1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt

53 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1 – LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU1.1 Một số khái niệm liên quan đến giá đất 1.1.1 Định nghĩa về đất đai Có rất nhiều định nghĩa về đất đai như sau: Theo FAO 1995, Các chức năng của đất đai đ

Trang 1

Cần Thơ - 2010

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN

NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lớp: QLĐĐ K32

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 – LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

1.1 Một số khái niệm liên quan đến giá đất 2

1.1.1 Định nghĩa về đất đai 2

1.1.2 Khái niệm và vai trò của thị trường nhà đất 3

1.1.3 Giá đất 4

1.1.4 Nguyên tắc xác định giá đất 4

1.1.5 Phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất 5

1.2 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS) 9

1.2.1 Khái niệm về GIS 9

1.2.2 Các thành phần của GIS 9

1.2.3 Các khả năng của GIS 10

1.2.4 Một số ứng dụng của GIS 12

1.3 Giới thiệu về MapInfo 12

1.3.1 Sơ lược về MapInfo 12

1.3.2 Tổ chức thông tin bản đồ trong MapInfo 12

1.3.3 Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng 13

1.3.4 Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ 13

1.4 Tổng quan về MapBasic 14

1.4.1 Giới thiệu về MapBasic 14

1.4.2 Các khả năng của MapBasic 14

1.4.3 Các kiểu dữ liệu trong MapBasic 15

1.4.4 Một số ứng dụng của MapBasic 15

1.5 Đặc điểm vùng nghiên cứu 17

1.5.1 Vị trí địa lý quận Ninh Kiều 17

1.5.2 Đặc điểm kinh tế xã hội quận Ninh Kiều 17

CHƯƠNG 2 – PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 19

2.1 Phương pháp 19

2.1.1 Cách thức thực hiện 19

2.1.2 Các bước thực hiện 19

2.2 Phương tiện 20

CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ THẢO LUẬN 21

Trang 3

3.1 Kết quả thu thập số liệu 21

3.2 Xây dựng dữ liệu hình học 21

3.2.1 Chuyển đổi bản đồ 21

3.2.2 Xây dựng bản đồ giai thửa 21

3.2.3 Xây dựng bản đồ phân vùng giá 22

3.3 Xây dựng cấu trúc dữ liệu phi hình học 24

3.4 Xây dựng chương trình quản lý giá đất 27

3.4.1 Xem giá đất 28

3.4.2 Tìm kiếm thửa đất theo giá hoặc diện tích 30

3.4.3 Thống kê và so sánh giá 31

3.4.4 Cập nhật giá 34

CHƯƠNG 4 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39

4.1 Kết luận 39

4.2 Kiến nghị 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 PHỤ CHƯƠNG

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

o0o XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp ngành Quản Lý Đất Đai với đề tài: “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý quản lý giá đất phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” Do sinh viên: Lê Thanh Khả, MSSV: 4062062 thực hiên từ 08/2009 đến 11/2009 Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:

Cần Thơ , ngày tháng năm 2010

Cán bộ hướng dẫn

Trang 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

o0o XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI Xác nhận đề tài: “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý quản lý giá đất phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” Do sinh viên: Lê Thanh Khả - Lớp Quản Lý Đất Đai K32- Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ ngày 08/2009 đến 11/2009, tại Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ Ý kiến của Bộ Môn:

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010

Trưởng bộ môn

Trang 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

o0o NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài: “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý quản lý giá đất phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” Do sinh viên Lê Thanh Khả, MSSV: 4062062 thực hiện và bảo vệ trước hội đồng, ngày… tháng năm 2010 Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức:…………

Ý kiến của hội đồng:

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010 Chủ tịch hội đồng

Trang 7

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Họ và tên: Lê Thanh Khả

MSSV: 4062062

Lớp: Quản Lý Đất Đai khóa 32

Sinh ngày 24 tháng 03 năm 1987

Tại: Đầm Dơi – Cà Mau

Quê quán: Đầm Dơi – Cà Mau

Là con của ông, bà:

Họ tên cha: Lê Thanh Tâm

Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Thắm

Quá trình học tập:

Năm 2005 tốt nghiệp trường PTTH Chuyên Phan Ngọc Hiển – TP Cà MauVào trường Đại Học Cần Thơ năm 2006, học ngành Quản Lý Đất Đai thuộckhoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

Trang 8

Thầy Võ Quang Minh, Thầy Trương Chí Quang, Cô Trần Thị Ngọc Trinh đãtrực tiếp hướng dẫn đóng góp ý kiến quý báu và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho emhoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Cô Nguyễn Thị Song Bình, Thầy Võ Quốc Tuấn, Thầy Châu Minh Khôi các cốvấn học tập đã giúp đỡ và hướng dẫn trong suốt quá trình học tập và rèn luyện ởtrường

Sở Tài Nguyên & Môi Trường, và tất cả các bạn sinh viên ngành quản lý đất đai

đã hỗ trợ về mặt dữ liệu giúp em hòan thành bài luận văn này

Chân thành cảm ơn tập thể lớp Quản Lý Đất Đai K32 đã nhiệt tình động viên,giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nhất là trong thời gian làm luận văn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và phân tíchtrong đề tài là trung thực, không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, ngày 30 tháng 11 năm 2009

Lê Thanh Khả

Trang 10

Đề tài: “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý quản lý giá đất phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” nhằm mục đích ứng dụng phần mền MapInfo để

xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu hình học và phi hình học của các thông tin về thửa đất

để quản lý một cách chính xác, đảm bảo cho việc quản lý, truy xuất, cập nhật thông tinnhanh chóng Ngoài ra đề tài còn ứng dụng ngôn ngữ lập trình MapBasic xây dựngchương trình có thể cập nhật, chỉnh sửa, truy xuất một cách nhanh chóng thông quacác chức năng mới

Xây dựng chương trình quản lý giá đất bằng MapBasic giúp cho người sử dụng thuậntiện cho việc cập nhật thống kê và tìm thông tin Chương trình này cung cấp cho người

sử dụng cũng như nhà quản lý những thông tin về hiện trạng, giá đất của một thửađất

Qua kết quả thực hiện cho thấy việc ứng dụng phần mềm MapInfo và chương trìnhquản lý bằng MapBasic để quản lý giá đất có thể thay thế cho các biện pháp thôngthường như biểu bảng thủ công trước đây, hay các phần mềm khác như Excel tiết kiệmđược thời gian, chi phí thực hiện, đảm bảo được chính xác rõ ràng hơn

Trang 11

DANH SÁCH HÌNH

2.1 Sơ đồ các bước thực hiện 193.1 Bản đồ giai thửa phường An Hòa 223.2 Bản đồ phân vùng giá phường An Hòa 233.3 Mô hình liên kết giữa các bảng dữ liệu 243.4 Liên kết dữ liệu hình học và phi hình học 263.5 Giao diện chính của chương trình quản lý giá đấ 273.6 Lưu đồ tổng quát công việc thực hiện của chương trình 283.7 Hộp thoại xem giá đất của thửa 283.8 Lưu đồ xem giá đất của thửa 293.9 Kết quả xem thông tin thửa 293.10 Hộp thoại tìm thửa 303.11 Lưu đồ tìm thửa 303.12 Kết quả tìm thửa 313.13 Hộp thoại truy xuất giá 313.14 Lưu đồ truy xuất giá 323.15 Kết quả truy xuất giá 323.16 Kết quả thống kê thửa 333.17 Kết quả so sánh giá 333.18 Menu cập nhật giá 343.19 Hộp thoại cập nhật giá từng thửa 343.20 Lưu đồ cập nhật giá từng thửa 343.21 Kết quả cập nhật giá từng thửa 353.22 Hộp thoại cập nhật giá Nhà nước 353.23 Lưu đồ cập nhật giá Nhà nước 363.24 Kết quả cập nhật giá nhà nước 363.25 Hộp thoại cập nhật giá thị trường 373.26 Lưu đồ cập nhật giá thị trường 373.27 Kết quả cập nhật giá thị trường 38

Trang 12

DANH SÁCH BẢNG

1.1 Các kiểu dữ liệu trong MapBasic 153.1 Giá đất theo tên đường và vị trí trên địa bàn phường An Hòa 233.2 Cấu trúc dữ liệu về thông tin thửa đất 253.3 Dữ liệu về vị trí 25

3.5 Các Module được viết trong chương trình 27

Trang 13

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

GIS Geographic Information System Hệ thống thông tin địa lý

FAO Food and Agriculture Organization Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp

Liên Hợp QuốcĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long

CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất

Trang 14

LỜI MỞ ĐẦU

Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của vùng đồngbằng Sông Cửu Long và là thành phố trực thuộc trung ương năm 2004, tốc độ pháttriển kinh tế xã hội cũng như cơ sở hạ tầng của thành phố Cần Thơ đang phát triểnmạnh mẽ và đang ngày càng khẳng định vị thế của mình Là trung tâm của thành phố,quận Ninh Kiều với những cơ sở hạ tầng khá là hoàn chỉnh, tuy nhiên thị trường nhàđất còn khá non trẻ không thể sánh vai cùng các thị trường đang phát triển mạnh như:

Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh…

Khi nền kinh tế phát triển đã kéo theo hàng loạt những thay đổi: cơ sở hạ tầng, môitrường, tâm lý của người dân và đặc biệt là giá đất ở đô thị Mặc dù hàng năm UBNDthành phố Cần Thơ đã ban hành khung giá các loại đất áp dụng cho toàn thành phốCần Thơ nhưng giá đất trên thị trường luôn biến động và cao hơn giá đã quy định.Nguyên nhân làm cho giá cả biến động là do hoạt động kinh doanh bất động sản còn

tự phát, thông tin về giá đất chưa đầy đủ,…Vì vậy có thể ứng dụng hệ thống thông tinđịa lý vào việc quản lý giá đất ở thành phố Cần Thơ nói chung và quận Ninh Kiều nóiriêng với các khả năng quản lý, tìm kiếm, cập nhật thông tin về giá đất nhanh chóng

- Theo dõi sự biến động giá đất ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

- Quản lý thông tin chi tiết về thửa đất

Trang 15

CHƯƠNG 1 – LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 Một số khái niệm liên quan đến giá đất

1.1.1 Định nghĩa về đất đai

Có rất nhiều định nghĩa về đất đai như sau:

Theo FAO (1995), Các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồncủa xã hội loài người được thể hiện qua các mặt sau: sản xuất, môi trường sự sống,điều chỉnh khí hậu, cân bằng sinh thái, tồn trữ và cung cấp nguồn nước, dự trữ(nguyên liệu khoáng sản trong lòng đất); không gian sự sống; bảo tồn, lịch sử; vậtmang sự sống; phân ly lãnh thổ

Theo Tổng cục Địa chính (1996), Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọingành sản xuất và hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động của con người,vừa là phương tiện lao động Như vậy, đất không phải là đối tượng của từng cá thể màchúng ta đang sử dụng coi là của mình, không chỉ thuộc về chúng ta Đất là điều kiệnvật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp nhau của loài người Vì vậy,trong sử dụng cần làm cho đất tốt hơn cho các thế hệ mai sau

Theo Lê Quang Trí (1998), Đất đai thường được định nghĩa như là: “Một thực thể tựnhiên dưới dạng đặc tính không gian và địa hình” thường được kết hợp với một giá trịkinh tế được diễn tả dưới dạng giá đất/ha khi chuyển quyền sử dụng đất Rộng hơn,quan điểm tổng hợp hay tổng thể cũng bao gồm luôn cả nguồn tài nguyên sinh vật môitrường và kinh tế xã hội của thực thể tự nhiên

Theo Lê Tấn Lợi (1999), “Đất đai là một diện tích khoanh vẽ của bề mặt trái đất, chứađựng tất cả các đặc trưng của sinh khí quyển ngay bên trên và bên dưới của lớp mặtnày, bao gồm khí hậu gần mặt đất, đất và dạng địa hình, nước mặt (bao gồm hồ cạn,sông, đầm trũng, đầm lầy), lớp trầm trích gần mặt và kết hợp với dự trữ nước ngầm,tập đoàn thực vật và động vật, mẫu hình định cư của con người và những kết hợp về

tự nhiên của những hoạt động của con người trong thời gian qua và hiện tại (làmruộng bậc thang, cấu trúc hệ thống trữ nước và thoát nước, đường sá, nhà cửa)”

Theo Bùi Quang Nhơn (2003), Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng không thể thaythế được cho một số ngành sản xuất đất nông nghiệp Đặc biệt đối với một nước cónguồn thu nhập chủ yếu là nông nghiệp như nước ta thì đất đai ngày càng có vai tròquan trọng hơn Đối với môi trường đất là chỗ dựa cho tất cả các hệ sinh thái, đất làmột trong những yếu tố quan trọng để điều hoà khí hậu bằng cách giữ nhiệt độ làmgiảm sức nóng thiêu đốt của mặt trời qua nhiều tầng đất của mình Đất còn là túi lọcchuyển nước bề mặt thành nước ngầm và chứa vô số khối nước mạch tinh khiết.Trong những điều kiện vật chất cần thiết để hoạt động sản xuất nhất định thì đất đai làđiều kiện tiên quyết là nền tảng tự nhiên của quá trình sản xuất Trong lịch sử hìnhthành và phát triển đất nước, đất gắn liền với sự ra đời và tồn tại của một quốc gia là

Trang 16

vấn đề lãnh thổ, vì ngoài ý nghĩa là cơ sở vật chất thì lãnh thổ còn có ý nghĩa đối vớiviệc tồn tại và duy trì một ranh giới quyền lực nhà nước trong một cộng đồng dân cưnhất định Do đó trong vai trò quản lý nhà nước về đất đai cần phải xác định được vaitrò và ý nghĩa của đất đai trong mối quan hệ sản xuất vật chất và phát triển kinh tế xãhội, có nhận thức đúng đắn về vai trò và ý nghĩa của đất đai thì chúng ta mới có cơ sở

để hình thành những quy định sử dụng đất đai một cách khoa học và có hiệu quả

1.1.2 Khái niệm và vai trò của thị trường nhà đất

a Khái niệm

Theo Lê Quang Trí (2001), Nhà đất là những bộ phận quan trọng của bất động sản Đểphân biệt loại tài sản trong quyền sở hữu, người ta chia tài sản thành hai loại: bất độngsản và động sản Thuật ngữ này đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng và hìnhthành nên luật bất động sản Ở nước ta luật dân sự ra đời năm 1985 đã chia tài sảnthành bất động sản và động sản dựa trên tính di dời Điều 181 Bộ luật dân sự đã xácđịnh khái niệm bất động sản và động sản như sau:

- Bất động sản: là các tài sản không di dời được bao gồm: đất đai, nhà ở, côngtrình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xâydựng đó, các tài sản gắn liền với đất đa, các tài sản do pháp luật qui định

- Động sản: là những tài sản không phải là bất động sản

Theo quy định của pháp luật thì tất cả các bất động sản đều phải được đăng ký nhằmđảm bảo việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Thịtrường nhà đất là một phần của thị trường bất động sản vì vậy nó gắn liền với sự rađời và phát triển của thị trường bất động sản

Trong các văn bản pháp luật của nhà nước Việt Nam đã qui định: “ Đất đai thuộc sởhữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý và nhà nước giao cho các tổ chức và cánhân sử dụng ổn định lâu dài” Các tổ chức nhà nước và cá nhân được nhà nước giaocho sử dụng dựa trên các quyền qui định cơ bản sau: quyền chuyển đổi,quyền chuyểnnhượng,quyền thừa kế,quyền cho thuê, quyền thế chấp và quyền góp vốn bằng giá trịquyền sử dụng đất để hợp tác kinh doanh Do vậy ở nước ta thực chất hàng hoá traođổi trên thị trường nhà đất là:quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở

b Vai trò của thị trường nhà đất

Theo Lê Quang Trí (2001):

- Thị trường nhà đất là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá sự phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước

- Thị trường nhà đất là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, xây dựng, mua bánnhà và mua bán quyền sử dụng đất

Trang 17

- Thị trường nhà đất thúc đẩy khoa học kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượngnhà ở bảo vệ và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất.

- Thị trường nhà đất góp phần đổi mới, thúc đẩy công tác quản lý đất đai, nhà ở,các công trình công cộng và các dịch vụ khác

- Thị trường nhà đất góp phần tăng cường quan hệ hợp pháp, nâng cao trình độ

xã hội trong sản xuất kinh doanh

1.1.3 Giá đất

Tổng cục quản lý đất đai (2009), Giá đất được hiểu là sự ước tính về giá trị của quyền

sử dụng đất bằng hình thái tiền tệ đối với một thửa đất (khu đất) cụ thể cho một mụcđích sử dụng đã được xác định, tại một thời điểm xác định

Giá của đất tuỳ theo giá trị của đất bao gồm: Loại đất, hạng đất, quan hệ cung cầu vềđất Tuỳ vào chiến lược phát triển kinh tế của khu vực đất, tuỳ lợi ích kinh tế của xãhội và người sử dụng đất cũng như tuỳ thuộc yêu cầu quản lý đất đai mà hình thành.Như vậy giá đất được hình thành là kết quả của sự tác động qua lại của nhiều yếu tốmột cách hợp lý và tuân thủ theo một số luật lệ nhất định

Thông thường thì đất được hình thành ở hai loại giá: giá theo quy định của Nhà nước

và giá theo nhu cầu và tâm lý của người mua Giá do Nhà nước quy định nằm trongkhung giá chung của cả nước, loại giá này dựa trên cơ sở phân hạng định giá trị củađất dựa vào các yếu tố đã quy định và tuỳ thuộc vào từng vùng, khu vực cũng nhưđiều kiện cụ thể của từng địa phương mà hình thành Dựa trên cơ sở này Nhà nướcquy định mức thuế cho người sử dụng đất Giá thứ hai thường dựa vào nhu cầu và tâm

lý của người mua bán hay sang nhượng, là loại giá không ổn định, không có cơ sởvững chắc về mặt phân hạng cũng như pháp lý mà chủ yếu dựa vào sự quyết đoán,vào thị hiếu hay sở thích và tâm lý của người sử dụng, loại giá này thông thường cũngdựa trên cơ sở khung giá quy định của Nhà nước mà hình thành nhưng ở mức cao haythấp hơn, thường bằng giá Nhà nước cộng sự chênh lệch do nhu cầu và tâm lý củangười mua và người bán

1.1.4 Nguyên tắc xác định giá đất

Theo Đặng Như Hiển (2005), Giá đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất donhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất giáđất được hình thành trong 03 trường hợp sau:

+ Do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương qui định giá

+ Do đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất

+ Do người sử dụng đất thoả thuận về giá đất với những người có liên quan khithực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; gópvốn bằng quyền sử dụng đất

Trang 18

Một trong những khác biệt cơ bản giữa luật đất đai hiện hành so với luật đất đai 1993

đó là sử dụng giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường là mộttrong những nguyên tắc để xác định giá đất Theo quy định tại khoản 1 điều 56 luậtđất đai thì giá đất được xác định theo 3 nguyên tắc sau:

+ Sát giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điềukiện bình thường; khi có chênh lệch lớn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đấtthực tế trên thị trường thì phải điều chỉnh cho phù hợp

+ Các thửa đất liền kề nhau, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạtầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quihoạch thì mức giá như nhau

+ Đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, có điềukiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mụcđích sử dụng theo qui hoạch thì mức giá như nhau

1.1.5 Phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất

Để tính giá cho các loại đất ta căn cứ vào Quy Định về mức giá các loại đất củaUBND thành phố Cần Thơ vào ngày 01 tháng 01 hàng năm Theo quy định của LuậtĐất Đai 2003, hàng năm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải ban hành giácác loại đất, để làm cơ sở cho việc quản lý giá đất ta căn cứ vào Quyết Định số103/2008/QĐ-UBND của UBND thành phố Cần Thơ ban hành ngày 26 tháng 12 năm

2008 về việc ban hành Quy định mức giá các loại đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ.Giá đất được xác định tuỳ thuộc vào loại đất và vị trí thửa đất, cụ thể như sau:

Trang 19

+ Vị trí 2, 3, 4: các vị trí tiếp sau đó theo thứ tự từ thứ 2, 3, 4 trở đi cókhoảng cách xa hơn và giao thông ít thuận tiện hơn.

 Đất phi nông nghiệp

Mỗi loại đường chia ra làm 4 vị trí:

Vị trí 1: áp dụng đối với đất liền cạnh đường phố (mặt tiền), giá đất bằng100% giá đất đoạn đường đó

Vị trí 2: áp dụng đối với đất ở trong hẻm của đường phố có điều kiện sinhhoạt thuận lợi (xe ô tô hoặc xe ba bánh vào tận nơi) Danh sách giá đất các hẻm thuộc

vị trí 2 của các đường trong phạm vi thành phố Cần Thơ (đính kèm phụ lục)

Vị trí 3: áp dụng đối với đất ở trong hẻm của đường phố có điều kiện giaothông kém hơn vị trí 2 nhưng lưu thông ra được trục đường đã có giá (vị trí 1) Giá đấtbằng 20% giá đất vị trí 1 của cùng đoạn đường đó

Vị trí 4: áp dụng đối với đất ở trong hẻm của hẻm vị trí 2, hẻm vị trí 3 Giáđất bằng 15% giá đất vị trí 1 của cùng đoạn đường

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: Được xác định bằng bảng giá đất cụthể, phương pháp xác định vị trí, thâm hậu theo nguyên tắc xác định giá đất quy địnhtại khoản 1 quy định này

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan và đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụngvào mục đích quốc phòng, an ninh; đất tôn giáo, tín ngưỡng (bao gồm đất do các cơ

sở tôn giáo sử dụng, đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ);đất phi nông nghiệp khác (bao gồm đất xây dựng nhà bảo tàng, nhà bảo tồn, nhà trưngbày tác phẩm nghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hóa nghệ thuật), được xác định theo giáđất ở liền kề hoặc giá đất ở tại vùng lân cận gần nhất

+ Đối với đất sử dụng vào các mục đích công cộng theo quy định tại điểm b khoản

5 Điều 6 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP và các loại đất phi nông nghiệp khác (bao

Trang 20

gồm đất cho các công trình xây dựng khác của tư nhân không nhằm mục đích kinhdoanh và không gắn liền với đất ở; đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động; đất

đô thị được sử dụng để xây dựng nhà phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thứctrồng trọt không trực tiếp trên đất; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi động vật đượcpháp luật cho phép; đất xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâmnghiệp, thủy sản; đất xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nôngsản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp) đượcxác định theo giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp liền kề hoặc giá đất sảnxuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại vùng lân cận gần nhất

+ Đối với đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, được xác định theo giá đất liền kề có giátrị cao nhất

+ Đối với đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng sử dụng vàomục đích nuôi trồng thủy sản thì áp dụng khung giá đất nuôi trồng thủy sản; sử dụngvào mục đích phi nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợpvới nuôi trồng khai thác thủy sản được xác định theo giá đất phi nông nghiệp liền kềhoặc giá đất phi nông nghiệp tại vùng lân cận gần nhất

b Một số quy định khi xác định giá đất trong đô thị

 Đối với đất ngay góc ngã ba, ngã tư giao lộ

Trường hợp thửa đất tiếp giáp từ 2 mặt tiền đường trở lên (đều thuộc vị trí 1)

- Phần trong thâm hậu 20m: giá đất được tính theo vị trí 1 của đoạn đường cómức giá cao nhất đối với thửa đất đó;

- Phần thâm hậu sau 20m: giá đất được xác định theo vị trí 1 của đoạn đường cònlại có mức giá thấp hơn đối với thửa đất đó

Trường hợp thửa đất tiếp giáp từ 2 mặt tiền trở lên (thuộc vị trí 2, 3, 4):

- Phần trong thâm hậu 20m: giá đất được tính theo vị trí có giá đất cao nhất đốivới thửa đất đó;

- Phần thâm hậu sau 20m: giá đất được xác định theo vị trí có giá đất thấp hơnđối với thửa đất đó

 Đất thâm hậu

- Thâm hậu đất ở tại đô thị: Đối với căn hộ có thửa đất mà chiều sâu (dài) lớnhơn 20m thì giá đất thâm hậu từ trên 20m trở đi được tính bằng 40% giá đất 20m đầu(vị trí 1) Phần thâm hậu đối với đất trong hẻm cũng được tính tương tự bằng 40% giáđất ở vị trí đó

- Đất thâm hậu của đất ở ngoài đô thị (vùng ven): được tính từ chân taluy quamỗi bên vào 50 mét (chân đường qua mỗi bên 1,5 mét), phần đất thâm hậu từ trên50m trở đi được tính bằng giá đất ở còn lại cùng khu vực

Trang 21

- Trường hợp thửa đất không tiếp giáp mặt tiền nhưng vẫn còn nằm trong thâmhậu 20m đối với đất đô thị vào 50m đối với đất ở ngoài đô thị (vùng ven) thì giá đấtđược xác định theo vị trí 3 hoặc 4 đối với đất ở đô thị và đất ở nông thôn đối với đất ởtiếp giáp các trục giao thông

- Đối với đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị nếu đất vịtrí 3, vị trí 4 có giá trị thấp hơn giá đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệptại nông thôn thì được tính bằng giá cao nhất của đất ở và đất sản xuất kinh doanh phinông nghiệp tại nông thôn của quận, huyện

c Một số trường hợp được áp dụng để tính bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất, tính tiền sử dụng đất

- Đất giáp ranh giữa các đoạn đường của một tuyến đường có giá khác nhau,được xác định từ giới hạn của đoạn đường có giá đất cao hơn đến đoạn đường có giáđất thấp hơn kéo dài khoảng cách 200m (từ đoạn đường có giá cao hơn được kéo dài100m giảm 10%; từ trên 100m đến 200m giảm thêm 10% nữa sau đó mới đến đoạn cógiá thấp hơn tiếp giáp 200m) Nếu giá đất giáp ranh trong phạm vi 200m sau khi giảm10% hoặc 20% mà thấp hơn giá đất quy định tại đoạn đường giáp ranh kế tiếp thì lấytheo giá đất của đoạn đường kế tiếp

- Trường hợp giới hạn phạm vi tại vị trí giáp ranh 100m hoặc 200m không nằmhết thửa thì giá đất được tính hết thửa đó theo giá đất của đoạn đường có giá đất caohơn

- Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư và đất vườn ao liền kề với đất ở trongkhu dân cư theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP khi Nhà nước thuhồi đất ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng loại còn được hỗtrợ theo quy định

d Quy định các đường trục chính và trục phụ tại các khu dân cư trên địa bàn thành phố Cần Thơ

- Trục đường chính: là trục đường có lòng đường từ 10 (mười) mét trở lên, kể cảdãy phân cách

- Trục đường phụ: là trục đường có lòng đường dưới 10 (mười) mét

Riêng đối với các khu dân cư trên địa bàn quận Cái Răng thuộc Khu đô thị Namsông Cần Thơ được quy định như sau:

- Trục đường chính A: là trục đường có lòng đường từ 10 (mười) mét trở lên, kể

cả dãy phân cách

- Trục đường chính B: là trục đường có lòng đường dưới 10 (mười) mét

Trang 22

1.2 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS)

1.2.1 Khái niệm về GIS

Từ các cách tiếp cận khác nhau nhiều nhà khoa học đã có những định nghĩa khác nhau

về GIS:

- GIS là một Hệ thống thông tin đặc biệt với cơ sở dữ liệu gồm những đối tượng,những hoạt động hay những sự kiện phân bố trong không gian được biểu diễn nhưnhững điểm, đường, vùng trong hệ thống máy tính Hệ thống thông tin địa lý xử lý,truy vấn dữ liệu theo điểm, đường, vùng phục vụ cho những hỏi đáp và phân tích đặcbiệt (Dueker, 1979)

- GIS là một kỹ thuật quản lý các thông tin dựa vào máy vi tính được sử dụngbởi con người vào mục đích lưu trữ, quản lý và xử lý các số liệu thuộc địa lý hoặckhông gian nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau (Võ Quang Minh, 2005)

1.2.2 Các thành phần của GIS

Theo Võ Quang Minh (2005), GIS gồm các thành phần:

a Trang thiết bị

Là các phần vật lý của máy tính, bao gồm các thiết bị xử lý và thiết bị ngoại vi

Thiết bị bao gồm máy vi tính, máy vẽ, máy in, bàn số hoá, thiết bị quét ảnh, cácphương tiện lưu trữ số liệu …

b Phần mềm

Là tập hợp các câu lệnh, chỉ thị nhằm điều khiển phần cứng của máy tính thực hiệnmột nhiệm vụ xác định, phần mềm hệ thống thông tin địa lý có thể là một hoặc tổ hợpcác phần mềm máy tính, phần mềm sử dụng trong kỹ thuật GIS phải bao gồm các tínhnăng:

Nhập và kiểm tra dữ liệu

Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu

Xuất dữ liệu

Biến đổi dữ liệu

Tương tác với người dùng

c Số liệu và dữ liệu địa lý

Có 2 dạng số liệu được sử dụng trong kỹ thuật GIS là cơ sở dữ liệu thông tin khônggian và thông tin thuộc tính

+ Cơ sở dữ liệu không gian: Là những mô tả hình ảnh bản đồ được số hoá theo

một khuôn dạng nhất định mà máy tính hiểu được Hệ thống thông tin địa lý dùng cơ

Trang 23

sở dữ liệu này để xuất ra các thiết bị ngoại vi khác như máy in, máy vẽ Có 2 loại sốliệu đó là số liệu Vector và số liệu Raster:

- Số liệu Vector: Được trình bày dưới dạng điểm, đường và vùng, mỗi dạng có

liên quan đến một số liệu thuộc tính được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu thuộc tính đượclưu trữ trong cơ sở dữ liệu

- Số liệu Raster: Được trình bày dưới dạng lưới ô vuông hay ô chữ nhật đều

nhau, giá trị được ấn định cho mỗi ô sẽ chỉ định giá trị của thuộc tính số liệu của ảnh

vệ tinh và số liệu của bản đồ được quét là số liệu Raster

+ Cơ sở dữ liệu thuộc tính: Là những thông tin về tính chất, đặc điểm và các

yếu tố nhận biết của đối tượng địa lý, bao gồm các biểu mẫu, các diễn giải về nhữngđặc tính khối lượng hay bản chất cử các mối liên quan những thông tin bản đồ với vịtrí đích thực của nó Các thông tin thuộc tính được lưu trữ, quản lý và trình bày trong

hệ thống thông tin địa lý dưới dạng số, các ký tự, ký hiệu hay biểu thức logic để mô tảcác thuộc tính thuộc về các thông tin địa lý

d Chuyên viên

Đây là một trong những hợp phần quan trọng của công nghệ GIS, đòi hỏi nhữngchuyên viên phải có kiến thức về các số liệu đang sử dụng và thông thạo về việc chọncác công cụ GIS để thực hiện các chức năng phân tích - xử lý các số liệu

e Chính sách và cách thức quản lý

Đây là một trong những hợp phần quan trọng để đảm bảo khả năng hoạt động của hệthống, là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển công nghệ GIS Hệ thốngGIS cần được điều hành bởi một bộ phận quản lý, bộ phận này phải được bổ nhiệm để

tổ chức hoạt động hệ thống GIS một cách có hiệu quả để phục vụ người sử dụngthông tin

1.2.3 Các khả năng của GIS

Theo Võ Quang Minh (2005), GIS có các khả năng sau:

a Khả năng chồng lấp các bản đồ

Việc chồng lấp các bản đồ trong kỹ thuật GIS là một khả năng ưu việt của GIS trongviệc phân tích các số liệu thuộc không gian, để có thể xây dựng thành một bản đồ mớimang các đặc tính hoàn toàn khác với bản đồ trước đây dựa vào kỹ thuật chồng lấpcác bản đồ mà ta có các phương pháp sau: cộng, nhân, trừ, chia, tính trung bình, hàm

số mũ, che, tổ hợp

b Khả năng phân loại thuộc tính

Một trong những điểm nổi bật trong tất cả các chương trình GIS trong việc phân tíchcác thuộc tính số liệu thuộc về không gian là khả năng của nó để phân loại các thuộctính nổi bật của bản đồ Nó là một quá trình nhằm chỉ ra một nhóm thuộc tính thuộc

Trang 24

về một cấp nhóm nào đó một lớp bản đồ mới được tạo ra mang một giá trị mới mà nóđược tạo thành dựa vào bản đồ trước đây

Việc phân loại bản đồ rất quan trọng vì nó cho ra các mẫu khác nhau một trongnhững điểm quan trọng trong GIS là giúp để nhận biết được các mẫu đó Đó là nhữngvùng thích nghi cho việc phát triển đô thị hoặc nông nghiệp mà hầu hết được chuyểnsang phát triển dân cư việc phân loại bản đồ có thể được thực hiện trên một hoặcnhiều bản đồ

c Khả năng phân tích

Tìm kiếm

Nếu dữ liệu được mã hoá trong hệ vector sử dụng cấu trúc lớp hoặc lớp phủ, thì

dữ liệu được nhóm lại với nhau sao cho có thể tìm kiếm một lớp nào đó một cách dễdàng

Trong GIS phương pháp này khó khăn khi mỗi một thành phần có nhiều thuộctính Một hệ lớp đơn giản yêu cầu dữ liệu đối với mỗi lớp phải được phân lớp trướckhi đưa vào

Vùng đệm

Là một vùng trong đó đường biên bên trong gọi là lõi còn đường biên bên ngoàigọi là vùng đệm Vùng đệm sử dụng nhiều thao tác phân tích và mô hình hoá khônggian

Nội suy

Trong tình huống thông tin cho ít điểm, đường hay vùng lựa chọn thì nội suy hayngoại suy phải sử dụng để có nhiều thông tin hơn Nghĩa là phải giải đoán giá trị haytập giá trị mới, phần này mô tả nội suy hướng điểm, có nghĩa một hay nhiều điểmtrong không gian được sử dụng để phát sinh giá trị mới cho giá trị khác nơi không đogiá trị trực tiếp được

Trong thực tế nội suy được áp dụng cho mô hình hoá bề mặt khi cần phải giảiđoán các giá trị mới cho bề mặt hai chiều trên cơ sở độ cao láng giềng

Trang 25

- Dữ liệu Raster: Tính diện tích của một ô, sau đó nhân diện tích này với sốlượng ô của bản đồ.

1.2.4 Một số ứng dụng của GIS

Theo Võ Quang Minh (2005), Ở nước ta kỹ thuật GIS thực tế đã được biết đếnkhoảng 7 đến 8 năm trở lại đây Ở ĐBSCL, công nghệ GIS được đưa vào sử dụng từchương trình cấp nhà nước trong đánh giá tài nguyên thiên nhiên vào năm 1986 từnăm 1991 sau khi các tỉnh thành lập sở địa chính để quản lý các thông tin thì côngnghệ GIS mới thật sự đưa vào sử dụng và thực hiện ở vài tỉnh, hiện nay được sử dụngthành công trong việc lưu trữ hồ sơ địa chính

Hoàng Văn Đôn (2006), Luận văn tốt nghiệp ngành quản lý đất đai “Ứng dụng GIS đểtheo dõi sự biến động của giá đất tại thành phố Cần Thơ” Đề tài xây dựng các ứngdụng trên Mapinfo bằng ngôn ngữ lập trình Mapbasic để theo dõi hiện trạng sử dụngđất của từng khu vực trên bản đồ hiện trạng, cho biết giá của thửa đất ở từng vị trí trênmột tuyến đường đã chọn, cập nhật giá tự động cho tất cả các bản đồ theo từng năm

đã chọn, tính tiền bồ thường thiệt hại về đất theo năm bất kỳ, cho phép người sử dụng

so sánh được giá của cùng một thửa đất theo 2 năm bất kỳ trên một tuyến đường Đềtài còn hạn chế chưa cập nhật giá tự động cho một vùng rộng lớn

Lê Minh Phương (2006), Luận văn tốt nghiệp ngành quản lý đất đai “Xây dựng tiệních hỗ trợ giải tỏa bồi hoàn tự động bằng ngôn ngữ MapBasic trên cơ sở dữ liệu củaMapInfo” Đề tài đã xây dựng được một tiện ích bằng ngôn ngữ MapBasic có thể sửdụng để hỗ trợ thực hiện việc tính toán giải tỏa bồi hoàn mà không cần phải lặp lạinhiều thao tác hoặc công đoạn trên phần mềm MapInfo như: chồng lắp bản đồ, xácđịnh đối tượng mục tiêu, tạo vùng đệm, cắt bản đồ, tính diện tích bị giải tỏa, tính tổngbồi hoàn

1.3 Giới thiệu về MapInfo

1.3.1 Sơ lược về MapInfo

Theo Phạm Trọng Mạnh (1999), Phần mềm Mapinfo là một công cụ khá công hiệu đểtạo ra và quản lý cơ sở dữ liệu địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân Sử dụng công

cụ Mapinfo có thể thực hiện xây dựng một hệ thống thông tin địa lý, phục vụ cho mụcđích nghiên cứu khoa học và sản xuất cho tất cả các tổ chức kinh tế xã hội của ngành

và của địa phương Ngoài ra Mapinfo là một phần mềm tương đối gọn nhẹ và dễ sửdụng, đặc biệt, dùng cho mục đích giảng dạy về GIS rất hiệu quả

1.3.2 Tổ chức thông tin bản đồ trong MapInfo

Theo Phạm Trọng Mạnh (1999), Các thông tin trong Mapinfo được tổ chức theo từngbảng, mỗi bảng là một tập hợp các file về thông tin đồ hoạ chứa các bảng ghi dữ liệu

mà hệ thống tạo ra Chỉ có thể truy cập vào các chức năng của phần mềm Mapinfo,Table mà trong đó có chứa các tập tin sau đây:

Trang 26

+ Tập tin tab chứa các thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu, đó là các file ở dạngvăieät nam bản mô tả khuôn dạng của file lưu trữ thông tin.

+ Tập tin dat chứa các thông tin nguyên thuỷ, phần mở rộng của thông tin này

có thể là *wks, dbf, xls, … nếu chúng ta làm việc với thông tin nguyên thuỷ là các sốliệu từ Lotus 1 2 3, dbase/foxbase và excel

+ Tập tin map bao gồm các thông tin mô tả các đối tượng địa lý

+ Tập tin id bao gồm các thông tin về sự liên kết các đối tượng với nhau

+ Tập tin ind chứa các thông tin về chỉ số đối tượng Tập tin này chỉ có khi trongcấu trúc của Table đã có ít nhất một trường dữ liệu đã được chọn làm chỉ số khoá(index) Thông qua các thông tin của file này chúng ta có thể thực hiện tìm kiếmthông tin thông qua một chỉ tiêu cho trước bằng chức năng file của Mapinfo

1.3.3 Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng

Theo Nguyễn Thế Thận (1999), Các thông tin bản đồ trong GIS thường được tổ chứcquản lý theo từng lớp đối tượng Mỗi Hệ thống thông tin địa lý Mỗi một lớp thông tinchỉ thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ tổng thể Lớp thông tin là một tập hợpcác đối tượng bản đồ thuần nhất, thể hiện và quản lý các đối địa lý trong không giantheo một chủ đề cụ thể, phục vụ một mục đích nhất định trong hệ thống Với các tổchức thông tin theo từng lớp đối tượng như vậy đã giúp cho phần mềm Mapinfo xâydựng thành các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ máy tính điều đó giúp chophần mềm Mapinfo xây dựng thành các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồmáy tính điều đó giúp chúng ta thêm vào mảnh bản đồ đã có các lớp thông tin mớihoặc xoá đi các lớp đối tượng khi không cần thiết

Các đối tượng bản đồ chính mà trên cơ sở đó Mapinfo sẽ quản lý, trừu tượng hoá cácđối tượng địa lý trong thế giới thực vật và thể hiện chúng thành các loại bản đồ khácnhau

+ Đối tượng vùng: Thể hiện các đối tượng khép kín hình học và bao phủ mộtvùng diện tích nhất định

+ Đối tượng điểm: Thể hiện vị trí cụ thể của đối tượng địa lý

+ Đối tượng đường: Thể hiện các đối tượng không gian khép kín hình học vàchạy dài theo một khoảng cách nhất định

+ Đối tượng chữ: Thể hiện các đối tượng không gian không phải là địa lý củabản đồ

1.3.4 Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ

Theo Phạm Trọng Mạnh (1999), một đặc điểm khác biệt của các thông tin trong GIS

so với các thông tin trong các hệ đồ hoạ trong các máy tính khác là sự liên kết chặtchẽ, không thể tách rời giữa các thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ Trong

Ngày đăng: 02/07/2014, 15:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình Tên hình Trang - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
nh Tên hình Trang (Trang 11)
Bảng Tên bảng Trang - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
ng Tên bảng Trang (Trang 12)
Hình 2.1: Sơ đồ các bước thực hiện - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Hình 2.1 Sơ đồ các bước thực hiện (Trang 32)
Hình 3.1: Bản đồ giai thửa phường An Hòa - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Hình 3.1 Bản đồ giai thửa phường An Hòa (Trang 35)
Bảng 3.1: Giá đất theo tên đường và vị trí trên địa bàn phường An Hòa - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Bảng 3.1 Giá đất theo tên đường và vị trí trên địa bàn phường An Hòa (Trang 36)
Hình 3.2: Bản đồ phân vùng giá phường An Hòa - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Hình 3.2 Bản đồ phân vùng giá phường An Hòa (Trang 36)
Hình 3.3: Mô hình liên kết giữa các bảng dữ  liệu - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Hình 3.3 Mô hình liên kết giữa các bảng dữ liệu (Trang 37)
Bảng 3.2: Cấu trúc dữ liệu về thông tin thửa đất - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Bảng 3.2 Cấu trúc dữ liệu về thông tin thửa đất (Trang 38)
Hình 3.4: Liên kết dữ liệu hình học và phi hình học - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Hình 3.4 Liên kết dữ liệu hình học và phi hình học (Trang 39)
Bảng 3.4: Dữ liệu về đường - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Bảng 3.4 Dữ liệu về đường (Trang 39)
Hình 3.5: Giao diện chính của chương trình quản lý giá đấtBắt đầu - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Hình 3.5 Giao diện chính của chương trình quản lý giá đấtBắt đầu (Trang 40)
Bảng 3.5: Các Module được viết trong chương trình - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Bảng 3.5 Các Module được viết trong chương trình (Trang 40)
Hình 3.7: Hộp thoại xem giá đất của thửaBắt đầu - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Hình 3.7 Hộp thoại xem giá đất của thửaBắt đầu (Trang 41)
Hình 3.9: Kết quả xem thông tin thửa - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Hình 3.9 Kết quả xem thông tin thửa (Trang 42)
Hình 3.11: Lưu đồ tìm thửaBắt - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Hình 3.11 Lưu đồ tìm thửaBắt (Trang 43)
Hình 3.10: Hộp thoại tìm thửa - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Hình 3.10 Hộp thoại tìm thửa (Trang 43)
Hình 3.13: Hộp thoại truy xuất giáBắt đầu - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Hình 3.13 Hộp thoại truy xuất giáBắt đầu (Trang 44)
Hình 3.12: Kết quả tìm thửa - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Hình 3.12 Kết quả tìm thửa (Trang 44)
Hình 3.17 thể hiện sự chênh lệch giá do Nhà nước ban hành (9.500.000 đồng) với giá - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Hình 3.17 thể hiện sự chênh lệch giá do Nhà nước ban hành (9.500.000 đồng) với giá (Trang 46)
Hình 3.16: Kết quả thống kê thửa - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Hình 3.16 Kết quả thống kê thửa (Trang 46)
Hình 3.18: Menu cập nhật giá - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Hình 3.18 Menu cập nhật giá (Trang 47)
Hình 3.22: Hộp thoại cập nhật giá Nhà nướcBắt - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Hình 3.22 Hộp thoại cập nhật giá Nhà nướcBắt (Trang 48)
Hình 3.21: Kết quả cập nhật giá từng thửa - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Hình 3.21 Kết quả cập nhật giá từng thửa (Trang 48)
Hình 3.26: Lưu đồ cập nhật giá thị trườngBắt - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Hình 3.26 Lưu đồ cập nhật giá thị trườngBắt (Trang 50)
Hình 3.25: Hộp thoại cập nhật giá thị trường - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Hình 3.25 Hộp thoại cập nhật giá thị trường (Trang 50)
Hình 3.27: Kết quả cập nhật giá thị trường - Luận văn - ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) QUẢN LÝ GIÁ ĐẤT PHƯỜNG AN HÒA QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ppt
Hình 3.27 Kết quả cập nhật giá thị trường (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w