Điều Trị Nội Khoa - Bài 5: BỆNH SỐT RÉT Bệnh sốt rét thường gọi là “đả bài tử" (con lật đật), là cơ thể con người cảm nhiễm trùng nguồn sốt gây ra bệnh truyền nhiễm, thường phái vào mùa tiết hạ, thu. Đông y cho rằng biến hoá bệnh lý ấy là tà phục ở bán biểu bán lý, tà chính tranh nhau mà đưa đến nóng rét có lúc làm cơn, có lúc nghỉ cơn. ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN 1. Trước hết sợ lạnh phát run. sau đó phát sốt cao, cuối cùng ra mồ hôi và lui sốt, hiện rõ ra tính chu kỳ, tính phát làm cơn, nói chung cách một ngày một lần, hoặc mỗi ngày một lần, cũng có cách hai ngày một lần. 2. Sốt rét ác tính có thể 1 ngày phát lạnh, phát sốt mấy lần. Nếu nóng cao không lùi, đầu đau nôn mửa, ỉa chảy, thậm chí xuất hiện giật cứng đơ, nói lung tung, hôn mê, cổ gáy cứng thẳng là những chứng trạng của bệnh sốt rét não hình. 3. Vòng quanh mảnh huyết đồ có thể kiểm tra thấy trùng sốt rét. 4. Nhiều lần sốt lặp lại, có thể thấy thiếu máu và lá lách sưng to (Đông y gọi là “ngược mẫu”). PHƯƠNG PHÁP CHỮA 1. Châm cứu Lấy huyệt: Nhóm 1 : Đại chùy, Gian sử Nhóm 2 : Chí dương, Huyết hải Trước khi phát cơn 1 -2 giờ đồng hồ hoặc sau khi phát cơn, thay nhau sử dụng hai nhóm huyệt vị, chọn dùng thủ pháp kích thích mạnh. Lưu kim 30 phút tới 1 giờ đồng hồ, thời gian lưu kim cứ 15 phút về kim một lần mỗi ngày chữa một lần, chữa liên tục 3 - 5 ngày . 2. Phương lẻ: a. Ô mai 3 đồng cân, Cam trà 3 đồng cân, Cương tàm 3 đồng cân, Binh lang 3 đồng cân, mỗi ngày sắc uống 1 -2 tễ, uống trước khi phát cơn 2-3 giờ đồng hồ. b. Thiết hiện thái 3 lạng, sắc nước uống ở trước khi phát cơn 2-3 giờ đồng hồ, uống liền 2-3 lần. c. Rễ tươi của cây Địa du hoặc Mã xỉ hiện (rau sam) 1 -2 lạng, sắc nước uống trước khi phát cơn 2-3 giờ đồng hồ. d. Thủy ngô công 2 lạng, mỗi ngày 1 tễ, sắc uống, ở trước khi phát cơn 2 giờ đồng hồ và khi đã phát cơn, mỗi lúc uống 1 lần. đ. Thạch hồ tuy, Thạch tể trữ (rau đay đá), Tước sàng, Mạc hạn liên, Thiên minh tinh, Thiết hiện thái, Tiên hạc thảo, Hoàng kinh diệp, số thuốc kể trên chọn lấy 1 loại, dùng lá non tươi, rửa sạch giã nát nặn thành nắm nhỏ, ở trước khi làm cơn 2 - 3 giờ nhét một bên trong vòm lỗ mũi, đợi sau khi qua thời gian phát cơn (nhét chừng 4 -5 giờ đồng hồ) mới lấy ra, có thể dùng liên tục 3 ngày. 3. Cách chữa nổi phồng: Dùng Mao cấn tươi, hoặc Bạc hà hoang dại, hoặc tỏi củ một lượng vừa đủ, giã nát, ở trước khi phát cơn 2 -3 giờ đồng hồ đem bó ngoài gây nổi phồng ở cả hai huyệt Nội quan hoặc cả hai huyệt Gian sử. b. Cách khác: Dùng ớt chỉ thiên 1 - 2 quả giã nát (hoặc bột tiêu sọ 3 phân rắc lên cao bạc độc), ở trước khi phát con 2 giờ đồng hồ đắp dán lên huyệt Đại chuỳ, dùng băng dính cố định 3 - 4 giờ đồng hồ đem (không cần cầu nổi phồng) 4. Biện chứng thí trị Cách chữa: Hoà giải triệt ngược Bài thuốc thí dụ: Sài hồ 5 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân Thường sơn sao nước gừng 2 - 4 đồng cân Khương bán hạ 3 đồng cân Gia giảm + Sợ lạnh nặng, ít mồ hôi, gia Quế chi 1,5 đồng cân, Sinh khương 2 lát. + Ngực dạ bĩ bứt rứt, quặn bụng nôn mửa, rêu lưỡi trắng trơn, thêm Xuyên phác 1,5 đồng cân, Thảo quả 1,5 đồng cân, uống riêng Ngọc khu đan 2 - 3 phân. + Sốt nặng, nhiều mồ hôi, phiền khát, gia Sinh thạch cao 1 lạng, Tri mẫu 3 đồng cân. + Co giật cứng đơ, nói lung tung, thần lờ mờ, uống riêng Tử tuyết đan 5 phân, một ngày 2 lần. + Sốt lâu dài hư chứn, khí huyết bất túc, gia Đảng sâm 5 đồng cân, Chích hà đầu ô 5 đồng cân. + Phát lại lâu dài, tỳ tạng sưng to, hình thành ngược mẫu, uống riêng Miết giáp tiễn hoàn, mỗi lần 1,5 đồng cân, ngày uống 2 lần. Ngoài ra, sau khi khống chế phát cơn sốt rét, phải tham khảo y học hiện đại chọn lấy cách làm cần thiết để phòng dứt tránh tái phát trở lại. BÀI THUỐC THAM KHẢO 1. Ngọc khu đan: Sơn từ cô 2 lạng, Xạ hương 3 đồng cân, Thiên kim tử sương 1 lạng, Hùng hoàng 7,5 đồng cân, Hồng nha đại kích 1,5 lạng, Chu sa 7,5 đồng cân, Ngũ bội tử 2 lạng. 2. Tử tuyết đan: Thành phần và tễ lượng xem ở bài Bệnh lỵ 3. Miết giáp hoàn: Thành phần và cách chế xem ở bài Gan xơ hoá. Tham khảo bệnh học tây y Bệnh sốt rét là một bệnh trước đây dưới thời Pháp thuộc rất phổ biến ở miền rừng núi Việt Nam làm chết nhiều người, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và khả năng sản xuất của nhân dân. Từ ngày miền Bắc được giải phóng, công tác tiêu diệt bệnh sốt rét đã có nhiều kết quả, bệnh đã giảm một cách rõ rệt ở miền rừng núi, nhờ đó kinh tế va dân số phát triển mạnh. Từ khi có chiến tranh dịch tễ học bệnh sốt rét có sự thay đổi nên trong điều trị phòng bệnh có nhiều vấn đề mới. Vì đây là một bài điều trị học nên chúng tôi chỉ nói trọng tấm về phương pháp chữa bệnh dựa theo tài liệu của khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai và của viện Sốt rét ký sinh trùng và cón trùng. Bài này chỉ là một tài liệu để tham khảo. 1 . Ký sinh trùng sốt rét. Bệnh sốt rét do ký sinh trùng hồng cầu (hématozoaire) gây ra và do muỗi anôphen lan truyền. Quá trình phát triển của ký sinh trùng hồng cầu chia làm hai thời kỳ: a. Thời kỳ ngoài hồng cầu (phase exo-érythrocytaire). Ký sinh trắng hồng cầu ở trong nước bọt của muỗi anôphen dưới hình thể thoa trùng (sporozoite). Khi muỗi đốt người, sau 2 giờ, thoa trùng đã vào các nhu mô gan và sống từ 8 đến 14 ngày, yên tĩnh không hoành hành gì để sinh trưởng thành hoa thị (mérozoite). b. Thời kỳ trong hồng cầu (phase érythrocytaire). Khi đã trở thành thể hoa thị, ký sinh trùng hồng cầu mới đột nhập được vào hồng cầu và phát triển thành thể hoa thị (corps en rosace). Thể hoa thị to ra dần, rồi tách thành thể phân biệt (schizonte) đồng thời cũng làm cho hồng cầu vỡ ra. Mỗi đợt vỡ hồng cầu như thế phát sinh ra cơn sốt rét. Sau khi tách ra, các thế phân liệt (schizonte) lại đột nhập vào các hồng cầu khác để sinh sôi nảy nở. Mặt khác, một số !hể phân liệt (schizonte) biến thành giao tử (gamète) đực và cái, không đóng vai trò sinh bệnh nhưng duy trì nòi giống. Sau khi muỗi anôphen đốt người có bệnh, các giao tử đó đi vào trong ruột của muỗi và chỉ ở nơi đó mới giao hợp được với nhau để sinh ra thoa trùng (sporozoite). 2. Thể ác tính. Gần đây, thể sốt rét ác tính xuất hiện nhiều hơn do tình hình chiến tranh (những năm 1970). ở nơi có chiến đấu ác liệt hoặc ở miền rừng núi, đồng bằng, điều kiện làm sức đề kháng giảm sút, lao động, chiến đấu mệt nhọc. 95% do chủng fanxiparum gây ra vì fanxiparum sinh sản nhanh chóng, mật độ ký sinh trùng trong máu rất cao. Xảy ra cho những người: + Từ vùng lành mới đến vùng có bệnh sốt rét nhiều, vì cha có miễn dịch, thể sơ nhiễm ác tính. + Có cơn sốt rét thường nhưng không bảo đảm chế độ điều trị nghỉ ngơi, lao động quá sức. +Bệnh nhân có cơn sốt liên tục. dai dẳng dễ bị ác tính. Về lâm sàng, những triệu chứng ác tính là hôn mê, cơn co giật, trụy mạch, đi rửa nhiều, lạnh toát người, mặc dù lấy nhiệt độ thấy cao. Nhưng khi các triệu chứng này xảy ra thì bệnh đã quá nặng. Trên thực tế, làm cách nào để chẩn đoán và điều trị sớm hơn. Nên cảnh giác đứng trước tất cả các bệnh nhân đang bị sốt rét có những triệu chứng bất thường nh mê sảng, lú lẫn, huyết áp hạ, đi rửa. Nhưng cũng có những trường hợp hôn mê xảy ra đột ngột. Đây là trường hợp khẩn trơng nhất trong cấp cứu, cần phải tập trung phương tiện và theo dõi rất sát. 3. Thể sốt có vàng da, đái ra huyết sắc tố. Ít gặp hơn thể ác tính nói trên. Cơ chế sinh bệnh là cơn tan máu kịch phát trong mạch máu. Huyết sắc tố gây viêm ống thận cấp nên bệnh nhân đái ít, vô niệt và urê máu tăng lên nhiều. Huyết sắc tố trở thành bihrubin làm vàng da, niêm mạc. bệnh nhân bị thiếu máu cấp, lách to ra. Những trường hợp gặp ở Việt Nam không phải luôn luôn do sốt rét vì không thay ký sinh trùng trong máu, mà do nguyên nhân khác như dị ứng đối với thuốc, tự miễn dịch. 4. Phòng bệnh Ngoài việc diệt muỗi bằng DDT, ngủ màn, uống mỗi tuần 3 viên Quinacrin hay 3 viên Paludrin (O, 1 gam), hớng phòng bệnh trên thế giới cũng như ở Việt Nam là: Tìm một thứ thuốc có tác dụng rất lâu. Áp dụng phương pháp miễn dịch trong việc đề phòng bệnh sốt rét bằng loại vắc xin từ ký sinh trùng sốt rét. KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ CỦA TÁC GIẢ 1 . Sốt rét cơn: Châm điểm phản ứng ấn đau ở cách đều mạch Đốc mỗi bên 1 thốn. Điểm này không cố định, tuỳ mùa, tuỳ người, vì vậy phải tìm từ ngang Đại chuỳ xuống ngang Tích trung Cả hai bên. Sau đó châm tả: Khúc trì, Huyết hải. Châm trước hoặc trong lúc lên cơn sốt 2. Sốt rét gan lách sưng to: Cứu Tỳ du, cứu Bĩ căn, Chương môn, Công tôn, cứu trước giờ lên cơn hàng ngày. 3. Có cơn rét, hạ nhiệt độ, không sốt, theo giờ nhất định hàng ngày, cứu Thái khê, Côn lôn. 4. Sốt có hoang tưởng, ảo giác: Châm tả Tâm du, Thần đạo, Thiên tỉnh. 5. Sốt rét có dấu hiệu bệnh não: Cứng gáy, nôn mửa, sau khi châm điểm phản ứng ấn đau, Khúc trì, Huyến hải, châm tiếp các huyệt:Cường gian, Khúc mấn, Thân mạch. . Điều Trị Nội Khoa - Bài 5: BỆNH SỐT RÉT Bệnh sốt rét thường gọi là “đả bài tử" (con lật đật), là cơ thể con người cảm nhiễm trùng nguồn sốt gây ra bệnh truyền nhiễm,. nên trong điều trị phòng bệnh có nhiều vấn đề mới. Vì đây là một bài điều trị học nên chúng tôi chỉ nói trọng tấm về phương pháp chữa bệnh dựa theo tài liệu của khoa Truyền nhiễm Bệnh viện. vùng có bệnh sốt rét nhiều, vì cha có miễn dịch, thể sơ nhiễm ác tính. + Có cơn sốt rét thường nhưng không bảo đảm chế độ điều trị nghỉ ngơi, lao động quá sức. +Bệnh nhân có cơn sốt liên