Hội chứng rối loạn tiêu hoá (Kỳ 1) docx

5 383 1
Hội chứng rối loạn tiêu hoá (Kỳ 1) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hội chứng rối loạn tiêu hoá (Kỳ 1) Hội chứng rối loạn tiêu hoá rất hay gặp ở các phòng khám đa khoa. Nguyên nhân: do nhiều nguyên nhân: nhiễm trùng, nhiễm độc, thay đổi thời tiết hoặc do ăn những thức ăn lạ… Biểu hiện lâm sàng của hội chứng rối loạn tiêu hoá thường gặp là: đau bụng, nôn mửa, đi ngoài phân lỏng, táo hoặc táo lỏng xen kẽ. 1. Đau bụng. 1.1. Định nghĩa: Đau bụng là triệu chứng cơ năng hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hoá và các tạng trong ổ bụng. Dấu hiệu đau có tính chất gợi ý đầu tiên khiến người thầy thuốc có hướng hỏi bệnh, thăm khám bệnh để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng là gì, phân biệt đau bụng ngoại khoa hay nội khoa. 1.2. Cơ chế gây đau bụng: + Tạng rỗng trong ổ bụng bị căng giãn đột ngột (giãn dạ dày, ruột…). + Nhu động co bóp tăng lên quá mức gây lên một áp lực cao hơn bình thường (hẹp môn vị, tắc ruột, sỏi mật…). + Màng bụng bị đụng chạm, kích thích (thủng dạ dày, tá tràng, áp xe gan, viêm tụy…). 1.3. Phân loại đau bụng: Căn cứ vào diễn biến thường chia 3 loại đau bụng: + Đau bụng có tính chất cấp cứu ngoại khoa: bệnh tiến triển nhanh chóng dẫn tới tử vong nếu không phẫu thuật kịp thời. Ví dụ: thủng dạ dày, tắc ruột, viêm ruột thừa, túi mật căng to doạ vỡ. + Đau bụng cấp cứu nội khoa : đau dữ dội đột ngột hoặc đau trội lên của tình trạng đau bụng kéo dài cần xử lý cắt cơn đau không cần phẫu thuật. Ví dụ: giun lên ống mật, cơn đau do loét dạ dày, tá tràng… + Đau bụng mạn tính: đau kéo dài hàng tuần, hàng tháng, điều trị cũng đòi hỏi lâu dài. 1.4. Đặc điểm đau bụng của các bệnh và theo phân vùng ổ bụng: * Vùng thượng vị và phần bụng trên: + Cấp cứu ngoại khoa: - Thủng dạ dày: . Đau đột ngột như dao đâm. . Shock, lo sợ. . Bụng cứng như gỗ, mất vùng đục trước gan. . X quang bụng: có liềm hơi. - Viêm tụy cấp chảy máu: . Đau đột ngột dữ dội sau bữa ăn. . Shock nặng. . Đau bụng, căng vùng thượng vị, Mayo - Robson (+). . Amylaza máu, nước tiểu tăng. + Cấp cứu nội khoa: - Cơn đau dạ dày (loét hoặc viêm): . Đau thượng vị (đói hoặc no) nôn, ợ chua. . Co cứng bụng, vùng đục gan còn. . Tiền sử có cơn đau thượng vị theo chu kỳ. - Rối loạn vận động túi mật: . Đau quặn gan. . Không sốt, không vàng da. . Hay gặp ở phụ nữ trẻ: lúc dậy thì, hành kinh, mang thai. + Đau bụng nội khoa có thể chuyển ngoại khoa, cần theo dõi tốt: - Áp xe gan: . Tam chứng Fontan. . Nếu vỡ lên phổi thì phải mổ. - Sỏi mật: . Tam chứng Charcot + tắc mật. . Khi túi mật căng to, shock mật thì cần phải mổ. - Giun chui ống mật: . Đau bụng dữ dội, chổng mông thì đỡ đau. . Khi có biến chứng thủng gây viêm phúc mạc thì phải mổ. * Đau vùng hố chậu, bụng dưới: + Viêm ruột thừa: - Đau HCP- sốt- bí trung đại tiện, MacBurney (+). - BC tăng, thăm trực tràng (+), Douglas (+). + U nang buồng trứng xoắn: - Đau hố chậu đột ngột. - Shock, thăm âm đạo (+) có khối u. . Hội chứng rối loạn tiêu hoá (Kỳ 1) Hội chứng rối loạn tiêu hoá rất hay gặp ở các phòng khám đa khoa. Nguyên nhân: do nhiều. lâm sàng của hội chứng rối loạn tiêu hoá thường gặp là: đau bụng, nôn mửa, đi ngoài phân lỏng, táo hoặc táo lỏng xen kẽ. 1. Đau bụng. 1.1. Định nghĩa: Đau bụng là triệu chứng cơ năng. Đau bụng. 1.1. Định nghĩa: Đau bụng là triệu chứng cơ năng hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hoá và các tạng trong ổ bụng. Dấu hiệu đau có tính chất gợi ý đầu tiên khiến người thầy thuốc

Ngày đăng: 03/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan