KH HKII

6 173 0
KH HKII

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

C - KẾ HOẠCH HỌC KỲ II I. Nhiệm vụ trọng tâm: 1. Tiếp tục thực hiện tốt ba cuộc vận động và phong trào thi đua gắn với việc tập trung thực hiện chủ đề năm học: “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ chính trị gắn với cuộc vận động “Hai không”; cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chú trọng nâng cao chất lượng soạn giảng, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi cấp cơ sở và hướng dẫn giáo viên tập sự. 3. Thực hiện tốt QCCM về hồ sơ sổ sách, soạn giảng, đảm bảo ngày giờ công lao động và chế độ sinh hoạt tổ chuyên môn; chấm chữa bài cho học sinh chu đáo, đánh giá, xếp loại học sinh theo quy chế 40/2006/QĐ-BGDĐT và quyết định số 51/2008/ QĐ-BGDĐT; thực hiện theo đúng chương trình kế hoạch dạy học. 4. Tập trung nâng cao chất lượng hai mặt của học sinh, kịp thời phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi các bộ môn. 5. Tổ chức chuyên đề cấp trường, cấp huyện và tổ chức thao giảng; thực hiện tự chọn môn Tin học. 6. Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lí. 7. Tiếp tục thực hiện theo kế hoạch thanh - kiểm tra của nhà trường. II. Nhiệm vụ cụ thể và giải pháp thực hiện 1. Công tác chính trị tư tưởng: 1.1. Nhiệm vụ: - Thực hiện nghiênm túc và có hiệu quả Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,Chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; cuộc vận động ‘Hai Không” với bốn nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc học sinh ngồi nhầm lớp”; hưởng ứng cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội, hội phụ huynh học sinh, giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục đạo đức cho học sinh. - Nghiêm túc thực hiện, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trong nhà trường, chống các biểu hiện tiêu cực xâm nhập học đường. - Thực hiện tốt Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định đạo đức nhà giáo và sách:”Gương mặt giáo dục Việt Nam 2008” - Nghiêm túc tham gia các lớp bồi dưỡng do ngành tổ chức. 1.2. Chỉ tiêu: - 100% giáo viên thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không”; cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - 100% giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn chính trị do ngành tổ chức. 1.3. Biện pháp thực hiện: - Tăng cường giáo dục tư tưởng, chính trị cho giáo viên đưa vào nội dung họp hội đồng, chuyên môn hàng tháng. - Phổ biến đến giáo viên Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định đạo đức nhà giáo. - Thực hiện tốt “Năm có”: Có tình thương trách nhiệm của thầy, cô giáo; có nhận chăm sóc, giúp đỡ gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng (thay cho chăm sóc di tích cách mạng, văn hóa); có cây xanh và hoa; có nhạc hát ngoài giờ, trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi tích cực; có nhà vệ sinh. - Động viên, khuyến khích thi đua dạy tốt, học tốt. 2. Thực hiện quy chế chuyên môn: 2.1. Nhiệm vụ trọng tâm: 2.1.1. Thực hiện phân phối chương trình: - Thực hiện đủ, đúng PPCT, đảm bảo kế hoạch giảng dạy, giáo dục, đảm bảo công tác thực hành, thí nghiệm theo yêu cầu của chương trình. 2.1.2. Hồ sơ chuyên môn, giáo án: - Giáo án: + Soạn đầy đủ, đúng PPCT, ghi rõ ngày tháng năm soạn. + Xác định được mục đích yêu cầu cụ thể của một tiết học về kiến thức, kỹ năng, thái độ và tư duy. Đặc biệt phải xác định được kiến thức cơ bản, trọng tâm của tiết dạy. Phải thể hiện được tiến trình của từng tiết dạy, trong đó làm rõ phương pháp dạy họctheo hướng tích cực hóa hoạt động học, rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, khả năng tự học, khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề của kiến thức khoa học quy định trong bài học và những vấn đề liên quan đến cuộc sống. Có hệ thống câu hỏi gợi mở tốt. + Trình bày giáo án phải khoa học, sạch đẹp, rõ ràng có giá trị thiết thực khi lên lớp. - Sổ điểm: + Cho điểm đầy đủ, đúng quy chế, không cắt dán. + Cho điểm, cộng điểm chính xác; sổ điểm cá nhân và sổ điểm lớn trùng nhau, sửa điểm đúng quy chế. + Thường xuyên cập nhật điểm vào sổ điểm lớn. - Sổ kế hoạch tuần: (Lịch báo giảng) + Lên lịch báo giảng đầy đủ, đúng quy định. + Đúng PPCT, đúng với sổ ghi đầu bài trên lớp. + Trình bày khoa học, sạch đẹp không tẩy xóa, rõ ràng có giá trị thiết thực khi lên lớp; dễ kiểm tra và theo dõi. - Sổ dự giờ: + Đủ số lượng dự giờ theo chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. + Ghi chép rõ ràng nội dung kiến thức những vấn đề cần trao đổi rút kinh nghiệm. + Có ghi nhận xét ưu – khuyết điểm từng phần và cả bài; có đánh giá xếp loại. - Sổ chủ nhiệm: (nếu có chủ nhiệm) + Có đầy đủ, cụ thể kế hoảch chủ nhiệm năm, tháng, tuần, cơ cấu tổ chức lớp, lý lịch học sinh, đề ra biện pháp duy trì sĩ số, xóa yếu học sinh có hiệu quả. + Sắp xếp các nội dung trên khoa học dễ tìm hiểu, đối chiếu. + Có theo dõi học sinh từ đầu năm, cuối học kỳ và những trường hợp cá biệt, theo dõi sự tiến bộ của từng em. 2.1.3. Việc kiểm tra, đánh giá, chấm chữa bài: - Đề kiểm tra chuẩn xác, phù hợp với yêu cầu chương trình, vừa sức học sinh, đánh giá đúng trình độ học sinh. - Đủ số bài kiểm tra theo quy định. - Chấm chữa bài chu đáo, trả đúng hạn. - Cho điểm chính xác công bằng, cập nhật điểm kịp thời, đầy đủ, rõ ràng. 2.1.4. Tham gia sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng thường xuyên, phụ đạo học sinh yếu, phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi: - Tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ, đóng vai trò chủ động, tích cực, phát huy SKKN và GPHI. - Tự bồi dưỡng thường xuyên, phấn đấu đạt chuẩn, tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn. - Tích cực phụ đạo học sinh yếu kém, theo lịch phân công của nhà trường. 2.2. Chỉ tiêu: - 100% giáo viên không vi phạm QCCM. - 80% trở lên số giáo án có chất lượng đối với từng giáo viên. - 100% giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng thường xuyên. 2.3. Giải pháp: - Triển khai đến từng giáo viên kế hoạch dạy học, phân phối chương trình THCS và hướng dẫn chuyên môn THCS năm 2009 – 2010 - Triển khai đầy đủ các nội dung về việc thực hiện QCCM - Triển khai quy chế 40/2006/QĐ-BGDĐT và quyết định số 51/2008/ QĐ- BGDĐT về việc đánh giá, xếp loại học sinh. - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. - Tích cực phụ đạo học sinh yếu đặc biệt ở 3 bộ môn Văn – Toán - Anh, kịp thời phát hiện học sinh có năng lực tạo nguồn bồi dưỡng học sinh giỏi cho năm học sau. - Kịp thời phát hiện và sửa chữa những sai phạm về QCCM; nghiêm khắc xử lý các giáo viên vi phạm QCCM. 3. Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: 3.1. Nhiệm vụ: - Xây dựng đội ngũ chuẩn về trình độ đào tạo, vững về chuyen môn – nghiệp vụ, chuẩn về đạo đức nhà giáo. - Chú trọng nâng cao chất lượng soạn giáng, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi cấp cơ sở và hướng dẫn giáo viên tập sự. - Nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng, tự làm đồ dùng dạy học. 3.2. Chỉ tiêu: - 100% giáo viên được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Phấn đấu đạt từ 03 giáo viên giỏi cấp cơ sở. - Không có giáo viên xếp loại yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ. 3.3. Giải pháp: - Tăng cường giám sát, chỉ đạo của bộ phận chuyên môn trong việc thực hiện QCCM. - Kịp thời giúp đỡ mọi vướng mắc khó khăn của giáo viên, tạo môi trường làm việc thân thiện, lành mạnh cho giáo viên làm việc. - Thực hiện tốt kế hoạch thanh tra nội bộ đơn vị. - Đánh giá tay nhgề giáo viên định kỳ, tăng cường công tác dự giờ, góp ý, rút kinh nghiệm, đặc biệt góp ý về việc soạn giáo án, tiết dạy đối với giáo viên mới. - Nghiêm khắc xử lý những trường hợp vi phạm QCCM, quy chế làm việc, đạo đức nhà giáo; nghiêm túc thực hiện chỉ thị 40/CP-TW. - Động viên kịp thời những giáo viên lập thành tích xuất sắc. - Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Phân công giúp đỡ giáo viên dự thi giáo viên giỏi cấp cơ sở, hướng dẫn giáo viên tập sự. - Động viên, khuyến khích giáo viên phấn đấu tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình dộ chuyên môn nghiệp vụ, tự làm đồ dùng dạy học nâng cao chất lượng các tiết dạy. 4. Nâng cao chất lượng giáo dục: 4.1. Nhiệm vụ trọng tâm: - Duy trì tốt sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng các bộ môn văn hóa trong đó chú trọng các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng anh. - Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. 4.2. Chỉ tiêu: - Duy trì sĩ số: 95%. - Học sinh lên lớp thẳng 83%, lên lớp sau thi lại 96%. + Hạnh kiểm: Tốt: 62%; Khá: 36%; TB: 2%. + Học lực: Giỏi 2%; Khá 19%; Trung bình 67%; Yếu 12%. 4.3. Giải pháp: - Thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh - Phân công từng giáo viên dạy phụ đạo, hướng dẫn học sinh học bài. - Tăng cường vai trò của giáo viên để giáo dục đạo đức, hướng nghiệp, lao động sản xuất cho học sinh. - Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy sát đối tượng; coi việc sử dụng đồ dùng dạy học là nguyên tắc bắt buộc, toàn trường có tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, mỗi giáo viên thực hiện. - Tăng cường giáo dục thể chất, giáo dục nghề cho học sinh; kết hợp với trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Đam Rông để giáo dục nghề truyền thống cho học sinh. - Thường xuyên dự giờ, rút kinh nghiệm, thảo luận những nội dung khó đạt trong chương trình. - Tạo sự chuyển biến về nội dung, về đổi mới phương pháp giảng dạy Văn, Sử, Địa ở 3 khâu: cách dạy, cách kiểm tra và gắn với thực tiễn địa phương. - Tiếp tục áp dụng các phương pháp trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận trong kiểm tra, đánh giá. - Nâng cao vai trò của tổ chuyên môn trong quản lý và tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng. - Đầu tư nghiên cứu các chuyên đề nâng cao chất lượng các bộ môn văn hóa. 5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các bộ môn văn hóa 5.1. Nhiệm vụ trọng tâm: - Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy. 5.2. Chỉ tiêu: - Mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 01 tiết có sử dụng giáo án điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong 1 tháng. - 100% giáo viên có chứng chỉ tin học A, hoặc chứng chỉ Intel. - 100% giáo viên có tiết ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. 5.3. Giải pháp: - Cử 1 giáo viên phụ trách ứng dụng công nghệ thông tin. - Tất cả giáo viên chưa có bằng tin A phải đi học tin A, xem đây là một tiêu chí đánh giá giáo viên. - Kết nối Internet, khai thác và sử dụng tốt Internet vào dạy học và quản lý. - Khuyến khích giáo viên soạn bài bằng máy vi tính; soạn giáo án điện tử; ưu tiên tổ chức các chuyên đề có ứng dụng công nghệ thông tin. 6. Tổ chức các chuyên đề - thao giảng: 6.1. Nhiệm vụ trọng tâm: - Tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn. - Tổ chức các chuyên đề có ứng dụng công nghệ thông tin. - Tổ chức thao giảng chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3. 6.2. Chỉ tiêu: - Tổ chức 1 chuyên đề cấp huyện, 3 chuyên đề cấp trường. - Mỗi giáo viên thực hiện 02 tiết thao giảng chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3. 6.3. Giải pháp: - Giao cho TTCM hướng dẫn, giúp đỡ các giáo viên xây dựng chuyên đề cấp huyện, cấp cơ sở có sự phê duyệt của lãnh đạo nhà trường. 7. Công tác thanh kiểm tra: 7.1. Nhiệm vụ trọng tâm: - Kiểm tra toàn diện: kiểm tra hồ sơ, giáo án; dự giờ; việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, việc đổi mới phương pháp giáng dạy; công tác chủ nhiệm; thực hiện QCCM. - Kiểm tra chuyên đề và kiểm tra đột xuất: Kiểm tra giáo án; dự giờ;kiểm tra việc thực hiện quy chế đánh giá xếp loại học sinh; kiểm tra việc sử dụng ĐDDH;… 7.2. Chỉ tiêu: - Kiểm tra toàn diện mỗi tổ 02 giáo viên. - Kiểm tra chuyên đề và đột xuất mỗi tổ từ 2 đến 3 giáo viên. - Kiểm tra hồ sơ tổ chuyên môn 02 lượt - Kiểm tra hồ sơ giáo viên 01 lượt trên 1 giáo viên. 7.3. Giải pháp: - Thực hiện theo kế hoạch thanh kiểm tra nội bộ của nhà trường. HIỆU TRƯỞNG KÝ DUYỆT THỰC HIỆN HÀ CÔNG TRINH . chống tiêu cực và kh c phục bệnh thành tích trong giáo dục; cuộc vận động ‘Hai Kh ng” với bốn nội dung: “Nói kh ng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói kh ng với vi. hướng tích cực hóa hoạt động học, rèn luyện kh năng tư duy sáng tạo, kh năng tự học, kh năng phát hiện, giải quyết những vấn đề của kiến thức khoa học quy định trong bài học và những vấn. hỏi gợi mở tốt. + Trình bày giáo án phải khoa học, sạch đẹp, rõ ràng có giá trị thiết thực khi lên lớp. - Sổ điểm: + Cho điểm đầy đủ, đúng quy chế, kh ng cắt dán. + Cho điểm, cộng điểm chính

Ngày đăng: 02/07/2014, 17:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan