3./ Thái độ : - Giáo dục ý thức bảo vệ hệ sinh thái , giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng đang được sử dụng rộng rãi hiện nay II.. CÁC
Trang 1Ngày soạn : 06/3/2010 Ngày dạy :… /……… /2010
I MỤC TIÊU
1./ Kiến thức : - Nắm được khái niệm về hệ sinh thái, các dạng sinh thái
- Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn
2./ Kĩ năng : - Rèn kỹ năng phân tích, hoạt động nhóm
-Hoạt động nhĩm
3./ Thái độ : - Giáo dục ý thức bảo vệ hệ sinh thái , giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng đang được sử dụng rộng rãi hiện nay
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên - Sơ đồ tranh 50.1; 50.2 ; 50.3
2 Học sinh - Nội dung bài học
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1./ Hoạt động dạy học
Mở bài : Hệ sinh thái là gì ? có gì khác so với quần thể và quần xã hay không ? và trong hệ sinh thái có những tác động và những đặc điểm gì nổi bật Chúng ta cùng tìm hiểu tiết học này
Hoạt động 1 : Thế nào là một hệ sinh thái
- Treo tranh hình 50.1 về hệ sinh thái rừng nhiệt đới
- Hệ sinh thái là gì ? Hệ sinh thái có đặc điểm gì ?
- Ở hình 50.1 em hãy cho biết :
+ Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong
hệ sinh thái rừng ?
+ Lá và cành cây mục là thức ăn cho những sinh vật nào
?
+ Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của
động vật ?
+ Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào đến thực vật
?
+ Nếu rừng bị cháy mất hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ
thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật ? tại sao ?
=> Giới thiệu thành phần của một hệ sinh thái hoàn
chỉnh
Củng cố, giáo dục tầm quan trọng và bảo vệ
rừng
*/ Tiểu kết :
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường
sống của chúng ( sinh cảnh )
- Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối
ổn định
- Tìm hiểu, thảo luận trả lời
- Hệ sinh thái = quần xã sinh vật + sinh cảnh
- Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
- Quan sát, thảo luận trả lời các câu hỏi ở lệnh + Nhân tố vô sinh và hữu sinh có thể có gồm : đất, đá, lá rụng, mùn hữu cơ, nước, không khí, nhiệt độ ,gió , động vật, thực vật …
+ Lá và cành cây mục là thức ăn của các loài giun, vi khuẩn, nấm …
+ Cây rừng là nơi che chở và thức ăn, điều hoà không khí , nơi sinh sản … cho động vật
+ Động vật ăn thực vật nhưng động vật cũng góp phần thụ phấn, phát tán thực vật, cùng cấp phân bón cho thực vật …
+ Nếu rừng bị cháy động vật mất nguồn thức ăn, nơi ở, thiếu nguồn nước, khí hậu nóng lên …
à nhiều loài động vật chết
Hoạt động 2 : Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
- Cho quan sát hình 50.2 về một lưới thức ăn - Quan sát thảo luận hình 50.2 và thực hiện các yêu
Trang 2của hệ sinh thái rừng
a./ Chuỗi thức ăn
- Yêu cầu thảo luận hình 50.2 và hoàn thành
các bài tập ở phần lệnh SGK trang 152
- Gọi đại diện nhóm hoàn thành, gọi các nhóm
khác nhận xét
=> Phân tích thêm, củng cố
*/ Tiểu kết : chuỗi thức ăn là một dãy nhiều
loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau
b./ Lưới thức ăn
- Quan sát và phân tích hình 50.2 và cho biết
+ Cho biết sâu ăn lá cây tham gia vào những
chuỗi thức ăn nào ?
+ Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành
phần chủ yếu trong hệ sinh thái ?
Củng cố, nhận xét
*/ Tiểu kết : là tập hợp của các chuỗi thức ăn
có nhiều mắt xích chung
cầu và bài tập về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn Cây cỏ à chuột à rắn
Cây cỏ à chuột à cầy Sâu ăn lá cây à bọ ngựa à rắn Cây à sâu ăn lá cây à bọ ngựa Cỏ à hươu à hổ
Chuột à cầy à đại bàng
- Tìm hiểu điền từ : đó ; khác
- Cây gỗ à sâu ăn lá cây à bọ ngựa
- Cây gỗ à sâu ăn lá cây à chuột
- Cây gỗ à sâu ăn lá cây à cầy
- Cây cỏ à sâu ăn lá cây à bọ ngựa
- Cây cỏ à sâu ăn lá cây à chuột
- Cây cỏ à sâu ăn lá cây à cầy
=> Các thành phần trong hệ sinh thái
- Sinh vật sản xuất : Cây gỗ, cây cỏ
- Sinh vật tiêu thụ cấp 1 : Sâu ăn lá cây, chuột, hươu
- Sinh vật tiêu thụ cấp 2 : Bọ ngựa, cầy, rắn ( trong 1 trường hợp )
- Sinh vật tiêu thụ cấp 3 : Rắn, đại bàng, hổ
- Sinh vật phân giải : vi sinh vật, nấm, địa y, giun đất
2./ Củng cố và dặn dò
A./ Củng cố
1./ Thế nào là một hệ sinh thái ? các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái ?
2./ Quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái được thể hiện như thế nào ?
B./ Dặn dò
- Học nội dung bài, trả lời câu hỏi 1 SGK
- Hãy vẽ một lưới thức ăn có các sinh vật : Cây cỏ,
bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm vi
khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ theo các gợi ý SGK
trang 153
Tiết PĐ 28 : HỆ SINH THÁI ( tt )
- Lấy ví dụ về một vài hệ sinh thái đặc trưng ở địa phương em
- Nắm lại khái niệm về chuỗi thức ăn, lưới thức ăn Cách lập sơ đồ về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
- Xác định các cấp độ của sinh vật trong chuỗi thức ăn