1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực pps

9 418 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 127,29 KB

Nội dung

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực Các biểu hiện triệu chứng Các bệnh nhân có thể có một giai đoạn trầm cảm, hưng cảm hay kích thích với các biểu hiện mô tả bên dưới. Các đặc trưng để chẩn đoán ·Các giai đoạn hưng cảm với: Tăng năng lượng và tăng hoạt động Nói nhanh Giảm nhu cầu ngủ Khí sắc tăng hoặc dễ bị kích thích Mất khả năng ức chế Quan trọng hóa bản thân Bệnh nhân có thể dễ dàng bị đãng trí. ·Bệnh nhân còn có thể có các giai đoạn trầm cảm với: -Khí sắc trầm, buồn rầu. -Mất quan tâm hứng thú, mệt mỏi Thường có các triệu chứng kết hợp sau đây: Rối loạn giấc ngủ Giảm tập trung chú ý Cảm giá tự ty, bị tội Mất ngon miệng Mệt mỏi hoặc mất năng lượng Các ý nghĩ hay hành vi tự sát ·Có thể giai đoạn hưng cảm hay trầm cảm chiếm ưu thế trong bệnh cảnh. ·Các giai đoạn này có thể liên tục hoặc có thể được tách biệt bởi các giai đoạn cảm xúc bình thường trở lại. ·Trong các trường hợp nặng, bệnh nhân có thể có các ảo giác (nghe tiếng nói, nhìn thấy các hình ảnh khác thường) hay các hoang tưởng (các điều tin kỳ lạ hay không logic) trong các giai đoạn hưng cảm. Chẩn đoán phân biệt Việc sử dụng rượu , ma túy có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Các hướng dẫn quản lý Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình -Các thay đổi không cắt nghĩa được trong cảm xúc và hành vi của bệnh nhân là triệu chứng của một bệnh lý. -Đã có các phương thức điều trị có hiệu quả. Việc điều trị lâu dài có thể dự phòng các giai đoạn bệnh mới khác. -Nếu không được điều trị, các giai đoan hưng cảm có thể trở nên hỗn độn và nguy hiểm.các giai đoạn hưng cảm thường đẫn đến mất việc làm, các vấn đề rắc rối liên quan đến luật pháp, các vấn đề tài chính hoặc các hành vi tình dục với nguy cơ cao. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình -Trong giai đoạn trầm cảm, phải khai thác tìm nguy cơ tự sát (bệnh nhân thường nghĩ đến cái chết hay không ? Bệnh nhân có một kế hoạch đặc biệt để tự sát chăng, phải chăng bệnh nhân đã cố tự sát trong quá khứ ? Có đảm bảo chắc chắn là bệnh nhân sẽ không thể thực hiện các ý tưởng tự sát). Cần phải có sự giám sát chặt chẽ của gia đình và bạn bè. Phát hiện các nguy cơ gây tổn thương cho người khác (xem mục Trầm cảm). -Trong gia đoạn hưng cảm: ·Tránh đối đầu trừ khi là cần thiết để đề phòng các hành vi gây tổn thương hay nguy hiểm. ·Báo mọi người cẩn thận trước các xung động hay hành vi nguy hiểm của bệnh nhân. ·Cần phải có sự theo dõi chặt chẽ của các thành viên trong gia đình. ·Nếu kích động hay có các hành vi gây rối nghiêm trọng, cần cho nhập viện. ·Trong các giai đoạn trầm cảm, cần tham khảo các hướng dẫn quản lý trầm cảm. Thuốc men Nếu bệnh nhân biểu hiện kích động, các hành vi hứng phấn hay gây rối, có thể cần dùng các thuốc chống loạn thần sớm (ví dụ: Haloperidol hoặc Cholorpromazine). Nên dùng liều thấp mà vẫn có hiệu quả mặc dù một số bệnh nhân có thể cần liều lượng cao hơn. Nếu các thuốc chống loạn thần gây ra các phản ứng loạn trương lực cơ cấp (co thắt xoắn vặn cơ) hoặc gây ra các triệu chứng ngoại tháp rõ rệt ( run, đi lại cứng nhắc ) có thể dùng các thuốc chống parkinson. Song không cần thiết phải cho thuốc này hàng ngày. Benzodiazepine cũng có thể được dùng phối hợp với các thuốc an thần kinh để điều trị các trạng thái kích động cấp. Lithium có thể dùng trong điều trị hưng cảm trầm cảm, trầm cảm và có thể dự phòng các giai đoạn tái diễn. Các thuốc thay thế bao gồm Carbamazepine và Valproate. Nếu chỉ dùng Lithium: -Nên bắt đầu với liều 300 mg cho 2 lần hàng ngày, liều trung bình nên là 600 mg cho 2 lần hàng ngày. -Cần định lượng nồng độ Lithium trong máu thường xuyên khi điều chỉnh liều và làm 3 – 6 tháng một lần cho các bệnh nhân đã ổn định (nồng độ Lithium lý tưởng là 0,6 – 1,0 mEq/lít). -Run, tiêu chảy, buồn nôn, lú lẫn có thể là dấu hiệu báo nhiễm độc Lithium, cần kiểm tra nồng độ Lithium trong máu nếu có thể và ngừng uống Lithium cho đến khi điều trị hết các triệu chứng ngộ độc. -Nên tiếp tục dùng Lithium trong ít nhất 6 tháng sau khi đã hết các triệu chứng (việc điều trị lâu dài hơn là cần thiết để dự phòng tái diễn). Các thuốc chống trầm cảm thường cần dùng trong giai đoạn trầm cảm, song nếu sử dụng đơn độc có thể thúc đẩy dẫn đến hưng cảm. Khám chuyên khoa Cần xem xét khám chuyên khoa -Nếu có nguy cơ tự sát hoặc có hành vi gây rối nghiêm trọng. -Nếu trầm cảm hoặc hưng cảm vẫn tiếp diễn nặng. Rối loạn do mất người thân Các biểu hiện triệu chứng -Cảm thấy rất buồn do sự mất mát. -Luôn bị ám ảnh bởi sự mất đi người thân yêu. -Có thể biểu hiện các triệu chứng rối loạn cơ thể sau khi bị mất người thân. Các đặc trưng để chẩn đoán Buồn rầu thông thường kết hợp với sự ám ảnh bị mất người thân. Tuy nhiên, nỗi buồn này có thể kết hợp với các triệu chứng giống trầm cảm như: -Cảm xúc trầm, buồn Rối loạn giấc ngủ Mất hứng thú Cảm thấy có lỗi hoặc tự phê phán bản thân, bồn chồn.Bệnh nhân có thể -Từ bỏ các hoạt động thường ngày và các mối quan hệ xã hội Cảm thấy khó khăn khi nghĩ về tương lai. Chẩn đoán phân biệt Nếu một bệnh cảnh lâm sàng đầy đủ của trầm cảm vẫn còn tồn tại sau khi mất người thân 2 tháng, cần cân nhắc xem bệnh nhân có bị trầm cảm không. Xem Trầm cảm. Các triệu chứng không thể liên quan đến việc mất người thân là cảm giác có lỗi và cảm thấy bản thân không có giá trị. Chậm chạp tâm thần vận động có thể trực tiếp chỉ ra chẩn đoán trầm cảm. Tuy nhiên, các triệu chứng giống trầm cảm không thể là dấu hiệu chỉ điểm của trầm cảm (ví dụ: cảm thấy có lỗi về những hành động bệnh nhân đã không làm trước cái chết của người thân; ý nghĩ về cái chết phản ánh thông qua lời nói như: “Tôi nên chết đi để có thể bầu bạn với người thân”, có một số ảo giác như nhìn thấy người chết hoặc nghe thấy giọng nói của họ) Chỉ dẫn quản lý Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình -Những mất mát to lớn thường dẫn tới tình trạng buồn rầu, lo âu, khóc lóc, cảm giác có lỗi hoặc bứt rứt. -Rối loạn do mất người thân điển hình bao gồm mối bận tâm về người chết (bao gồm việc nghe thấy hoặc nhìn thấy người đã khuất). -Sự mong muốn được chia sẻ sự mất mát là điều bình thường. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình -Cứ để những người thân khác trong gia đình nói về người đã khuất và về hoàn cảnh của cái chết. -Khuyến khích việc bộc lộ cảm xúc một cách thoải mái (bao gồm cả cảm giác có lỗi, giận dữ hoặc buồn rầu). -Cần trấn an bệnh nhân rằng việc hồi phục cần có thời gian. Cần giảm bớt các gánh nặng (công việc, hoạt động xã hội). -Cần giải thích cho gia đình và bệnh nhân là những sự đau buồn dù lớn cũng sẽ phai nhạt dần sau vài tháng. Thuốc men Việc quyết định sử dụng thuốc chống trầm cảm cần trì hoãn trong vòng 3 tháng hoặc dài hơn nữa. Nếu các triệu chứng trầm cảm kéo dài hơn 3 tháng, xem Trầm cảm để có sự hướng dẫn về việc dùng thuốc. Nếu mất ngủ nặng, sử dụng thuốc ngủ trong thời gian ngắn có thể có ích (ví dụ: temazepam 15mg mỗi tối) nhưng chỉ nên sử dụng trong vòng 2 tuần. Khám chuyên khoa Cần xem xét việc tham khảo ý kiến chuyên khoa nếu triệu chứng buồn kéo dài trên 6 tháng, và trong bất kỳ trường hợp nào, trước khi kê thuốc chống trầm cảm. Việc tư vấn và hướng dẫn gia đình có thể mang lại lợi ích cho những đứa con của người đã chết. . Rối loạn cảm xúc lưỡng cực Các biểu hiện triệu chứng Các bệnh nhân có thể có một giai đoạn trầm cảm, hưng cảm hay kích thích với các biểu hiện mô. nguy cơ tự sát hoặc có hành vi gây rối nghiêm trọng. -Nếu trầm cảm hoặc hưng cảm vẫn tiếp diễn nặng. Rối loạn do mất người thân Các biểu hiện triệu chứng -Cảm thấy rất buồn do sự mất mát. -Luôn. nhiên, nỗi buồn này có thể kết hợp với các triệu chứng giống trầm cảm như: -Cảm xúc trầm, buồn Rối loạn giấc ngủ Mất hứng thú Cảm thấy có lỗi hoặc tự phê phán bản thân, bồn chồn.Bệnh nhân có

Ngày đăng: 05/08/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w