RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC (Kỳ 1) I. KHÁI NIỆM Khái niệm ban đầu về loạn thần hưng trầm cảm được sử dụng chủ yếu hiện nay như một từ đồng nghĩa với rối loạn cảm xúc lưỡng cực. * Các quan niệm khác nhau về bệnh loạn thần hưng trầm cảm: - Từ thời thượng cổ Hypocrate đã mô tả hai trạng thái hưng cảm và trầm cảm, sau Hypocrate nhiều tác giả đã nó lên mối liên quan giữa 2 trạng thái này. - 1899, Kraepelin (Đức) mô tả đầy đủ bệnh này và đề nghị đặt tên là PMD (Psychose Maniaco Deressve). - Khuynh hướng chung của các nhà tâm thần học hiện đại là thu hẹp bệnh này lại theo những tiêu chuẩn chặt chẽ sau đây: . Các trạng thái hưng cảm và trầm cảm xuất hiện tự phát và chiếm vị trí trung tâm trong bệnh cảnh, thời gian có thể kéo dài nhưng vẫn có giới hạn rõ rệt. . Các trạng thái bệnh lý không dựa đến dị tật tâm thần mặc dù tái phát nhiều lần, giai đoạn thuyên giảm giữa cơn trở lại gần như bình thường. . Trạng thái hưng cảm và trầm cảm có thể xen kẽ nhau hay không xen kẽ nhau. . Rối loạn khí sắc phải nổi bật lên hàng đầu, giới hạn rõ rệt trong một thời gian, không kèm theo những triệu chứng của quá trình thực thể hay phân liệt. - Theo ICD.10 rối loạn cảm xúc lưỡng cực (F31 Bipolar affective Desorder): là những giai đoạn lặp đi lặp lại (ít nhất là 2 lần) trong các mức độ khí sắc và hoạt động của bệnh nhân bị rối loạn đáng kể. Trong một số trường hợp rối loạn biểu hiện bằng tăng khí sắc tăng năng lượng và tăng hoạt động hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ và trong một số trường hợp khác là tự hạ thấp khí sắc giảm năng lượng và giảm hoạt động (trầm cảm). . Điểm đặc trưng là bệnh thường hồi phục hoàn toàn. . Tỷ lệ mắc bệnh ở hai giới gần như bằng nhau. . Các giai đoạn hưng cảm hay trầm cảm thường xảy ra sau các stress tâm lý xã hội. . Các giai đoạn hưng cảm thường bắt đầu đột ngột kéo dài trung bình khoảng 4 tháng cơn trầm cảm có khuynh hướng kéo dài hơn khoảng 6 tháng. - Tỷ lệ mắc bệnh rất khác nhau tuỳ theo quan niệm thu hẹp hay mở rộng. Liên Xô cũ 0,04%, Anh (Slater) 0,4%, Pháp 0,5%. Ở Việt Nam chưa có tỷ lệ thống kê về bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh ở 2 giới (theo WHO) gần như bằng nhau. II. CÁC BIỂU HIỆN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG A. Trầm cảm: Một giai đoạn trầm cảm theo ICD.10 (Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10). Dù ở mức độ nặng, vừa hay nhẹ một giai đoạn trầm cảm phải có những biểu hiện đặc trưng sau: 1. Khí sắc trầm. 2. Mất mọi quan tâm thích thú. 3. Giảm năng lượng, tăng mệt mỏi, dù chỉ một cố gắng nhỏ. Thường có những triệu chứng phổ biến khác là: 1. Giảm sự tập trung chú ý. 2. Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin. 3. Có ý tưởng bị tội không xứng đáng. 4. Nhìn vào tương lai ảm đạm bi quan. 5. Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát. 6. Rối loạn giấc ngủ. 7. Ăn ít ngon miệng. - Thể nặng thường có các triệu chứng sinh học sút cân, mất 5% trọng lượng cơ thể/1tháng. Giảm dục năng, mất ngủ, thức giấc sớm. a. Trầm cảm nhẹ: 1. Phải có 2/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm. 2. 2/7 triệu chứng phổ biến khác hay gặp trầm cảm. 3. Không có triệu chứng sinh học của trầm cảm. 4. Kéo dài ít nhất 2 tuần. b. Trầm cảm vừa: 1. Phải có 2/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm. 2. Có ít nhất 3/7 triệu chứng phổ biến khác hay gặp trong trầm cảm. 3. Gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt gia đình, xã hội nghề nghiệp. 4. Kéo dài ít nhất 2 tuần. c. Trầm cảm nặng: 1. Phải có 2/3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm. 2. Có ít nhất 3/7 triệu chứng phổ biến khác hay gặp trong trầm cảm. 3. Có triệu chứng sinh học của trầm cảm. 4. Ít khả năng tiếp tục công việc gia đình, xã hội, nghề nghiệp. . RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC (Kỳ 1) I. KHÁI NIỆM Khái niệm ban đầu về loạn thần hưng trầm cảm được sử dụng chủ yếu hiện nay như một từ đồng nghĩa với rối loạn cảm xúc lưỡng cực. *. Theo ICD.10 rối loạn cảm xúc lưỡng cực (F31 Bipolar affective Desorder): là những giai đoạn lặp đi lặp lại (ít nhất là 2 lần) trong các mức độ khí sắc và hoạt động của bệnh nhân bị rối loạn đáng. giảm giữa cơn trở lại gần như bình thường. . Trạng thái hưng cảm và trầm cảm có thể xen kẽ nhau hay không xen kẽ nhau. . Rối loạn khí sắc phải nổi bật lên hàng đầu, giới hạn rõ rệt trong