CHẨN ĐOÁN ĐỊNH KHU HỆ THẦN KINH 1. Mở đầu. Hệ thần kinh có cấu trúc giải phẫu rất phức tạp và phong phú, nhưng tính biệt hóa và phân định chức năng rất cao. Từ các triệu chứng lâm sàng có thể xác định vị trí tổn thương của hệ thần kinh một cách chính xác, phép suy luận như vậy trong chuyên ngành thần kinh học được gọi là chẩn đoán định khu. Đây là công việc có tính logíc và chuẩn xác rất cao. 2. Tổn thương bán cầu đại não. 2.1. Tổn thương vỏ não: 2.1.1. Tổn thương thùy trán: + Tổn thương hồi trán lên: liệt nửa người (mức độ nặng của tay và chân có thể không đồng đều) và liệt nửa mặt kiểu trung ương ở bên đối diện với ổ tổn thương. + Tổn thương sau hồi trán III, vùng Broca của bán cầu trội: mất ngôn ngữ vận động. + Tổn thương khu vực giáp ranh giữa hồi trán II và hồi trán lên của bán cầu trội: mất viết. + Tổn thương phía sau hồi trán II: liệt liếc và quay đầu sang bên phiá đối diện với bán cầu bị tổn thương. 2.1. 2. Tổn thương thùy thái dương: + Tổn thương phía sau hồi thái dương trên của bán cầu trội, vùng Wernicke: mất ngôn ngữ giác quan. + Tổn thương phía sau hồi thái dương giữa và dưới của bán cầu bên trái: rối loạn ngôn ngữ quên. 2.1.3. Tổn thương thùy đỉnh: + Mất nhận thức cảm giác nửa người bên đối diện. + Tổn thương phía sau dưới thùy đỉnh (hồi góc) bán cầu trội: mất sử dụng động tác. 2.1.4. Tổn thương thùy chẩm: + Tổn thương phía trước thùy chẩm bán cầu trội: mất đọc. +Tổn thương thùy chẩm bán cầu trái: mất nhận thức thị giác, bán manh cùng tên bên phải. 2.2. Tổn thương dưới vỏ: + Tổn thương bao trong: liệt nửa người (tay và chân nặng như nhau) và liệt nửa mặt kiểu trung ương ở bên đối diện với ổ tổn thương. + Tổn thương đồi thị: mất cảm giác nửa người đối diện, bán manh cùng tên bên đối diện với ổ tổn thương, mất phối hợp vận động căn nguyên cảm giác. + Tổn thương liềm đen: hội chứng Parkinson. + Tổn thương cựu thể vân: múa vờn. + Tổn thương tân thể vân: múa giật. 3. Tổn thương thân não. 3.1. Tổn thương một nửa cuống não: - Tổn thương chân cuống não: hội chứng Weber (liệt dây III cùng bên với ổ tổn thương, liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diện). + Tổn thương giữa cuống não: hội chứng Benedikt (liệt dây III cùng bên với ổ tổn thương, hội chứng ngoại tháp và mất cảm giác nửa người bên đối diện). + Tổn thương phía trên cuống não: hội chứng Foville (liệt nửa người và liệt mặt kiểu trung ương bên đối diện với ổ tổn thương, bệnh nhân quay mắt, quay đầu về bên tổn thương). 3.2. Tổn thương một nửa cầu não: + Tổn thương phần trước cầu não: hội chứng Millard – Gubler (liệt mặt ngoại vi cùng bên với ổ tổn thương, liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diện). + Tổn thương phía trên cầu não: hội chứng Foville cầu não trên (liệt mặt và nửa người kiểu trung ương bên đối diện với ổ tổn thương, bệnh nhân quay mắt, quay đầu về bên nửa người liệt). + Tổn thương phía trước dưới cuả cầu não: hội chứng Foville cầu não dưới (liệt nửa người bên đối diện với ổ tổn thương, liệt mặt ngoại vi bên tổn thương, bệnh nhân quay mắt, quay đầu về bên liệt). + Tổn thương góc cầu tiểu não: hội chứng góc cầu tiểu não (tổn thương dây V, VI, VII ngoại vi và VIII, hội chứng tiểu não ở cùng bên với ổ tổn thương, liệt nửa người kiểu trung ương và rối loạn cảm giác bên đối diện với ổ tổn thương). 3.3. Tổn thương nửa hành não: + Tổn thương phía bên của hành não: hội chứng Schmidt (tổn thương dây IX, X, XI cùng bên với ổ tổn thương, liệt nửa người bên đối diện). + Tổn thương phần trước hành não: hội chứng Jackson (tổn thương dây IX, X, XII kiểu ngoại vi cùng bên với ổ tổn thương, liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diện). + Tổn thương sau bên hành não: hội chứng Wallenberg: - Cùng bên với tổn thương: tổn thương dây V, IX, X, hội chứng Claude- Bernard-Horner, hội chứng tiểu não. - Mất cảm giác đau và nhiệt nửa người bên đối diện. 4. Tổn thương tủy cổ. 4.1. Tổn thương cắt ngang hoàn toàn tủy cổ: + Tổn thương tủy cổ cao, bên trên C 4 : liệt tứ chi kiểu trung ương, mất cảm giác từ cổ xuống theo kiểu đường dẫn truyền, rối loạn cơ vòng. + Tổn thương tủy cổ đoạn C 5 -C 6 : liệt ngoại vi hai tay, liệt trung ương hai chân, mất cảm giác từ vai xuống, rối loạn cơ vòng. + Tổn thương tủy lưng: liệt trung ương hai chân, mất các loại cảm giác từ ngực hoặc bụng trở xuống, rối loạn cơ vòng. + Tổn thương tủy vùng phình thắt lưng: liệt ngoại vi hai chân, mất cảm giác từ nếp bẹn trở xuống, rối loạn cơ vòng. 4.2. Tổn thương tủy sống không hoàn toàn: + Tổn thương cắt ngang nửa tủy: hội chứng Brown-Séquard (bên tủy tổn thương sẽ bị liệt kiểu trung ương và mất cảm giác sâu dưới mức tổn thương, bên đối diện mất cảm giác nông). + Tổn thương sừng trước tủy sống: liệt ngoại vi các cơ do khoanh tủy tổn thương phân bố vận động, không có rối loạn cảm giác. + Tổn thương mép xám trước: rối loạn cảm giác đau và nhiệt đối xứng giữa hai bên cơ thể (rối loạn cảm giác kiểu rỗng tủy), rối loạn dinh dưỡng. + Tổn thương cột sau tủy sống: mất cảm giác sâu dưới mức tổn thương. 5. Tổn thương đuôi ngựa. + Tổn thương đuôi ngựa cao: liệt ngoại vi 2 chi dưới, giảm hoặc mất cảm giác nông 2 chi dưới (có thể kèm theo đau và dị cảm), rối loạn cơ vòng kiểu ngoại vi. + Tổn thương phần giữa đuôi ngựa, từ rễ L 4 xuống: liệt từ cẳng chân xuống kiểu ngoại vi, giảm hoặc mất cảm giác ở mông, mặt sau đùi, cẳng và bàn chân rối loạn cơ vòng kiểu ngoại vi. + Tổn thương đuôi ngựa thấp, từ rễ S 3 trở xuống: giảm cảm giác kiểu yên ngựa, rối loạn cơ vòng kiểu ngoại vi. 6. Tổn thương các rễ và dây thần kinh ngoại vi. Gồm có tổn thương các dây, rễ thần kinh sọ não và tủy sống (xem các phần tổn thương các dây thần kinh sọ và các đám rối thần kinh tủy sống). . CHẨN ĐOÁN ĐỊNH KHU HỆ THẦN KINH 1. Mở đầu. Hệ thần kinh có cấu trúc giải phẫu rất phức tạp và phong phú, nhưng tính biệt hóa và phân định chức năng rất cao. Từ. chứng lâm sàng có thể xác định vị trí tổn thương của hệ thần kinh một cách chính xác, phép suy luận như vậy trong chuyên ngành thần kinh học được gọi là chẩn đoán định khu. Đây là công việc có. thương các rễ và dây thần kinh ngoại vi. Gồm có tổn thương các dây, rễ thần kinh sọ não và tủy sống (xem các phần tổn thương các dây thần kinh sọ và các đám rối thần kinh tủy sống).