GS Văn Như Cương: Kiến nghị bỏ một số môn học

2 207 0
GS Văn Như Cương: Kiến nghị bỏ một số môn học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GS Văn Như Cương: Kiến nghị bỏ một số môn học Tuần Việt Nam - 4 giờ trước 241 lượt xem Cần phải có thái độ thực tế hơn để mạnh dạn cắt bỏ chương trình của từng bộ môn và cắt bỏ cả những môn học không cần thiết. Sư phạm luôn "đứng ngoài" đổi mới giáo dục phổ thông? Vi sao các cuộc cải cách hay đổi mới giáo dục phổ thông gần đây đều không hiệu quả? Tôi cho rằng, cần phải nói đến hiện tượng các trường ĐH Sư phạm không được gắn kết một cách có hiệu quả với các trường PT. Lấy ví dụ như việc thay đổi chương trình và SGK. Rất nhiều thầy giáo ở các trường ĐHSP được mời viết SGK mới, mời làm thẩm định SGK, hoặc mời góp ý kiến cho SGK. Nhưng trước khi SGK mới được thực hiện, SV sư phạm không hề được chuẩn bị, được nghiên cứu trước để khi ra trường có thể làm việc được ngay. Việc một số thầy được mời giảng bài với nội dung thay SGK mới đã làm việc không có kết quả cũng chứng tỏ rằng các trường ĐH đứng ngoài những sự thay đổi lớn, nhỏ ở bậc PT. Điều này quả là rất không bình thường. Việc đổi mới giáo dục bậc PT không thể thành công nếu không có sự tham gia của các trường sư phạm. Một hiện tượng cũng cần lưu ý là điểm tuyển sinh ở các trường SP có xu hướng ngày càng giảm. Đã có thời kì các trường SP tuyển được nhiều học sinh khá giỏi, đó là khi nhà nước có chủ trương đúng, sinh viên SP được miễn học phí. Muốn năng cao chất lượng giáo dục PT thì cần phải có thầy giỏi, muốn vậy các trường SP cần thu hút được nhiều học sinh khá giỏi. Chúng ta cần có nhiều chính sách cụ thể và hiệu quả hơn nữa ưu tiên cho SP để làm được điều đó. Chất lượng tuyển sinh vào các trường ĐH cũng là điều đáng lo lắng. Các đề thi tuyển sinh vào ĐH mấy năm gần đây hoàn toàn không khó, nhưng vẫn có rất nhiều điểm 0 cho các môn thi tự luận. Điểm sàn vẫn đang dừng ở mức 13 điểm và có nhiều trường phải lấy dưới điểm sàn. Với đầu vào thấp như vậy thì công tác đào tạo ở bậc ĐH cố nhiên gặp nhiều khó khăn. Hơn thế phương pháp học ở phổ thông chưa được thay đổi mạnh mẽ để cho học sinh có thể tiếp cận tốt với cung cách học tập có suy nghĩ, có sáng tạo ở bậc ĐH. Họ không biết cách nghe giảng, không có thói quen tra cứu tài liệu để tham khảo, không thích tìm hiểu vấn đề sâu hơn, không quen làm việc theo nhóm tức là vẫn học tập theo cách hoàn toàn thụ động như ở PT. "Dạy nhồi" và "học nhét" Việc thay đổi cách dạy và cách học ở bậc PT là cần thiết, nhưng sẽ không thực hiện được nếu như chương trình học vẫn còn quá nặng như hiện nay.Với quy định chỉ 3 tiết toán/ tuần, thì thầy và trò chỉ có cách "dạy nhồi" và "học nhét" mà thôi. Chương trình ở bậc THPT được thiết kế qua nhiều môn học trong cùng một thời gian (hàng tuần đều có 13 môn học) làm cho học sinh rất căng thẳng và mệt mỏi, và vì thế việc nẩy sinh ra môn chính, môn phụ là điều không tránh khỏi. Ấy thế mà nhiều người cũng kiến nghị nên đưa vào chương trình nhiều nội dung hơn nữa như: Chống tham nhũng, giáo dục giới tính, luật giao thông, bảo vệ môi trường, thậm chí còn đưa vào trò chơi dân gian Có lẽ phải quan niệm lại thế nào là giáo dục toàn diện? Mạnh dạn cắt bỏ Theo tôi cần phải có thái độ thực thế hơn để mạnh dạn cắt bỏ CT của từng bộ môn và cắt bỏ cả những môn học không cần thiết. Ví dụ môn "Giáo dục công dân" chẳng hạn. Lớp 10 có 35 tiết với các nội dung trong học kì I như sau: Thế giới quan duy vật, biện chứng pháp; Vật chất và tồn tại khách quan. Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất. Nguồn gốc và cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. Khuynh hướng phát triển. Thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Con người là chủ thể xã hội và là mục tiêu phát triển xã hội Có người nói vui, giống như chương trình của Học viện Chính trị Hồ Chí Minh. Điều khó hiểu là làm sao một đứa trẻ 15 tuổi lại có thể học được, tiếp thu được các khái niệm triết học rối rắm đến như thế. Học những điều ấy trong môn GDCD thì có lợi gì? Tôi cho rằng các nội dung đó hoàn toàn không cần thiết, nên bỏ hẳn và thay bằng giáo dục những kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi 15 (như biết chăm sóc bản thân, giao tiếp với mọi người, biết kính trọng ông bà cha mẹ, thầy cô giáo, biết sống thân thiện với bạn bè, quan tâm đến môi trường, không vi phạm pháp luật, thực hiện tốt nội quy nhà trường ) Ví dụ thứ hai là môn Toán (Hình học và Đại số) của ban Cơ bản có 3 tiết/tuần. Có thể nói không có nước nào trên thế giới chỉ học 3 tiết toán/tuần. Tôi được nghe nhiều ý kiến của các thầy cô giáo cho rằng với chương trình ấy, SGK ấy, nếu có 5 tiết Toán/tuần thì có thể dạy được, học được. Vấn đề ở đây không phải là nội dung kiến thức quá khó, quá cao siêu mà là vì thời lượng quá ít. Không thể tăng thời lượng lên (vì chỉ học một buổi trong một ngày) nên cac trường chỉ có cách cắt bớt chương trình. Ngành giáo dục có thể mạnh dạn bỏ hẳn nhiều bài, thậm chí nhiều chương sao cho chỉ còn lại hơn một nửa của nội dung chương trình. Phải trên cơ sở của SGK hiện có mà nghiên cứu việc cắt bỏ cho khoa học, theo phương châm "quý hồ tinh, bất quý hồ đa". Việc thứ hai là cắt bỏ bớt các môn học. Hiện nay bậc THPT có 13 môn học và 4 hoạt động GD (cũng là môn học) là quá nhiều, đại đa số các nước chỉ có 6 đến 8 môn mà thôi. Tôi đề nghị bỏ các môn học sau đây: Môn Công nghệ, môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, hoạt động giáo dục nghề phổ thông, hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Có ba môn học cần được học cả ba năm lớp 10, 11 và 12 là: Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ, còn các môn học khác như Hóa học, Vật lí, Sinh học, Tin học, Lịch sử, Địa lí có thể bố trí dạy hai, ba hoặc bốn học kì. Như vậy thì trong học kì này đã học Hóa thì không học Lí, đã học Sử thì không học Địa. Môn học nào kết thúc thì làm bài thi bộ môn và dùng kết quả thi đó để xét tốt nghiệp. Phân luồng hiệu quả Chất luợng đầu vào ở bậc ĐH sẽ không được nâng cao nếu ở bậc phổ thông không được phân luồng một cách có hiệu quả. Không phải tất cả học sinh tốt nghiệp bậc PT đều cos thể đỗ vào ĐH, bởi vậy không nên phân ban như hiện nay mà nên phân luồng theo định hướng nghề nghiệp. Ngành nên thiết kế hệ thống GD sao cho sau khi tốt nghiệp THCS, có khoảng 30% học sinh chuyển sang học nghề, và sau khi tốt nghiệp THPT có khoảng 30-40% học sinh tốt nghiệp THPT vào các trường cao đẳng dạy nghề, và có những quy định một cách hợp lí để những ai có đủ điều kiện mới được dự thi vào ĐH. Nên chia cấp THPT (3 năm) thành hai giai đoạn: 2 năm + 1năm, tương ứng với hai loại bằng: Bằng tốt nghiệp THPT bậc 1 và bằng tốt nghiệp THPT bậc 2. Như vậy chúng ta có cách phân luồng bắt buộc đối với học sinh học hết lớp 11: Học sinh không có bằng THPT bậc1 thì có thể vào học các trường trung cấp nghề để có trình độ nghề cấp 2, và có thể tiếp tục học lên cao đẳng nghề hoặc ĐH nghề. Học sinh có bằng THPT bậc 1 nhưng không đủ điểm chuẩn để học lớp 12, có thể vào học cao đẳng nghề để có trình độ nghề cấp 3, và có thể học lên các trường ĐH dạy nghề. Ai có bằng THPT bậc 1 vầ có đủ điểm chuẩn, có thể học tiếp lớp 12 và thi lấy bằng THPT bậc 2. Học sinh có bằng THPT bậc 2 thì có thể thi vào các trường ĐH như hiện nay. Bằng cách đó, hàng năm số học sinh dự thi ĐH sẽ ít hơn rất nhiều, và các trường ĐH có thể chọn được học sinh có học lực khá hoặc giỏi, đáp ứng yêu cầu mục tiêu đào tạo. . GS Văn Như Cương: Kiến nghị bỏ một số môn học Tuần Việt Nam - 4 giờ trước 241 lượt xem Cần phải có thái độ thực tế hơn để mạnh dạn cắt bỏ chương trình của từng bộ môn và cắt bỏ cả những môn. cắt bỏ bớt các môn học. Hiện nay bậc THPT có 13 môn học và 4 hoạt động GD (cũng là môn học) là quá nhiều, đại đa số các nước chỉ có 6 đến 8 môn mà thôi. Tôi đề nghị bỏ các môn học sau đây: Môn. còn các môn học khác như Hóa học, Vật lí, Sinh học, Tin học, Lịch sử, Địa lí có thể bố trí dạy hai, ba hoặc bốn học kì. Như vậy thì trong học kì này đã học Hóa thì không học Lí, đã học Sử thì

Ngày đăng: 02/07/2014, 11:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan