1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI TẬP ÔN TẬP CHẤT KHÍ

2 1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

BÀI TẬP ÔN TẬP CHẤT KHÍ Bài 1: a. Nén khối khí đẳng nhiệt từ thể tích 50 lít đến thể tích 12,5 lít thì áp suất của khối khí thay đổi như thế nào? b. Một lượng khí xác định có thể tích 4m 3 và áp suất 1atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 7atm. Tính thể tích khí nén. Bài 2: a. Người ta điều chế khí hiđro và chứa vào một bình lớn dưới áp suất 2atm. Tính thể tích khí phải lấy từ bình lớn ra để nạp vào một bình nhỏ có thể tích 20 lít dưới áp suất 30atm. Coi nhiệt độ không thay đổi. b. Một bình kín chứa khí Ôxi ở nhiệt độ 20 0 C và áp suất 10 5 Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 40 0 C thì áp suất trong bình là bao nhiêu? Bài 3: a. Một săm xe máy được bơm căng không khí ở nhiệt độ 27 0 C và áp suất 2,5atm. Hỏi săm có bị nổ không khi để ngoài nắng có nhiệt độ 47 0 C? Coi sự tăng thể tích của săm là không đáng kể và biết săm chịu được áp suất tối đa là 2,8atm. b. Một bình thuỷ tinh kín chịu nhiệt chứa không khí ở điều kiện chuẩn. Nung nóng bình đến 327 0 C. Áp suất khí trong bình là bao nhiêu? Coi sự nở vì nhiệt của bình là không đáng kể. c. Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 17 0 C và dưới áp suất 1,3at. Khi đèn cháy sáng, áp suất khí trong đèn là 2,3at. Coi thể tích đèn là không đổi. Tính nhiệt độ trong đèn khi cháy sáng . Bài 4: a. Khi đun nóng đẳng tích một khối khí tăng thêm 7 0 C thì áp suất tăng thêm 1/240 so với áp suất ban đầu. Tính nhiệt độ ban đầu của khối khí. b. Van an toàn của một nồi áp suất sẽ mở khi áp suất trong nồi 16 atm. Ở 37 0 C, hơi trong nồi áp suất 2 atm. Hỏi ở nhiệt độ nào thì van an toàn sẽ mở? Bài 5: a. Một bình kín chứa khí ở áp suất 250 kPa và nhiệt độ 27 o C. Làm nóng bình đến 87 o C. Tính áp suất p của khí trong bình ở 87 o C. Coi thể tích của bình là không đổi. b. Một chiếc lốp ô tô chứa không khí có áp suất 10atm và ở nhiệt độ 7 0 C. Khi xe chạy nhanh nhiệt độ lốp xe tăng lên tới 57 0 C. Tính áp suất không khí trong lốp xe lúc này. Coi thể tích của lốp xe là không đổi. Bài 6: a. Một lượng khí đựng trong một xi lanh được đậy kín bởi một pittông, pittông chuyển động tự do được. Lúc đầu lượng khí có nhiệt độ là 20 0 C thì đo được thể tích khí là 12 lít. Đưa xi lanh đến nơi có nhiệt độ là 70 0 C, khí nở ra đẩy pittông đi lên. Thể tích của lương khí trong xi lanh lúc đó là bao nhiêu? Coi áp suất của khí là không đổi. b. Một khối khí được đem dãn nở đẳng áp từ nhiệt độ 16 0 C đến 227 0 C thì thể tích khối khí tăng thêm 1,7lít. Tính thể tích khối khí trước và sau khi dãn nở. Bài 7: Bơm không khí ở áp suất P 1 = 0,5at vào một quả bóng bóng cao su, mỗi lần nén pittông thì đẩy được 250cm 3 . Nếu nén 100 lần thì áp suất khí trong bóng là bao nhiêu? Biết dung tích bóng lúc đó là 6lít. Cho rằng trước khi bơm 1 trong quả bóng không có không khí và khi bơm nhiệt độ không đổi Bài 8: Một bánh xe được bơm vào lúc sáng sớm khi nhiệt độ không khí xung quanh là 17 o C. Hỏi áp suất khí trong ruột bánh xe tăng thêm bao nhiêu phần trăm vào giữa trưa, lúc nhiệt độ lên đến 37 o C. Coi thể tích xăm không thay đổi. Bài 9: Chât khí trong xy lanh của một động cơ nhiệt có áp suât 3,5atm và nhiệt độ là 87 0 C. a. Khi thể tích không đổi, nhiệt độ giảm còn 7 0 C thì áp suất trong xy lanh là bao nhiêu? b. Khi nhiệt độ trong xy lanh không thay đổi, muốn tăng áp suất lên 7atm thì thể tích thay đổi thế nào? c. Nếu nén, thể tích khí giảm 4 lần. Áp suất tăng lên đến 6 atm thì nhiệt độ lúc đó bằng bao nhiêu? Bài 10: a. Trong xy lanh của một động cơ đốt trong hỗn hợp khí ở áp suất 2atm, nhiệt độ 57 0 C có thể tích 80dm 3 . Tính nhiệt độ của khí sau khi nén? Biết thể tích sau khi nén là 10dm 3 , áp suất 15atm b. Pittông của một máy nén, sau mỗi lần nén đưa được 2,5 lít khí ở nhiệt độ 37 0 C và áp suất 2 atm vào bình chứa khí có thể tích 4m 3 . Tính nhiệt độ khí trong bình khi pittông thực hiện dược 2000 lần nén. Biết áp suất lúc đó là 2,6 atm. Bài 11: a. Áp suất khí trong xy lanh của một động cơ vào cuối kỳ nén là bao nhiêu? Biết trong quá trình nén, nhiệt độ tăng từ 40 0 C đến 450 0 C ; thể tích giảm từ 0,8 lít đến 0,2 lít. Áp suất ban đầu là 2.10 4 N/m 2 b. Một lượng khí ở áp suât 2atm, nhiệt độ 17 0 C chiếm thể tích 7 lít. Biến đổi đẳng tích tới nhiệt độ 227 0 C , rồi sau đó, biến đổi đẳng áp lượng khí này, biết nhiệt độ trong quá trình đ ẳng áp tăng 127 0 C Tìm áp suất và thể tích khí sau khi biến đổi. Bài 12: Một bình bằng thép có dung tích 60 lít chứa khí Hiđrô ở áp suất 6Mpa và nhiệt độ 17 0 C. Dùng bình này bơm sang bình sắt, sau khi bơm hai bình có áp suất 3MPa, nhiệt độ 27 0 C. a. Tính thể tích bình sắt. b. Muốn áp suất trong bình sắt là 7MPa thì bình sắt phải có nhiệt độ là bao nhiêu ? Bài 13: Trước khi nén hỗn hợp khí trong xylanh có nhiệt độ 37 0 C. Sau khi nén áp suất tăng 16 lần, thể tích giảm 6 lần. Hỏi nhiệt độ sau khi nén là bao nhiêu 0 C Bài 14: Có 100g khí Oxy ở nhiệt độ 27 0 C được đun nóng đẳng tích để áp suất tăng gấp ba. Tính : a. Nhiệt độ khí sau khi đun. b. Nhiệt lượng truyền cho khí, biết nhiệt dung riêng đẳng tích của Oxy là 0,913J/g. 0 C Bài 15: Áp suất khí trơ trong bóng đèn thay đổi như thế nào khi đèn sáng. Biết nhiệt độ khi đèn sáng là 420 0 C, khi đèn tắt là 28 0 C. Bài 16: Bơm không khí có áp suất 05atm vào một quả bóng da, mỗi lần bơm ta đưa được 100cm 3 không khí vào quả bóng. Sau khi bơm 36 lần áp suất trong quả bóng là bao nhiêu ? Biết thể tích của bóng là 2,5 lít. Coi nhiệt độ là không đổi. HẾT- CHÚC CÁC EM HỌC TỐT 2 . BÀI TẬP ÔN TẬP CHẤT KHÍ Bài 1: a. Nén khối khí đẳng nhiệt từ thể tích 50 lít đến thể tích 12,5 lít thì áp suất của khối khí thay đổi như thế nào? b. Một lượng khí xác định có. 1 trong quả bóng không có không khí và khi bơm nhiệt độ không đổi Bài 8: Một bánh xe được bơm vào lúc sáng sớm khi nhiệt độ không khí xung quanh là 17 o C. Hỏi áp suất khí trong ruột bánh xe. 57 0 C. Tính áp suất không khí trong lốp xe lúc này. Coi thể tích của lốp xe là không đổi. Bài 6: a. Một lượng khí đựng trong một xi lanh được đậy kín bởi một pittông, pittông chuyển động tự do

Ngày đăng: 02/07/2014, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w