1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Văn 11 tháng 11 (VA)

20 211 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

SỞ GD&ĐT TỈNH CAO BẰNG HUYỆN TRÙNG KHÁNH Tên bài soạn Tiết 45 + 46 HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA - Ngày soạn bài: 29.10.2009 - Giảng ở các lớp: 11D, E. Lớp Ngày dạy Học sinh vắng mặt Ghi chú 11D 11E I- Mục tiêu cần 1- Về kiến thức: Giúp HS - Hiểu được bản chất giả dối, lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước cách mạng tháng Tám 1945. - Thấy được bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của VTP: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hóa. 2- Về kĩ năng - Rèn kĩ năng đọc - hiểu, phân tích một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi tự sự. 3- Về tư tưởng - Giáo dục phong cách sống, thái độ sống lành mạnh, văn minh, có đạo lý. II- Phương pháp - Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, giảng bình, so sánh kết hợp nêu vấn đề bằng câu hỏi gợi mở. - Trao đổi thảo luận nhóm III- Đồ dùng dạy học SGK, SGV, Giáo án. IV- Tiến trình bài dạy Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút) Bước 2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS (2’). Bước 3- Nội dung bài mới TG Hoạt động của thầy và trò Trình tự và nội dung kiến thức cần khắc sâu 10’ Hoạt động 1 - GV gọi HS đọc Tiểu dẫn và tóm tắt nội dung chính. ? Nêu những nét cơ bản về tác giả Vũ Trọng Phụng? + HS trình bày những hiểu biết về nhà văn VTP. I- TÌM HIỂU CHUNG 1- Tác giả * Cuộc đời: - Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) sinh tại Hà Nội trong một gia đình “nghèo gia truyền” (cách nói của nhà văn Ngô Tất Tố). - Năm 16t VTP đã bắt đầu cuộc sống tự lập. Sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết văn, viết báo → cuộc đời của ông luôn sống trong cảnh khốn cùng. Ông hết sức căm ghét cái XH tư sản, thực dân nửa phong kiến thối nát, xấu xa đương thời.Ông mất sớm vì bị bệnh lao phổi. * Sự nghiệp: - Tác phẩm của ông được coi là bức chân dung biếm họa về XH hiện thực đương thời. - Ông là cây bút có sức sáng tạo dồi dào. Không đầy 10 năm, ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, phong phú về thể loại. GV: TRẦN THỊ VÂN ANH 1 SỞ GD&ĐT TỈNH CAO BẰNG HUYỆN TRÙNG KHÁNH 5’ 10’ 25’ - GV yêu cầu HS nêu các tác phẩm của VTP ở các thể loại. ? Nêu xuất xứ, tóm tắt nội dung của tiểu thuyết “Số đỏ”? Giá trị? ? Nêu xuất xứ và cách hiểu của em về nhan đề của đoạn trích? + HS trả lời dựa vào SGK. - GV hướng dẫn HS cách đọc: giọng giễu cợt, pha chút mỉa mai, châm biếm. Hoạt động 2 -GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. ? Nhan đề đoạn trích chuyển tải ý nghĩa gì? - GV định hướng: em hiểu thế nào là hạnh phúc? Tang gia? ? Niềm vui chung cho cả gia đình cụ cố Hồng đó là gì? + HS suy nghĩ, dựa vào SGK trả lời. ? Niềm vui khác nhau của các thành viên trong gia đình cụ cố tổ được miêu tả ntn? (Cụ cố Hồng, ông bà Văn Minh, cô Tuyết, cậu tú Tân,…). → Được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”. * Tác phẩm tiêu biểu: (SGK – Tr.122). 2- Tiểu thuyết “SỐ ĐỎ” - Xuất xứ: Đăng Báo Hà Nội từ số 40 ngày 7-10- 1936, in thành sách năm 1938. - Tóm tắt nội dung : SGK – Tr122, 123. - Giá trị : Bằng ngòi bút trào phúng và châm biếm sắc sảo, VTP đã phơi bày và lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng đồi bại đương thời. + Xây dựng được một số nhân vật điển hình phản diện mang tính chất hí họa vào loại sớm nhất Việt Nam : Xuân Tóc Đỏ, bà phó Đoan, cụ cố Hồng 3- Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” - Xuất xứ: Thuộc chương 15 của tiểu thuyết Số đỏ. - Nhan đề: Do nhà biên soạn sách đặt. - Đọc và giải thích từ khó. - Bố cục: 3 phần + P1 (Từ đầu đến… “cho Tuyết vậy”): Niềm vui và hạnh phúc của các thành viên gia đình và mọi người khi cụ cố tổ qua đời. + P2 (Tiếp theo … “Đám cứ đi”): Cảnh đám ma gương mẫu. + P3 (đoạn còn lại): Cảnh hạ huyệt. II- ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1- Ý nghĩa nhan đề của đoạn trích (Mâu thuẫn và tình huống trào phúng). - Vừa gây sự chú ý cho người đọc cảm giác bi hài bởi sự đối lập: tang gia – hạnh phúc. + Tang gia: một sự mất mát, đau buồn không gì có thể bù đắp nổi khi trong gia đình có 1 người thân qua đời. + Hạnh phúc: niềm vui, trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. - Hạnh phúc của một tang gia: phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn: phần nào giúp người đọc hình dung được thái độ của con người và bản chất của XH đương thời. 2- Niềm vui hạnh phúc của những người trong và ngoài gia đình cụ cố Hồng a- Niềm vui lớn nhất chung cho cả đại gia đình: cụ cố tổ chết và “Cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa” -Cố Hồng: Mới 50 tuổi mơ ước được gọi là cụ Cố, để thiên hạ phải trầm trồ khen: úi kìa con giai nhớn đã già đến thế kia kìa → mơ màng được mặc áo xô gai, lụ khụ, ho khạc, GV: TRẦN THỊ VÂN ANH 2 SỞ GD&ĐT TỈNH CAO BẰNG HUYỆN TRÙNG KHÁNH 20’ - GV giảng, khẳng định kiến thức. ? Niềm hạnh phúc cụ thể của những người ngoài gia đình là gì? Phân tích, chứng minh. ? Tại sao họ lại hạnh phúc khi cụ cố tổ chết? - Binh lính thất nghiệp được thuê giữ trật tự cho đám tang (Min đơ, Min Toa ) - Xã hội trưởng giả, bạn bè cụ cố Hồng: Có dịp phô trương đủ thứ huân, huy chương, các kiểu quần áo, đầu tóc, râu ria - Bạn bè cô Tuyết, bà Phó Đoan: Có dịp tụ tập để khoe khoang, hẹ hò nhau, chim chuột nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau Cái chết của cụ Tổ là sự mong đợi của tất cả đám con cháu đại bất hiếu. Hạnh phúc của mỗi người trong tang gia không ai giống ai, mỗi niềm vui thể hiện một tính cách và bản chất của từng người một. ? Cảnh đi đưa đám diễn ra như thế nào? Phân tích các chi tiết đó? (Chú ý cách đi, cách ăn mặc, lối trang phục, cách chuyện trò) + HS trao đổi, trả lời. mếu máo → điển hình cho loại người ngu dốt, bất hiếu, háo danh. - Văn Minh (cháu nội): Hạnh phúc vì gia tài của mình không còn trên lý thuyết, giàu có đã trở thành sự thật. - Vợ Văn Minh (cháu dâu): mừng rỡ vì có dịp lăng xê những mốt y phục táo bạo nhất → cơ hội quảng cáo hàng để kiếm tiền. - TYPN và tiệm may âu hoá cùng các nhà cải cách: được dịp lăng xê những mốt tang táo bạo nhất, để bán cho những ai đang có tang cũng cảm thấy chút ít hạnh phúc. - Cô Tuyết (cháu gái): Được dịp mặc y phục ngây thơ để chứng tỏ mình hãy còn trinh tiết → Cơ hội để chưng diện, khoe khoang sự hư hỏng. - Cậu Tú Tân (cháu nội): Sướng điên lên vì được dịp sử dụng cái máy ảnh đã lâu không có dịp dùng đến → cơ hội hiếm có để cậu giải trí và trổ tài chụp ảnh của mình. - Ông Phán mọc sừng: Sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu mình lại có giá trị. - Xuân tóc đỏ: Hạnh phúc đặc biệt vì nhờ hắn mà cụ Tổ chết, danh giá uy tín lại càng to hơn. => Cả nhà đều sung sướng đến bất hiếu mà quên đi đạo lí thông thường của dân tộc. b- Cái chết của cụ Tổ đem lại hạnh phúc cho nhiều người ngoài gia đình. + Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: “đã được vỡ nợ” => đang lúc thất nghiệp lại có được tiền. + Bè bạn cụ cố Hồng: “ngực đầy loăn qoăn” => cơ hội để khoe khoang. + Hàng phố: “Đám ma đưa đến cố Hồng” => được xem một đám ma to tát.  Bức tranh trào phúng chân thực mang đậm tính hài hước. Đó chính là sự suy đồi về đạo lý, sự tha hoá về nhân cách con người.  Tác giả dựng lên một bức tranh méo mó, nhếch nhác và hài hước của một xã hội thực dân thu nhỏ với tất cả sự đồi bại, xuống dốc của đạo lý và nhân cách con người, đó là lời tố cáo của tác giả đối với xã hội âu hoá rởm. 3- Cảnh đám ma gương mẫu a. Cảnh đưa đám: - Tả bao quát: Khi đi trên đường: + Chậm chạp, nhốn nháo như hội rước. + Kết hợp ta, Tàu Tây để khoe giàu một cách hợm hĩnh. GV: TRẦN THỊ VÂN ANH 3 SỞ GD&ĐT TỈNH CAO BẰNG HUYỆN TRÙNG KHÁNH 10’ 2’ ? Ở cảnh hạ huyệt, sự phê phán thể hiện qua những chi tiết nào? Ý nghĩa của các chi tiết đó? + HS trả lời. - GV giảng.  Đám ma to như đám rước. - Tả cận cảnh: Người đi dự: giả dối, bàn đủ thứ chuyện. b. Cảnh hạ huyệt: - Mở đầu: cậu tú Tân thì dàn dựng việc chụp hình một cách giả dối và vô văn hóa. - Tiếp theo: Ông Phán thì diễn việc làm ăn với Xuân: “Xuân Tóc Đỏ … gấp tư” => Đó là một màn hài kịch thể hiện sự lố lăng , đồi bại, bất hiếu, bât nghĩa của XH TS thượng lưu trước 1945. 4. Nghệ thuật tráo phúng - Từ một tình huống trào phúng cơ bản, nhà văn triển mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau.  tạo nên màn đại hài kịch phong phú, biến hóa. - Thủ pháp nghệ thuật: + Phát hiện những chi tiết đối lập nhau trong cùng một sự vật, con người. + Cường điệu, nói ngược, nói mỉa mai.  Làm nổi bật ý nghĩa trào phúng của truyện. * Ghi nhớ (SGK) Bước 4- Củng cố (2’): HS cần nắm được: - Nội dung và ý nghĩa phê phán của chương truyện. - Nghệ thuật đặc sắc của Vũ Trọng Phụng thể hiện trong truyện. Bước 5- Dặn dò(2’): - Bài cũ: học bài, tóm tắt đoạn trích. - Bài mới: chuẩn bị: Phong cách ngôn ngữ báo chí. V- Tự rút kinh nghiệm GV: TRẦN THỊ VÂN ANH 4 SỞ GD&ĐT TỈNH CAO BẰNG HUYỆN TRÙNG KHÁNH Tên bài soạn Tiết 47 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ - Ngày soạn bài: 01.11.2009 - Giảng ở các lớp: 11D, E. Lớp Ngày dạy Học sinh vắng mặt Ghi chú 11D 11E I- Mục tiêu cần 1- Về kiến thức: Giúp HS - Nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí; phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở những VB khác được đăng tải trên báo. 2- Về kĩ năng - Có kĩ năng viết một mẩu tin, phân tích một bài phóng sự báo chí. 3- Về tư tưởng - Có ý thức học tập và rèn luyện vốn từ, lối diễn đạt trong sáng, rõ ràng, linh hoạt. II- Phương pháp - Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm. - Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập. - Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn. III- Đồ dùng dạy học SGK, SGV, Giáo án. IV- Tiến trình bài dạy Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút). Bước 2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS (3’). Bước 3- Nội dung bài mới TG Hoạt động của thầy và trò Trình tự và nội dung kiến thức cần khắc sâu Hoạt động 1 + HS đọc ví dụ SGK tìm hiểu sơ lược về một số thể loại văn bản và ngôn ngữ báo chí. - GV nêu nhận định SGK. ? Theo em những thể loại văn bản nào thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí? ? Em biết hiện nay có bao nhiêu loại báo chí và cách phân loại như thế nào? I- NGÔN NGỮ BÁO CHÍ 1- Một số thể loại văn bản báo chí. - Bản tin: Thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp tin tức cho người đọc.  Thường theo một khuôn mẫu:Nguồn tin – thời gian - địa điểm – sự kiện – diễn biến – kết quả. - Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn. - Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc.  Ngoài ra còn một số thể loại khác như: Phỏng vấn, bình luận, thời sự, trao đổi ý kiến, thư bạn đọc + Phân loại báo chí theo phương tiện: báo viết, báo nói, báo điện tử. + Phân loại theo định kỳ xuất bản: báo hàng ngày (nhật báo), báo hàng tuần (tuần báo), báo hàng GV: TRẦN THỊ VÂN ANH 5 SỞ GD&ĐT TỈNH CAO BẰNG HUYỆN TRÙNG KHÁNH ? Mặc dù có nhiều thể loại khác nhau nhưng ngôn ngữ báo chí chung một mục đích và nhiệm vụ gì? + HS trao đổi trả lời. - GV chốt lại ý chính. - GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ và yêu cầu nhớ ngay tại lớp. Hoạt động 2 - HS luyện tập viết bản tin. + Thảo luận nhóm. + Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm 1:Viết bản tin về đề tài trật tự an toàn giao thông. - Nhóm 2: Viết bản tin về vấn đề học đường. - Nhóm 3:Viết bản tin phản ánh tình hình học tập của lớp. - Nhóm 4: Viết bản tin về vấn đề an ninh khu dân cư. * Gv chấm điểm. tháng (nguyệt báo, nguyệt san). + Phân loại theo lĩnh vực hoạt động xã hội: Báo Văn nghệ, báo Khoa học, báo Pháp luật, báo Thương mại, báo Giáo dục Thời đại + Phân loại theo đối tượng độc giả: báo Nhi đồng, báo Tiền phong, báo Thanh niên, báo Phụ nữ, báo Lao động 2- Ngôn ngữ báo chí - Tồn tại ở 2 dạng chính: Báo viết và báo nói. - Ngoài ra còn: Báo hình, báo điện tử.  Ngôn ngữ báo chí có một chức năng chung là cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng. Đồng thời nêu lên quan điểm chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội. * Ghi nhớ: (SGK – 131). 3- Luyện tập - Viết một bản tin ngắn, đảm bảo theo lôgíc: Nguồn tin – thời gian - địa điểm – sự kiện – diễn biến – kết quả - ý kiến. Bước 4- Củng cố (2’): HS cần nắm được nội dung bài học. Bước 5- Dặn dò(2’): - Tập viết những văn bản ngắn thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. - Soạn bài: Một số thể loại văn học: thơ, truyện. V- Tự rút kinh nghiệm GV: TRẦN THỊ VÂN ANH 6 SỞ GD&ĐT TỈNH CAO BẰNG HUYỆN TRÙNG KHÁNH Tên bài soạn Tiết 48 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3 - Ngày soạn bài: 03.11.2009 - Giảng ở các lớp: 11D, E. Lớp Ngày dạy Học sinh vắng mặt Ghi chú 11D 11E I- Mục tiêu cần 1- Về kiến thức: Giúp HS - Giúp HS nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết. 2- Về kĩ năng - Rút ra những kinh nghiệm về việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận. 3- Về tư tưởng - Tăng thêm lòng yêu thích học tập bộ môn. II- Phương pháp - Phương pháp thuyết giảng, phân tích kết hợp trao đổi. - Trả bài cho HS xem kết quả. Khắc phục lỗi viết. III- Đồ dùng dạy học SGK, Giáo án, Bài viết của HS. IV- Tiến trình bài dạy Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút). Bước 2- Kiểm tra bài cũ: Không. Bước 3- Nội dung bài mới TG Hoạt động của thầy và trò Trình tự và nội dung kiến thức cần khắc sâu 10’ Hoạt động 1 - GV nhận xét những ưu khuyết điểm của bài viết, đánh giá kết quả. 1- Nhận xét chung * Ưu điểm. - Nhìn chung các em hiểu đề, biết cách triển khai ý. Nắm được nội dung yêu cầu đề bài. - Phần đặt câu với thành ngữ, điển cố đa số là làm được. - Phần tự luận đi đúng hướng. Hiểu yêu cầu đề. * Nhược điểm. - Đặt câu với thành ngữ, điển cố chỉ gọi là đặt câu chứ chưa chú trọng đến nghĩa của câu và các thành phần trong câu để cố một câu hoàn chỉnh. - Bài viết chưa mở rộng, chưa bày tỏ được ý kiến của mình một cách cụ thể và rõ ràng. - Diễn đạt đôi chỗ còn chung chung, mờ nhạt. - Chưa biết triển khai ý, bài viết hầu như chỉ mới dừng lại ở dạng liệt kê chi tiết. - Ý 2 của đề chưa có dẫn chứng minh họa cụ thể, súc tích để tăng tính thuyết phục. - Chưa làm nổi bật trong tâm yêu cầu đề. * Kết quả. - Điểm 7-8: GV: TRẦN THỊ VÂN ANH 7 SỞ GD&ĐT TỈNH CAO BẰNG HUYỆN TRÙNG KHÁNH 15’ 2’ Hoạt động 2 * Yêu cầu về kỹ năng. - Cần dùng thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh để làm sáng tỏ luận điểm. - Tránh việc đưa luận cứ không phù hợp, suy luận sai lầm. - Biết cách trình bày một bài làm văn nghị luận văn học. - Trình bày ngắn gọn, đủ ý, diễn đạt lưu loát. - Bố cục rõ ràng. Văn có cảm xúc. - Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. * Yêu cầu về kiến thức. Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau. * Đọc một số bài viết đạt yêu cầu và một số bài còn yếu kém. - Yêu cầu HS tự rút kinh nghiệm cho nhau. - Điểm 6: - Điểm 5: - Điểm dưới 5: - Không làm bài bỏ giờ kiểm tra: 2- Chữa đề a- Câu 1: HS làm theo sự hiểu biết của từng em. b- Câu 2: * Khái quát được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: -Tấm gương về nghị lực và đạo đức, suốt đời đấu tranh không biết mệt mỏi cho lẽ phải và quyền lợi nhân dân. Thơ văn ông là sự kết hợp giữa lí tưởng sống và ý chí kiên cường của nhà thơ mù xứ Đồng Nai. * Chứng minh qua cuộc đời. - Gặp nhiều khó khăn bất hạnh nhưng vẫn đứng vững trên mọi hoàn cảnh. Giữ trọn đạo lý, cốt cách. - Dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu chống Pháp. * Chứng minh bằng các tác phẩm cụ thể. - Lục Vân Tiên: Tư tưởng đạo đức sống. - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Lòng căm thù giặc sâu sắc, ngợi ca những tấm gương xả thân vì nghĩa lớn. - Chạy giặc: Lòng yêu nước, nỗi đau mất nước. * Rút ra những đặc điểm chính. Bài học về tấm gương đạo đức qua cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của nhà thơ. 3- Nhắc nhở - Phải có ý thức sửa những lỗi mình mắc phải ở bài viết này. - Có ý thức rút kinh nghiệm từ bài viết để có kết quả thi cuối kì tốt hơn. Bước 4- Củng cố: Bước 5- Dặn dò(2’) - Khắc phục lỗi theo lời phê. - Soạn bài: Một số thể loại văn học: thơ, truyện. V- Tự rút kinh nghiệm GV: TRẦN THỊ VÂN ANH 8 SỞ GD&ĐT TỈNH CAO BẰNG HUYỆN TRÙNG KHÁNH Tên bài soạn Tiết 49 + 50 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN - Ngày soạn bài: 06.11.2009 - Giảng ở các lớp: 11D, E. Lớp Ngày dạy Học sinh vắng mặt Ghi chú 11D 11E I- Mục tiêu cần 1- Về kiến thức: Giúp HS - Có hiểu biết chung nhất về sự phân chia thể loại văn học: thơ, truyện. - Khái quát những yêu cầu cần thiết về hai thể loại văn học: thơ, truyện. - Kiến thức trọng tâm: + Loại và thể. + Thơ. + Truyện. 2- Về kĩ năng - Rèn kĩ năng đọc hiểu hai thể loại văn học: thơ, truyện. 3- Về tư tưởng - Vận dụng những hiểu biết đó vào việc Ngữ văn. II- Phương pháp - Gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. III- Đồ dùng dạy học SGK, Giáo án, Bảng phụ. IV- Tiến trình bài dạy Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút). Bước 2- Kiểm tra bài cũ: Không. Bước 3- Nội dung bài mới TG Hoạt động của thầy và trò Trình tự và nội dung kiến thức cần khắc sâu 5’ Hoạt động 1 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về thể và loại trong VH. ? Quan niệm về cách phân chia thể loại có từ lúc nào? Có một hay nhiều quan điểm? + HS trả lời dựa vào SGK. ? Loại là gì? Ví dụ? Đặc trưng của loại? Có mấy loại hình văn học? ? Thể là gì? Mối quan hệ với loại? Căn cứ để phân chia các thể? Trong từng loại hãy nêu một số thể * Khái quát về loại thể trong VH - Khái niệm: + Loại: là phương thức tồn tại chung, là loại hình chủng loại. + Thể: là sự hiện thực hóa của loại. - Các thể loại của loại hình văn học + Trữ tình: ca dao, thơ cách luật, thơ tự do, thơ trào phúng… + Tự sự: truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa, bút kí, phóng sự… + Kịch: kịch dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại, bi kịch, hài kịch… GV: TRẦN THỊ VÂN ANH 9 SỞ GD&ĐT TỈNH CAO BẰNG HUYỆN TRÙNG KHÁNH 35’ 5’ 40’ chủ yếu? + HS trả lời dựa vào SGK. ? Hãy nêu các thể loại văn học mà em đã học. + HS suy nghĩ phát hiện, trả lời. Hoạt động 2 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu thể loại thơ. ? Thơ là gì? Thơ có những đặc trưng gì? Thơ phân biệt với các thể loại khác nhờ những điểm nào? Người ta phân loại thơ như thế nào? + HS dựa vào SGK trả lời, lấy ví dụ. ? Em có thích, có hay đọc thơ? Em thường đọc thơ như thế nào? Nếu không có bài giảng của thầy cô, đọc một bài thơ lạ trên sách báo, em thường làm thế nào? Mức độ hiểu biết, cảm nhận và đánh giá của bản thân ra sao? + HS trả lời. - GV định hướng cho HS biết cách đọc một bài thơ có giảng giải, nêu VD. Tiết 2 - Kiểm tra bài cũ: ? hãy nêu khái lược về thơ và yêu cầu khi đọc thơ. Lấy VD minh họa. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu thể loại truyện. ? Truyện khác thơ, tự sự khác trữ tình ở những điểm nào? Nêu 1 VD tiêu I- THƠ 1- Khái lược về thơ - Khái niệm: chưa có khái niệm thống nhất về thơ. a- Đặc trưng của thơ - Cốt lõi của thơ là tình cảm, cảm xúc, tiếng nói tâm hồn của người viết. Nội dung trữ tình là nội dung cơ bản của thơ. - Ngôn ngữ cô đọng, giàu nhịp điệu, hình ảnh, được tổ chức một cách đặc biệt. b- Phân loại. - Theo nội dung biểu hiện: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng. + VD: Tự tình, Đây thôn Vĩ Dạ, Truyện Lục Vân Tiên, Hầu Trời - Theo cách thức tổ chức: thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi. + VD: Câu cá mùa thu, Vội vàng… 2- Yêu cầu về đọc thơ. - Cần biết rõ xuất xứ: tên tập thơ, tên bài thơ, tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác. - Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu. Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng, tưởng tượng phân tích khả năng biểu hiện của từ ngữ, hình ảnh. - Từ câu thơ, lời thơ, ý thơ cái tôi của nhân vật trữ tình ta đánh giá, lí giải bài thơ ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. II. TRUYỆN. 1. Khái lược về truyện a- Khái niệm: Là phương thức phản ánh hiện thực đời sống qua câu chuyện, sự việc, sự kiện bởi người kể chuyện một cách khách quan, đem lại một ý nghĩa tư tưởng nào đó. b- Đặc trưng của truyện. - Thường có cốt truyện: chuỗi sự việc, nhân vật, chi tiết được sắp xêp theo một cấu trúc nào đó. - Nhân vật, tình huống truyện đóng vai trò kết nối GV: TRẦN THỊ VÂN ANH 10 [...]... Cảm nhận sâu sắc nhất về cuộc đời và sự nghiệp văn học Nam Cao? Bước 5- Dặn dò (2’): - Soạn bài: Chí Phèo – Nam Cao V- Tự rút kinh nghiệm Tên bài soạn Tiết 52 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ - Ngày soạn bài: 09 .11. 2009 - Giảng ở các lớp: 11D, E Lớp Ngày dạy Học sinh vắng mặt Ghi chú 11D 11E I- Mục tiêu cần 1- Về kiến thức: Giúp HS... thịt ở quê hương II- SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1- Quan điểm nghệ thuật * Ông trình bày quan điểm của mình qua những nhân vật Có các điểm chính: - Văn chương phải vì con người, phải trung thực, không nên viết những điều giả dối, phù phiếm - Tác phẩm VH phải có ý nghĩa XH rộng lớn sâu sắc, phải có nội dung nhân đạo sâu sắc - Người viết văn phải không ngừng sáng tạo, tìm tòi - Nhà văn phải có vốn sống phong phú... khái lược về hai thể loại văn học: thơ, truyện - Khái niệm, đặc trưng, yêu cầu về đọc thơ; truyện Bước 5- Dặn dò (2’): - Soạn bài: Chí Phèo – Nam Cao V- Tự rút kinh nghiệm GV: TRẦN THỊ VÂN ANH 11 SỞ GD&ĐT TỈNH CAO BẰNG KHÁNH HUYỆN TRÙNG Tên bài soạn Tiết 51 - Ngày soạn bài: 09 .11. 2009 - Giảng ở các lớp: 11D, E Lớp Ngày dạy CHÍ... kinh nghiệm *****o0o***** Tên bài soạn Tiết 53 + 54 CHÍ PHÈO NAM CAO - Ngày soạn bài: 09 .11. 2009 - Giảng ở các lớp: 11D, E Lớp Ngày dạy Học sinh vắng mặt Ghi chú 11D 11E I- Mục tiêu cần 1- Về kiến thức: Giúp HS - Hiểu và phân tích được các nhận vật trong truyện Qua đó hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc mới... E Lớp Ngày dạy CHÍ PHÈO Học sinh vắng mặt Ghi chú 11D 11E I- Mục tiêu cần 1- Về kiến thức: Giúp HS - Nắm được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính và phong cách nghệ thuật của Nam Cao Từ đó tạo cơ sở cho việc học tác phẩm “Chí Phèo” 2- Về kĩ năng - Rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, phân tích, tổng hợp những vấn đề văn học sử 3- Về tư tưởng II- Phương pháp - Gợi tìm,... nghèo đói, thê thảm những năm trước 1945 + Nhà văn đặc biệt chú ý hai đối tượng: những người thấp cổ bé họng bị chà đạp nhẫn nhục và những người bị đẩy vào tình trạng bần cùng hóa bị tha hóa, lưu manh hóa + Nhà văn đi sâu miêu tả tâm lí để khẳng định bản chất lương thiên của họ - Các tác phẩm tiêu biểu: “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Dì Hảo” * Sau cách mạng tháng Tám, ông có các tp: “Nhật kí ở rừng”, truyện... đoạn Chí Phèo đến nhà Bá Kiến gây sự - GV giảng ? Phân tích hình dáng, cách ăn mặc và lời nói, cử chỉ, hành động của CP sau khi ra tù Qua đó nhà văn muốn nói gì? II- ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1- Làng Vũ Đại – một hình ảnh thu nhỏ của nông thôn VN trước cách mạng tháng Tám - Là không gian nghệ thuật của truyện, nơi các nhân vật sống và hoạt động - Thành phần dân cư: những kẻ thống trị với các phe cánh của... và con người Nam Cao - GV yêu cầu HS đọc nhanh đoạn viết trong SGK, tr 137 – 138, tự tóm tắt những ý chính + HS đọc, tóm tắt ? Em có nhận xét gì về cuộc đời Nam Cao? Có thể gọi Nam Cao là nhà văn chiến sĩ, nhà văn liệt sĩ được không? Vì sao? + HS trả lời - GV định hướng và khắc sâu kiến thức cho HS về tên thật, quê quán, nghề nghiệp, việc tham gia cách mạng Trình tự và nội dung kiến thức cần khắc sâu... có những phát biểu gì (thông qua nhân vật của mình) về văn học? - GV nhấn mạnh các ý chính ? Những đề tài nào thể hiện trong tác phẩm của NC? Nội dung, đối tượng chính của các đề tài này? + HS trả lời - GV nhắc và nhấn mạnh, minh họa bằng một số tác phẩm tiêu biểu Hoạt động 3 - Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Nam Cao ? Vì sao NC là một nhà văn có pc nghệ thuật độc đáo? - Thường mang tâm trạng u... GV nhấn mạnh về nhan đề truyện: + Cái lò gạch cũ: nơi đầu tiên Chí bị bỏ rơi, nơi Chí có con có thể bị bỏ rơi, quy luật, hiện tượng Chí Phèo + Đôi lứa xứng đôi: do Lê Văn Trương đặt, hướng vào chủ đề chuyện tình CP- TN + Chí Phèo: nhà văn lấy tên nhân vật chính để đặt tên cho nhân vật - GV yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm (HS đã đọc ở nhà nên không cần đọc ở trên lớp) + HS kể tóm tắt HS khác bổ sung, hoàn . bài: 06 .11. 2009 - Giảng ở các lớp: 11D, E. Lớp Ngày dạy Học sinh vắng mặt Ghi chú 11D 11E I- Mục tiêu cần 1- Về kiến thức: Giúp HS - Có hiểu biết chung nhất về sự phân chia thể loại văn học:. KHÁNH Tên bài soạn Tiết 48 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3 - Ngày soạn bài: 03 .11. 2009 - Giảng ở các lớp: 11D, E. Lớp Ngày dạy Học sinh vắng mặt Ghi chú 11D 11E I- Mục tiêu cần 1- Về kiến thức: Giúp HS - Giúp HS nhận. soạn Tiết 47 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ - Ngày soạn bài: 01 .11. 2009 - Giảng ở các lớp: 11D, E. Lớp Ngày dạy Học sinh vắng mặt Ghi chú 11D 11E I- Mục tiêu cần 1- Về kiến thức: Giúp HS - Nắm được khái

Ngày đăng: 02/07/2014, 15:00

Xem thêm: Văn 11 tháng 11 (VA)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w