Lợn ăn cây dáy Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế Nghệ thuật Tranh Lợn dân gian Đông Hồ: Với cả ba loại tranh mẫu khắc-in về tranh Lợn đều có phong cách nhất quán, hoà đồng và nổi bật t
Trang 1Lợn ăn cây dáy
(Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế)
Nghệ thuật Tranh Lợn dân gian Đông Hồ: Với cả ba loại tranh mẫu (khắc-in) về tranh Lợn đều có phong cách nhất quán, hoà đồng và nổi bật trong dòng tranh dân gian Đông
Hồ Đặc điểm chung của các con Lợn trong tranh dân gian Đông Hồ đều là: hình tượng Lợn béo, thể hiện theo dáng trông nghiêng Nghệ nhân sáng tác theo chiều này nhằm bộc
lộ toàn bộ hình - dáng béo tốt của con Lợn Trên thân mình Lợn đều có hai xoáy Âm - Dương Hai xoáy âm - dương này nằm phía trên ngang mình Lợn, vị trí (gần vai và mông) phía trên của 2 chân (trước và sau), thu hút sự chuyển động, làm cho ta càng có cảm giác như thấy con Lợn có dáng sinh động Nó vừa là cái đẹp hữu hình, vừa là ẩn chứa quan niệm về ngũ hành
Mắt có vành mi Mõm Lợn nghiêng, nhưng Mũi lại gần như quay ra hướng chính diện, tạo dáng ngồ ngộ và động Ngấn mõm đều có 3 ngấn, và không quên hai ngấn mép của con Lợn như đang ăn ngấu nghiến Bàn chân Lợn có 3 móng, trông rất vững chân đế Lưng Lợn với độ cong hơi võng, được thể hiện bằng một hoặc hai nét to bản Nét của ngấn thủ (phần đầu lợn) với chân trước, vòng bụng và nét ngấn của bắp đùi sau là nét to dầy nối vào nét cong lượn của bụng Lợn Hình dáng và đường nét to dầy đã tạo nên con lợn có dáng béo, khoẻ, vũng chãi, thể hiện ý tưởng ước muốn về phồn thịnh của tăng gia sản xuất, đời sống ấm no, hạnh phúc thanh bình Riêng đuôi Lợn có những thay đổi linh hoạt, tạo cho mỗi loại tranh Lợn thêm phong phú ở bức Lợn ăn cây Dáy đuôi Lợn xoay
ra cong lên ở trên đùi sau ở bức Lợn ăn ở bồn đuôi đặt trên ngấn khuỷ chân sau Đuôi lợn ở bức Lợn đàn đuôi lại để thẳng xuống Song các đuôi Lợn có điểm chung nhất là: lông cuối đuôi đều được cách điệu như một chiếc quạt hình lá đề, và đều quay ra phía trước Trên các tranh Lợn nghệ nhân thể hiện đảo ngược điểm nhìn của lông đuôi và mũi Lợn, kể cả tai Lợn (đều theo hướng trông thẳng), trên toàn thân Lợn (là trông nghiêng), pha chút kiểu nghệ thuật bản năng nguyên thuỷ - vẽ: mặt nghiêng nhưng mắt lại cho quay
ra phía trước), làm cho hình tượng trong tranh thêm sống động
Tranh Lợn ăn cây Dáy thể hiện con Lợn đang ngoạm cây Dáy để ăn có bố cục khoẻ, giản
dị, giàu chất trang trí cách điệu, mà đậm đà tính hiện thực Chứa đựng ước muốn của người nông dân về tăng gia sản xuất, về cuộc sống sung túc, đông vui hoà thuận, hạnh
Trang 2phúc, con cháu đầy đàn Đường nét trong tranh Lợn thiên về diễn nét to, đậm, giản dị mà
cô đọng, chắc khoẻ, chân thực, biểu hiện tình cảm chân thật, đôn hậu với phong cách tạo hình đậm đà bản sắc dân tộc Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ đã đóng góp sắc thái phẩm chất tạo hình riêng, độc đáo Nó còn là cầu nối giữa truyền thống và hiện đại trong dòng nguồn của Mỹ thuật Việt Nam
Những bức Tranh Lợn và những Tranh Gà mộc mạc hồn quê đã trở thành di sản nghệ thuật và nó không thể thiếu trong những ngày tết tự xa xưa, nhất là năm mới lại đúng vào năm Hợi Nhà nhà đi sắm Tết không quên mua Tranh Lợn về trang hoàng, đón một năm mới an khang - thịnh vượng - hạnh phúc, chơi tranh thành nhu cầu trong đời sống tinh thần của nhân dân Một nét đẹp văn hoá truyền thống lâu đời còn lưu lại đến ngày nay