Hội chứng rối loạn tiêu hoá (Kỳ 2) 1.5. Cách thăm khám bệnh nhân đau bụng: * Hỏi bệnh: + Đặc điểm đau bụng: - Vị trí xuất phát đau: đau thượng vị (bệnh dạ dày), đau HSP (bệnh gan). - Hoàn cảnh xuất hiện: đau lúc đói (loét HTT), đau khi gắng sức (sỏi thận). - Hướng lan: lan lên vai phải (sỏi mật). - Tính chất mức độ đau: . Cảm giác đầy bụng: trướng hơi, thức ăn không tiêu. . Đau bụng như dao đâm, xoắn vặn: thủng, xoắn ruột. . Đau quặn từng hồi: quặn thận, quặn gan… . Cảm giác rát bỏng: viêm dạ dày cấp… . Đau dữ dội đột ngột, chổng mông giảm đau: giun chui ống mật. + Hỏi các biểu hiện kèm theo đau: - Liên quan tới tạng bị bệnh: nôn (dạ dày), ỉa lỏng (ĐT), đái máu (SN). - Toàn thân: sốt rét, nóng (sỏi mật), shock (viêm tụy cấp)… + Hỏi tiền sử nghề nghiệp: - Tiền sử: kiết lỵ (viêm đại tràng do lỵ amíp). - Công nhân sắp chữ in: đau bụng do nhiễm chì… * Khám lâm sàng: + Toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, niêm mạc, da, lông tóc móng, tri thức. + Khám bụng: nhìn, sờ, gõ, nghe, thăm trực tràng (TR), thăm âm đạo (TV). - Một số điểm đau MacBurney, thượng vị, môn vị-hành tá tràng… - Phản ứng thành bụng: cứng như gỗ, căng, dấu hiệu “ rắn bò” - Thăm trực tràngTR (Touch rectum), thăm âm đạo TV (Touch Vagina) và túi cùng Douglas (+) khi có viêm phúc mạc. - Xem phân, nước tiểu (màu, mùi). + Xét nghiệm: - X quang bụng: xem liềm hơi, mức nước, mức hơi, nốt cản quang. - Máu: hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, amylaza máu, nước tiểu, urê, bilirubin. 1.6. Nguyên nhân đau bụng: * Nguyên nhân đau bụng cấp: + Chửa ngoài dạ con: - Tắt kinh 3 tháng, đau đột ngột bụng dưới, máu ra âm đạo. - Mất máu (shock, trụy tim mạch). - Douglas (+), máu theo tay. * Đau toàn bụng hoặc đau không có vị trí cố định giúp chẩn đoán: + Đau bụng ngoại khoa: - Thủng ruột do thương hàn. . Người đang bị thương hàn đau bụng đột ngột. . Shock mạch nhiệt độ phân ly. . Có phản ứng phúc mạc. . X quang có liềm hơi. - Tắc ruột. . Đau quặn từng cơn. . Buồn nôn và nôn, bụng to, bí trung đại tiện. . Quai ruột nổi, X quang: mức nước, mức hơi. + Đau bụng nội khoa: + Đau bụng kinh: đau, khi hành kinh đỡ. + Viêm đại tràng cấp do amíp: đau hố chậu trái, ỉa phân nhầy máu. - Đau bụng giun. . Đau quanh rốn. . Buồn nôn, nôn ra giun. . Ỉa ra giun, xét nghiệm phân trứng giun (+). - Đau quặn thận. . Đau dữ dội vùng thận lan xuống dưới tới sinh dục. . Rối loạn bài niệu + X quang thấy sỏi niệu. * Nguyên nhân đau bụng mạn tính: (kéo dài). + Lao ruột: - Đau âm ỉ HCP- có hội chứng bán tắc, rối loạn đại tiện. - Có dấu hiệu nhiễm lao. + Viêm đại tràng mạn tính: Hội chứng ruột kích thích (IBS). Trào ngược dạ dày, thực quản (GERD) Đau bụng, phân nhày máu, soi trực tràng có tổn thương. + Lao màng bụng: nhiễm lao, ỉa lỏng, có dịch bụng, mảng chắc. + Viêm phần phụ: đau hố chậu, rối loạn kinh, ra khí hư. + Các khối u ổ bụng: gan, lách, dạ dày, ruột. Kết luận: Chẩn đoán nguyên nhân đau bụng khó, trước hết cần loại ngay đau bụng ngoại khoa. . Hội chứng rối loạn tiêu hoá (Kỳ 2) 1.5. Cách thăm khám bệnh nhân đau bụng: * Hỏi bệnh: + Đặc điểm đau bụng:. xuống dưới tới sinh dục. . Rối loạn bài niệu + X quang thấy sỏi niệu. * Nguyên nhân đau bụng mạn tính: (kéo dài). + Lao ruột: - Đau âm ỉ HCP- có hội chứng bán tắc, rối loạn đại tiện. - Có dấu. hội chứng bán tắc, rối loạn đại tiện. - Có dấu hiệu nhiễm lao. + Viêm đại tràng mạn tính: Hội chứng ruột kích thích (IBS). Trào ngược dạ dày, thực quản (GERD) Đau bụng, phân nhày máu, soi