1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) (Kỳ 6) pdf

5 459 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 220,44 KB

Nội dung

BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) (Kỳ 6) 4.3. Thể bệnh theo diễn biến lâm sàng: 4.3.1. Thể cụt: chỉ ớn sốt, gai sốt, không thành cơn, kéo dài 1-2 giờ, hay gặp ở bệnh nhân SR lâu năm, đã có một phần miễn dịch, sống ở vùng SR lưu hành. 4.3.2. Thể thông thường điển hình: (xem phần 3) 4.3.3. Thể dai dẳng: sốt lai rai, điều trị hết đợt thuốc vẫn không hết KST, hoặc dứt cơn được 1-2 tuần lại sốt lại. Thể bệnh này hay gặp ở bệnh nhân mới SR (SR sơ nhiễm), bệnh nhân suy yếu và bệnh nhân nhiễm P. falciparum kháng thuốc. 4.3.4. SR ác tính (xem bài riêng) 4.3.5. SR đái huyết cầu tố (xem bài riêng) 4.3.6. Thể mang KST lạnh: có KST trong máu nhưng không sốt từ 14 ngày trước đó đến 14 ngày sau đó. Tuy không sốt, nhưng hồng cầu vẫn bị phá huỷ từng đợt và tổn thương gan, lách vẫn tiến triển. Thể bệnh này hay gặp ở vùng SR lưu hành nặng. 4.4. Theo thể địa: 4.4.1. Sốt rét bẩm sinh: Rất hiếm (1-3/1000 trường hợp mẹ có KSTSR). Rau thai dễ nhiễm KST (50%) nhưng vẫn giữ vai trò lọc. KST từ máu mẹ chỉ nhập sang máu thai nhi qua những chỗ rau bị tổn thương và nhiễm KST quá mức, khi màng rau bong ra. Có 2 loại SR bẩm sinh: SR bẩm sinh thực thụ do tổn thương lớp tế bào rau thai (ngăn cách máu mẹ và con), xảy ra trong thời kỳ thai nghén - rất hiếm; và SR bẩm sinh giả, xảy ra trong thời kỳ chuyển dạ. - Với SR bẩm sinh thực thụ: dễ sảy thai, đẻ non, trẻ sơ sinh thiếu cân, xanh, quấy khóc, sốt, gan lách to và vàng da niêm mạc từ khi lọt lòng, tử vong cao. - Với SR bẩm sinh giả (Falsse congenital malaria): trẻ thường đủ tháng, đủ cân, triệu chứng SR xuất hiện muộn, 3-5 tuần sau khi lọt lòng trở lên. 4.4.2. Sốt rét ở trẻ em: - Trẻ còn bú dưới 3-6 tháng tuổi: ít bị SR, và ít chết vì SR vì còn có huyết sắc tố F, còn kháng thể của mẹ và do bú mẹ nên thiếu Para amino-benzoic acid (PABA) nên KST không tổng hợp được acid folic. - Trẻ từ 6 tháng tuổi, tại vùng SR lưu hành: tỷ lệ mắc SR ở trẻ em thường cao hơn người lớn, cao nhất từ tuổi 4 - 5 tuổi. - Đặc điểm SR ở trẻ em từ 1-4 tuổi: hay gặp cơn co giật khi có sốt cao; rối loạn tiêu hoá phổ biến (nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, bụng đầy chướng); thiếu máu nhanh; lách dễ sưng từ sớm, rối loạn dinh dưỡng phát triển nhanh; chu kỳ cơn sốt thường không đều đặn, đôi khi không có giai đoạn rét run; đường huyết hay giảm. Hiếm gặp biến chứng nặng ở gan (bilirubin và men SGOT-SGPT cao) và ở thận (suy thận cấp thực thể); nhưng hay có ho và viêm khí phế quản. Tỷ lệ chuyển vào SRAT thể não thấp hơn so với người lớn. 4.4.2. Sốt rét và thai nghén: - Thai nghén có ảnh hưởng tới SR: sức đề kháng miễn dịch suy yếu, tỷ lệ mắc SR tăng, cao nhất vào quý 2 của thai nghén, nhất là ở phụ nữ mang thai lần đầu; bệnh diễn biến thường nặng với đường huyết giảm, chủ yếu 3 tháng cuối, khi chuyển dạ và sau sinh đẻ. Với P. falciparum, nguy cơ vào SRAT cao hơn (có khi tới 10-15%) so với không mang thai và tử vong thường cao (30% hay hơn). Thai nghén còn là yếu tố gây tái phát xa (do thể ngủ ở gan) của P. vivax và P. ovale, và gây bột phát những thể hồng cầu tiềm ẩn của P. malariae nhiều năm sau khi rời khỏi vùng lưu hành. - ảnh hưởng của SR tới thai nghén: sốt cao dễ gây sảy thai, thai chết lưu, thường hay gặp ở SR do P. falciparum. SR làm tăng thiếu máu trong thai nghén đặc biệt ở người mang thai lần đầu vào quý 2 của thai. Hồng cầu nhiễm KST vón kết trong rau thai là nguyên nhân của tình trạng viêm rau thai (placentitis) dẫn đến trẻ sơ sinh thiếu cân, đẻ non, KST có thể từ máu mẹ qua rau thai gây SR bẩm sinh thực thụ nhưng rất hiếm. 4.4.4. Sốt rét và miễn dịch: - ở người đã có tiền sử SR nhiều lần và đã có một phần miễn dịch, cơn SR thường nhẹ, có khi không thành cơn, hoặc không thành chu kỳ,thậm chỉ chỉ mỏi lưng, chán ăn, nhức đầu, ớn lạnh, ngáp trong khoảng 30-60 phút; có trường hợp không điều trị đặc hiệu cơn cũng tự hết, còn gọi là thể cụt, nhưng chỉ là “cụt” bề ngoài nhưng diễn biến phủ tạng vẫn tiếp tục. - ở cơ thể suy giảm miễn dịch - như nghiện ma tuý, suy kiệt, cắt lách, ung thư: cơn SR hay tái phát. 4.4.5. Sốt rét do truyền máu: - ở nhiệt độ bảo quản máu +4 0 C, KST sốt rét có thể tồn tại trong máu lưu trữ khoảng 15 ngày. Trong vùng SR lưu hành, cần kiểm tra KSTSR những người cho máu. Trong cộng đồng những người chích ma tuý đã bung ra những vụ dịch SR nhỏ (ở vùng duyên hải miền Tây Mỹ). Bệnh SR do truyền máu có thời kỳ ủ bệnh ngắn hơn, thường nhẹ hơn, ít tái phát dù là P. vivax cũng không có tái phát do không có thể ngoài hồng cầu. 5. Biến chứng - hậu quả: Nếu phòng bệnh và điều trị tốt: hạn chế được tái nhiễm và tái phát, bệnh thường phục hồi không di chứng, nhất là khi bệnh nhân sinh hoạt ở vùng lành. Nếu ở lâu trong vùng SR, phòng chống SR kém, tái nhiễm và tái phát nhiều lần, thì sau khi ra vùng lành KST sẽ hết dần, nhưng vẫn tồn tại những rối loạn chức phận và tổn thương mạn tính ở các phủ tạng. Đây là hậu quả của SR, là trạng thái bệnh lý sau SR, không thể coi là SR mãn tính (vì không còn KST trong máu), có tài liệu gọi là SR phủ tạng tiến triển (Paludisme viscéral évolutif - PVE). . BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) (Kỳ 6) 4.3. Thể bệnh theo diễn biến lâm sàng: 4.3.1. Thể cụt: chỉ ớn sốt, gai sốt, không thành cơn, kéo dài 1-2 giờ, hay gặp ở bệnh nhân SR lâu năm,. hình: (xem phần 3) 4.3.3. Thể dai dẳng: sốt lai rai, điều trị hết đợt thuốc vẫn không hết KST, hoặc dứt cơn được 1-2 tuần lại sốt lại. Thể bệnh này hay gặp ở bệnh nhân mới SR (SR sơ nhiễm), bệnh. yếu và bệnh nhân nhiễm P. falciparum kháng thuốc. 4.3.4. SR ác tính (xem bài riêng) 4.3.5. SR đái huyết cầu tố (xem bài riêng) 4.3.6. Thể mang KST lạnh: có KST trong máu nhưng không sốt từ

Ngày đăng: 02/07/2014, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN