1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tài liệu đại cương về hệ thần kinh pdf

5 1,2K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 151,3 KB

Nội dung

Đại cương Hệ thần kinh 1. Vai trò của hệ thần kinh 2. Cấu tạo chung của hệ thần kinh 3. Phân loại hệ thần kinh Từ những tế bào mầm của lớp ngoại phôi bì dần dần hình thành hệ thần kinh với 2 phần trung ương là não bộ và tủy sống. Mọi hoạt động sống của con người đều chịu sự điều khiển, điều hòa của hệ thần kinh. Vậy hệ thần kinh có cấu tạo như thế nào mà chúng có thể đảm nhiệm chức năng quan trọng đó? 1. Vai trò của hệ thần kinh Hệ thần kinh có các chức năng cơ bản sau: + Điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể ( Các hoạt động như sự co giãn cơ, điều tiết dịch của các tuyến, sự lưu thông của máu, sự hoạt động của tim, phổi, sự thải các chất bã của cơ quan bài tiết … đều do sự điều khiển của hệ thần kinh.) + Điều hòa hoạt động của các cơ quan (như tăng hoặc giảm nhịp tim, nhịp hô hấp tùy nhu cầu hoạt động của các cơ quan). + Phối hợp hoạt động của các cơ quan (ví dụ: khi đi xe đạp thì tai nghe, mắt nhìn, tay lái, chân đạp ) + Đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động chung của cơ thể, cũng như sự thích nghi của cơ thể với môi trường ngoài. 2. Cấu tạo chung của hệ thần kinh Hệ thần kinh được cấu tạo từ các nơ ron thần kinh. Nơ ron thần kinh là đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh. Hệ thần kinh của người gồm hai phần: phần thần kinh trung ương và phần thần kinh ngoại biên. Phần thần kinh trung ương gồm não bộ và tuỷ sống. Phần thần kinh ngoại biên là các sợi thần kinh và các hạch thần kinh. Các sợi thần kinh tập hợp với nhau để tạo thành các loại dây thần kinh khác nhau. Dựa vào chức năng, có thể phân biệt 3 loại dây thần kinh: - Dây thần kinh hướng tâm (còn gọi là dây thần kinh cảm giác), chuyên dẫn truyền xung động thần kinh từ các cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh - Dây thần kinh ly tâm (còn gọi là dây thần kinh vận động), chuyên dẫn truyền xung thần kinh từ các trung khu thần kinh tới các cơ quan thực hiện. - Dây thần kinh liên hợp làm nhiệm vụ liên hệ giữa các phần khác nhau của hệ thần kinh và giữa các hệ thần kinh với các cơ quan thụ cảm. 3. Phân loại hệ thần kinh - Căn cứ vào chức năng, chia hệ thần kinh thành 2 phân hệ: phân hệ thần kinh động vật và phân hệ thần kinh thực vật. + Phân hệ thần kinh động vật tính (hay thần kinh cơ xương) có nhiệm vụ điều khiển sự hoạt động của hệ cơ - xương và cơ vân của một số cơ quan bên trong (như lưỡi, hầu, thanh quản) + Phân hệ thần kinh thực vật tính (hay thần kinh dinh dưỡng) có nhiệm vụ điều khiển sự hoạt động của các cơ quan bên trong (như tiêu hóa, hô hấp, tuần hoà), gồm thần kinh giao cảm và thần kinhphó giao cảm - Căn cứ vào cấu tạo, chia hệ thần kinh thành 2 bộ phận: thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên + Hệ thần kinh động vật có phần trung ương là não bộ và tủy sống và phần ngoại biên là các dây thần kinh và các hạch thần kinh. + Hệ thần kinh dinh dưỡng có phần trung ương nằm ở sừng bên tủy sống (đối với phần thần kinh giao cảm) và nằm trong thân não và đoạn cuối tủy sống ( đối với phần thần kinh phó giao cảm). Não bộ và tủy sống có chung màng bao bọc gọi là màng não - tủy, chứa đầy dịch não tủy, có tác dụng nuôi dưỡng và bảo vệ thần kinh. Màng não tủy có 3 lớp thứ tự từ ngoài vào trong gồm lớp màng cứng, lớp màng nhện và lớp màng nuôi chứa mạch máu. . chung của hệ thần kinh Hệ thần kinh được cấu tạo từ các nơ ron thần kinh. Nơ ron thần kinh là đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh. Hệ thần kinh của. Đại cương Hệ thần kinh 1. Vai trò của hệ thần kinh 2. Cấu tạo chung của hệ thần kinh 3. Phân loại hệ thần kinh Từ những tế bào mầm

Ngày đăng: 14/12/2013, 12:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN