RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC (Kỳ 2) ppt

7 468 2
RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC (Kỳ 2) ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC (Kỳ 2) B. Hưng cảm: a. Hưng cảm nhẹ: 1. Tăng khí sắc nhẹ và dai dẳng nhiều ngày. 2. Tăng năng lượng và hoạt động. 3. Cảm giác thoải mái, làm việc có hiệu suất, dễ chan hoà, ba hoa, suồng sã, có thể cáu kỉnh, tự phụ, thô lỗ. 4. Tăng tình dục. 5. Ít ngủ (giảm nhu cầu ngủ). 6. Khả năng tập trung chú ý giảm. 7. Tiêu tiền hơi nhiều. 8. Không gián đoạn công việc. b. Hưng cảm vừa (Hưng cảm không có các triệu chứng loạn thần): 1. Khí sắc tăng cao không tương xứng với hoàn cảnh bệnh nhân. 2. Có thể thay đổi từ vui vẻ đến kích động gần như không thể kiểm tra được. 3. Tăng năng lượng, hoạt động thái quá, nói nhanh. 4. Giảm nhu cầu ngủ. 5. Mất khả năng kiềm chế xã hội thông thường. 6. Chú ý không thể duy trì được, đãng trí rõ rệt. 7. Tự cao quá mức, khuếch đại, lạc quan. 8. Đánh giá màu sắc rực rỡ đẹp nhạy cảm chủ quan về ranh giới. 9. Lao vào mưu đồ ngông cuồng, không thực tế. 10. Tiêu tiền liều lĩnh. 11. Công kích, đam mê, si tình, đùa đến không thích hợp. 12. Có thể cau có ngờ vực. 13. Thời gian ít nhất 1 tuần. 14. Gián đoạn công việc xã hội, gia đình. c. Hưng cảm nặng có các triệu chứng loạn thần: 1. Khí sắc tăng quá cao. 2. Hoạt động thể lực mạnh, kéo dài dẫn đến kích động xâm phạm hoặc hung bạo. 3. Tự đánh giá quá mức dẫn đến ý tưởng tự cao dẫn đến hoang tưởng tự cao hay tôn giáo vè nguồn gốc hay vai trò nổi bật. Đôi khi có hoang tưởng được bệnh nhân. 4. Tư duy phi tán, nói nhanh có thể làm cho người khác không hiểu được bệnh nhân. 5. Sao nhãng ăn uống, vệ sinh cá nhân dẫn đến mất nước. 6. Có thể có hoang tưởng hoặc ảo giác có hoặc không phù hợp với khí sắc. III. CHẨN ĐOÁN A. Chẩn đoán xác định: Tuỳ theo giai đoạn bệnh hiện tại mà người ta phân thành: 1. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hưng cảm nhẹ F31.0 (Bipitar affective Disorder, curent Episode Hypomanic). Để chẩn đoán xác định: a. Giai đoạn hiện nay phải có đầy đủ các tiêu chuẩn cho hưng cảm nhẹ (F30.0). b. Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc khác (hưng cảm nhẹ, hưng cảm, trầm cảm hoặc hỗn hợp) trước đây. 2. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn hưng cảm không có các triệu chứng loạn thần F31.1 (Bipitar affective Disorder, curent Episode Manic Without Psychotic Symptoms). a. Phải có đầy đủ tiêu chuẩn của hưng cảm không có các triệu chứng loạn thần (F30.1). b. Ít nhất có giai đoạn rối loạn cảm xúc khác (hưng cảm nhẹ, hưng cảm, trầm cảm hoặc hỗn hợp) trong quá khứ. 3. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn hưng cảm có các triệu chứng loạn thần (F31.2) (Bipitar affective Disorder, curent Episode Manic With Psychotic Symptoms). a. Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn của hưng cảm có các triệu chứng loạn thần (F30.2). b. Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc khác (hưng cảm nhẹ, hưng cảm, trầm cảm hoặc hỗn hợp) trong quá khứ. 4. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa F31.3 (Bipitar affective Disorder, curent Episode Mild or Moderate Depression) . a. Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa (F32; F32.1). b. Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưng cảm hoặc hỗn hợp trong thời gian quá khứ. 5. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần F31.4 (Bipitar affective Disorder, curent Episode Severe Depresion Without Psychotic Symptoms). a. Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn của một giai đoạn trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần F32.3. b. Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưng cảm, hoặc hỗn hợp trong thời gian trước đây. 6. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần F31.5 (Bipitar affective Disorder, curent Episode Severe Depresion With Psychotic Symptoms). a. Giai đoạn hiện tại phải có đầy đủ các tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần (F32.3). b. Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm nhẹ, hưng cảm, hoặc hỗn hợp trong quá khứ. 7. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn hỗn hợp F31.6 (Bipitar affective Disorder, curent Episode Mixed). Bệnh nhân có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc hưng cảm, hưng cảm nhẹ hoặc hỗn hợp trong quá khứ và hiện tại biểu lộ hoặc pha trộn hoặc thay đổi nhanh chóng các triệu chứng hưng cảm, hưng cảm nhẹ và trầm cảm. Mặc dù hình thái điển hình nhất của rối loạn cảm xúc lưỡng cực bao gồm những giai đoạn trầm cảm và hưng cảm thay thế nhau và cách nhau bằng những thời kỳ khí sắc bình thường, các giai đoạn này cũng thường thấy khí sắc trầm kèm theo hoạt động thái quá và nói nhiều vào những ngày hay tuần cuối, hoặc khí sắc hưng cảm và ý tưởng tự cao, kèm theo kích động, mất năng lượng và giảm dục năng. Triều chứng trầm cảm và hưng cảm nhẹ hoặc hưng cảm có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng từ ngày này sang ngày khác và từ giờ này sang giờ khác. Chỉ có thể làm chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực hỗn hợp nếu cả hai nhóm triệu chứng đều nổi bật trong phần lớn giai đoạn hiện tại của bệnh và nếu giai đoạn này kéo dài ít nhất 2 tuần. . đoạn rối loạn cảm xúc khác (hưng cảm nhẹ, hưng cảm, trầm cảm hoặc hỗn hợp) trong quá khứ. 3. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn hưng cảm có các triệu chứng loạn thần (F31 .2) (Bipitar. cảm có các triệu chứng loạn thần (F30 .2). b. Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc khác (hưng cảm nhẹ, hưng cảm, trầm cảm hoặc hỗn hợp) trong quá khứ. 4. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực. hưng cảm nhẹ (F30.0). b. Phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc khác (hưng cảm nhẹ, hưng cảm, trầm cảm hoặc hỗn hợp) trước đây. 2. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn hưng cảm

Ngày đăng: 02/07/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan