Vì thế, hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã không quá phụ thuộc vào đồng USD trong cơ cấu rổ đồng tiền dự trữ của mình, cơ cấu dự trữ ngoại hối của các nước đã có sự đa dạng hoá với sự
Trang 1Các vấn đề bất cập khi sử dụng đồng USD làm đồng tiền thanh toán QT
Trước tình hình khủng hoảng kinh tế đang diễn ra hiện nay,lo ngại rằng cộng đồng quốc tế trước nguy cơ đồng USD sụp đổ trong bối cảnh thế giới đang phải chống chọi với khủng hoảng kinh tế Trong đó, có quan ngại về khả năng thanh toán của Mỹ Và khi các cỗ máy in tiền của Mỹ phải hoạt động hết công suất thì nguy cơ siêu lạm phát là hoàn toàn có thể xảy ra Thế giới muốn tìm đồng ngoại tệ dự trữ khác để thay thế, nhằm phá vỡ sự thống trị của đồng USD trong hệ thống tài chính quốc tế
Vì thế, hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã không quá phụ thuộc vào đồng USD trong cơ cấu rổ đồng tiền dự trữ của mình, cơ cấu dự trữ ngoại hối của các nước đã có sự đa dạng hoá với sự góp mặt của một
số ngoại tệ khác Theo số liệu thống kê của IMF, dự trữ bằng đồng USD của các nước trên thế giới có xu hướng giảm dần từ mức 69% vào năm
2002 xuống còn khoảng 63% vào năm 2008 và tăng dần tỷ trọng các đồng tiền khác
Đối với hệ thống tiền tệ toàn cầu trong tương lai, người ta đưa ra khuyến nghị về cơ cấu 3 trụ cột gồm đô la Mỹ, Euro và Nhân dân tệ Ba đồng tiền này tạo ra những sự lựa chọn cho các công ty và các quốc gia khi chọn đồng tiền trong hoạt động thanh toán Bất cứ đồng tiền nào có xu hướng giảm giá, thì các quốc gia sẽ từ bỏ đồng tiền đó Bất cứ đồng tiền nào thể hiện xu thế tăng giá, thì các quốc gia lại mua vào đồng tiền đó Với 3 đồng tiền cạnh tranh với nhau và hỗ trợ cho nhau sẽ tạo ra một hệ thống tài chính quốc tế ổn định ở mức tương đối Nhưng để quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ hãy còn là một chặng đường dài ở phía trước Đồng nhân dân tệ sẽ không thể trở thành một đồng tiền quốc tế trước khi hình thành một thị trường vốn hoàn thiện và trở thành một đồng tiền chuyển đổi tự do
Trang 2Đứng trước một thị trường tài chính toàn cầu không ổn định, các quốc gia và các công ty đang tìm cách bảo vệ giá trị đồng tiền Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đề ra một công cụ để bảo toàn giá trị dự trữ bằng cách gắn liền SDR với một rổ tiền
I.SDR – SPECIAL DRAWING RICHTS – QUYỀN RÚT VỐN ĐẶC BIỆT
1.1 SDR là gì?
Theo IMF: “SDR là một loại tiền tệ do quỹ tiền tệ quốc tế IMF tạo ra vào
năm 1969, đóng vai trò là một bộ phận trong dự trữ quốc tế của các nước thành viên” SDR được phân bổ cho các nước thành viên theo tỷ
lệ góp vốn của các nước thành viên vào IMF Giá trị của SDR được tính dựa trên rổ các loại tiền tệ mạnh: trong đó, USD chiếm 44%, EUR 34%, JPY 11%, GBP 11%
Hình thái tồn tại của đồng SDR là những con số ghi trên tài khoản IMF
mở cho mỗi nước thành viên một tài khoản để ghi các khoản SDR được phân bổ và để hạch toán các khoản thu chi bằng SDR giữa ngân hàng trung ương các nước trong việc thực hiện theo cán cân thanh toán của
các nước Tuy nhiên nó chỉ là đơn vị qui ước, chỉ được sử dụng để tính toán chứ không thực sự tồn tại trong lưu thông do vậy người ta không thể tiêu nó như các loại tiền tệ dùng trong lưu thông khác Khi giải ngân,
có thể quy đổi ra một loại tiền tệ mạnh nào đó như Đô la Mỹ, Euro, hoặc Yên Nhật, tùy tình huống
1.2 Lịch sử hình thành đồng SDR:
- Sau chiến tranh TG thứ II, Anh, Mỹ và các nước đồng minh đã cùng nhau xây dựng hệ thống TGHĐ cố định : Hệ thống Bretton Woods (1944-1973), trong đó, các quốc gia thành viên phải cố định tiền tệ của họ với đồng USD theo TGHĐ chính thức, và NH trung ương Mỹ phải đảm bảo
Trang 3có thể chuyển đổi USD thành vàng với giá 35USD/ounce vàng Tuy nhiên, với sự phát triển của thương mại và tài chính quốc tế, nguồn lực
dự trữ chủ yếu bằng vàng và USD của các quốc gia trở nên không đủ đáp ứng
- Năm 1969, SDR được Quỹ Tiền tệ Quốc tế đặt ra theo đề nghị của 10 nước trong câu lạc bộ Paris gồm: Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Đức Khi được khai sinh, SDR là tài sản dự trữ
có tính chất quốc tế nhằm bổ sung cho tài sản dự trữ của các quốc gia thành viên, góp phần giúp duy trì TGHĐ của đồng nội tệ Tại thời điểm này hệ thống TGHĐ cố định trong khuôn khổ Hiệp ước Bretton Woods đang tồn tại nên các nước tham gia hiệp ước phải đảm bảo dự trữ vàng hoặc tiền tệ mạnh để có thể sử dụng nó mua vào nội tệ khi cần thiết nhằm duy trì TGHĐ
- Ban đầu, SDR được tính theo vàng: 1 SDR= 0,888671 g vàng = 1USD Năm 1974, SDR không được xác định bằng vàng nữa, mà căn cứ vào giá trị một số đồng tiền của một số nước chủ yếu, gồm 16 nước mà mỗi loại chiếm tỷ trọng từ 1% trở lên trong thương mại quốc tế: Hoa Kì, Anh, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Canađa,
Hà Lan, Bỉ, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy, Ôxtrâylia, Áo, Nam Phi
- Đến 1980, giảm xuống còn 5 nước: Mỹ (Đô la Mỹ), Anh (Bảng Anh), Pháp (Phrăng), Đức (Mác) và Nhật Bản (Yên)
- Từ năm 1999 đến nay, khi đồng tiền chung châu Âu (EUR) ra đời và có
sự thay đổi về tiềm lực tài chính của các nước phát triển, IMF đã đưa EUR vào rổ tiền tệ và bỏ Franc (Pháp) và Mac (Đức) ra khỏi rổ tiền tệ Sau khi hệ thống TGHĐ cố định bị sụp đổ và áp dụng tỷ giá thả nổi, tỷ giá của các đồng tiền thường xuyên biến động Vì vậy, IMF công bố hàng ngày TGHĐ của từng đồng tiền quốc gia với SDR
- Ngày nay SDR ít được sử dụng như một tài sản dự trữ, mà chức năng chính của nó là sử dụng như một tài khoản tại IMF của các nước thành viên và một số tổ chức quốc tế khác, sử dụng như một đơn vị tính toán Quốc gia nắm giữ SDR có thể đổi ra các đồng tiền khác theo hai cách:
Trang 4Thông qua thoả thuận trao đổi tiền với các nước thành viên khác
Thông qua một thành viên được chỉ định, có điạ vị đối ngoại cao để trao đổi với một thành viên khác có vị thế yếu hơn
- Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách của IMF liên quan đến quyền bỏ phiếu của từng thành viên đối với các quyết định tài trợ, cho vay… của IMF
1.3 Xác định giá trị SDR
Từ 1969 đến tháng 6/1974, SDR được định nghĩa bằng giá trị của USD
và USD xác định theo giá trị so với vàng:
- Từ 1969 đến ngày 17 tháng 12 năm 1971: 35 USD = 1 oz vàng
- Từ ngày 18 tháng 12 năm 1971 đến ngày 11 tháng 2 năm 1973: 38 USD = 1 oz vàng
- Từ ngày 12 tháng 2 năm 1973 đến ngày 30 tháng 6 năm 1974: 42,22 USD = 1 oz vàng
Năm 1973, chế độ tỷ giá hối đoái cố định sụp đổ nên từ tháng 7 năm
1974 đến nay, SDR được định nghĩa theo các điều kiện của một rổ tiền
tệ, bao gồm các loại tiền tệ chính được sử dụng trong thương mại và tài chính quốc tế
- Tỷ lệ mỗi loại tiền tệ tạo ra một SDR được chọn theo tầm quan trọng tương đối của nó trong thương mại và tài chính quốc tế Việc xác định loại tiền tệ trong rổ SDR và tỷ lệ của nó do Ban lãnh đạo của IMF thực hiện sau mỗi 5 năm Tỷ lệ của các loại tiền tệ trong giai đoạn từ 1981 tới
2010 là:
+ 1981–1985: USD 42%, DEM 19%, JPY 13%, GBP 13%, FRF 13% + 1986–1990: USD 42%, DEM 19%, JPY 15%, GBP 12%, FRF 12% + 1991–1995: USD 40%, DEM 21%, JPY 17%, GBP 11%, FRF 11% + 1996–2000: USD 39%, DEM 21%, JPY 18%, GBP 11%, FRF 11% + 2001–2005: USD 45%, EUR 29%, JPY 15%, GBP 11%
+ 2006–2010: USD 44%, EUR 34%, JPY 11%, GBP 11%
- SDR được định giá bằng số bình quân gia quyền của các đồng tiền mạnh (đô la Mỹ, Bảng Anh, Euro và Yên Nhật) IMF tiến hành phân bổ đồng SDR cho các nước thành viên đồng thời cũng được chính phủ các
Trang 5nước thành viên hỗ trợ
1 SDR = Ʃ (giá trị quy ra USD của 4 loại tiền tệ)
= Ʃ (tỷ trọng của 1 loại tiền tệ trong rổ tiền tệ SDR x tỷ giá của loại tiền tệ đó so với USD) (công thức bình quân gia quyền)
- Giá quy đổi theo đôla của SDR được niêm yết hàng ngày trên website của IMF
- Giá này được xác định dựa vào số lượng giao dịch của 4 đồng tiền trên quy đổi ra đôla dựa theo TGHĐ niêm yết vào buổi trưa mỗi ngày trên thị trường tiền tệ (thị trường ngoại hối) London Nếu thị trường ngoại hối London đóng cửa thì dùng tỷ giá trên thị trường ngoại hối New York, cuối cùng là tỷ giá trên thị trường ngoại hối Frankfurt sẽ được sử dụng nếu thị trường New York cũng đóng cửa
+ Ví dụ về cách xác định giá SDR ngày 01/07/2009
Nguồn: http://www.imf.org/external/np/fin/data/rms_sdrv.aspx
Chú ý:
- Cột 2 (Currency amount under Rule O-1): tỷ trọng của từng loại tiền tệ trong rổ SDR được xác định theo Rule O-1 của IMF
- Cột 3 (Exchange Rate): TGHĐ ở cột này là tỷ giá của 1 loại tiền
tệ/USD, riêng TGHĐ của JPY được thể hiện USD/JPY
Trang 61.4 S ứ mệnh:
- SDR ra đời là sự kiện đánh dấu sự thay đổi của hệ thống tỷ giá hối đoái (TGHĐ) cố định sang TGHĐ linh hoạt hơn
- Giảm thiểu những hạn chế trong việc sử dụng đồng đôla và vàng là công cụ thanh toán quốc tế duy nhất SDR ra đời đã bổ sung vào quỹ dự trữ tiền tệ thế giới, làm cho hoạt động thanh toán quốc tế được thông suốt hơn, đồng thời khiến cho thị trường hối đoái ổn định hơn
II THỰC TRẠNG HIỆN NAY
2.1 Tình hình chung:
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) nhóm họp và đi đến quyết định sẽ phát hành trái phiếu quốc tế dưới dạng SDR - "Quyền rút vốn đặc biệt" Đã có một
số nước "háo hức" mua với khối lượng lớn, trong đó có Trung Quốc (dự kiến khoảng 50 tỷ USD) và Nga (10 tỷ USD)
Tháng 4 vừa qua, các nước G20 đã cam kết bổ sung nguồn lực cho IMF với số tiền lên tới 500 tỉ 185 nước thành viên IMF đã thống nhất về một bước đi chưa từng có tiền lệ của IMF, là phát hành trái phiếu Trái phiếu mới của IMF sẽ được chào bán dưới dạng "Quyền rút vốn đặc biệt - SDR" Rõ ràng, đây là một khối lượng quá lớn và sẽ tăng đáng kể sự
"hiện diện" của đồng tiền này "trong kho" rất nhiều quốc gia
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết, sẽ sớm phát hành trái phiếu lần đầu tiên
Kế hoạch này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nền kinh tế mới nổi, đang tìm kiếm một đồng tiền dự trữ mới thay thế cho đồng dollar, vốn đang bị thiếu hấp dẫn do thâm hụt ngân sách Mỹ quá lớn
2.2 SDR và Trung Quốc (TQ) :
Sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ, đồng USD đã trở thành vị trí độc tôn trong thanh toán quốc tế vì sự ổn định của nó Một cái tên đã được nhiều người tôn thờ và đặt lòng tin vảo khả năng giữ giá trị của đồng Đô la Mỹ là Alan Greenspan Ông đã từng được cho là thống đốc
Trang 7ngân hàng trung ương tài giỏi nhất mọi thời đại vì ông đã giữ lạm phát thấp trong khi kinh tế Mỹ trải qua một chu kỳ phát triển dài Nhiều nước không chỉ thực hiện các giao dịch quốc tế thông qua đồng đô la Mỹ mà còn chọn gửi gắm số tiền thặng dư của mình vào các tài sản định giá bằng đô la ở Mỹ, trong đó Trung quốc đã dần vượt qua Nhật trở thành nhân vật chính Cho đến thời điểm đạt đỉnh (10/2008), dự trữ ngoại tệ của TQ đã lên đến 1800 tỷ USD và phần lớn được đầu tư vào trái phiếu chính phủ và các tổ chức bán chính phủ của Mỹ (TQ đã phạm sai lầm khi chuyển một phần số tiền này thành cổ phiếu khi thị trường chứng khoán Mỹ đạt đỉnh vào cuối năm 2007)
Sẽ không có gì đáng nói nếu Mỹ tiếp tục là cường quốc quân sự và kinh
tế số một thế giới, TQ tiếp tục xuất khẩu hàng sang Mỹ và là chủ nợ lớn nhất của Mỹ Tuy nhiên, khi Mỹ rơi vào khủng hoảng và phải đưa ra các chương trình giải cứu và kích cầu trị giá hàng ngàn tỷ Đô la, TQ đối mặt với nguy cơ đồng USD sẽ mất giá và các tài sản bằng đồng tiền này cũng mất giá TQ không thể thanh lý số tài sản đó vì nó quá lớn nên bất
kỳ một động thái nhỏ nào chứng tỏ TQ định bán sẽ lập tức làm đồng USD mất giá Lúc đó ngân hàng trung ương TQ không thể can thiệp để giữ đồng RMB(Nhân Dân tệ) không lên giá so với USD được nữa và TQ
sẽ vừa bị mất một phần dự trữ ngoại tệ vừa mất lợi thế cạnh tranh xuất khẩu do tỷ giá thấp Tóm lại vì chính quyền lợi của mình TQ buộc phải đóng băng số tài sản bằng USD ở Mỹ, chấp nhận rủi ro sẽ bị mất một phần số tài sản đó trong khi chờ đợi kinh tế Mỹ hồi phục
Tuy nhiên về lâu dài, TQ đã thấm thía việc bỏ hết trứng vào một rọ và phải tìm một giải pháp cho số dự trữ ngoại tệ của mình nếu vẫn muốn tiếp tục chiến lược phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu TQ có thể sẽ chuyển một phần dự trữ ngoại tệ của mình sang các đồng tiền khác như Euro, Yen, Franc Thụy sĩ, Đô la Úc, nhưng TQ hiểu rằng bất kỳ đồng tiền nào cũng sẽ có rủi ro như hoặc cao hơn USD Vậy phân tán dự trữ ngoại tệ ra các đồng tiền khác cũng không phải là an toàn nhất Điều mà
TQ cần chính là vị thế đồng tiền thanh toán và dự trữ quốc tế như của đồng USD hiện nay Nhưng đạt được điều này không dễ, nhất là khi TQ
Trang 8vẫn còn là một nước đang phát triển và sẽ phải mất vài thập kỷ nữa để
có thể có GDP ngang bằng Mỹ
Vậy TQ phải làm thế nào để đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa đồng
RMB? Lãnh đạo TQ đã tìm ra lời giải rất khôn ngoan: thông qua đồng SDR của IMF và mở swap lines (các thoả thuận tỷ giá cố định song phương) với những nước có quan hệ thương mại với TQ
Ông Châu Tiểu Xuyên cũng trình bày một số bước việc mở rộng sử dụng đồng SDR đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dự trữ ngoại tệ của các nước thành viên:
- Thiết lập một hệ thống thanh toán giữa đồng SDR và các đồng tiền khác để đồng SDR có thể được chấp nhận rộng rãi trong thương mại toàn cầu và các giao dịch tài chính Hiện tại, đồng SDR mới chỉ được coi
là một đồng tiền danh nghĩa của các chính phủ và các thể chế quốc tế
- Thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng đồng SDR trong thương mại, giá cả hàng hóa, đầu tư và kế toán doanh nghiệp
- Thiết lập bộ tiêu chí để quy đổi các tài sản có giá sang đồng SDR để tăng sức hấp dẫn của đồng tiền này IMF có thể nghiên cứu để đưa ra các chứng khoán quy đổi dựa trên đồng SDR như là một bước khởi đầu tốt cho kế hoạch mở rộng việc sử dụng đồng tiền này
- Nâng cao hơn nữa việc định giá và lưu thông của đồng SDR Cần đưa thêm nhiều đồng tiền của các nền kinh tế lớn vào rổ tính giá trị của đồng SDR
2.3 Lợi ích từ đồng SDR
Đưa đồng SDR vào lưu thông không chỉ cung cấp thêm nguồn lực tài chính cho IMF mà còn giúp tổ chức này giải quyết được vấn đề mất cân đối trong tiếng nói và quyền đại diện của các quốc gia đang phát triển trong IMF, nơi mà Hoa Kỳ đang giữ quyền phủ quyết đối với các quyết định lớn và quan trọng
Giải quyết tình trạng khan hiếm ngoại tệ (USD) trong thanh toán quốc tế
Trang 92 4 Hạn chế:
Tuy nhiên nó chỉ là đơn vị quy ước, chỉ được sử dụng để tính toán chứ không thực sự tồn tại trong lưu thông, do vậy người ta không thể tiêu nó như các loại tiền tệ khác
Ngày nay, SDR ít được sử dụng như một tài sản dự trữ, chức năng chính của nó là sử dụng như một tài khoản tại IMF của các nước thành viên và một số tổ chức quốc tế khác Quốc gia nắm giữ SDR có thể đổi
ra các đồng tiền khác theo hai cách:
- Thông qua thoả thuận trao đổi tiền với các nước thành viên khác
- Thông qua một thành viên được chỉ định, có địa vị đối ngoại cao để trao đổi với một thành viên khác có vị thế yếu hơn
III CƠ HỘI - THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SDR VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VN NHƯ THẾ NÀO ?
3.1 Cơ hội:
Thay đổi trật tự thế giới mới là điều được truyền thông quốc tế nhắc nhiều sau hội nghị G20 họp tại Luân-đôn đầu tháng 4 vừa rồi với sự trở lại của các định chế quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) Chỉ vài năm trước từng có ý kiến cho các tổ chức này không còn là cần thiết, thì giờ các nước đều nhanh chóng cam kết đóng góp thêm tiền để củng cố các định chế này Quyền lực của các nước đang phát triển tại IMF và WB cũng được tăng cường với việc chấm dứt tình trạng chỉ Mỹ và châu Âu luân phiên nắm chức vụ lãnh đạo của hai tổ chức này
Một điểm nhấn đáng chú ý là việc Mỹ đánh mất vị trí chi phối của mình
và giờ chỉ còn ở vị trí cường quốc mạnh thay vì một siêu cường đơn độc như trước Sự xuất hiện của Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia cùng tiếng
nói ngày càng tăng của Brazil, Nga cho thấy ảnh hưởng ngày càng lớn của các nước đang phát triển Trong động thái thay đổi trật tự quyền lực,
Trung Quốc đã đồng ý cung cấp 40 tỉ USD trong các khoản vay mới cho IMF trong khi Ả-rập Xê-út cũng cam kết một khoản tiền cho vay lớn Dù
Trang 10Trung Quốc chưa thể hiện nhiều tại hội nghị lần này nhưng các nước tham gia đều nhìn nhận sự vươn lên của Trung Quốc là thực tế
Trong xu hướng hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã không quá phụ thuộc vào đồng USD trong cơ cấu rổ đồng tiền dự trữ của mình, cơ cấu
dự trữ ngoại hối của các nước đã có sự đa dạng hoá với sự góp mặt của
một số ngoại tệ khác Theo số liệu thống kê của IMF, dự trữ bằng đồng USD của các nước trên thế giới có xu hướng giảm dần từ mức 69% vào năm 2002 xuống còn khoảng 63% vào năm 2008 và tăng dần tỷ trọng các đồng tiền khác
Đứng trước một thị trường tài chính toàn cầu không ổn định, các quốc gia và các công ty đang tìm cách bảo vệ giá trị đồng tiền Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đề ra một công cụ để bảo toàn giá trị dự trữ bằng cách gắn liền SDR với một rổ tiền Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung quốc Châu Tiểu Xuyên đã đưa ra đề nghị thay thế đồng tiền quốc gia bằng SDR để làm đồng tiền dự trữ quốc tế đã thu hút được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo IMF và có thể được đưa vào chương trình nghị sự của cuộc họp thường niên năm nay Thay vì phải chờ đợi vô thời hạn, các nước Châu Á cần phải đi tiên phong trong hành động
Dựa trên cơ sở sáng kiến Chiềng Mai, trong khi mở rộng quy mô dự trữ của mình, các nước nên thảo luận việc đưa SDR trở thành đồng tiền dự trữ bằng gia quyền GDP của từng nước và neo vào một rổ các đồng tiền quốc tế Thông qua biện pháp này, việc hợp tác tài chính giữa các nước Châu Á sẽ được thúc đẩy và sẽ đạt được 3 mục tiêu là :
- Tăng cường hạn chế rủi ro cho các quốc gia Châu Á;
- Đảm bảo sự an toàn về ngoại hối cho các nước Châu Á;
- Tăng cường sự hấp dẫn của các nước Châu Á, để thúc đẩy IMF thực hiện thí điểm việc mở rộng sử dụng SDR
3.2 Thách thức:
Đồng SDR có thể mất hàng năm nữa để được chấp nhận rộng rãi như một phương tiện thanh toán và phương tiện dự trữ Tổng giá trị của đồng SDR hiện tại khoảng 32 tỉ USD, tương đương hoặc ít hơn 2% dự trữ ngoại hối của Trung Quốc