BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) (Kỳ 8) 6.3.2. Kỹ thuật QBC (Quantitative Buffy Coat - Wardlaw và Levine). Nhuộm hồng cầu có KST bằng Acridin, quay ly tâm, để tập trung lớp hồng cầu có KST, rồi xem dưới kính huỳnh quang. Kỹ thuật này dùng trong trường hợp cần xác định căn nguyên SR nhưng KST quá ít, không phát hiện được bằng kỹ thuật thường quy. QBC không cho phép định lượng và định loại, trừ khi có giao bào P. falciparum. 6.3.3. Kỹ thuật phát hiện kháng thể SR bao gồm: - Phương pháp huỳnh quang gián tiếp (IFAT): phản ứng dương tính từ 7-10 ngày sau khi nhiễm KST, hiệu giá có thể đạt ở thời kỳ cấp, hiệu giá này tăng lên hoặc giảm dần nếu tái nhiễm có tiếp tục xảy ra hay không. Phương pháp này thường được dùng để chọn lọc các mẫu máu đưa vào ngân hàng. - Phương pháp ngưng kết hồng cầu thụ động hay gián tiếp (IHA). Nhược điểm của phương pháp này là có thể âm tính với người mới nhiễm KST, nhưng lại dương tính rất lâu với một số loại kháng nguyên KST sau 6-8 năm kể từ khi khỏi bệnh. - Phương pháp miễn dịch hấp phụ gắn men (ELISA) và miễn dịch phóng xạ (RIA): hiện nay ELISA và RIA đang được sử dụng rộng rãi vào nghiên cứu hồi cứu và điều tra dịch tễ ở thực địa; giá trị đặc hiệu phụ thuộc vào độ tinh khiết và tính đặc hiệu của kháng nguyên. 6.3.4. Kỹ thuật phát hiện kháng nguyên KST: Những năm gần đây đã có những test phát hiện kháng nguyên lưu hành đặc hiệu của P. falciparum trên cơ sở dùng những kháng thể đơn dòng và đa dòng (như Parasight F. test ), nhưng vì kháng nguyên KST thường tồn tại trong máu một thời gian sau khi KST đã hết và test này không giúp định loại KST, nên giá trị chẩn đoán bệnh của test này đã bị giảm. 6.3.5. Test phát hiện phân tử sinh học (PCR ) Sự phát triển của công nghệ sinh học phân tử đã cung cấp một số test mới như phản ứng chuỗi polymeraza (PCR) giúp chẩn đoán định chủng KST, xác định được nhiễm KST ở mức độ thấp (5-10KST/1m máu)l; ngoài ra còn giúp xác định chủng loại vectơ. Mặc dù có kỹ thuật mới kể trên, kỹ thuật kinh điển tìm KST từ máu đầu ngón tay bằng kính hiển vi quang học vẫn hoàn toàn giữ được giá trị trong chẩn đoán bệnh và nghiên cứu điều trị. 6.4. Những điểm cần chú ý trong chẩn đoán sốt rét: - ở vùng SR, hoặc với người từ vùng SR ra vùng lành: mỗi khi có sốt, cần xét nghiệm máu để tìm căn nguyên SR; trường hợp nghi ngờ nên điều trị thử thuốc SR. - Trường hợp lâm sàng giống SR, nhưng KSTSR (-) và không thấy căn nguyên bệnh nào khác: có thể chẩn đoán SR lâm sàng và điều trị thử thuốc SR. - Trường hợp KSTSR (+), nhưng lâm sàng chỉ có vài triệu chứng gợi ý SR hoặc gợi ý một bệnh khác không xác định được nếu KST 1 cộng (+), cần kiểm tra lại KST và tìm tiếp căn bệnh, nếu KST 2-3 cộng (++, +++) có thể là SR diễn biến không điển hình. - Trường hợp đã được xác định là một bệnh khác, nhưng lại có KSTSR ở máu ngoại vi: Nếu KSTSR ít chỉ 1 cộng (+): có thể là một người đang mang KSTSR và bị nhiễm thêm một bệnh khác. Nếu KSTSR có nhiều từ 2 cộng trở lên: có thể là một đồng nhiễm SR với một bệnh khác. - ở vùng SR, khi gặp một trường hợp sốt kéo dài, đã dùng hết đợt thuốc SR (Artemisinin, Artesunat, Quinin, Mefloquin ) vẫn không cắt được cơn sốt, trong 7 ngày đầu cũng không thấy KST ở máu ngoại vi, không nên dễ dàng chẩn đoán là SR dai dẳng do KST kháng thuốc, mà phải tìm bệnh khác (lao, nhiễm khuẩn ). [newpage] ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT THƯỜNG 1. ĐẠI CƯƠNG: 1.1 Định nghĩa: Điều trị sốt rét là biện pháp diệt KST sốt rét và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Điều trị sốt rét còn có ý nghĩa giảm bớt nguòn bệnh và cắt đường lan truyền KST, và là một trong những biện pháp phòng chống sốt rét quan trọng hàng đầu. Nó còn có ý nghĩa phòng chống ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc. 1.2. Đối tượng và mục đích điều trị sốt rét: 1.2.1. Đối tượng điều trị sốt rét: là những "ca bệnh sốt rét". Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa "ca bệnh sốt rét" bao gồm 2 loại: - Trường hợp có cơn sốt, có lâm sàng điển hình của sốt rét , và có KST sốt rét thể vô tính trong máu. - Trường hợp có sốt, có triệu chứng lâm sàng giống sốt rét, không thấy KST sốt rét trong máu hoặc không được làm xét nghiệm, đã loại trừ một số bệnh khác có sốt gặp phổ biến ở cơ sở. - Người mang KST lạnh cũng cần điều trị vì là nguồn bệnh và thực ra tuy không sốt nhưng tổn thương hồng cầu, gan, lách vẫn diễn biến tiềm tàng. 1.2.2. Có 3 mục đích của điều trị sốt rét là : - Phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân, rút ngắn ngày nằm, hạn chế biến chứng và hậu quả, ngăn ngừa chuyển vào ác tính và tử vong. - Giảm bớt nguồn bệnh cho cộng đồng. - Với công cuộc phòng chống sốt rét: Hạn chế lan truyền bệnh và KST sốt rét kháng thuốc. . BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) (Kỳ 8) 6.3.2. Kỹ thuật QBC (Quantitative Buffy Coat - Wardlaw và Levine). Nhuộm hồng cầu có KST bằng Acridin, quay ly. trùng sốt rét kháng thuốc. 1.2. Đối tượng và mục đích điều trị sốt rét: 1.2.1. Đối tượng điều trị sốt rét: là những "ca bệnh sốt rét& quot;. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa "ca bệnh sốt. phải tìm bệnh khác (lao, nhiễm khuẩn ). [newpage] ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT THƯỜNG 1. ĐẠI CƯƠNG: 1.1 Định nghĩa: Điều trị sốt rét là biện pháp diệt KST sốt rét và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân.