1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

125 bài văn dành cho học sinh lớp 11 và 12 luyện thi tú tài cao đẳng và đại học phần 1

184 842 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 184
Dung lượng 46,22 MB

Nội dung

Các bài làm chủ yếu được tuyển chọn từ các bài văn hay của học sinh trong cả nước để phù hợp với trình độ chung của các em - do đó dễ tiếp nhận và vận dụng vào bài làm của mình các bài

Trang 1

TS NGUYEN XUÂN LẠC (Chủ biên) LƯU ĐỨC HẠNH - HOÀNG KIỂU - NGUYÊN CÔNG THÀNH

DANH CHO HOC SINH LOP11 VA 12

LUYEN THỊ TÚ TÀI -CAO ĐĂNG - ĐẠI HOC

(Tái bản lần thứ - có sửa chữa bổ sung)

|Hà Nội NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NOI "a

Trang 2

TS NGUYỄN XUÂN LẠC (Chủ biên)

LƯU ĐỨC HẠNH ~ HOÀNG KIỀU - NGUYỄN CÔNG THÀNH

125 BAI VAN

+ Dùng cho học sinh lớp 11 và 12

¢@ Luyện thi tú tài, cao đẳng và đại học

(Tái bản lần thứ 8)

Có chính li va bổ sung cho phù hợp vdi tinh than thi mới

của Bộ Giáo dục 0à Đùo:tựa

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn sách được viết ra nhằm hai mục đích:

~ Cung cấp một tài liệu bổ ích, thiết thực để giúp các em học sinh làm các bài văn ở lớp 11 và 12, ôn thi tốt nghiệp PTTH và nhất là luyện thi vào Đại

học và Cao dang (DH & CD)

~Giúp các giáo viên thêm một tài liệu tham khảo để giảng day và luyện

Nhằm hai mục đích trên, nội dung cuốn sách vừa bao quát được những kiến thức cơ bản thuộc chương trình môn Văn lớp 11 và 12, lại sát đúng với

những phần quy định trong việc ra để thi môn Văn - Tiếng Việt vào ĐH & CD

của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phục vụ cho cả 3 đối tượng học sinh: PTTH chưa

phân ban, PTTH chuyên ban - ban Khoa học xã hội, PTTH chuyên ban - ban

Khoa hoc tự nhiên và ban Khoa học tự nhiên - kĩ thuật

Phần chính của sách là 125 bai van Các bài làm chủ yếu được tuyển

chọn từ các bài văn hay của học sinh trong cả nước để phù hợp với trình độ

chung của các em - do đó dễ tiếp nhận và vận dụng vào bài làm của mình (các

bài này đều có tên tuổi, địa chỉ của người viết) Đối với những để khó, nhóm biên soạn sẽ lấy bài của các thầy giáo, cô giáo thay vào; một số để đơn giản, dé làm (như các để vẻ sự nghiệp văn học của các tác giả ) được giải dưới hình thức dàn ý chi tiết Hai loại bài sau chiếm một tỉ lệ thấp, không đáng kể

Ngoài ra, ở đầu sách có thêm phần hướng dẫn một số uấn đề cụ thể

vé viéc lam bài uăn và ở cuối sách là phần phụ lục giới thiệu bộ đê bố sưng

để các em luyện bút Ở lần tái bản này, chúng tôi bỏ bớt một số bài xét thấy không còn phù hợp với tình thần ra để thi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và

thay vào đó là những để ‘thi (va bai giải) mới cập nhật hơn Đặc biệt, trong

phần phụ lực, có bổ sung thêm 4 bộ đề thi tuyển sinh ĐH & CĐ các năm 2002,

2003, 2004, 2005

Cuốn sách phải đáp ứng một yêu cầu lớn là bao quát nhiều tác phẩm, tác

giả trong nhiều dạng để phong phú khác nhau Vì vậy, tuy đã cố gắng biên soạn kĩ nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót Rất mong được các

nhà khoa học, các nhà sư phạm, các thầy giáo và các em học sinh góp ý kiến để

bổ sung cho cuốn sách được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cám ơn các thay giáo, các em học sinh đã gửi bài cho

cuốn sách, cám ơn các tác giả mà chúng tôi xin phép được tuyến bài vào cuốn

sách này

Ha N6i, ngay 10 thang 10 năm 2005

Chủ biên

TS Nguyễn Xuân Lạc

Trang 4

Phần I

MỘT Số VẤN BỀ VIỆC LÀM BÀI VĂN Ủ LOP 11 VA 12 VA LUYEN BE THI MON VAN VAO

BAI HOC VA CAO BANG

Các em đang có trong tay cuốn sich 125 bai van danh cho hoc sinh lớp 11&12 phục vụ cho việc làm bài văn ở hai lớp cuối cấp PTTH và luyện thi vào Đại học & Cao đẳng (ĐH & CĐ) Đó là một tài liệu bổ ích, thiết thực vừa bao quát được những vấn để

cơ bản thuộc nội dung chương trình hai lớp đó, lại sát đúng với những phản qui định

trong việc ra dé thi môn Văn vào ĐH & CĐ của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Nhung sử dụng những bài văn hay này như thế nào cho tốt, cho có hiệu qua thiết

thực là một việc làm không đơn giản Để giúp các em có thê định hướng đúng và vận

dụng tốt những bài làm văn này vào việc "luyện bút” cho chính mình nhằm nâng cao

chất lượng bài văn trong học tập và thi cử, chúng tôi xin có một số gợi ý và hướng dẳn

cụ thể dưới đây:

1 Về việc nắm chắc nội dung kiến thức cơ bản môn Văn trong sách giáo khoa

9 Về việc nhận dạng các để bài

3 Về việc phân tích, tìm hiểu để bài để định ra dàn ý thích hợp

4 Vẻ việc viết bài văn, hoàn chỉnh “tác phẩm nhỏ” của mình

1 NẮM CHẮC NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN MÔN VĂN TRONG SÁCH GIAO KHOA HAI LOP 11 & 12, DAC BIET LA NHUNG PHAN DUGC QUI ĐỊNH

RA DE THI VAO DH & CD

Muốn làm được bài văn thì diéu kiện tiên quyết là phải có kiến thức văn học về

bài văn đó “Có bột mới gột nên hổ”, kiến thức văn học là chất liệu để xây dựng nên bài văn, là máu thịt của bài văn Không thể nào quan niệm được một bài văn mà lại không

có kiến thức văn học, lại chỉ có lý luận chung chung hoặc "tán hươu, tán vượn” bằng những lời hoa mi, sáo rồng Bài làm văn đích thực không chấp nhận việc lấy những lời

nói bên ngoài để thay thế, bù lấp cho sự thiếu hụt về kiến thức văn học

Vì vậy nắm chắc kiến thức văn học là điều hết sức quan trọng trong việc làm một bài văn Nhưng nắm chắc như thế nào, nắm chắc những vấn để gì? Trước hết, cần nắm

chắc Ơững kiến thức cơ bản - nó là những vấn để then chốt để giải các để bài tập làm

văn, bởi các để bài thường xoay quanh kiến thức cơ bản, ở khía cạnh này hay khía cạnh

khác Từ kiến thức cơ bản, ta có thể suy ra những kiến thức cụ thể và tìm ra những dẫn

chứng văn học phù hợp để làm bài

Ngoài mục đích để học tốt và làm được các bài văn trong chương trình, cuốn sách

còn có yêu cầu phục vụ cho việc luyện thi vào ĐH & CĐ vì vậy việc xác định kiến thức

cơ bản phải căn cứ theo “Hướng dẫn ra để thị” của Bộ Giáo dục và Đào tạo Tỉnh thần hướng dan ra dé thi tuyén sinh DH & CD mén Van - Tiếng Việt của Bộ Giáo dục và

Đào tạo trong năm 1997 và một số năm trước mắt là “chỉ nên ra để thi vẻ Văn học Việt

'!' Theo công văn số 2668/CTCT của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc "Hướng dan ra dé thị tuyển sinh đại học, cao đẳng môn Văn - Tiếng Việt” ngày 12 - 4 - 1997.

Trang 5

Nam, tam thời chưa ra để thí về Lí luận ộn học, Văn học nước ngồi ồ Tiếng Việt;

khơng ra để về li thuyết làm uăn Về Văn học Việt Nam, chỉ nên ra đề uễ các tác giả,

tác phẩm từ 1930 đến 1945 uà từ 1945 đến 1975 được đưa vào phản giảng dạy chính

thức trong chương trình và sách giáo khoa Khơng ra đề riêng uê các bài Đọc thêm trong

sách giáo khoa Tác phẩm Đọc thêm chỉ cĩ thể nhắc đến như một vế phụ trong đẻ thi."

Như vậy, kiến thức cơ bản để giải “125 bài van danh cho hoc sinh lớp 11 & 12" trong cuốn sách này thuộc hơi giai đoạn của Văn học Việt Nam: giai đoạn 1930 - 1945

va giai đoạn 1945 - 1975 Nĩ bao gồm phần lớn chương trình văn học lớp 11 và tồn bộ chương trình văn học lớp 12 Theo tỉnh thần đĩ, chúng ta cĩ thể xác định những kiến

thức cơ bản cần nắm chắc để giải các để bài như sau:

A Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945:

1 Thơ lăng mạn 1930 ~ 1945:

—_ Cái "tơi” của các nhà thơ lãng mạn

~ Nỗi buổn trong “thơ mới” (qua các bài thơ được học)

—_ Thiên nhiên trong “thơ mới” (quá“các bài thơ được học)

~_ Gương mặt riêng của từng thi sĩ qua các tác phẩm được học

-_ Chú ý tác giả lớn: Xuân Diệu

2 Truyện lãng man 1930 - 1945:

— Con người tài hoa - khí phách (nhân vật lí tưởng của Nguyễn Tuân) với sự chiến thắng của “thiên lương” và tình người, với quan niệm thẩm mi: cái Đẹp phải gắn với cái Thiện, cái Đẹp khơng thể ở chung với cái Ác, cái Xấu (Chữ người tứ tù)

— Cuộc sống tàn lụi, leo lét một cách tội nghiệp trong nghèo đĩi, buổn chán và tăm tối của những kiếp người nhỏ bé, vơ danh, ước mơ khao khát vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, cĩ ý nghĩa hơn của Hai đưa trẻ (Thạch Lam),

3 Truyện hiện thực phê phan 1930 - 1945

— Người cố nơng bị tha hĩa (lưu manh hĩa) đến mức mất cả nhân tính, nhân hình, nhân dạng và cái bi kịch bị cự tuyệt quyển làm người của họ trong xã hội cũ trước Cách mạng tháng Tám (Chi Pheo) ‘

- Bi kịch tỉnh thần dai dắng và quyết liệt của người trí thức nghèo trong xã hội

cũ trước Cách mạng tháng Tám (Đời thừa)

~_ Một xã hội bịp bợm đã đẻ ra một tên đại bịp (®ố đỏ) Một nhân vật hoạt kê một sáng tạo nghệ thuật độc đáo cĩ một khơng hai trong văn học hiện thực trào phúng trước Cách mạng tháng Tám (Xuán Tĩc đỏ) Một bức tranh trào phúng với nghệ thuật khai thác mâu thuẫn bậc thầy của Vũ Trọng Phụng (Hạnh phúc của một tang gt4)

4 Văn học Cách mạng 1930 - 1945:

—_ Vi hành (Nguyễn Ái Quốc): đả kích tên vua bù nhìn Khải Định, vạch trần b¿ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp đối với các dân tộc thuộc địa, sáng tạo nghệ

thuật độc đáo trong một truyện ngắn mang phong cách Âu châu hiện đại của Bác

~ Nhét ki trong tù (Hỗ Chí Minh): bức chân dung tự họa con người tỉnh thần củ:

'! Cơng văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo - tài liệu đã dẫn, những chỗ nhấn mạnh trong

nguyên văn

6

Trang 6

Chủ tịch Hồ Chí Minh với những phẩm chất sáng ngời của người chiến sĩ - nghệ sĩ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch; vẻ đẹp cô điển hài hòa tự nhiên với vẻ đẹp hiện đại,

hình tượng thơ luôn luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai

Những nét nổi bật đặc sắc trong các bài thơ được học

+ Chiêu tối: Hình tượng thơ (tứ thơ) vận động bất ngờ và khoẻ khoắn: từ tối đến

sáng, từ tàn lụi đến sự sống, từ buồn đến vui, từ lạnh lẽo cô đơn đến ấm nóng Tất cả

đều bất nguồn từ một tấm lòng nhân đạo lớn đã đạt tới mức quên mình

+ Giải đi sớm: Hình tượng người chiến sĩ và người nghệ sĩ Hồ Chí Minh trong

bài thơ: ve đẹp của tư thế chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ của nhà thơ trên đường đi đày

gian khô

+ Cảnh chiều hôm: Chất nghệ sĩ của nhà thơ Cách mạng Hồ Chí Minh thể hiện

ở phản ứng tích cực trước số phận mỏng manh của cái đẹp

+ Mới ra tù, tập leo núi: Sự kết hợp hài hòa tự nhiên giữa vẻ đẹp cổ điển và vẻ

đẹp hiện đại của bài thơ ~ từ đó bộc lộ rõ tỉnh thần “thép” và tâm hồn trong sáng của

nhà thơ

=- Tâm: tự trong tù (Tố Hữu); Tâm trạng của người thanh niên cệng sản lan đầu

bị giặc bất giam trong tù: tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu tha thiết cuộc sống, niểm khát

khao tự do và ý chí kiên định cách mạng Mối quan hệ giữa tình cảm cảm xúc và nhận

thường, cái thường thấy, cái có thật)

—_ Mang cảm hứng chung vẻ quê hương đất nước, mỗi bài thơ lại có nét riêng làm nên vẻ đẹp của nó: ở Bên khía sông Đuống (Hoàng Cảm), đất nước là quê hương Kinh Bắc

cổ kính đáng yêu; ở Việt Bấc (Tố Hữu), đất nước là quê hương Cách mạng ân tình thủy chung; Đất nước (Nguyễn Đình Thị) là một tượng đài đất nước bằng thơ mang sắc màu

hiện đại; Đất nước (Nguyễn Khoa Điểm) lại:đậm nét dân gian để nói lên một tư tướng

lớn: đất nước cúa Nhân dân

—_ Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên): Con tàu là một hình ảnh có ý nghĩa biểu

tượng Con tàu ra đi như một nỗi khát vọng lên đường, thức giục, réo gọi tâm hồn nhà thơ thoát ra khỏi cái tôi chật hẹp, tù túng của mình Hình ảnh “con tàu”, âm hưởng

*tiếng háU, chất trí tuệ kết hợp với nhau làm nên vẻ đẹp riêng của bài thơ

- Cée vi La Han chùa Tây Phương (Huy Cận): Một bức điêu khắc bằng thơ, bằng nghệ thuật ngôn từ, các khuôn mặt tượng - cũng là nỗi khổ đau tột độ và sự bế tắc hoàn toàn của bao lớp chúng sinh trong xã hội cũ Tâm hồn trầm tư, khuynh hướng đi vào nỗi đau nhân thế, nỗi buôn nhân gian của Huy Cận

~_ Kính gửi cụ Nguyễn Du (Tố Hữu): Những cảm xúc, suy ngẫm nung nấu trong

lòng nhà thơ vẻ Nguyễn Du và Truyện Kiểu trong những ngày đánh Mỹ qua bài thơ

“Cảm tác” đậm đà tính dân tộc.

Trang 7

-_ Sóng (Xuân Quỳnh): Tình yêu của người phụ nữ được nói đến qua những tìm tòi phát hiện của nhà thơ chung quanh hình tượng “sóng”: dit đội, địu êm, sôi nổi, nhớ nhung, chung thủy cả những bí ẩn và cái bao la vô tận của tình yêu, nỗi khát vọng

cháy bỏng và niềm tin mãnh liệt trong tình yêu

2 Truyện kí 1945 - 1975:

= Đôi mắt (Nam Cao): Được coi là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn cách mạng trong thời kì mới (1948) “Đôi mắt” là cách nhìn hiện thực cuộc sống của nhà văn

~ thực chất ở đây là van dé lap trường (lập trường Cách mạng và Kháng chiến), là vấn

đề đối tượng thẩm mĩ chủ yếu của nền văn nghệ mới: nhân dân lao động

~_ Chủ để thân phận người dân lao động trong xã hội cũ và sự hỏi sinh hay cuộc

đổi đời của họ nhờ cách mạng có những tìm tòi khám phá riêng qua từng tác phẩm:

+ Vợ chồng A Phú (Tô Hoài): Sự vùng lên đổi đời của những con người “dưới đáy

+ Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu): Vẻ đẹp lãng mạn của con người

đánh Mỹ được nâng lên mức lí tưởng qua nhân vật Nguyệt và vẻ đẹp lãng mạn của cuộc

sống chống Mỹ cứu nước: trong chiến tranh ác liệt tinh yéu van dam chỏi nẩy lộc, ra hoa

~_ Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân): Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân

có nhiều đặc điểm, nhưng chủ yếu đó là một cây bút tài hoa và uyên bác mà nét nổi bật là nhìn thiên nhiên, con người bằng con mắt nghệ sĩ cúa mình, chú ý khám phá ở phương điện văn hóa, mĩ thuật của nó Con sông Đà được miêu tả như một sinh vật có

tính cách, vừa hung bạo vừa trữ tình Người lái đò được miêu tả như một nghệ sĩ trên sông nước mà “tay lái ra hoa” Và trận thủy chiến giữa người và sông trên cái thạch

trận ghê gớm ấy đã gây cảm giác mạnh mẽ, đữ đội nhưng cũng li kì, thích thú cho

người đọc

3 “Tuyên ngôn Độc lập” của Chủ tịch Hô Chỉ Minh

Áng văn mở nước của kỉ nguyên Độc lập dan toc và Chủ nghĩa xã hội, áng “thiên

cổ hùng văn” của thời đại mới trong:thế kỉ XX Nêu cao ngọn cờ chính nghĩa của dân tộc

Trang 8

Việt Nam tố cáo tội ác của thực đân Pháp và phát xít Nhật; khẳng định quyền được

hướng tự do độc lập và quyết tâm giữ vững quyền tự do và độc lập ấy Tư tưởng lớn, lập luận chát chê, lí lê sắc bén, giọng văn đanh thép, mang tính hùng biện và sức thuyết

phuc lớn Tuy là văn chính luận nhưng vẫn có một giá trị nghệ thuật cao và mang tính

chất văn rõ rệt: tấm lòng yêu nước nồng nàn, yêu tự do tha thiết, ý chí kiên cường bất

khuất và lòng tự hào dân tộc mạnh mẽ của tác giả luôn sôi sục sau những dòng chữ của

tác phẩm đã truyền cảm sâu sắc đến người đọc và người nghe Vì những lẽ đó, Tuyên

ngôn độc lập vừa là văn kiện lịch sử vô giá vừa là tác phẩm nghệ thuật lớn"

II NHẬN DẠNG CÁC ĐỀ BÀI

Đề bài Văn có nhiều đạng Trong lúc làm bài ở lớp và nhất là khi làm bài trong

phòng thị, các em thường ling túng trong việc nhận dạng các để bài, dẫn đến việc tìm

hiệu và xử lí để bài chưa tốt Việc nhận dạng đúng các để bài có tầm quan trọng đối với

toàn bộ quá trình làm một bài văn, nó là khâu đầu tiên các em tiếp xúc với dé bai, 1a sự nhận biết khái quát để bài ở phương diện đựng, từ đó có cơ sở để tìm hiểu đề bài (xác

định nội đung, yêu cầu, phạm vi kiến thức của bài làm) và giải đề bài (tìm ý, lập đàn ý

và viết thành bài văn hoàn chỉnh)

Dưới đây là những gợi ý cụ thế nhằm giúp các em có thể nhận dạng đúng các để bài trên bình diện chung cũng như các để bài trong cuốn sách này'”?

1 Các đạng đề bài văn

Cho đến nay, cũng chưa có cuốn sách hoặc tài liệu nào đi sâu bàn bạc, phân tích,

lý giải các dạng để bài văn một cách chỉ tiết, đầy đủ và có hệ thống Khái niệm “dang”

ở đây cần được hiểu một cách linh hoạt, không cứng nhắc, bởi đạng để bài thường được

nhìn nhận, sắp xếp ở nhiều góc độ khác nhau theo những tiêu chí nhất định

Căn cứ vào tính chất của đề bài, ta có để chìm nà để nổi Đề chìm là để chỉ nêu

ra một vân để khái quát, cô đúc mà giấu đi những ý, những nội dung cụ thể, buộc học

sinh phải suy nghĩ, tự tìm ra các ý dé dé giai dé Vi vay, dé chim thường khó, học sinh

không nắm được kiến thức văn học không giải được Ngược lại với để chìm là để nổi,

trong đó các ý cụ thể đã được nêu lên, học sinh chỉ cẩn căn cứ vào đó để phân tích,

chứng minh Vì vậy, có thể xem như để nổi đã báo trước dàn ý cho học sinh làm bài Chi

cần sắp xếp sao cho hợp lý và tìm ra lý lẽ, dẫn chứng phù hợp

Thi du

~ Đề chìm: Phân tích ý nghĩa cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong

truyện ngắn Chữ người tử tà của Nguyễn Tuân

(Phan noi dung biển thức cơ bản trên đây chủ yếu chúng tôi dựa vào phần qui định ra

để thi tuyển sinh ĐH, CĐ cho hệ PTTH chưa phân ban (hệ phổ biến hiện nay) của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hệ PTTH chuyên ban - ban Khoa học xã hội và hệ PTTH chuyên ban - Ban Khoa học tự nhiên và ban Khoa học tự nhiên - Kỹ thuật có /êm bớt một số

tác phẩm so với hệ PTTH chưa phân ban Những phần ?hêm bớt này sẽ được thể hiện

trong 111 bài làm oãn hay và được nói đến trong mục 1ï khi bàn về việc nhận dạng các

dé bai

“| Day khong phai 1a cudn sdch vé ly thuyét tap lam van mà chỉ là cuốn sách 0e hành làm oấn Vì vậy các đạng để bài được viết ở đây chỉ mang tính chất thòng bao để nhận biết chứ không đi sâu phân tích, lý giải nó trên các bình điện khác của lý thuyết tập làm van,

Trang 9

~ Để nổi: Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để nêu rõ “đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với

bóng tối; của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn; của tỉnh thần bất

khuất trước thái độ cam chịu nô lệ” (Để tuyển sinh CĐSP Nhạc Họa T.W - 1997)

b/ Căn cứ vào đặc trưng cửa đề uán, ta có đề oề nội dung oà đề uễ nghệ thuật Đây

là hai phương điện, hai yếu tố tạo thành tác phẩm văn học Nhưng tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất hai mặt đó Vì vậy không thể có nội dung thuần túy tách rời

khỏi nghệ thuật và ngược lại Dạng để oễ nội dung và đề uề nghệ thuật ở đây được hiểu

theo nghìa tương đối, có nghĩa là nghiêng về nghệ thuật nhiễu hơn

Thí dụ: Cũng là để về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, có thể có để nghiêng về

nội dung và có để nghiêng về nghệ thuật như hai để dưới đây

— Vì sao khi đã giết được kẻ thù là Bá Kiến, Chí Phèo lại tự kết liễu đời mình?

Từ bi.kịch đó, hãy nêu lên giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả của

truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) (Đề thì tuyến sinh khối D trường CĐSP Hà Táy) Day

la dé vé ngi dung

— Sách Văn 11 nhận xét: “Ngòi bút Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nang

triu suy nghi va dim thắm yêu thương” (tr.196) Hãy chứng minh điều đó qua đoạn cuối truyện ngắn Chí Phèo của ông (từ *Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ ” cho đến hết) Đây là đẻ uê nghệ thuật

+ e Căn cứ vào phương pháp tư duy, ta có đề phân tích, đề so sánh, đề tống hợp Đề

phân tích ở đây được hiểu là phán tích một đơn uị (một ý, một hình tượng, một hình

ảnh, một tác phẩm ); để so sánh là so sứnh hai hay nhiều đơn uị (như trên); để tổng

hợp là tổng hợp øhiều đơn uị (như trên) trong một vấn để chung của để bài Như vậy,

xót trên phương điện nắm chắc kiến thức và phương pháp tư duy, thì để so sứnjh va dé

tổng hợp cao hơn để phân tích, đòi hỏi học sinh những yêu cầu cao hơn khi làm bài

Thị dụ: - Dé phan tích:

+ Cảm hứng vẻ quê hương đất nước trong bài thơ Bên bia sông Đuống của Hoàng Cầm in dam chất Kinh Bắc của một vùng quê nổi tiếng, đã làm nên vẻ đẹp riêng

và sức hấp dẫn của tác phẩm Hây phân tích và chứng minh qua bài thơ

+ Cảnh và người Việt Bắc hiện lên đẹp và ân tình qua nỗi nhớ sâu nặng của Tố Hữu Hãy phân tích đoạn thơ sau đây trong bai Viet Bde để chứng tỏ điều đó:

Ta vẻ, mình có nhớ ta

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

+ Cảm hứng vể Đất nước của Nguyễn Đình Thi vừa tha thiết, nổng nàn lại vừa sâu lắng Hãy chứng tỏ điều đó qua việc phân tích đoạn thơ sau:

Mùa thu nay khác rồi

10

Trang 10

và Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

Đề so sánh

+ So sánh cảnh thu và tình thu trong Đáy mùa thụ tới và Thơ duyên của Xuân Diệu

+ Trước Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu có bài thơ Đây mùa 0hu tới, sau cách

mạng, Nguyễn Đình Thi trong bài thơ Đất nước cùng nói đến mùa thu Hãy so sánh hai

trạng thái cảm xúc của thi nhân qua hai cảnh đó

+ So sánh vẻ đẹp của hình tượng người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Táy Tiến của Quang Dũng (chú ý nêu lên những điểm giống nhau về phẩm chất chung của anh bộ đội Cụ Hồ và vẻ đẹp

riêng cưa từng người lính trong hai bài thơ)

đ/ Căn cứ vào đối tượng của bài làm (cái mà học sinh phải khai thác để làm bài), ta

có đó uẻ tác giá và đề uễ tác phẩm Theo công văn “hướng dẫn ra để thị” của Bộ, không

có để về giai đoạn văn học, về khuynh hướng và trào lưu văn học, về tính chất và đặc

điểm của nên văn học Trong 3 danh mục qui định khối lượng kiến thức văn học được

ra để thị cho 3 hệ chưa phân ban, chuyên ban KHXH (ban C), chuyên ban KHTN và

KHTN - KT (ban B) của công văn trên, chỉ có các fức giá nà tác phẩm thuộc hài giai

đoạn văn học 1930 - 1945 và 1945 - 1975" Riêng ¿dc giả chí có ở hai hệ chưa phân ban

và chuyên ban KHXH (ban C), và đó là 5 tác giả: Xuân Diệu, Nam Cao, Nguyễn Ái Quốc

~ Hồ Chí Minh, Tế Hữu và Nguyễn Tuân

Dé vé tae gid chủ yếu là đề kiểm tra kiến thức văn học của học sinh và thường là

đề chiếm số điểm thấp trong tổng số điểm của bộ để thị (3/10 điểm) Về để này, có thể

ra theo các nội dung sau:

—_ Đặc điểm về con người và phong cách nghệ thuật của tác giả

—_ Sự nghiệp văn học của tác giả (những nét chính), kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của tác giả

Đề uê tác phẩm chiếm đại bộ phận vì kiến thức văn học chủ yếu là kiến thức về tác phẩm Trong công văn trên, số tác phẩm được quy định ra dé thi cho hệ chưa phân ban là 36, cho hé chuyên ban KHXH (ban €) là 42, còn hệ chuyên ban KHTN va KHTN-KT (ban B) chỉ có 23 Số tác phẩm ở ba hệ này thường trùng nhau, trường hợp không trùng nhau chỉ là số ít, không đáng kể”, Để về tác phẩm là loại để chủ yếu,

t Công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài liệu đã dẫn

' Ví dụ như tác giả Xuân Diệu, hệ chưa phân ban (CPB) có 2 tác phẩm Vội oàng, Đây mùa thu tới; hệ chuyên ban - ban C (CBC) có 3 tác phẩm Đây mùa thư tới, Thơ duyên, Téa nhị kiểu; hệ chuyên ban - ban B (CBB) chỉ có 1 tác phẩm là 7hơ duyên Tác giả Thạch Lam, hệ CPB và CBC có Hai đứa tré, còn hệ CBB có Dưới bóng hoàng lan Tác giá Vũ Trọng Phụng, hệ CBC và CBB có Xuân tóc đó cứu quốc, hệ OPB có Hạnh phúc của một tạng gia Tác giá Hồ Chí Minh, hệ OPB có Mộ, Văn cảnh, Tảo giái, Tân xuất ngục học đăng sơn, Tuyên ngôn Độc lập; hệ CBO có Mộ, Vân cảnh, Lai Tân, Nguyên Tiêu, Bảo tiệp, Tuyên ngôn Độc lập; hệ CBB có Mộ, Văn cảnh, Tuyên ngôn Độc lập Tác giả Tố Hữu, hệ CPB có Tâm tư trong tù, Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du; hệ CBC có Nhớ đồng, Tiếng hát đi đày, Việt Bắc, Mẹ Tom, Bác ơi!; hệ CBC có Nhớ đồng, Tiếng hát

đi dày, Việt Bắc

11

Trang 11

thường gặp trong các kì thi tuyển sinh, vì vậy cần đặc biệt chú ý nắm vững nó Và cùng

vì thế, nó lại có nhiều kiểu để khác nhau khi được kết hợp với ba dạng để œ ð, e đã nói trên đây Có thể kể ra các kiểu để trong dạng đẻ này:

~ Phân tích toàn bộ tác phẩm

~— Phân tích một khía cạnh của tác phẩm (về nội dung, về nghệ thuật, vẻ giá trị )

~ Phân tích một (hoặc nhiều) nhân vật trong tác phẩm

= Phân tích một cảnh, một chỉ tiết, sự kiện, một hình tượng, hình ảnh trong

tác phẩm

~ Phân tích một đoạn văn, đoạn thơ; một khổ thơ; một câu thơ, câu văn trong tác phẩm

~ Tổng hợp một vấn để, một khía cạnh trong một số tác phẩm cùng chủ đề, thể loại

- §o sánh hai (hay nhiều) tác phẩm ở các mức độ khác nhau: so sánh toàn bộ tác phẩm, so sánh về một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm, so sánh hai (hay nhiều) nhân vật trong hai (hay nhiều) tác phẩm, so sánh cảnh, hình tượng, hình ảnh trong các tác phẩm

Những kiểu để nói trên của đạng đẻ uễ tác phẩm đều có mặt trong số 12ð bài lam van hay của cuốn sách Dưới đây sẽ phân tích một số trường hợp tiêu biểu để các

em có thể nhận dạng từng kiểu đề, từ đó hiểu được nội dung và nhất là nắm được cách

làm của từng bài cụ thể trong phần II của cuốn sách

9 Nhận đạng các đề bài về tác phẩm trong cuốn sách:

Khi biên soạn cuốn sách chúng tôi đã có ý thức "bao vây" các để sao cho “kin”

trong dừng tác phẩm được quy định ra để thi của cả ba hệ chưa phân ban, chuyên ban -

ban C và chuyên ban - ban B Mỗi tác phẩm thường được ra từ 2 đến 3 đẻ, tác phẩm hay, có giá trị từ 4 đến 5 để, và tùy theo đặc điểm của từng tác phẩm mà chọn ra các

kiểu để trên đây cho phù hợp

Ví dụ: Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam được ra 4 dé:

~ Chứng minh Hai đứa trẻ là một truyện ngắn không có cốt truyện nhưng lại hấp

dẫn và gợi lên trong người đọc nhiều suy nghĩ (phân tích toàn bộ tác phẩm)

- Chứng minh Hai đứa trẻ không chỉ có chất hiện thực mà còn đậm đà chất lăng

mạn (phân tích nét nổi bật đặc sắc của tác phẩm)

~ Chứng minh Hơi đứa trẻ là một bài thơ trữ tình đầy xót thương (phân tích nét nổi bật đặc sắc của tác phẩm)

~ Phân tích một đoạn văn trong tác phẩm, từ đó nêu chủ để truyện và nhận xét

giọng văn của Thạch Lam (để tuyển sinh khối D, trường CĐSP Hà Tây 1997)

“Truyện ngắn Chỉ Phèa của Nam Cao được ra 5 đề:

~ Lí giải sự kiện Chí Phèo tự kết liều đời mình sau khi đã giết được kẻ thù là Bá Kiến, từ bi kịch đó, nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm (để tuyển sinh khối D, trường CĐSP Hà Tây 1997) (phân tịch một sự kiện trong tác phẩm)

~ Phân tích mối tình Chỉ Phèo - Thị Nở dé khang định cái nhìn nhân dao, dat niềm tin yêu vào con người của Nam Cao (phân tích một sự kiện trong tác phẩm)

AZ

Trang 12

Chứng minh hai câu nói cuối cùng của nhân vật Chí Phèo đã bộc lộ rõ chủ để

của tác phẩm (phân tích chủ để qua một chỉ tiết trong tác phẩm),

- Phân tích nhân vật Chí Phèo để làm nổi bật bí kịch bị cự tuyệt quyển làm

người (phán tích nhân vật trong tác phẩm)

- Phân tích đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao trong đoạn mở đầu

truyện và sự sáng tạo độc đáo của nhà văn trong đoạn mở đầu ấy về mặt kết cấu truyện ngắn (phán tích một khía cạnh về nghệ thuật của tác phẩm)

Bài thơ Bên bia sông Duống của Hoàng Cẩm được ra 3 đề:

- Phân tích một đoạn thơ (Bên kia sông Đuống - Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Bây giờ tan tác về đâu)

- Cảm hứng về quê hương đất nước in đậm chất Kinh Bắc của bài thơ (phân tích một nét đặc sắc nổi bật trong tác phẩm)

Đài thơ Đất xước của Nguyễn Đình Thi được ra 4 để:

- Cảm hứng vẻ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi qua đoạn thơ: "Mùa thu nay khác

rồi Những buổi ngày xưa vọng nói về” (phân tích một nét đặc sắc nổi bật trong tác

phẩm)

~ Phân tích một khổ thơ (Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội lá rơi đầy)

= So sánh cảnh thu trong Đất nước với cảnh thu trong Đây mùa thu tới của Xuân

Diệu (so sánh cảnh qua hai tác phẩm)

- 8o sánh gương mặt đất nước trong hai bài thơ cùng mang tên Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điểm (so sánh hai bài thơ)

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (đoạn trích) được ra 3 đề:

~ Sức sống tiềm tàng của Mị trong nhà thống lí Pá Tra (phân tích nhân vật trong tác phẩm)

- Ý nghĩa của việc Mị cắt đây trói cứu A Phủ (phân tích một chỉ tiết trong tác

phẩm)

- Tâm trạng của Mị lúc muốn đi chơi xuân nhưng lại bị A Sử trói đứng vào cột

nhà (phân tích một đoạn văn trong tác phẩm)

“Truyện ngắn Vợ nhạt của Kim Lân được ra 3 dé:

~ Tâm trạng bà cụ Tứ (phân tích nhân vật trong tác phẩm)

~ Tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn (phân tích nét nghệ thuật đặc sắc)

~ Sức sống của con người trong trận đói khủng khiếp nam 1945 (phân tích chủ để qua các nhán vật trong tác phẩm)

Truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành được ra 3 dé:

- Hình tượng cây xà nu bộc lộ chủ để của tác phẩm (phân tích một hình tượng trong tác phẩm) (Đề tuyển sinh khối C trường CĐSP Hà Tây 1997)

~ Hình ảnh bàn tay Tnú khắc họa chân dung nhân vật (phân tích một hình ảnh

trong tác phẩm)

- Phẩm chất chung và vẻ đẹp riêng của các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít (phân tích

một số nhân vật trong tác phẩm)

18

Trang 13

Tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hỏ Chí Minh được ra 3 đề:

- Những biểu hiện phong phú và đặc sắc về nghệ thuật của Tuyên ngôn Độc lập (phân tích giá trị nghệ thuật của tác phẩm)

- Nghệ thuật đặc sắc và cao tay của tác giả trong đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn (phân tích một đoạn văn trong tác phẩm)

- Tuyên ngôn Độc lập được xem như là mẫu mực của loại văn nghị luận Chứng minh qua phan “tuyén ngôn" cuối tác phẩm (phân tích một đoạn văn trong tác phẩm)

Trên đây, chúng tôi đã đưa ra và phân tích các để bài của 8 ứác phẩm có trong

danh mục ra để thi để giúp các em có thể nhận dạng đúng và hiểu được tỉnh thần, cách

thức ra để và chọn để của cuốn sách Trên cơ sở nhận dạng đúng các đề bài, chúng ta sẽ

tiến hành phân tích, tìm hiểu để bài để định ra dàn ý thích hợp cho bài làm

II PHÂN TÍCH, TÌM HIỂU ĐỀ BÀI ĐỂ ĐỊNH RA DÀN Ý THÍCH HỢP

Phân tích, tìm hiểu để bài để định ra dàn ý thích hợp là công việc then chốt, có tính chất quyết định của học sinh khi làm bài văn ở lớp và nhất là của thí sinh trong giờ thi văn Khi đã định ra được một dàn ý thích hợp đối với để bài là ta đã có một cái

khung chắc chắn để bài văn có thể đứng vững được Nhưng muốn có một dàn ý thích hợp, cẢn phải phân tích, tìm hiểu đẻ bài kỹ lưỡng, cẩn thận, tránh nóng vội, hấp tấp dẫn đến những sai lắm đáng tiếc Việc phân tích, tìm hiểu để bài sẽ cho ta phương hướng đúng, từ đó mà định ra dàn bài thích hợp

Để giúp các em có thể vận dụng tốt thao tác này trong quá trình làm một bài

văn, chúng tôi đưa ra một số mô hình dàn ý của các hiếu đê thường gặp và phân tích

các bước từn hiểu đề để định ra dàn ý thích hợp thông qua một số để cụ thể trong

cuốn sách

1 Một số mô hình dàn ý của các kiểu đề thường gặp

œ/ Đề uề tác giả: Phổ biến nhất là đê "Nêu những nét chính về sự nghiệp văn học

của tác giả Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của tác giá đó"

Để mang tính chất kiểm tra kiến thức, nên có thể lập đàn ý theo mô hình sau:

~ Mớ bài: Giới thiệu tác giả: tên, năm sinh năm mất, quê quán, bút danh, vị trí

trong nền văn học dân tộc (hoặc trong một giai đoạn văn học cụ thể)

thể phân tích vắn tắt con đường đi lên uề tư tưởng va nghệ thuật qua ð tập thơ)

2 Kể tên các tác phẩm theo yêu cầu của dé bài (về thể loại, về thời gian sáng tác,

về số lượng tác phẩm)

—_ Kết luận: Đánh giá chung về tác giả trong nền văn học dân tộc

bị Đề oề tác phẩm: (chỉ nêu phần thân bài)

1 Kiểu đề phân tích toàn bộ tác phẩm:

~ Phân tích những nét đặc sắc nổi bật về nội dung tư tưởng (các ý nhỏ)

~ Phân tích những nét đặc sắc nổi bật về hình thức nghệ thuật (các ý nhỏ)

14

Trang 14

~ Tổng hợp đánh giá chung tác phẩm (giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị

nghệ thuật)

(Chu ý: trong khi phân tích cần hướng vào các ý, các vấn để mà để bài yêu cầu,

xem đó là phan trong tam cua dan ý ~ eúa bài làm; các phần khác sẽ châu tuần, hướng

vào để làm nôi bật và sáng tỏ phần trọng tâm)

2 Kiểu đã phân tích một khía cạnh của tác phẩm:

- Xác định khía cạnh ấy thuộc phương diện nào của tác phẩm (nội dung, nghệ thuật, giá trị)

~ Phân tích những biểu hiện của khía cạnh ấy trong tác phẩm (dẫn chứng)

~ Nêu ý nghĩa của khía cạnh ấy đối với giá trị chung của tác phẩm

~ Đánh giá khía cạnh ấy của tác phẩm (tác giả) trên bình diện văn học và cuộc sống

(Chu ý: vì chỉ phân tích một khía cạnh nên đàn ý phải nêu đẩy đủ, cụ thể những

biểu hiện của khía cạnh ấy trong tác phẩm và tập trung phân tích để nêu rõ vẻ đẹp và ý

nghĩa của nó)

3 Kiểu đề phân tích một nhân uật trong tác phẩm:

(Riểu để này thường yêu cẩu phân tích một điểm đặc sắc nổi bật của nhân vật như sức sống tiêm tàng của MỊị trong nhà thống li Pá Tra, uẻ đẹp lăng mạn của Nguyệt

qua sự củn nhận của Lâm Vì vậy dàn ý phải tập trung vào yêu cầu đó để tiến hành

phân tích nhân vật, coi đó là phần trọng tâm của dàn ý - của bài làm; các phần khác

chỉ nhằm làm nổi bật và sáng tỏ phần trọng tâm)

~ Giới thiệu qua nhân vật (lai lịch, tính cách ), đặt nhân vật vào hoàn cảnh sống

cụ thể của truyện để phân tích

~ Phân tích điểm đặc sắc nổi bật của nhân vật theo yêu cầu của để bài:

+ Qua diễn biến của tâm trạng và hành động (kết hợp với ngoại hình nhân vật)

+ Qua những biểu hiện cụ thể của nhân vật (chú ý các chỉ tiết, sự việc có ý nghĩa)

+ Qua nghệ thuật xây dựng nhàn vật của tác giả (những nét đặc sắc nổi bật nhất)

- Đánh giá nhân vật trên điểm đặc sắc nổi bật nhất ấy (ca ngợi, phê phán), ý nghĩa của nhân vật đối với cuộc sống bấy giờ và bây giờ

4 Kiểu đề tổng hợp một uấn để trong một số tác phẩm cùng chủ đê, thể loại:

~ Giới thiệu vấn để mà để bài yêu cầu tổng hợp trong một số tác phẩm qui định

~ Phân tích vấn để đó trên những nét chung mà các tác phẩm đều có:

+ Nét 1: Phân tích lần lượt qua từng tác phẩm với những dẫn chứng tiêu biểu

+ Nét 2, nét 3 (cũng phân tích như trên)

~ Nêu lên và phân tích những nét riêng của vấn để đó qua từng tác phẩm:

+ Nét riêng của tác phẩm 1: nêu và phân tích qua dẫn chứng tiêu biểi

+ Nét riêng của tác phẩm 2, tác phẩm 3 (cũng phân tích như trên)

~ Tổng hợp, đánh giá chung về vấn để đó qua các tác phẩm qui định, nêu ý nghĩa

15

Trang 15

của nó đối với cuộc sống hiện nay

(Về mô hình dàn ý này, xem thêm phân phân tích các bước dưới đây đối với một

để bài cụ thể)

5 Kiéu dé so sánh hai tác phẩm (hai nhân oật, hai cảnh, hai hình tượng )

Có thể có hai mô hình - dàn ý sau đây:

Mô hình 1 (làm lần lượt từng tác phẩm

~ Giới thiệu vấn để cần so sánh theo yêu cầu của để bài và các tác phẩm (nhân

vật, ) để so sánh

~ Trình bày lần lượt từng tác phẩm (hoặc nhân vật, ) để so sánh:

+ Tác phẩm 1 (nhân vật 1 ): nêu và phân tích những điểm đặc sắc nổi bật nhất (có đẫn chứng minh họa)

+ Tác phẩm 2 (nhân vật 2 ): như trên

~ Tổng hợp lại, rút ra những điểm so sánh chủ yếu, nêu lên những nét giống nhau

và khác nhau cơ bản (có thể nói thêm nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau)

- Mô hình 2 (so sánh xen kẽ 2 tác phẩm, theo từng vấn đề)

~ Giới thiệủ vấn để cần so sánh và các tác phẩm (nhân vật, ) để so sánh

~ 8o sánh xen kẽ 2 tác phẩm (nhân vật, ) theo từng vấn đề:

+ Vấn để 1: Tác phẩm 1 (nhân vật 1 ): nêu và phân tích qua dẫn chứng

Tác phẩm 2 (nhân vật 2 ): như trên + Vấn để 2: như trên

+ Vấn để 3, : như trên

~ Tổng hợp lại, rút ra những nét giống nhau và khác nhau cơ bản, nêu nguyên nhân

9 Các bước tìm hiểu đề để định ra dàn ý thích hợp:

Thông thường có thể có 3 bước sau đây:

~ Bước 1: Tìm hiểu để bài trên câu chữ của văn bản để nhận dạng để bài, xác định đúng yêu cầu của bài làm

~ Bước 2: Định hướng giải để bài

~ Bước 3: Từ hướng giải để bài định ra dàn ý thích hợp

Để cụ thể hóa các bước nói trên, chúng tôi sẽ phân tích bằng ba dé bài trong cuốn sách này: 1 dé về truyện, 1 để về kí và 1 để về thơ

Đề 1

Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ uiên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người

tử tù của Nguyễn Tuân để nêu rõ "đây là sự chiến thẳng của ánh sáng đối uới bóng tối;

của cái đẹp, cái cao thượng đối uới sự phàm tục, sự nhơ bẩn; của tỉnh thần bất khuất

trước thái độ cam chịu nô lệ”

(Đề thi tuyển sinh CĐSP Nhạc Họa T.W.1997)

Bước 1: Tìm hiểu để trên câu chữ của văn bản

~ Nhận đạng đề: Đề phân tích một cảnh của tác phẩm và là để nổi

16

Trang 16

- Xác định yêu cầu của bài làm: để chỉ gồm một câu đài, ở giữa có ba chữ “để

nêu rô” vừa chia thành hai ý, vừa để nối liền hai ý đó Ý 7 là phân tích cái gì? (cảnh cha chữ), còn ý 2 là nêu lên điều gì? Điều đó chính là ý nghĩư của cảnh cho chữ được

ghỉ rô và cụ thể trong đoạn giữa hai ngoặc kép Như vậy có thể xác định yêu cầu cua

bài làm là:

[ Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ để nêu rõ ý nghĩa của nó

"Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ” là công việc của học sinh để đạt tới kết quả trong bài làm là "ý nghĩa của nó” Yêu cầu của bài làm rút lại là: ý nghĩa của cảnh Huấn Cao cho chữ

Bước 2: Định hướng giải để bài

Hướng giải để bài là phân tích ý nghĩa của cảnh Huấn Cao cho chữ đã được ghi rõ

trong đoạn giữa hai ngoặc kép Đây lại là để nổi, các ý đã được nói đến theo một thứ tự hợp lí trong để Vì vậy cứ theo thứ tự các ý ấy mà định ra đàn ý cho bài làm

Bước 3: Định ra dàn ý thích hợp (chỉ nói phần thân bai)

Như vậy dàn ý không thể sắp xếp theo 2 ý lớn:

1 Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ;

2, Y nghĩa của cảnh Huấn Cao cho chữ, mà chỉ có một ý lớn là Ý nghĩa của cảnh

Huấn Cao cho chữ Ý này có 3 ý nhỏ được phân cách bởi các đấu chấm phẩy (;) trong đoạn câu giữa hai ngoặc kép Ta sẽ có dàn ý đại cương của phần thân bài như sau:

