻ Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta còn giữ lại trong lòng một vài kỷ niệm thương yêu, chiều chuộng một cách đặc biệt. Từ niềm vui đó đã lớn dần hình ảnh ta có về mình, và từ đó, lòng tự trọng bắt đầu nhen nhúm. Tự trọng là quý con người mình, vì ý thức được giá trị của nó, và hành động xứng đáng với phẩm cách đó. Tự trọng đi đôi với tự tin, khác với kiêu ngạo. Kiêu ngạo là đặt mình cao hơn và coi thường người khác. Người tự trọng trái lại, quý mình và cùng lúc, quý phẩm chất của người khác. Nhưng làm sao học được thái độ quý trọng mình, nếu từ lúc còn nhỏ, chúng ta không được trải nghiệm một cách cụ thể, rằng mình được thương yêu như một phần tử có giá trị trong gia đình . Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng từ 1 đến 5 tuổi, ảnh hưởng của cha mẹ có tính cách quyết định, đối với nhân cách của trẻ. Những điều đứa trẻ nghe cha mẹ nói, thấy cha mẹ làm, và cảm nhận qua cách đối xử của cha mẹ đối với bản thân em sẽ được ghi khắc lâu dài, trong một trí óc mới tinh khôi. Sau này muốn xóa hình ảnh đã được in đậm thì rất khó. Nhiều thanh niên nhớ lại thời thơ ấu của mình với những tình cảm cay đắng và tủi hờn, cảm thấy họ là dư thừa, là gánh nặng, của nợ Khi cố gắng gầy dựng lòng tự trọng, từ những nhúm tro tàn của những năm đầu đời, học thấy rất khó mà xem trọng được mình và tin cậy nơi người khác. Họ thường sống trong tình trạng cô đơn, cho đến khi gặp người thương họ đủ, để tin ở họ và kính trọng họ, mặc dù phải mất rất nhiều thời gian họ mới khôi phục được lòng tự trọng nơi chính mình. Thật ra, muốn thấy rõ con người thật của mình, phải nhìn vào mắt của những người yêu thương mình, vì chúng phản chiếu vẻ đẹp của mình, như một tấm gương. Và món quà đầu tiên con người nhận được ở đời, là ánh mắt trìu mến của những người xung quanh. 2. Thông cảm với trẻ khi nó đặc biệt cần chúng ta Thông cảm là hiểu được thông điệp của mọi lời nói, hành vi, cử chỉ, và ngay cả thinh lặng. Mỗi hành vi của chúng ta đều là những thông điệp không lời, nó bộc lộ một suy nghĩ hay một tình cảm. Trẻ em là những kẻ còn đang tập tễnh bước những bước dò dẫm, thế nào cũng có những lúc vấp ngã. Cha mẹ, thầy cô cần nhìn những lỗi lầm của trẻ, như những tiếng kêu được giúp đỡ, vì nó đã té ngã. Lúc đó, nó cần chúng ta hơn bao giờ hết, và cần cảm thông, hơn là la rầy mắng nhiếc. Mỗi lỗi lầm của trẻ nói lên một tình trạng bất cập và chán nản. Trước khi trừng phạt, chúng ta nên bắt được cái thông điệp của trẻ. Nếu nhạy bén, ta có thể nhận thấy qua nét mặt, cái nhìn, thái độ lầm lì của trẻ, điều gì đó bất thường và gặng hỏi nó với ý muốn giúp đỡ. Tất nhiên, trong nhiều trường hợp sự trừng phạt nghiêm khắc là cần thiết, nhưng chúng ta cũng nhớ rằng bị trừng phạt, trẻ cảm thấy tủi thân, nhục nhã, còn được khích lệ, trẻ vẫn giữ nguyên vẹn giá trị của mình, và những tình cảm bất cập sẽ tan biến dần. Có một thói quen rất hữu hiệu, để gầy dựng lòng tự trọng nơi trẻ em, là bỏ ra thì giờ để dành riêng cho nó. Trẻ con rất thích được chuyện trò một mình với ba mẹ. Nó sẽ nói lên những thắc mắc gặp ở nhà, ở trường, tâm sự với ba mẹ những suy nghĩ riêng tư. Trong những lúc gần gũi đó, chỉ cần lắng nghe và trao đổi thân tình với trẻ. Còn một trường hợp khác, trẻ đặc biệt cần chúng ta, là khi nó bị hạ thấp bởi những người xung quanh. Nó bị tổn thương trong lòng, cảm thấy mất đi phần nào giá trị của nó. Cha mẹ lúc đó nên thấu hiểu được cảm giác bị thương tích và mất mát đó để an ủi và vỗ về con, cho nó biết rằng, dù nó có lầm lỗi, thì hành vi đó có thể sửa chữa được. Ba mẹ không thích việc con đã làm, nhưng vẫn thương con. Lỗi lầm là một cơ hội để học hỏi và sửa sai, chớ không phải là một khuyết điểm trong nhân cách của con. Trẻ em cũng cần hiểu rằng, đôi khi người ta nói và làm những điều nhỏ nhen, chỉ vì sự bất ổn nơi họ hơn là bởi điều mình đã làm. Tóm lại, trẻ em cần được thông cảm và khích lệ như cây cối cần nước. Chúng không thể lớn được nếu thiếu yếu tố đó. 3. Lòng tự trọng nơi các em gái Tôi từng đọc một áng văn hay trong đoạn trích quyển "Jenny Gerhard" của Theodore Dreiser. Tác giả mô tả sự hình thành phẩm chất của một cô gái, bằng những lời lẽ tuyệt đẹp, nhưng theo tôi, không quá đáng chút nào. Ông quan niệm người trinh nữ như một kho tàng vô cùng quý báu. Phải có sự trùng hợp của tất cả những điều kiện địa lý, lịch sử, nòi giống, thiên nhiên mới tạo thành một cô gái đáng yêu. "Của báu đó đã được chắt lọc ra, từ tất thảy những gì diệu kỳ nhất của đất trời. Từ những bờ giậu đầy hoa hồng, hoa kim ngân và hoa ngô màu thanh thiên, nơi những đám lúa vàng chen chúc, dưới bóng mát của nhũng hàng dương xanh. Từ vị ngọt của tất cả những dòng suối nhỏ, quanh co, nơi những cây diên vĩ hứng ánh nắng, từ vẻ đẹp của khu rừng hoang dại, từ những quả đồi mênh mông, đầy xạ hương thảo và lồng lộng tự do Từ những cái đó, trinh nữ vụt hiện ra, và cả trần gian khao khát, hướng về sắc đẹp của nàng. Vẻ yêu kiều của tuổi mười bảy, phải trải hàng thế kỷ mới nên " Những lời ca ngợi trên không chỉ đúng cho Jenny, mà còn đúng cho tất cả các cô gái. Vì hương sắc đây không phải chỉ ở diện mạo bên ngoài. Mỗi cô gái đều mang trong lòng một trái tim sẵn sàng thương yêu, trái tim của một người vợ, một người mẹ tương lai, có thể khơi nguồn hạnh phúc cho nhiều thế hệ. Mỗi cô gái đều có một nhân cách duy nhất, với những nét đẹp của tính tình, những ước mơ, hoài bão thầm kín. Mỗi cô là "một vũ trụ riêng tư không lập lại bao giờ". Đó không phải là một kho tàng quý báu hay sao ? Lòng tự trọng sẽ giúp các em vững vàng trong mối quan hệ với bạn trai, và còn đứng vững trước những cám dỗ của cuộc đời Cùng lúc, nhận thức trên sẽ giải thoát các em khỏi những thái độ thụ động, ủy mị, nhẹ dạ, và thúc đẩy các em luôn trau giồi phẩm chất, để đem đến cho gia đình và xã hội cái hương sắc đang hiện hữu trong lòng các em. Trẻ em còn nhỏ chưa hiểu được giá trị của mình. Nhưng khi cảm nhận cách đối xử của những người chung quanh, khi nhìn vào cặp mắt của họ, chúng trực giác được, là mình đáng yêu hay đáng ghét. Dần dần, những tình cảm đó được củng cố, và chúng yên trí rằng mình là một đứa trẻ ngoan hay không ra gì. Vì thế, muôn gây dựng lòng tự trọng nơi con em, trước hết chúng ta nên nhìn nhận giá trị độc đáo của mỗi đứa, và khi nó phạm lỗi thì thông cảm và tìm hiểu điều ẩn kín sau sự sai lầm đó (thường là tình trạng bất cập hay chán nản) để giúp chúng khắc phục. Thông cảm để cổ vũ, khuyến khích thay vì bạc đãi. Lòng tự trọng cao là động cơ giúp các em tự tin, thông thạo trong giao tế và thành công trong nghề nghiệp. Đặc biệt các em gái cần ý thức rằng mỗi em là một kho tàng duy nhất, mà cuộc đời đã vun đắp, và dành cho một sứ mệnh cao cả lâu dài. Lòng tự trọng, vừa gìn giữ cho các em, vừa thúc đẩy các em tô điểm cho bản thân và cho cuộc đời thêm hương sắc. . 5 tuổi, ảnh hưởng của cha mẹ có tính cách quyết định, đối với nhân cách của trẻ. Những điều đứa trẻ nghe cha mẹ nói, thấy cha mẹ làm, và cảm nhận qua cách đối xử của cha mẹ đối với bản thân. thật của mình, phải nhìn vào mắt của những người yêu thương mình, vì chúng phản chiếu vẻ đẹp của mình, như một tấm gương. Và món quà đầu tiên con người nhận được ở đời, là ánh mắt trìu mến của. bị tổn thương trong lòng, cảm thấy mất đi phần nào giá trị của nó. Cha mẹ lúc đó nên thấu hiểu được cảm giác bị thương tích và mất mát đó để an ủi và vỗ về con, cho nó biết rằng, dù nó có lầm

Ngày đăng: 02/07/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan