Sự phát triển của hệ thần kinh PHÁT TRIỂN TRƯỚC KHI SANH: (Prenatal period): Các nhà khoa học nghiên cứu về sự phát triển của não bộ trước khi sanh bằng 2 cách chính. Cách thứ nhất là quan sát, khám những thai nhi đã chết trước khi sanh, họ học được những thay đổi về giải phẫu học xảy ra ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của con người. Các thứ hai, các nhà khoa học đã thực hiện những thực nghiệm trên động vật, đặc biệt là ở loài khỉ vì não bộ của chúng rất giống với não của con người, bằng cách này các nhà khoa học đã học được nhiều hơn vế quá trình phát triển bình thường và điều gì gây cản trở quá trình này. Ngày nay, người ta có thể sử dụng những kỹ thuật hình ảnh để quan sát não đang phát triển khi thai nhi vẫn còn trong lòng mẹ. Tháng thứ 1: Cấu trúc khởi đầu được gọi là ống thần kinh ( Neurotube). Phần này cuối cùng trở thành tủy sống và những phần khác của não. Những điểm mốc khác: Tất cả các cơ quan chính ở tuần lễ thứ 3 của quá trình phát triển, tim cũng bắt đầu đập vào giai đoạn này. Tháng thứ 2: Những cấu trúc chính của não bắt đầu hình thành, bao gồm cả vỏ não. Khi não phát triển, đầu của phôi nhìn giống con người hơn. Những điểm mốc khác: Tất cả các cơ quan chính đều phát triển. Mắt, tai, mũi, miệng bắt đầu thành hình. Tháng thứ 3: Não tiếp tục phát triển tế bào mới, kết nối giữa những tế bào này cũng hình thành. Thai nhi bắt đầu phát triển những phản xạ cơ thể. Những điểm mốc khác: Mắt đã hình thành, mi mắt bắt đầu hình thành. Thai nhi không thể điều khiển vận động nhưng có thể phản ứng với các kích thích bằng cách chuyển động tay và đạp chân. Tháng thứ 4: Các phần của não bắt đầu nhận các tín hiệu từ tai và mắt đang phát triển.Thai nhi có thể xác định được ánh sáng chói và nghe được giọng của mẹ. Mặc dầu thai nhi chưa biết diễn dịch những kích thích này. Khi cơ mặt phát triển cùng với não, thai nhi có thể cau mày và nhướng mày. Những điểm mốc khác: Phổi bắt đầu hoạt động, mặc dầu thai nhi vẫn nhận oxy từ nhau thai. Các chồi vị giác hình thành trên lưỡi. Lông mày và lông mi phát triển. Tháng thứ 5: Khi não có nhiều nối kết hơn, thai nhi bắt đầu điều khiển được vận động, xoay người và duỗi người. Thai nhi cũng bắt đầu phản ứng với âm thanh bên ngoài mẹ như âm nhạc. Những điểm mốc khác: Cơ quan sinh dục bắt đầu nhìn thấy được qua siêu âm. Hệ thống miễn dịch bắt đầu hình thành. Tháng thứ 6: Vỏ não là phần lớn nhất của não, bắt đầu phân chia thành các thùy Khi phần vỏ não phát triển, một kiểu trí nhớ sơ đẳng và hành vi ý thức bắt đầu hình thành. Chúng ta có thể thấy thai nhi phản ứng với tiếng ồn và âm nhạc nhiều hơn những kích thích khác. Một số nhà chuyên môn tin rằng thai nhi nhớ được âm nhạc và những giọng đã nghe được trong giai đoạn này và phản ứng một cách vô thức và dễ chịu với những kích thích đó sau khi sanh. Những điểm mốc khác: Những đặc điểm khuôn mặt cũng phát triển, thai nhi nhìn giống như trẻ mới sinh. Các cơ đều hình thành và xương cũng cứng cáp hơn. Tháng thứ 7: Não trơn láng bắt đầu hình thành những nếp nhăn, các rãnh giống như não trưởng thành. Khi đo điện não đồ ( EEG) có thể xác định được sóng não của thai nhi. Myelin bắt đầu hình thành một lớp bảo vệ xung quanh sợi thần kinh. Bao này làm gia tăng tốc độ dẫn truyền thần kinh giữa các tế bào thần kinh. Những điểm mốc khác: Thai nhi tăng trọng lượng khi mỡ được dự trữ nhằm sau này giúp duy trì thân nhiệt. Mi mắt mở ra, thai nhi có thể bắt đầu nhìn thấy bên trong tử cung. Thai nhi có thể nuốt hay bú ngón cái. Tháng thứ 8: Vỏ não thính giác, vỏ não thị giác, vùng vận ngôn Broca bắt đầu hoạt động. Thai nhi phát triển khả năng sơ khởi nhằm diễn dịch hình ảnh, âm thanh và phân biệt ngôn ngữ. Những điểm mốc khác: Tất cả các cơ quan đều trưởng thành, ngoại trừ phổi. Khi mắt phát triển nhiều hơn, thai nhi có thể bắt đầu nhìn vào điểm. Thai nhi phát triển to ra nhanh đến nỗi không thể dễ dàng di chuyển. Tháng thứ 9: Não tiếp tục phát triển, vào thời gian này não phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Chỉ ngay trước khi sanh, não của thai nhi có kích thước và cân nặng bằng 1/4 não của người lớn. Những điểm mốc khác: Thai nhi thay đổi tư thế để chuẩn bị chào đời, thường là tư thế đầu hướng xuống dưới cổ tử cung của người mẹ. Phổi trưởng thành hơn. Hệ thống miễn dịch tiếp tục phát triển. Vào lúc mới sanh, não của trẻ có trọng lượng bằng 1/4 não của người lớn cho dù trọng lượng cơ thể của bé ít hơn 1/20 trọng lượng cơ thể của người lớn. Đây là kết quả tuyệt vời của quá trình phát triển trước sanh, có hàng tỷ neuron được hình thành, các sợi trục phát triển, các khớp thần kinh bắt đầu nối kết các neuron lại với nhau. Não của bé vào lúc mới sanh đã được chuẩn bị như là các mạch điện trong máy sẵn sàng chờ được cắm điện và hoạt động. Chúng ta có thể so sánh não của bé giống như rễ cây non trong vườn mùa xuân, môi trường như ánh sáng mặt trời và mưa làm cho cây bén rễ và nảy lộc đâm chồi, môi trường con người như sự chăm sóc, yêu thương, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của não trẻ, và góp phần tạo nên những tài năng đặc biệt, những nét nhân cách mà trẻ phát triển sau này. Từ một đứa trẻ thụ động và phụ thuộc vào lúc mới sanh, trẻ sẽ biết bập bẹ vào lúc 6 tháng, và sau đó biết đi và nói chuyện sau một năm. Những điểm mốc phát triển này cũng tương ứng với sự phát triển của não. Trong năm đầu tiên, não của trẻ nặng gấp 3 lần mới sanh. Vào cuối năm thứ hai, não của trẻ nặng bằng 3/4 não của người lớn. Sự hoạt động của não gia tăng cùng với trọng lượng tăng. . Sự phát triển của hệ thần kinh PHÁT TRIỂN TRƯỚC KHI SANH: (Prenatal period): Các nhà khoa học nghiên cứu về sự phát triển của não bộ trước khi sanh bằng 2. mốc phát triển này cũng tương ứng với sự phát triển của não. Trong năm đầu tiên, não của trẻ nặng gấp 3 lần mới sanh. Vào cuối năm thứ hai, não của trẻ nặng bằng 3/4 não của người lớn. Sự hoạt. quả tuyệt vời của quá trình phát triển trước sanh, có hàng tỷ neuron được hình thành, các sợi trục phát triển, các khớp thần kinh bắt đầu nối kết các neuron lại với nhau. Não của bé vào lúc