Ÿ nghĩa của cảnh Huấn Cao cho chữ

1 Sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối

II Sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, sự nhơ bẩn

II Sự chiến thắng của tỉnh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ

Vấn để còn lại là từ dàn ý đại cương này phát triển thành đàn ý chỉ tiết, mà ở đây là chọn các chỉ tiết, hình ảnh có ý nghĩa trong cảnh Huấn Cao cho chữ để phân tích nhằm bộc lộ rõ ba ý nghĩa trên đây Cần chú ý là cảnh trong truyện - nhất là các cảnh quan trọng như cảnh Huấn Cao cho chữ - các chỉ tiết, hình ảnh thường mang nhiều tầng nghĩa: nghia đen và nghĩa bóng (nghĩa bóng chính là ý nghĩa của nó) Ta chí cần tìm các chỉ tiết, hình ảnh mang nghĩa đen tương ứng với ba ý nghĩa trên đây trong cảnh Huấn Cao cho chữ để xây đựng thành đàn ý của bài làm:

1 Sự chiến thang của ánh sáng đối uới bóng tối:

1 Bóng tối nhà giam trong đêm khuya khoắt đối lập với ánh sáng đó rực của một

bó đuốc tẩm dầu (đây là bóng tối và ánh sáng trong nhà ngục, theo nghìa đen)

9 Bóng tối và ánh sáng ở đây còn được hiểu theo nghĩa bóng: bóng tối của sự tàn

bạo, phi nghĩa, anh sáng của lòng nhân từ, chính nghĩa Ánh sáng của bó đuốc đó rực da

xua tan và đấy lài bóng tối trong phòng giam có nghĩa là ánh sáng của chính nghĩa đã chiến thắng bóng tối phi nghĩa trong cuộc sống của con người

11 Sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối uới sự phàm tục, sự nhơ bẩn

1 Cảnh nhà giam bẩn thỉu, tối tăm, hôi hám (một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đẩy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi may | màu

trắng tỉnh của phiến lụa óng, mùi thơm ciialeh ALHOSG GUCha CHE SAN n theo

nghia den)

17

Trang 17

2 Nghĩa bóng: Cảnh nhà giam bẩn thĩu, hôi hám tượng trưng cho sự phầm tục, sự nhơ bẩn; còn màu trắng tỉnh khiết của phiến lụa và mùi thơm của thoi mực và chậu mực

là biểu trưng của cái đẹp, cái cao thượng Trong cảnh cho chữ, giờ đây chỉ còn lại màu

trắng tỉnh khiết và mùi thơm nồng nàn ấy, có nghĩa là cái đẹp, cái cao thượng đã chiến thắng sự phàm tục, sự nhơ bẩn trong cuộc đời

THỊ Sự chiến thẳng của tỉnh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ

Sự chiến thắng này không thể hiện ở cảnh vật, đồ vật mà thể hiện ở con người trong cảnh cho chữ:

1 Thái độ cam chịu nô lệ ở đây là viên quản ngục và thầy thơ lại còn tỉnh thần

bất khuất được miêu tả rất đẹp trong nhân vật Huấn Cao (cử chỉ đường hoàng, lời nói

đình đạc, và nhất là cái tâm trong sáng)

2 Sự chiến thắng được thể hiện rõ ràng, sâu sắc trong sự thay bậc đổi ngôi giữa người cho chữ và người xin chữ: người tù lại như người làm chủ, còn bọn quản lí nhà ngục lại khúm núm, sợ hải và xúc động trước những lời khuyên đạy của tù nhân (dẫn

chứng) Đó là sự chiến thắng của "thiên lương”, của tình người - và nó đã cảm hóa được

một con người lầm đường quay về với cuộc sống lương thiện (Ké mê muội nay xin bai

link)”

Đề 2

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện rõ nét qua hình tượng con sông Đà trong bài tày bút Người lái đò sông Đà Hãy phân tích tà chứng mình

Bước 1: Tìm hiểu để trên câu chữ của văn bản

~ Nhận dạng để: Đề phân tích một hình tượng của tác phẩm và là đề chìm (vì ngoài cụm từ "hình tượng con sông Đà", dé bai không hể nói thêm những ý cụ thể nào

về hình tượng con sông ấy (điều này người làm bài phải suy nghĩ để tự tìm ra các ý) Nhưng đây lại không phải là để phân tích một hình tượng đơn thuần mà phân tích

hình tượng gắn với phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, để chứng minh cho phong cách đó

- Xác định yêu cầu của bài làm: Để có hai cụm từ cẩn lưu ý: "phong cách ng

thuật của Nguyễn Tuân" và "hình tượng con sông Đà" Đó là hai ý của bài làm và hai ý

này có mối quan hệ với nhau, nhưng là dạng để phân tích hình tượng của tác phẩm nên

ý "hình tượng con sông Đà" phải là ý trọng tâm, là yêu cầu chủ yếu của bài làm Có thê

xác định yêu cầu của bài làm như sau:

phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân

Bước 2: Định hướng giải để bài

Với yêu cầu trên, bài làm có thể theo hướng sau: nêu đặc điểm phong cách nghệ

thuật của Nguyễn Tuân làm tiên để để soi sáng cho việc phân tích hình tượng con sông

Đà trong bài tùy bút, và qua việc phân tích hình tượng ấy, phong cách nghệ thuật của

Trang 18

Nhu vay dan ý của để bài này sẽ gồm 2 ý: phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân va hình tượng con sông Đà - ý 1 là ý phụ, ý 2 là ý chính Thứ tự sắp xếp: ý phụ

để trước làm tiền để chuẩn bị cho ý chính, ý chính để sau tiếp nối ý phụ để giải quyết

yêu cầu chủ yếu của bài làm Ta có dàn ý đại cương (phần thân bài)

I, Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

11 Hình tượng con sông Đà in đậm phong cách nghệ thuật cúa Nguyễn Tuân

Day la dé chim nén cdc y nho trong hai ¥ lớn trên đây người làm bài phải huy

động kiến thức sẵn có của mình, suy nghĩ dé tim ra (diéu nay lién quan dén mue I đã

nói: phải năm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa để làm bài) Đối với để bài

này, nếu học sinh nắm được các đặc điểm của phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thì sẽ tạo điều kiện để tìm ra những vẻ đẹp riêng của hình tượng con sông Đà vốn được

nhà văn nhìn nhận và miêu tả theo phong cách ấy Từ đó mà chỉ tiết hóa hai ý lớn trên

thành một đàn ý đầy du hon:

L Dae điểm phong cúch nghệ thuật cúa Nguyễn Tuân (nêu và phần tích vấn tắt

những đặc điểm chủ yếu có liên quan đến hình tượng con sông Đà)

1 Một cây bút tài hoa và uyên bác: thiên nhiên hay con người đều được chú ý khám phá ở phương điện văn hóa, mĩ thuật của nó Tính tư liệu phong phú, đầy giả trị thông tin về địa lí, lịch sử, văn hóa, phong tục

3 Một ngòi bút có thiên hướng thể hiện những cảm giác mãnh liệt, gây những ấn

tượng đậm nét, hoặc đẹp tuyệt vời hoặc thật dữ dội

3 Một con mắt nhìn sự vật ở chiều lịch sử, gắn quá khứ, hiện tại với tương lai

4 Một giọng điệu tùy bút vừa nghiêm túc vừa phóng túng với ngôn ngữ giàu có,

1E Hình tượng con sông Đà in đậm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuần:

Con sông Đà, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, không còn là con sông của thiên nhiên

~ địa lí, mà được miêu tả như một sinh vật có tính cách vừa hung bạo vừa trữ tình:

1 Con sông hưng bạo (đoạn người lái đò vượt thác)

~ Con sông được miêu tả như một con quái vật điên cuồng, hung dit dang nhe nanh, múa vuốt hòng bóp chết và nuốt chửng con thuyền và người lái đò:

+ Thác nước gầm réo vang trời thanh la não bạt: khi thì "rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng ", lúc lại "hỏng hộc tế mạnh trên sông đá”, có khi "đội cả thuyển

lên” và "mặt sông rung tít lên như tuyếc-bin thủy điện nơi đáy hầm đập”

+ Thạch trận giảng trên sông thành 3 vòng vây như thiên la địa võng đòi "ân chết cái thuyền”, đá "nhốm cả đậy để vô lấy thuyền” hoặc "xô ra định níu thuyền lõi vào tập đoàn cứa tử”

~ Tác giả đã thể hiện những cảm giác mãnh liệt, gây những ấn tượng thật đữ đội khi miêu tả con sông Đà và trận thủy chiến trên cái thạch trận có một không hai ấy với người lái đò: "nước bám lấy thuyển như đô vật túứm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình

ra ", sóng thác "bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò, hột sinh dục vụt muốn thọt lên cổ” và

“mặt sông trong tích tắc la sáng lên như một cửa bể đom dém rừng ùa xuống mà cham

lửa vào đầu sóng"

3 Con sông trữ tình (đoạn tiếp theo)

— Dưới con mắt nhìn nghệ sĩ của Nguyễn Tuân, con sông Đà hiện ra thật đẹp và

19

Trang 19

trữ tình:

+ Con sông Đà tuôn đài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn

hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai

+ Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ

+ Con sông Đà gợi cảm như một cố nhân

~_ Tâm hồn nghệ si ấy lại đưa con sông về với thời gian xa xưa, với không gian

tĩnh lặng để nó càng thêm thơ mộng t:ữ tình: “Bờ sông hoang đại như một bờ tiền sử

Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm có tích ngày xưa"

~ Sông Đà còn gắn với thần thoại Sơn Tinh Thủy Tỉnh, với câu thơ của Lý Bạch

và Tan Đà gợi bao hoài niệm và thương nhớ bâng khuâng

3 Tóm lại, hình tượng con sông Đà đã in đậm nhiều nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân mà nổi bật nhất là ở chỗ nhìn thiên nhiên ở phương diện văn hóa,

thẩm mi, và ở chỗ nhà văn dễ có cảm hứng trước những hiện tượng gây cảm giác mạnh,

hoặc đữ đội hoặc đẹp tuyệt vời, khiến cho con sông Đà trở thành một con sông vừa hung bạo vừa trữ tình

quê hương đất nước là

đặc điểm riêng của từng bài thơ

Bước 2: Định hướng giải dé bai

Từ yêu cầu trên, ta có hướng giải để bài như sau: Trước hết, phải tìm được những

nót chung của cảm hứng về quê hương đất nước trong ba bài thơ và xác định rõ đặc điểm riêng của cảm hứng ấy trong từng bài thơ sau đó tiến hành phản tích đừng nét

chưng của cảm hứng trong ba bài thơ, và từ những nét chung ấy sẽ nêu lên và phân tích

đặc diểm riêng của cảm hứng trong từng bài thơ

Bước 3: Định ra dàn ý thích hợp (phản thân bài)

Đối với để bài này, không nên lập dàn ý theo cách phân tích lần lượt từng bài thơ (nêu cả cảm hứng chung và đặc điểm riêng) như có cuốn sách đã hướng dẫn và nhiều thi 20

Trang 20

sinh cũng thường làm như thế Cách làm này nếu kiến thức không vững và viết không

chắc tay thì cảm hứng chung và đặc điểm riêng trong từng bài thơ sẽ không rõ và dễ

lần lộn, và võ hình dung nó sẽ biến thành bài làm của một để khác: "Phân tích cảm

hưng uễ quê hương đất nước trong ba bài thơ", Đề bài nêu rõ hai ý "những nói chúng” và

"đặc diểm riêng” để học sinh căn cứ vào đó mà phân tích cảm hứng về quê hương đất nước trong ba bài thơ, vì vậy bài làm cũng phải kết cấu theo hai ý đó và xem đây là hai

ý lớn của dàn bài, trong đó những nét chung phải được nói trước để mở đường cho đạc

điểm riêng của từng bài thơ hiện lên rõ nét trong phần sau của bài làm Ta có dàn ý đại

cương phần thân bài như sau:

TH, Đặc điểm riêng của cảm hiing vé qué huong dat nuéc trong ba bài thơ:

~ Bên kia sông Đuống

~ Việt Bắc

~ Đất nước

Van để còn lại ở đây là tìm ra được những nét chưng và đặc điểm riêng ấy để xây

dựng thành dàn ý chỉ tiết, có kèm theo những dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc để phân tích, chứng minh Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc nắm chắc kiến thức cơ bản

như đã nói trong mục ,, và phần nào, vào khả năng khái quát của học sinh trong một để bài tổng hợp

Dưới đây là đàn ý chỉ tiết (gợi ý) về dé bài này:

1 Những nét chung của cảm hứng oề quê hương đất nước trong ba bai thơ:

1 Cảm húng uê đất nước đau thương 0à cảm thù trong chiến tranh (mang âm

hương xót xa căm giận):

- Bên kia sông Đuống:

+ Hình ảnh giặc tàn phá xóm làng tan hoang (dẫn chứng)

+ Hình ảnh mẹ già chạy giặc "bước cao thấp bên bờ tre hun hút"

+ Hinh anh em thơ trong giấc mơ "thon thót giật mình”

+ Lời nguyễn phẩn nộ: "Đã có đất này chép tội - Chúng ta không biết nguôi hờn”,

21

Trang 21

2 Cảm hứng uề đất nước giàu đẹp (mang âm hưởng ca ngợi tự hào)

~ Bên kia sông Đuống:

+ Dòng sông Đuống lấp lánh chảy giữa đôi bờ "ngõ khoai biêng biếc", "đâu mía xanh xanh"

+ Mùi lúa nếp thơm nông và “tranh Đông Hỏ gà lợn nét tươi trong ~ mau dan tộc sáng bừng trên giấy điệp"

+ Những cảnh thơ mộng trữ tình: "Nhớ gì như nhớ người yêu - Trăng lên đầu núi,

nắng chiều lưng nương"; những cảnh hùng vĩ: "Núi giăng thành lũy sắt đày - Rừng che

bộ đội, rừng vây quân thù"

+ Nhưng đẹp nhất là bức tranh tứ bình của Việt Bắc qua bốn mùa, chan hòa màu sắc, ánh sáng, âm thanh, đẹp như trong cảnh thần tiên: "Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”,

3 Cảm hứng uễ nhân dân anh hùng - tình nghĩa (âm hưởng ca ngợi tự hào)

~ Bên hìa sông Đuống:

+ Anh hùng: những người du kích đánh giặc đã làm cho chúng "phát điên, quay

cuồng như xéo trên đống lửa"

+ Tình nghia: những bà mẹ chiến sĩ đón con bộ đội về trong đêm, ấm áp tình

quan dan kháng chiến: "Đêm buông xuống dòng sông Đuống Những chuyện muôn đời

không nói năng"

~ Việt Bắc:

+ Anh hùng: Cảnh "Việt Bắc ra quân" hùng tráng như đã cẩm chắc chiến thắng trong tay: "Những đường Việt Bắc của ta như ngày mai lên"

+ Tình nghĩa: "Thương nhau chia củ sắn lùi - Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”;

*Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn" *

— Đất nước:

+ Anh hùng: Truyền thống bất khuất của đân tộc (Đêm đêm rì rẩầm trong tiếng

đất - Những buổi ngày xưa vọng nói vẻ) và gương mặt của những người hôm nay (Ôm

đất nước những người áo vải - Đã đứng lên thành những anh hùng) đã làm nên một đất nước trướng thành, tỏa sáng: "Súng nố rung trời giận dữ Rũ bùn đứng đậy sáng lòa"

Trang 22

1 Bên hỉa sông Đuống:

- Đất nước là quê hương Kinh Bắc cổ hính, một vùng quê văn hóa lâu đời với

tranh Đông Hỏ đậm màu sắc dân tộc, với tiếng chuông chùa ngân nga văng vắng, với lễ hội tưng bừng rộn rã quanh năm, với những con người không thể nào lẫn được: "những

cô hàng xén rang đen - cười như mùa thu tỏa nắng" Và hình ảnh cô gái Kinh Bắc duyên đáng trữ tình ấy cứ thấp thoáng ẩn hiện trong suốt bài thơ

~ Là người con của quê hương quan họ, cảm hứng của Hoàng Cảm mang đậm chất?

Kinh Bác: thiết tha day đứt, sâu lắng, ngọt ngào

2 Việt Bắc

- Đất nước được hội tụ và kết tỉnh lại trong hình ánh quê hương cách mạng anh hùng mà tình nghĩa Bài thơ là khúc hát ân tình của con người kháng chiến với quê hương cách mạng, là nghĩa tình thủy chung sâu nặng giữa người vẻ xuôi và người ở lại trong giờ phút chia tay lịch sử

- Cảm hứng của Tố Hữu đối với quê hương cách mạng là cảm hứng của người trong cuộc, đã từng sống, hiểu và yêu quê hương cách mạng thiết tha mặn nồng Đó là tình cảm chính trị nhưng lại được nói lên một cách tự nhiên bằng giọng điệu tâm tình

địu ngọt như lời người yêu trong khúc hát đối đáp giao duyên

3 Đất nước:

- Khác với hai bài trên, Đất nước của Nguyễn Đình Thi là một đất nước tổng hợp

~ khái quát Thi sĩ không nói về một quê hương cụ thể nào mà dựng lên một tượng đài Đất nước bằng thơ: một đất nước hiển hòa mà bất khuất, tình nghĩa mà anh hùng - một đất nước trưởng thành, tỏa sáng! Gương mặt đất nước được chiếu rọi bằng những sắc

màu mới: Đất nước của nhân dân, Đất nước của Cách mạng

~ Cảm hứng của Nguyễn Đình Thi mang tính sử thi - tổng hợp - khái quát, bắt

nguồn từ truyền thống dân tộc, theo suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống Pháp và

đã "chín" sau 8 năm trời ấp ủ, nghiền ngẫm, trải nghiệm ”!,

IV VIẾT BÀI VĂN, HOÀN CHỈNH "TÁC PHẨM NHỎ" CỦA MÌNH

Đây là công đoạn cuối cùng của quá trình làm một bài văn Tuy không mang ý nghĩa quyết định như bước phân tích, tìm hiểu đề bài để định ra dàn ý thích hợp nhưng

nó vẫn có vị trí nhất định, không thể không nói đến

Có được dàn ý thích hợp tức là đã dựng được cái khung của bài làm, chỉ còn việc

biến cái khung ấy thành bài viết hoàn chỉnh Vậy thì phải viết bài văn ra sao và phải

hoàn chỉnh "tác phẩm nhỏ” của mình như thế nào?

1 Viết bài văn:

Viết bài văn phải tuân thú các nguyên tắc sau đây để đạt hiệu quả tối đa:

- Phải viết đúng như đàn ý đã định ra, không thêm bớt ý một cách tùy tiện khi

chưa cân nhắc kỹ lưỡng Viết đúng như dàn ý đã định ra sẽ đảm bảo đúng yêu cầu của

đề và tính mẫu mực của bài văn (bài văn trong nhà trường trước hết và chủ yếu là phải

có tỉnh mẫu mực) Tính mẫu mực này đã được thể hiện trong sự hợp lí - cân đối - chặt chẽ của đàn ý

(1) Xem toàn văn bài làm này ở phần II của cuốn sách

23

Trang 23

~ Nguyên tắc trên hoàn toàn không có nghĩa là gò bó cứng nhắc làm giảm đi sự

sáng tạo rất cẩn trong viết văn Phải tuân thủ viết đúng theo ý của đàn ý nhưng lại

phải sáng fựo trong cách viét dé thé hiện tốt nhất đàn ý đó trong bài văn của mình, Có

nghĩa là viết văn phải có cảm xúc, có hình ảnh; bài văn phải chứa đựng tâm hồn người

viết, phải là "tác phẩm nhỏ” của mình chứ không chỉ là một bài làm nộp cho thầy chấm

không đơn điệu (ngoài kiểu câu phân tích thông thường, cần có thêm câu nghỉ vấn, câu

khẳng định, câu nghỉ vấn khẳng định - câu hỏi tu từ - câu cảm than ) š

+ Tập dùng hình ảnh, tạo thói quen dùng hình ảnh trong câu văn để bài có thêm màu sắc văn chương

~ Cần đặc biệt chú ý hai thao tác đựng đoạn uấn và liên kết đoạn uản để bài không rời rạc mà trở thành một chỉnh thể thống nhất:

+ Dựng đoạn văn để diễn đạt một ý theo trình tự: nêu ý khái quát - phân tích, chứng minh ý (kết hợp lí lẽ với dẫn chứng) - tiểu kết ý

+ Liên kết các đoạn văn trong bài làm: chuyển ý bằng một câu hay một từ nối

(câu chuyển tiếp và từ nối để liên kết các đoạn văn giữ vị trí quan trọng trong kết cấu

và tạo dựng bài làm, giống như cái bản lễ nối liền cánh cửa với bức tường căn nhà)

~ Cùng cần chú ý đến cách viết phần mở bởi và phản kết luận vì nếu hai phản này được viết tốt thì chất lượng bài viết sẽ tăng thêm và bài văn sẽ để lại ấn tượng sâu

sắc trong người đọc:

+ Mở đề phải đặt được vấn để đúng theo yêu cầu của để bài, và vấn để ấy phải được nổi bật để thu hút ngay sự chú ý của người đọc vào bài làm Mở đẻ có thể viết theo

ba cách phổ biến là diễn dịch, qui nạp và tương phản (có thể tìm thấy những cách mở

dé nay trong phần I1 của cuốn sách)

+ Kết luận của bài làm phải đạt được hai yêu cầu: vừa đóng lại vừa mở: đóng lại bài làm (tức tóm tắt lại những nội dung chính đã phân tích trong phần thân bài) đồng thời từ vấn để của bài lại mở ra một (hay nhiều) vấn để mới để suy nghĩ tiếp, tạo đư vang, dư vị trong lòng người đọc (một số bài làm trong phổ» 17 cuốn sách cũng da dat được hai yêu cầu trên đây trong phần kết luận)

+ Yêu cầu chung cho cả hai phẩn mở bài và kết luận là phải gọn, rõ, dién dat

trong sáng Cẩn hết sức tránh viết phần mở để quá dài, vấn để nêu lên không rõ, mãi

mới "vào để" được và viết phần kết luận đài dòng, lan man, liên hệ thực tế ra ngoài

phạm vi của vấn để (tác phẩm, nhân vật ) một cách vụng về, khiên cưỡng làm giảm đi màu sắc văn chương của bài viết Dĩ nhiên, cũng cần tránh lối vào để cộc lốc, không có chất văn và kết luận cụt ngủn không đọng lại gì được trong người đọc - cá biệt còn có

những bài thiếu hẳn phần kết luận

Dưới đây là một số thí dụ về cách viết phần mở bài, phần kết luận, cách dựng một đoạn văn và cách liên kết các đoạn văn trong một bài làm cụ thể của cuốn sách Để các em để theo đõi và tiếp nhận, chúng tôi lấy ngay những thí dụ trong bài làm về để sở

3 đã phân tích thành dàn ý chỉ tiết ở mục 1II trên đây

Tóm tắt đề bài: Phân tích những nét chung và đặc điểm riêng của cảm hứng vẻ 24

Trang 24

quê hương đất nước trong các bài thơ Bên kia sông Đuống (Hoàng Cẩm), Việt Bác (Tố Hữu) và Dat nude (Nguyén Binh Thị)

- Mở bài Hình yêu quê hương đất nước là một nguồn thơ không bao giờ vơi cạn

trong văn học nước ta Đó là cảm hứng chủ đạo của thơ kháng chiến chống Pháp, nó thấm đượm trong từng ngòi bút thơ, đến từng bài thơ Một cô gái "Thăm lúa” nhớ chong,

một Bài ca nỡ đất, những người lính Tây Tiến, những bà bầm bà bủ, cho đến cả môi

tình Mư¿i Đôi và tiếng súng Viếng bạn tất cả đều được ủ nóng và chiếu sáng bằng tình

yêu quê hương đất nước Trong mạch cảm hứng chung ấy, Bên bia sông Đuống của

Hoàng Cảm, Việt Bếc của Tố Hữu và Đất nước của Nguyễn Đình Thi nổi lên như những

tiếng thơ sâu lắng thiết tha, những gương mặt tiêu biểu về quê hương đất nước", (Mở bài

theo lối diễn dịch, mang sắc thái uãn chương)

- Kết luận: "läa bài thơ là ba gương mật đẹp về Tổ Quốc: một vùng đất Kinh Bắc

dan gian - cổ kính, một quê hương cách mạng nghĩa tình - anh hùng, một đất nước

trưởng thành - tỏa sáng! Không chỉ giúp ta hiểu rô thêm Đất nước và Con người Việt Nam mà nó còn rung lên trong lòng ta những tình cảm nồng nàn tha thiết nhất về quê hương đất nước Ba bài thơ - như những hành trang tỉnh thần - sẽ theo ta đi suốt cuộc

đời trên những nẻo đường dựng xây đất nước” (Kết luận có đóng, có mở va ít nhiều đã

tạo được dự tị, dự uang)

- Dựng một đoạn uăn (ý 2 phần I: Cám lứng chung bè đất nước giàu đẹp trong

ba bai tho)

“Đất nước hiện lên giàu đẹp và đáng yêu biết bao! Làm sao mà quén duge dong sông Đuông lấp lánh chảy giữa đôi bờ "ngô khoai biêng bie’, "dau mia xanh xan

Cũng như lòng ta đã in đậm những bình ảnh "Đất nước” đẹp giàu từ lúc nào không biết

nữa? Những cảnh đồng thơm mát - Những ngá đường bal ngat = Những dòng sông đỏ nặng phù sa Và cả buổi sáng thu Hà Nội xao xuyến lòng người với hơi may xao xác,

với hương com dau m Nhưng không phai chỉ có thế Tố Hữu còn đem đến cho ta

những bức tranh tuyệt điệu về quê hương cách mạng Việt Bắc Có những bức tranh chan hòa màu sắc, đường nét, ánh sáng, âm thanh, đẹp như trong cảnh thần tiên:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đào củo nẵng ảnh dao gai that hing

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người dạn nón chuối lừng sợi giang

Ve bêu rừng phách dé vang

Nhớ cô em gai hai mang mét minh

Rừng thu trang doi hou bình

Nhoé ai tiếng hát ân tình thủy chúng”

(Nêu và phân tích, chứng minh ý rò, kết hợp nhuần nhị với đẫn chứng, cách viết

có cam Xúc)

- Liên hệ các đoạn oăn trong bài làm

+ Từ ý 2 cúa phản Ï (Cảm hứng về đất nước giàu đẹp) chuyển tiếp sang ý # cửa phan 1 (Cam hing vẻ nhân dan anh hùng - tình nghĩa):

“Dat nuée dep tuot dy lại là nơi sữnh ra một nhân dân anh hùng ~ tình nghĩa”

25

Trang 25

(Liên kết hai đoạn văn bằng một câu chuyển tiếp, trong đó phần đầu câu là tóm tất ý đoạn trên (đất nước đẹp tươi ấy) và phần cuối câu là mở ra ý đoạn dưới (nhân dân

anh hùng - tình nghĩa)

+ Tu phdn I (cam hung chung) sang phan II (đặc điểm riêng) của bài làm:

“Trên đây là cảm hứng chung vé quê hương đất nước qua ba bài thơ Nhưng tình yêu chân thật và sâu sắc bao giờ cũng có nội dung và sắc thái cụ thể, cá thể Vì thế tình quê hương đất nước, tùy theo hoàn cảnh lớn của lịch sử dân tộc và hoàn cảnh nhỏ của đời sống mỗi cá nhân, mà có nội dung và sắc thái khác nhau Điều này không hể

phương hại đến cảm hứng chung mà trái lại, càng làm rõ thêm và phong phú thêm cái

cảm hứng chung đó" (Liên kết 2 phản cúa bài làm bằng /uột đoạn uấn, trong đó câu đầu

là tóm tắt ý phần trên, còn các câu tiếp theo vừa mở ra, lại vừa giải thích ý phần

dưới)",

3 Hoàn chỉnh "tác phẩm nhỏ" của mình:

Đây là khâu kết thúc quá trình làm một bài văn Nên tính toán, phân chia thời gian sao cho khâu này có được từ 10 đến 15 phút để đọc lại toàn bộ bài làm, phát hiện

ra những lỗi trong bài viết và sửa những lỗi đó Cần hết sức tránh tình trạng không đợc

lại bài làm và sửa lỗi trước khi nộp bài vì thời gian không còn nữa Bởi vì, trong thực tế, bài làm nào cùng đều còn để sót lỗi, không nhiều thì ít Và đôi khi, chỉ vì một vài lỗi

nhỏ không đâu (do sơ xuất không đọc lại) mà ảnh hưởng xấu đến chất lượng và điểm số

của bài làm

Đọc lại bài làm chủ yếu là để sửa các lỗi về dùng từ, uiết câu, chính tả và kiểm

tra lại các dẫn chứng uãn thơ xem đã chính xác chưa Vẻ chính tả, cẩn đặc biệt lưu ý

sửa các lỗi về viết hoa, viết tắt, các lỗi đo phát âm sai; về câu là các câu quá đài, rườm

rà và câu chưa hết ý đã chấm; về dẫn chứng văn thơ là hiện tượng "râu ông nọ cắm cằm

bà kia" còn khá phổ biến trong bài làm của học sinh hiện nay

“Trên đây là những hướng dẫn cụ thể và những gợi ý thiết thực về Bốn vdn dé

mang ý nghĩa thực hành để giúp các em có thể vận dụng tốt khi đọc các bài làm văn

hay ở phản 11 cuốn sách Bốn vấn để này không tách rời nhau và gắn bó với nhau trong quá trình làm một bài văn, nó vừa là điều kiện vừa là các bước để thực hiện có hiệu quả

một bài làm văn ở trường cũng như trong các kì thi, trong đó uấn để 1 và uấn đề 3 là hai điều then chốt đảm bảo cho sự thành công của bài viết - "tác phẩm nhỏ” của mình

Trang 26

Phan II

NHONG BAI VAN LOP 11 & 12

Soạn theo đúng nội dung qui định ra đề thì tuyến sinh

đại học oà cao đẳng của Bộ Giáo dục oà Đào tạo

TIỂU DẪN

1 Đây là phần trọng tâm của cuốn sách gồm 125 bai van dành cho học sinh lớp II 4€ 12 được soạn theo đúng nội dung qui định ra để thi tuyển sinh ĐH & CÐ của Bộ Giáo duc và Đào tạo Nội dung các bài làm phục vụ cho cả ba hệ: PTTH chưa phân ban, PTTH chuyên ban - ban KHXH và PTTH chuyên ban - ban KHTN và KHTN - KT Đa số các bài

làm của ba hệ thường trùng nhau; một số rất ít bài chỉ có ở một hoặc hai hệ, đã được chú thích dưới bài làm để các em biết và sử dụng cho đúng với hệ học tập của mình

2 Cac bài oăn lớp 11 & 19 được sắp xếp theo hai phần lớn của chương trình văn

học Việt Nam: giai đoạn 1930 ~ 1945 và giai doạn 1945 - 1975 Mồi phân lại được sắp xếp theo từng tiểu mục căn cứ vào thể loại và dong van hoc

«© - Giai đoạn 1930 - 1945 gồm Bð bài với 4 tiểu mục:

- Tho lang man 1930 - 1945

- Truyén lang mạn 1930 - 1945

=_ Truyện hiện thực phê phán 1930 - 1945

- Van học cách mạng 1930 - 1945

* Giai đoạn 1945 - 1975 gồm 70 bài với 3 tiểu mục:

=_ Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh

dan bai chi tiết để các em dựa vào đó mà tập viết thành bài văn của mình Một số bài cần thiết phải có sự mở rộng và nâng cao, các em cẩn xem thêm các bài tham khảo bổ sung trong phan Phy lục đã được ghi chú rõ dưới bài làm

Các bài làm văn đều không có phần nhận xét cuối bài Chúng tôi muốn dành phần này cho các em tự nhận xét, đánh giá, trao đổi với nhau, để từ đó, có thể rút ra những điều bổ ích và thiết thực cho việc làm bài của bản thân

Chúc các em thành công khi đọc các "tác phẩm nhỏ" của bạn mình

Trang 28

I THƠ LÃNG MAN 1930 - 1945

DE 1

Nêu van tất sự nghiệp oấn học của Xuân Diệu Kế tên 5 tác phẩm cúa nhà thơ,

ghỉ rõ năm xuất bản (2 tác phẩm trước Cúch mạng tháng Tám bà 3 tác phẩm sau Cách

mang thing Tém)

YÊU CẦU

~ Nêu được những nét chính trong su nghiép căn học cúa Xuân Diệu qua 2 thoi

kì: trước Cách mạng tháng Tám 0à sau Cách mạng tháng Túi, Trước Cách mạng, là

“nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” có nhiều dóng góp trong uiệc cách tân uề nội

dung 0à nghệ thuật thơ Sau Cách mạng, đã nhanh chóng hòa nhập uào cuộc sống mới

để trở thành nhà thơ của nhân dân, của cách mạng Là một tài năng nhiều mặt, nhưng đóng góp chủ yếu uẫn là trong lĩnh oực thơ ca - một trong những nhà thơ lớn của nền

van hoc Việt Nam hiện đại

- Kể tên chính xác tà gÌủ đúng nà xuất bản ð tập thơ của thí sĩ

BÀI LÀM

Xuân Diệu họ Ngô, sinh năm 1916, mất năm 1985, quê ở Can Lộc, Hà 'Tĩnh, là

một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại

Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt: làm thơ, viết văn, nghiên cứu phê bình văn

học, dịch thuật Ở phương điện nào ông cùng có đóng góp đáng kể, nhưng chủ yếu vẫn là

thơ ca

Sự nghiệp văn học của Xuân Diệu có thể chia làm hai thời kì: trước và sau Cách

mạng tháng Tám

Trước Cách mạng, Xuân Diệu là "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài

Thanh) Thơ ông có nhiều cách tân táo bạo và thành công rực rỡ Ông tiếp thu nhiều thơ

ca lang mạn Pháp, thể hiện một cách chân thành say đắm "cái tôi" của mình Thơ ông

đã thực sự thoát khỏi hệ thống ước lệ có tính phi ngã của "thơ cũ", đem lại cho "Thơ

mới” một luồng gió nồng nàn, sôi sục ít có trong thơ ca truyền thông

Ông là nhà thơ tình yêu số một của Việt Nam thế ký XX và là người đầu tiên

đem đến cho văn chương Việt Nam một quan niệm mới vẻ tình yêu Tình yêu bao giờ

cùng đòi hói vô biên, khát khao tuyệt đính và vĩnh viễn

Kinh nghiệm của Đông và Tây, truyền thống và hiện đại, kết tỉnh ở một tâm hồn nghệ sĩ đã giúp Xuân Diệu khám phá được nhiều biến thái tỉnh vi của thiên nhiên cũng như nội tâm con người và thể hiện được trong những vấn thơ "ít lời nhiều ý, súc tích

như đọng lại bao nhiêu tỉnh hoa" (Thế Lữ)

Nếu thơ ca trung đại lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ dep con ngudi ("Lan thu thủy, nét xuân sơn" - Nguyễn Du) thì Xuân Diệu đã làm cho cuộc cách mạng: con người mới là chuẩn mực của cái đẹp Quan điểm mi học này đã khiến ông sáng tạo ra nhiều hình ảnh mới mẻ, độc đáo, sinh động: "Lá liễu dài như một nét mi"

Ngoài thơ, Xuân Diệu còn có nhiều trang văn đẩy sức hấp dẫn Hai tập Phấn

thông àng (1939) và Trường ca (1945) giàu chất trữ tình, cảm hứng lãng mạn là chủ

yếu, nhưng cùng có những trang nghiêng về hiện thực (Tỏø "hị Kiều, Cái hỏa lò )

29

Trang 29

Sau Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu muốn mở rộng hồn thơ để ôm lấy tất cả Cũng với cặp mắt "xanh non" và "biếc rờn" ấy, ông say sưa viết vẻ Tổ quốc về Nhân dân, vẻ Đảng, về Bác Hồ, về hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp, chống Mi, vẻ sự

nghiệp xây dựng đất nước với một tỉnh thần lạc quan tin tưởng Ông đã trở thành một

nhà thơ của nhân dân và thơ ông đã gắn bó với cuộc sống cách mạng

Trong số chừng 50 tác phẩm mà ông đã để lại, chúng ta có thể kế tên 5 tập thơ

tiêu biểu trước và sau Cách mạng tháng Tám:

Hoài Thanh đã nhận xét 0ê Xuân Diệu trong Thì nhân Việt Nam: đó là một hôn

thơ "tha thiết, rạo rực, bản khoản" Hãy chứng tỏ điều đó qua các bài thơ Vội uàng,

Đây mùa thu tới, Thơ duyên của ông

YÊU CẦU

Nói lên được hai biểu hiện đường như trái ngược nhưng lại thống nhất uới nhau trong hồn thơ Xuân Diệu: nhà thơ rất yêu đời, rất thiết tha uới cuộc sống (tha thiết, rao rực) nhưng đông thời lại cũng rất chán nản, hoài nghỉ, cô đơn (băn khoăn); hi tâm trang ấy có mối liên quan nhân qud uới nhau Phân tích uà chứng mảnh hai tâm trang dy qua những chỉ tiết tiêu biểu, đặc sắc trong các bài thơ Vội uàng, Đây mùa

thu tới, Thơ duyên của thì sĩ

Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu" Trong khi mỗi hồn thơ chị

được nói đến bằng một tính từ, thì nhà phê bình lại đặc biệt dùng đến ba tính từ để

nhận xét cái "riêng" của Xuân Diệu: một hồn thơ tha thiết, rạo rực, băn khoăn Vì sao lại có sự ưu ái như vậy? Đơn giản chỉ vì ông là "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" Và điểu này ta có thể dễ dàng tìm thấy qua ba bài thơ tiêu biểu: Vội ung, Day mùa thụ tới, Thơ duyên

Bước vào thế giới thơ ca của Xuân Diệu thật muôn hình vạn trạng Có biết bao cái hay, cái đẹp trong cuộc sống này được nhà thơ gửi gắm trong từng bài thơ, từng cầu thơ,

chữ thơ của một hồn thơ "tha thiết, rạo rực, băn khoăn", Rộ ràng khi ta đọc thơ, đi sâu vào tìm hiểu thơ của thi sĩ, ta thấy thấp thoáng có một ngọn lửa khát vọng, ngọn lửa của cưực sống đang rạo rực khát khao với đời, với người Nhưng thoảng qua tấm lòng yêu đời lại gợn lên một chút băn khoăn buồn thảm của một thi nhân trước thời cuộc Nỗi

30

Trang 30

băn khoăn đó làm cho "nhà thơ như bị giam hãm trong một môi trường thiếu năng lượng, thiếu chất đốt của lòng tin, làm sao thơ ông có đủ chất sáng? Nhưng thật đáng

quí là trong nhà thơ vẫn lập lòe "ngọn lửa Đan-cô” trên thảo nguyên mịt mùng của cuộc đời: ngọn lửa của tình yêu người, yêu non sông đất nước, yêu tiếng mẹ đẻ ” Và ta biết

chắc: một điều là: trong thơ Xuân Diệu “khi vui cũng như khi buôn đếu nông nàn tha thiết”

Œó lẽ cũng chính vì điều đó mà nhà thơ đã nhìn cuộc sống với một tình yêu trẻ

trung dat dao bằng một cập mắt "xanh non" "biếc rờn”, đem đến cho đời và cho thơ một

quan niệm sống hoàn toàn mới lạ:

"Sống toàn tím, toàn trí, sống toàn hồn

Sống toàn than uà thức nhọn giác quan”

(Thanh niên)

Một sự ham muốn cuồng nhiệt luôn luôn được sống là mình, sống mê say, vỏ vập Cuộc sống "thiên đường" ấy hiện ra trong bài Vội nàng của nhà thơ như lung linh và day

c hấp dân Ở đó có "ong bướm" với "tuần trăng mật", có hoa trong "đồng nội xanh ri",

có "cảnh tơ phơ phất" rồi "khúc tình si” và cá ánh bình minh rực rỡ Từng câu, từng

chữ, từng đòng nhanh gấp như muốn liệt kê, muốn nói to lên hết thảy những cái dep dé

tror£ cuộc sống ấy Tiếng nói tâm tình của nhà thơ về bức tranh mùa xuân như một

người dẫn chương trình Từng bước chân của tác giả như kéo ta đến gần, khám phá ra

những cái tuyệt diệu nhất của cuộc sống:

“Cúa ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình sử "

Nếu Thế Lữ còn nuôi giấc mộng lên tiên thì "Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai và xua

ai nấy về hạ giới" (Hoài Thanh) Nhà thơ đã phát hiện ra một thiên đường nơi mặt đất, ngay trong tầm tay của chúng ta Con người cứ phải đi tìm kiếm ở tận đâu? Nó ngay

trong cuộc sống quanh ta đây: những hoa thơm trái ngọt và mùa xuân rực rỡ Vậy còn

chờ gì nữa? hãy yêu mến và gắn bó với thực tại này

be sống đẹp và kì điệu như vậy, nên nhà thơ không những đón nhận nó, mà còn muốn hòa tan nó theo từng hơi thở của mình:

“Ta muốn ôm

Cú sự sống mới bắt đầu mơn mởn,

Ta muốn riết mây đưa uà gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm uới tình yêu

Ta muốn thâu trong mội cái hôn nhiều ”

C6 nhà thơ đã nói: "Thơ chỉ tràn ra khi cuộc sống trong tim đã ứ đầy" Có lẽ tình

yêu cuộc sông của nhà thơ Xuân Diệu đã tăng lên đần theo từng từ "muốn" Rồi "ôm”

là đã ghì chặt hơn Và đã "say" - sự ngây ngất đến bất tỉnh vẫn chưa thóa lòng - còn muốn "thâu" nghĩa là muốn thu hết tất cả để có sự hòa nhập làm một Để cuối cùng là một tiếng kêu của sự cuồng nhiệt chưa bao giờ có trong thơ:

Trang 31

sống đến cuồng nhiệt" có

của thi sĩ Xuân Diệu

Đây đúng là "tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộ

lẽ chính vì "cuộc sống nơi trần thế là thiên đường tuyệt diệu nhấ

Hồn thơ yêu đời ấy lúc thì hối hả "vội vàng", khi lai dam thắm lắng sâu, nhưng bao giờ cũng thiết tha, rạo rực Đó là cái thiết tha rao rực như con sóng bạc đầu trên biển cả trong Vội uàng, lại có những lượn sóng ngắm cùng không kém phản rao ruc thiết tha dưới lòng sâu Đó là bài 7ø đuyên, một sự hòa hợp tuyệt diệu giừa thiên

nhiên - thời tiết - lòng người, một bức tranh thu chứa chan sức sống, rao rực tình yêu của thi si

Một buổi "chiều mộng" với biết bao âm thanh sinh động, ảnh hình đẹp đẽ đã tác động đến tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống của nhà thơ khiến thi nhân đã phải thốt lên những tiếng tơ lòng:

“Chiêu mộng hòa thơ trên nhánh duyên

Cay me riu rít cặp chim chuyén

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”

Thi sĩ đã nhìn vạn vật bằng con mắt và tấm lòng đồng cảm của mình Dưới con mắt ấy, cảnh thiên nhiên sao mà có duyên đến thế, đẹp đến thế Đọc lên câu thư thứ

nhất ta đã thấy như có một sự gắn bó vô hình nào đó của chiều thu, của thơ và của

"nhánh duyên" Thiên nhiên cùng cảnh vật đều mang một sức sống sinh động và tươi

vui: cây thì như đang "ríu rít" cùng cặp chim chuyển, lá thì như tan ra trong sắc màu xanh trong như ngọc của bầu trời, âm thanh du dương "tiếng huyền" của mùa thu như

hòa thành một bản nhạc kì lạ và tấu lên một khúc tương giao gắn bó của thiên nhiên

đất trời Đúng là nhờ có một tâm hồn nghệ sĩ khát khao giao cảm với đời đã giúp Xuân Diệu khám phá được nhiều biến thái tỉnh vi của tự nhiên và thể hiện nó trên những vẫn

thơ đậm sắc màu lãng mạn Ta như nghe thấy cái thiết tha rạo rực của lòng thì nhân

dang dang day ăm ắp trong cảnh "chiều mộng”, trong "tiếng huyển” của mùa thu Bức

tranh thiên nhiên đã được khúc xạ qua tấm lòng yêu đời của thị sĩ Tấm lòng yêu đời ấy

lại càng rạo rực thiết tha trong mối tình đầu e ấp Ở đây có sự giao hòa tuyệt đẹp giữa

cảnh và tình, giữa thiên nhiên và lòng người:

Cón đường nho nhỏ gió xiêu xiêu

Lả lả cành hoang nẵng trở chiều

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn

Lân đâu rung động nỗi thương yêu

Va càng đẹp hơn là sự hòa hợp của hai trái tìm đang yêu như "một cặp vấn” trong

“bài thơ dịu", càng rạo rực hơn trong làn mây biếc "bay gấp gấp", càng thiết tha cháy

bỏng hơn trong "chim nghe trời rộng giang thêm cánh" Làn mây và cánh chim của

tình yêu trong thơ Xuân Diệu thật mới lạ, mãnh liệt và táo bạo - nó là sản phẩm của

một hồn thơ yêu đời, thiết tha với cuộc sống Hồn thơ ấy luôn mở rộng, giao hòa với con

người và vạn vật giống như "một cây đàn Bá Nha nhưng không muốn chỉ có một Chung 'Tử Kì mà khát khao hàng vạn hàng triệu tri âm tri kỉ"

Một hồn thơ yêu đời như thế nhưng sao nhà phê bình lại ghỉ thêm hai chữ "băn khoăn" tiếp liên với "thiết tha, rạo rực"? Đây là hai tâm trạng đường như trái rgược nhau nhưng thực ra lại có mối liên quan nhân quả với nhau: chính vì yêu đời thiết tha

32

Trang 32

nên mới bán khoăn khi chưa được cuộc đời đến đáp ("Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu"), và bản khoăn lại là biểu hiện rõ nét và chân thành nhất của lòng yêu đời rao rực Đó là hai mặt của một hén thơ thống nhất Xuân Diệu, và phải chăng, chính thi

si da tự bộc lộ mình trong Thơ duyên:

May biếc uê đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân uân

Nhưng vì sao lại có nỗi "băn khoăn" ấy? Vì sao cuộc đời đáng yêu như thế, đầy

hương sắc như thế mà nhà thơ lại buồn? Phải chăng là sống trong xã hội hỗn loạn, nước

mất nhà tan, những con người "chưa đủ dũng khí để chống lại chế độ thực dân" đã mang

một nỗi lòng u hoài và thường tìm đến thiên nhiên tâm sự Thật là đúng khi Hoài Thanh trong Thí nhân Việt Nam đã nói: "Ta thoát lên tiên cùng Thể Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta

đắm say cùng Xuân Diệu Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bên, điên cuồng rồi

tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ”

Hiện thực cuộc s

mơ tốt đẹp về cuộc ng cia con người Nó không thể làm cho người ta sống đẹp lên, vì ống của các nhà thơ mới đáng sợ làm sao! Nó ngăn chặn mọi ước hiện thực của đất nước là đang trong vòng lầm than nô lệ Ta hiểu vì sao Xuân Diệu 'say đấm" mà vẫn "bơ vơ" Lắng nghe bước đi của thời gian chuyển từ hạ sang thu, lòng

nhà tho dang lên một nỗi buồn tê tái thê lương - nỗi buổn đã vở ra thành tiếng khóc và đọng lại thành hàng ngàn giọt lệ:

"Rang liễu đìu hìu đứng chịu tạng

Tóc buôn buông xuống lệ ngàn hàng"

Một bức tranh thu tuyệt đẹp với rặng liễu thu buồn Song có lẽ không phai “rang

liều thiên nhiên" buôn mà dường như đó chính là "rặng liễu tâm hồn" của tác giả Bởi

chính tác giả cũng đã từng có một nổi niềm: "Buổn ơi xa vắng mênh mông là buồn",

Xuân Diệu đã dẫn hồn ta vào thế giới cô đơn buồn chán tuyệt vọng:

Tôi là con nai bị chiều giảng lưới

Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối

(Khi chiều giăng lưới) Hai câu thơ mà chứa đựng biết bao tâm trạng của kẻ thiết tha yêu đời nhưng lại

như đang phải tự giam mình trong cô đơn sẩu thám Đến nỗi trước cảnh mùa thu ào đến, nhà thơ đã phải thốt lên những tiếng reo mừng khe khẽ: "Đây mùa thu tới, mùa thu tới" nhưng rồi cảm giác vui mừng lại bị xóa nhòa đi, nhường chỗ cho cảm giác buốt, lạnh cô đơn, Thu đến chỉ thấy có gió rét luôn lách qua từng ngọn cỏ nhành cây, chi thấy

cảnh vật mang một nỗi buổn tâm trạng trước thời cuộc, nó lan tỏa ra không gian và đọng lại trong khí uất của bầu trời và lòng người:

“Máy uẩn từng không chỉm bay đi Khí trời u uất hận chia lí

Ít nhiễu thiếu nữ buôn không nói

Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”

ˆ Cả một không gian bao la lúc này đã thấm đẩm nỗi buổn của lòng người và hiển

hiện lên khuôn mặt của các cô thiếu nữ Đúng là tâm trạng trước cảnh "nước mất nhà

tan" của những lớp người chưa xác định được hướng đi cho mình và dường như cũng

33

Trang 33

không thể giải thích nổi Nó chỉ phảng phất trên cảnh vật, vương vấn hiện hình lên

gương mặt những người thiếu nữ và đọng lại trên sắc thu tê tái, thấm sâu nỗi niểễm băn khoăn của thi sĩ

Như chúng ta đã biết, Xuân Diệu khát khao ước mơ nhiều Nhưng khát khao sống bình thường hạnh phúc mà cũng chẳng được Có lẽ vì vậy mà nhà thơ đã đưa mình đến với những thế giới đẩy xuân sắc và tình tứ, cố tạo ra những mộng mơ để tự huyễn hoặc mình? Nhà thơ cũng đã một lần ao ước:

“Tha một phút huy hoàng rôi chợt tối

Còn hơn buôn le lói suốt trắm nấm”

(Giục giã)

Nhà thơ yêu đời, tha thiết gắn bó với đời, nhưng thực tế cuộc sống xã hội lại không được như ý nguyện, nhà thơ muốn tìm đến những tâm hồn đồng điệu cũng không được, muốn san sẻ ước muốn với người khác cũng không xong Trách chỉ nhà thơ chẳng buồn, chẳng cô đơn lẻ loi như cánh chim chiều thu đang phân vân đôi cánh trong bài

Thơ duyên: '

“Con cò trên ruộng cánh phân van"

Phân vân không biết bay đi hay đậu, bay cao hay thấp, tâm trạng của nhà thơ

cũng vậy, cũng bối rối, "băn khoăn" trước ngã ba của cuộc đời Điều này đã làm cho ta hiểu thêm về nỗi đau của một trái tim say đắm, nồng nhiệt mà không được đển đáp

xứng đáng Đó là cảm giác cô đơn giá lạnh trước thái độ nhạt nhèo của cuộc đời

Ta hiểu vì sao trong thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu mùa xuân và bình minh

đi liền với những chiều thu tàn và những đêm trăng lạnh Sự nồng nan đi với cảm giác bơ vơ Cái hạt nhân cơ bản để tạo ra cái đẹp trong hồn thơ Xuân Diệu chính là

nỗi "yêu đời" và "đau đời" Phải chăng vì thế nên thơ ông đã tổn tại qua bao lớp bụi của thời gian?

Nhà phê bình Hoài Thanh quả đã rất tỉnh tế khi nhận xét hồn thơ Xuân Diệu bằng sáu chữ: "tha thiết, rạo rực, băn khoăn" Sáu chữ nói lên hai mặt đồng thời cùng là hai vẻ đẹp của hén tho lang mạn ấy Hai vẻ đẹp này tưởng như tách rời nhau nhưng lại

kết hợp biện chứng thống nhất với nhau, bể sung cho nhau để làm nên vẻ đẹp riêng của

hồn thơ Xuân Diệu Hồn thơ ấy đã hơn nửa thế kỉ trôi qua vẫn có biết bao lớp người đang say và ngẩn ngơi!

YÊU CẦU

Cần phân tích bài thơ để làm nổi bật hai nét của bức tranh chuyển mùa: tỉnh tế

va gợi cảm Tình tế dem đến uẻ đẹp của bức tranh thu, còn gợi cảm là nét thụ buôn

Hai nét đẹp oà buôn là đặc trưng của thiên nhiên trong "thơ mới" khiến cho Đây

34

Trang 34

mùa thu tới trở thành bức tranh thu tiêu biểu cúa thơ lãng mạn 1930-1945

BÀI LÀM

Nhà thơ thường dé nhạy cảm với sự đổi thay của đất trời Với Xuân Diệu, một

nhà thơ mới, một nhà thơ lãng mạn tiêu biểu lại càng không dễ bỏ qua sự biến đổi điệu

kì của hai mùa xuân - thu Đó là hai mùa tổn tại duy nhất trong ý niệm của nhà tho Bởi thế, thơ viết về thu của Xuân Diệu khá nhiều “Đây mùa thu tới” không chỉ là một bức tranh chuyển mùa tỉnh tế và gợi cảm, nó còn là một tâm hỗn tiêu biểu cho thời đại lãng mạn 1930 - 1945 Đất trời và con người của một thời đã được Xuân Diệu ghi lại

trong bài thơ thu đầy lãng mạn đó

Dường như thơ viết về mùa thu đã rất nhiều, trước Xuân Diệu và cá sau này nữa

Sức hấp dẫn của mùa thu nơi đồng bằng Bắc bộ đã khiến Nguyễn Khuyến không khỏi làm ngơ và cho ra đời chùm thơ thu nổi tiếng “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu cũng chính là sự kế thừa truyền thống đó, tuy nhiên đã được nhà thơ thổi vào đấy nét mới,

mang âm hưởng của thời đại Bài thơ vừa cổ điển vừa hiện đại, vừa mang cái buồn của

ông cha lại vừa có tiếng reo vui của thế hệ trẻ trước sự giao mùa của thiên nhiên Quan

niệm về thời gian thiên nhiên và thời gian đời người đã ảnh hưởng lớn tới sáng tác của các nhà thơ; khi hè đã qua mà đông thì chưa đến, "nằm áp giữa hai khối khí nóng lạnh

đó, thu là một lãnh thổ bị lấn cả đôi đầu nên hay có những trở trí Hơn nữa, thu là khoảnh khắc ngưng kì điệu để cho sự vật lần cuối được bừng sắc để rồi đi vào héo úa Các nhà thơ xưa không làm ngơ trước "phút an lạc vĩnh hằng" này và đã nương gửi cái hài hòa của tâm hồn mình với đất trời thường là những nỗi buồn mang tính suy tưởng, triết lí nhưng lại không bộc lộ rõ mà nấp sau bộ mặt buồn mênh mang, khiến cho người đọc thơ có cảm giác buồn lây mà vẫn mặc nhiên chấp nhận nó, không cần giải thích

Với Xuân Diệu thì khác, nhà thơ đã có phản ứng mạnh với các thay đổi của mùa thu

"Đây mùa thụ tới” tuy vẫn tiếp mạch buồn của thơ thu cổ nhưng đã biến tấu theo chủ

quan của tác giả và theo thời đại, vì thế bài thơ không đơn thuần là sự báo mùa mà còn

là sự hối thúc của thời gian

Thời đại của Xuân Diệu là thời đại của hy vọng nhưng cũng là thời đại của thất

vọng Xã hội có những "rung chuyển" mạnh mẽ đã hất con người ra khỏi những mối quan hệ tự nhiên - xã hội - con người, chưa tìm được vị trí cho mình trong cuộc đời

Thời đại 30 - 45 là thời đại các nhà thơ tỏ ra bơ vơ, cô đơn, lạc lồng và nháo nhác đi

tìm chỗ đứng của mình trong cuộc đời Khi Xuân Diệu nói về Tản Đà, hắn ông cũng đã

nghĩ cho cả mình: "Mọi cái cũ đã phá đi và chưa có chút gì của cái mới để thạy thế; con

người chỉ là khả năng của một cái gì sẽ có thật trong tương lai và là một ảo ảnh của hiện tại” Đó là lức con người tự ý thức rõ cá nhân mình, tự khám phá, bộc lộ mình để

mong tìm gặp những tâm hồn đồng điệu

Cái "tôi" trong “Đáy mùa thu tới" được biểu hiện trong tiếng reo vui: "Đây mùa

thụ tới! mùa thụ tới”, tiếng reo được buột miệng rất tự nhiên, hứng khởi, quên đi cả

truyền thống buôn của thơ thu, vì thế, ngay sau đó là sự chữa lại: "Với áo mơ phai dệt lá uàng” giọng thơ chùng xuống, trầm lắng một cách o ép Cũng từ đây, giọng văn mất hẳn

sự xôn xao, reo vui đón nhận giao mùa, chủ thể trữ tình cũng "lặn" mất hay đúng hơn biến sang một dạng khác để để bày tỏ hơn Nếu chủ thể trữ tình bộc lộ mình một cách trực tiếp qua niềm vui khám phá đón nhận mùa thu ở trên thì ở khổ thơ dưới, một cách gián tiếp chủ thể trữ tình đã phải khép mình lại, ý tứ hơn với những “Hàng trăng tự

ngấn ngơ”, "ít nhiều thiếu nữ buôn không nói” Trong cái tự ngần ngơ kia chưa hắn đã

là quên đi mà chính là nhớ đến Trạng thái ngẩn ngơ có thể chỉ là trạng thái giả, thực

35

Trang 35

tế thì vẫn rất nhạy cảm Nếu ngần ngơ thật thì sẽ không bao giờ thấy được: “non xa khởi sự nhạt sương mờ”, không nghe được “rét nưướt luồn trong gió” và không cảm được

"đã uảng người sung những chuyến đò” Cái tôi vẫn an nap đâu đây chứ chưa hể mất

hẳn Hai câu cuối cùng:

Ít nhiều thiếu nữ buôn không nói

Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì

chủ thể trữ tình trở lại xuất hiện lần nua đưới dạng một chủ thể khác nhưng vẫn tiếp nối mạch cảm xúc ở câu trên Nếu ở trên là “ ngẩn ngơ" thì ở câu này lại là "buồn không nói” Không nói nhưng lại nghĩ rất nhiều Khác hẳn với câu thơ của khổ đầu reo

vui, hoan hï, câu thơ này mang nét người lớn hơn, mặc dù vẫn là cái lớn ngượng ngập,

kiểu cách của các thiếu nữ Điệu tựa cửa nhìn xa và nghĩ ngợi có vẻ già nua nhưng lại

“nghĩ ngợi gì", cũng như "tôi buồn không hiểu uì sao tôi buồn" mà thôi Ta sẽ thấy mức độ cảm xúc của cái "tôi" trong bài giảm dần, lúc đầu còn cất lời hồ hới, phấn chấn, sau đó là trạng thái trẻ con nhưng điệu đàng hơn “tự ngẩn ngơ”, cuối cùng là nét trầm mi lộ rõ trên khuôn mặt “buồn không nói” của thiếu nữ Phải chăng đó là cá nhân muốn được khám phá, được bội nhưng còn chưa đúng lúc, đúng chỗ Hoài Thanh gọi thời đại 30-45 là "thời đại chữ tôi" không phải là vô cớ Hàng trăm định nghia về

“Tôi là khách bộ hành phiêu lãng" hay "Tôi chỉ là một khách tình sỉ”, lúc thì “Tôi

là chìm non đến từ núi lạ" Nhiều cái tôi xưng danh nhưng tất cả đều giống nhau ở sự cởi mở, tự cho mình thoát khỏi những ràng buộc Đây là nét đổi thay táo bạo trong thơ ca Việt Nam bởi trước đó, trong tư tưởng của nhà thơ cổ không hề có quan niệm về cái tôi như thế mà chỉ là cái "ta" chung chung Tuy nhiên, trong “Đây mùa thụ tới”, Xuân Diệu đồng thời thể hiện cái "toi" song van e ngai, dé dat nén hay nói khéo, nói tránh Điều này cũng dễ hiểu bởi vì sao quan niệm thơ tự do, cới mở, lãng mạn này chỉ phát huy được trong phạm vi thế giới tình cảm, chứ chưa nhập được vào sự đa dạng thực sự của đời sống Ngay cách gọi "nàng trăng" cũng chỉ được sử dụng trong giới văn nghệ sĩ

chứ chưa phổ biến bởi nó có vẻ gì điệu đàng, câu chữ Xuân Diệu được coi là nhà thơ

mới nhất trong các nhà thơ mới và lãng mạn nhất trong các nhà thơ mới cũng bởi lối dùng từ, lối cảm thụ văn chương của ông ở mức khác hẳn mọi người "ơn một” là bao nhiêu? “í nhiều” là bao nhiêu? Cách nói của nhà thơ không khỏi gây ngỡ ngàng cho mọi người Đã thế lại thêm “trong uườn rũa xanh” rồi thì "những luồng run rấy rung rinh 1á”, hàng loạt âm "r" tạo cám giác lành lạnh đang xâm nhập vào chính cơ thể mình và chứng tỏ con mắt nhìn tỉnh tế, một khám phá mới lạ Ta nhớ đến những câu thơ khác của Xuân Diệu:

Cây bên đường, trụi lá đứng tần ngân

Khắp xương nhánh chuyển một luỗng tê tái

Và giữa uườn im, hoa run sợ hãi Bao nỗi phôi pha, khô héo rụng rời

(Tiếng gió)

Ở Xuân Diệu cũng như ở nhiều nhà thơ khác, mùa thu thường choán một chỗ đặc biệt trong thơ Không chỉ riêng mình Xuân Diệu “buồn không nói" mà nỗi buồn ấy tôn

tại trong "vô thức tập thể” của cả một lớp người Có người gọi đó là thứ "bệnh thời đại",

đó là bệnh muốn được khẳng định, bệnh cảm thấy bơ vơ, lạc löng, không có chỗ đứng

hay chưa tìm được cho mình chỗ đứng trong cuộc đời Bởi vậy, cá nhân cô đơn phải tự

tìm lấy phương thuốc của mình, tự chữa cho mình Với Xuân Diệu, ông đã khám phá, tìm 36

Trang 36

ra nét mới của mùa thu Các nhà thơ khác cũng có cái nhìn mới về mùa thu, nhưng chi

có Xuân Diệu nói lên lời rằng: "Với lòng tôi trời đất chỉ có hai mùa: Xuân và Thu, hai mùa đặc biệt ý nhị, hai mùa có bình minh" Nhiều chỉ tiết rất lãng mạn trong bài “Đáy mùa thụ tới”, đây cũng chính là xu thế chung của thời đại 30 - 45 Các nhà thơ đi tìm

cái tỉnh tế và lãng mạn nhất để qua đó bộc lộ mình Với Thế Lữ thì:

Mắt lệ đắm trông miền cách biệt,

Phút giây chừng mỗi gối phiêu lưu

Với Lưu Trọng Lư thì:

Biết sao trái được tùnh trời Giang hỗ cốt ấy trọn đời phiêu linh

Hay với Nguyễn Bính:

Giếng thôi mưa ngập nước tràn

Ba gian đây cả ba gian nắng chiều

Nhưng tất cả đều không bằng được Xuân Diệu khi ông nói:

¬ Những luồng run rấy rung rùnh lá

~ kung linh bóng sáng bỗng rùng mình

Thơ lãng mạn 30 - 45 là cuộc đi tìm kiếm cái đẹp Với “Đây mùa thu tới”, Xuân Diệu đã khám phá ra vẻ đẹp tự nhiên của mùa thu mà bấy lâu bị mọi người nhìn nó bằng con mắt buồn buôn Bức tranh thu đẹp bởi sức tưởng tượng mới lạ của Xuân Diệu

va hấp dẫn bởi từng chỉ tiết rất tinh tế Vẫn là những chất liệu thơ ca quen thuộc khi ông dùng lá, trăng, chuyến đò, mây trời, chim chóc có điểu nó được sử dụng theo lối nói khác hản Thiên nhiên không nhất nhất là chuẩn mực cho con người nữa mà con

người đã trở thành nét tiêu chuẩn để nói về thiên nhiên Khổ thơ đầu nói đến rặng liễu

nhưng cách nói như đang hướng người đọc nhìn về một cô gái buồn rượi Lá liễu rủ vừa

được xem là “tóc buôn buông xuống”, vừa được ví là "lệ ngàn hàng" Lối so sánh thiên

nhiên - con người này khá phổ biến ở thời đại thơ lãng mạn Anh Thơ trong “Bến đò ngày mưa" cũng nhân hóa thiên nhiên như thế:

Tre rit rugi ven bờ chen ướt Gt

Chuối bơ phờ đầu bến đứng đằm mưa

Nói đến trăng, Xuân Diệu cũng tiếp mạch ví von ấy chứ không chỉ nhắc một cách chung chung "bóng trăng", "ánh trăng", "trăng sáng" mà cụ thể cả cách gọi lẫn cách tả trăng:

Thinh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ

Xuân Diệu nói đến mùa thu nhưng không chỉ nhắc đến sắc vàng vọt của thu nữa

ma ông đã mở rộng tầm nhìn để thu về những màu sắc khác làm thay đổi không khí thu bấy lâu Ngoài sắc áo vàng còn có màu "áo mơ", đỏ, xanh

Trong uườn sắc đỏ rũa màu xanh

Nói đây là bài thơ thu tiêu biểu cho thơ ca lãng mạn 30 - 45 có lẽ bởi hồn của

bài thơ Thời đại Xuân Diệu, các tác giả có xu hướng đi tìm cái mới, đi khám phá

thiên nhiên để được khẳng định mình nhưng vì phong trào thơ mới, thơ của cái "tôi” còn phải đối đầu gay gắt với thơ cũ nên dù muốn cởi mở lòng mình vẫn có nét e dè,

chưa thực sự nói hết lòng mình Cảm xúc ở "Đây mùa thu tới" không tránh khỏi hai

37

Trang 37

nét lớn của thời đại; đó là sự tiếp tục gắn với nỗi buổn truyền thống để nói về thu và tâm thế thời đại đang hoang mang như "đứa con lạc mẹ" và phân vân "bâng khuâng

đứng giữa hai dòng nước"

“Đây mùa thu tới" là một khởi sắc rất đáng kể so với thơ thu trước nó Bài thơ

tập trung miêu tả sự chuyển động của thiên nhiên ở những biểu hiện nhỏ bé, tinh vi nhất nhưng lại thể hiện một hồn thơ mới rộng mở, tiêu biểu cho cả một thời đại Bài

thơ không mang dáng vẻ to tát nói về đất trời hay nỗi niễm ẩn sĩ mà là khao khát

mạnh mẽ, rất con người là muốn được bộc lộ cá nhân trước sự đổi thay của trời đất

Xuân Diệu để cập đến một cái "tôi cô đơn, đang đi tìm mình trong cuộc đời, những ngẩn ngơ, đìu hiu, buồn không nói, run rẩy, u uất chứng tỏ điều đó Cái tôi đó

cũng ý thức được bản thân mình trong xã hội nên càng khao khát hơn được bày tỏ cho

chúng ta vẻ chính họ, muốn phơi bay tâm hồn, cõi lòng họ Không chỉ Xuân Diệu tỏ ra đồng cảm với nỗi buôn không nói của ít nhiều thiếu nữ, ngay Thế Lữ (Cây đàn muôn điệu) cũng tỏ bày:

Tới ngợi ca tiếng lòng phấn khởi Tôi thở than cùng thiếu nữ bâng khuâng

Xuân Diệu hay Thế Lữ đều muốn được chú ý, muốn được hòa hợp với mọi người và bản thân nhà thơ cũng tỏ ra biết thông cảm Hơn một lần Xuân Diệu viết về mùa thu

với mong muốn được hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, giữa con người với nhau và giữa cảnh với nhau:

Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên

Cây me ríu rit cap chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

Thu đến nơi nơi động tiếng huyền

Con nai vang ngo ngde

Đạp trên lá uàng khô

Đầu giống nhau ở cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trước mùa thu chứ không chỉ

là cảm xúc buồn, sắn lòng đón nhận điều gì âm u, tê tái của mùa đông Vẻ đẹp của mùa thu được các nhà thơ phát hiện và tỏ ra thích thú: “Đây mùa thu tới! Mùa thu tới” hay

"Em không nghe mùa thu" hay "thu đến nơi nơi động tiếng huyền" đều là những lời ca

vang, reo mừng khi đất trời chuyển mùa Mùa thu rõ ràng đã trở thành một mùa thu hoàn toàn khác với thơ cổ Vẫn còn nét buồn cố hữu của thu song thi nhân đã nhìn nhận

nó ở một góc độ khác, tươi mới hơn, lạ lẫm hơn, thậm chí lạ với nét buồn của mùa thu Chế Lan Viên không chỉ đón nhận mùa thu mà còn tỏ ra tiếc nuối, muốn níu kéo:

Ai đâu trở lại mùa thu trước

Nhạt lấy cho tôi những lá uàng

Với nửa hoa tươi muôn cánh rã

Về đây đem chắn nẻo xuân sang

38

Trang 38

Rõ ràng phải có những cảm xúc đặc biệt với mùa thu, các nhà thơ mới ưu ái thu đến thể Không riêng mình Xuân Diệu biết phấn khởi, hớn hở khi thu đến, nhiều nhà thơ khác cũng cảm mến mùa thu theo cách ấy Hình như nồi buồn thời đại cộng với lãng

mạn tuổi trẻ có nét giao thoa, gần gũi với mùa thu Đa phần các nhà thơ lấy cảnh thu đê

bay to long mình

Với một người luôn "vội vàng", giục giã, sợ thời gian trôi chảy, tuổi trẻ tàn phai

như Xuân Diệu lại càng không thể làm ngơ trước giao mùa dù đó là mùa thu Mùa thu là

mùa đáng buồn nhất trong quan niệm của thơ ca cổ, trung đại Con người thời ấy luôn tiếc nuối những ngày nắng ấm đã qua, chờ đợi ngày rét mướt, ảm đạm của thu - đông

mang tới Ở thời của Xuân Diệu đường như thi sĩ chí quan tâm tới cái hiển hiện của mùa

thu, nhà thơ thường khám phá vẻ đẹp hiện tại mà chưa cẩn bận tâm tới mùa đông cận

kể Nhà thơ nhìn mùa thu bằng con mắt thật của chính mình, không thông qua một ước

lệ tượng trưng nào còn rơi rớt lại của thời đại trước, ảo nảo đến như Huy Cận cũng thấy

được một chút gì vương vấn chứ chưa buồn hẳn:

Hơi rơi dìu dịu rơi rơi

Tram muôn giọt nhẹ nổi lời vu va

Nỗi buồn này cũng khác với thơ cổ điển; nó mang dáng vẻ lãng mạn tâm lí, dòng

tâm linh sâu thắm, nên ý thơ cùng khó hiểu Thơ Xuân Diệu cũng khó hiểu nhưng rất thực: "Những luồng run rấy rung rinh lá", "Cành biếc run run chân ý nhỉ”

Với “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu, chúng ta thấy nét chung của thơ ca lãng mạn 30 - 45 là sự cởi bỏ mọi ràng buộc, khao khát giải phóng cá nhân, là sự tự do cho tâm hồn bay bổng, đón nhận thiên nhiên, vạn vật Xu thế chung của thế hệ Xuân Diệu

là thấy vui mừng vì được tự đo giải phóng cá nhân, tự đo đi tìm những tâm hồn đồng

điệu cho mình Song vẫn còn nét buồn vì dù sao vẫn chưa thoát khỏi ánh hưởng của thơ

ea trung đại, ý thức hệ tư tưởng về cái "tôi" vẫn chưa định hình rõ nét và buổn hơn cả

vì chưa khẳng định được bản thân, chưa tạo được cho mình thế đứng riêng, độc lập

“Day mia thu tới” mang được hai nét lớn đó vào nội dung của bài thông qua nghệ

thuật biểu hiện rất tài tình của Xuân Diệu Trong bài có cả niềm vui được chứng kiến,

được đón nhận mùa thu với những đổi thay mới mẻ, lạ lẫm, gây tò mò cho những con

người vừa "trẻ tuổi" lại "trẻ lòng” Còn nét buồn chủ yếu là do cá nhân cảm thấy thời

gian cứ trôi, tuổi trẻ có giới hạn mà con người vẫn chưa làm được gì để khẳng định

mình Thiên nhiên trong “Đây mùa thu tới” vừa tả khái quát sự giao mùa, vừa đặc tả sự

chuyển động, trở mình của mùa thu ở mức rat tinh vi, tinh tế,

Thời đại thơ lãng mạn 30 - 45 đã qua nhưng âm vang và những gì nó để lại cho thơ ca Việt Nam thật đáng giữ gìn Đó là một cuộc cách mạng thực sự làm thay đổi

nhãn quan thơ, cách cảm thụ, đánh giá thơ Mở ra cho thơ ca Việt Nam một hướng đi

mới, một kiểu sáng tác mới tiến bộ hơn thơ ca cổ Thơ lãng mạn đáp ứng được nhu cầu

biểu hiện và tiếp nhận của quẩn chúng Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất và có

những đóng góp lớn lao cho nền văn học đó Bức tranh thu “Đây mùa thu tới” của ông

được xem là tiêu biểu cho thơ lâng mạn 30 - 45 cũng bởi chất lãng mạn thời đại thấm

nhuần trong từng câu chữ Đúng như đánh giá về Xuân Diệu "ông là nhà thơ lãng mạn,

là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh - Thi nhân Việt Nam)",

Nguyễn Mai Hiên 12V, Lam Sơn, Thanh Hóa

(1) Xem thêm bài Xuân Diệu nói uễ "Đây mùa thu tới" (Văn học uà tuổi trẻ, tập 5)

39

Trang 39

ĐỀ 4

Giữa những bài thơ buôn của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám, hiện lên

một "Thơ duyên" hỗn nhiên, tươi mát, yêu đời Vì sao Xuân Diệu lại đặt tên bài thơ là

"Thơ duyên"? Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý biến trên

(Trích trong tập "Thơ thơ" - 1938) hồn nhiên, tươi mát, yêu đời và thể hiện được

niềm giao cảm mãnh liệt ấy

Bài thơ có nhan để là “Thơ duyên” - “Thơ duyên" chứ không hẳn là thơ tình vì

tình yêu trong thơ Xuân Diệu bao giờ cùng đắm say, vội vàng, sôi nồi:

“Trời ơi! Ta muốn uống hôn em”

Hoặc:

“Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ, không thương một kẻ nào”

Còn ở bài thơ này, tuy có "anh" và có "em" nhưng chỉ là "vô tâm", đó đâu phải là

tình yêu nhưng lại có duyên “Duyên” ở đây có nghĩa là sự giao hòa, là tương giao màu nhiệm của vũ trụ, của cỏ cây và của con người Đối với nhà thơ, giao cắm với cuộc đời là

niềm hạnh phúc tuyệt điệu mà con người được ban tặng trong cuộc sống trần thế này

“Thơ duyên" viết về cảnh thu đưới con mắt của một chàng trai vừa mới lớn "/ẩn

đâu rung động nỗi thương yêu", tâm hồn đang tràn ngập yêu thương, đôi mắt "xanh

non" ấy nhìn đâu cũng thấy sức sống hiện lên, bao trùm khắp cõi đời dưới mọi hình

thức, đâu đâu cũng thấy thắm đượm tình yêu thương đầm thắm, tươi tắn và hồn nhiên, tất cả như có duyên với nhau tự thuở nào

Cảnh và tình trong bài thơ thật đẹp, một chiều thu thơ mộng, trong mát, thật duyên dáng - tất cả như có sự giao hòa nhịp nhàng và có duyên nợ với nhau:

“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên Cây me ríu rít cặp chim chuyển

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền"

Một sự hòa hợp tuyệt điệu: Một buổi chiểu mộng mơ, bầu trời trong xanh và như

có gió nhẹ nhàng đung đưa, những cành cây mềm mại, có vẻ yếu ớt nhưng rất có duyên Từng cặp chim ríu rít chuyển trên những cành me, chúng quấn quýt bên nhau có đôi, có cặp trong yêu thương đẩm ấm, vui tươi Thu đến, khắp nơi nhộn nhịp, rộn rã, không

gian như vang lên khúc nhạc của đất trời

40

Trang 40

Chiểu thu đó, không tan tạ mà duyên đáng, không kiêu sa lộng lầy mà quen

thuộc, giản đị, dịu dàng và rất gợi cảm Ánh sáng đổ tràn xanh như ngọc lấp lánh qua

muốn ngàn lá Không khí ở đây không lạnh như mùa đông, không nồng như mùa hạ khiến tâm hồn con người sảng khoái, đễ chịu

“Trước Cách mạng tháng Tám, thật hiếm có một chiều thu trong sáng, tươi tắn như thế trong thơ Xuân Diệu mà chỉ có sự mông lung, xa xăm và buồn vắng:

“Em êm chiều ngổn ngơ chiều

Lòng không sao cả hìu hìu khẽ buồn”

Chiêu” - Xuân Diệu) Chiểu “Thơ duyên” không vấn một chút u sầu, ngược lại rất vui tươi, hon nhiên, trẻ trung và yêu đời

Con đường mùa thu xinh xinh, nhỏ nhắn và gió hiện ra có ảnh, có hình cùng sóng

đôi với nhau Cành lá và nắng hiện lên như sự huyền diệu của đất trời, tất cả đi vào cõi

“thương yêu" của nhà thơ tình yêu:

“Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu

Lá lả cành hoang nắng trở chiều

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn Lân đầu rung động nỗi thương yêu”

Con đường, cành lá và cả nắng gió của đất trời đều là những hình ảnh có hồn, có

tâm trạng Mùa thu ở đây có vui, có xôn xao, nhưng không ổn ào, náo động mà rất hồn

nhiên, dịu dang, êm ái Cảnh vật như tạo cho con người một cảm giác lâng lâng, thích

thú, vui tươi và rất đễ chịu Phải chăng, đó là nét yêu đời rất đáng quí trong “Thơ duyên”

Cảnh vật, trong mối giao hòa với nhau và con người cũng vậy "Anh" và "em" nào

có quen biết nhau, nhưng tự nhiên cứ đi sóng đôi với nhau “như một cặp oẩn", không

hẹn mà nên trong suốt bài thơ:

"Em bước điểm nhiên không vuéng chan

Anh di litng đừng chẳng theo gần

Vô tâm - nhưng giữa bài thơ dịu

Anh di em như một cập 0uẫn”

Nhà thơ đi giữa đất trời mà như đi giữa chốn dịu êm - đi giữa một “bởi thơ dịu”, không ổn ä, chỉ “lững đứng”, chỉ chẩm chậm để có thể lắng nghe những bước đi rất nhẹ, rất khẽ và cũng rất lặng lẽ của mùa thu Và có lề, nhà thơ cũng đang nghe nơi lòng mình niềm cảm thông với vạn vật và nỗi khát khao yêu thương, khát khao được cởi mở,

được chia sẻ với đời, với mọi người - nhất là với cô em nào kia ngẫu nhiên đang bước trên đường Họ đi như cách xa nhau: Em thì “điềm nhiên”, còn anh thì "ng đững” và

cả hai đều "o»ô £đm"”, nhưng hình như cả hai muốn xích lại gần nhau Bởi lẽ: trong hai

bóng "điểm nhiên” và "lững đứng" ấy đều như có một chủ định muốn hòa hợp cùng

nhau Tất cả đều sóng đôi, gắn quyện, tất cả như một bức thư tình, vỗi giai điệu nhịp

nhàng, êm dịu - một bài thơ của tình yêu cuộc sống - trong cảnh vật đã hòa với nhau, người với người, "anh" và "em" cũng ăn nhập với nhau như “một cặp uần”

_ 41

Ngày đăng: 16/10/2016, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w