1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Điều Trị Nội Khoa - Bài 30: BỆNH ĐỘNG KINH pps

10 328 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 171,87 KB

Nội dung

Điều Trị Nội Khoa - Bài 30: BỆNH ĐỘNG KINH Động kinh là một loại bệnh tật phát cơn thần chí thất thường, Đông y gọi là "giản chứng", tục gọi là "dương giản phong". Nguyên nhân phát bệnh, một là tiên thiên di truyền, hai là kích thích tình chí, hoặc tục phát ở sau bệnh tật khác, do khí ở tâm, thận, can, tỳ mất điều hoà, dẫn đến nhất thời âm dương rối loạn, khí nghịch đàm vọt lên, hoả viêm động phong, che mờ thanh khiếu mà đột nhiên phát cơn. ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN 1. Hỏi đã qua có bệnh sử làm cơn giống thế hay không, có hay không bệnh não và các nguyên nhân dẫn đến khác, để phân biệt động kinh nguyên phát tính hay là động kinh của vùng não hoặc kế phát tính của bệnh khác dẫn tới . 2. Chứng trạng điển hình làm cơn lớn của động kinh thì phải đột nhiên ngã nhào, ý thức chết mất, trong miệng phát ra tiếng kêu lạ thường, đầu xoay hướng sang một bên, toàn thân căng thẳng, hàm răng cắn co rút. miệng xùi bọt trắng, cắn phá môi lưỡi, đồng tử giãn to, hai mắt nhìn lên, nhị tiện không cầm, trải qua mấy phút sau co rút dần ngừng, rồi chuyển vào ngủ say, chừng nửa giờ đồng hồ trở lên từ từ tỉnh hẳn. Phát cơn nhỏ thì đột nhiên biểu hiện ngây dại, không thể tự chủ, một bên chi thể hoặc vùng mặt có tê như gỗ hoặc co quắp nhưng là thời gian ngắn tạm, lại không ngã nhào; có riêng biểu hiện là tinh thần che vướng, lấy ảo giác làm chủ, đột nhiên làm cơn, đột nhiên dứt hết, thời gian trải qua cũng rất ngắn tạm. 3. Nếu động kinh làm cơn liên tục, co quắp lặp lại nhiều lần, thời gian cách cơn ngắn, thần chí mờ tối không rõ ràng giữ mãi mấy giờ đến mấy ngày là hiện tượng nguy nặng. 4. Chú ý soi xét khác nhau với loại làm cơn dạng động kinh của bệnh ít tơ-ri. PHƯƠNG PHÁP CHỮA 1 . Biện chứng thí trị. Bệnh này nói chung thường thuộc thực chứng, nhưng phát lặp lại lâu dài có thể dẫn tới chính hư, chữa phải lấy hoá đàm tức phong làm chủ, kiêm lấy thuận khí, thanh hoả; nếu phát lâu dài chính hư, phải bổ ích tâm thận, kiện tỳ hoá đàm tiêu bản đồng trị. a. Phong đàm úng trở lại: Trước khi phát thường thấy huyễn vận, đầu đau, ngực buồn bằn, lại tối tăm ngã nhào ngay, bất tỉnh nhân sự, sắc mặt trắng xanh, mắt trừng nhìn thẳng, hàm răng cắn chặt, tứ chi co quắp, miệng xùi bọt dãi, quá lắm thì đái ỉa không cầm, sau khi phát thì đầu tối mà đau, thần mệt mỏi, thân đau buốt, rêu lưỡi trắng nhầy, mạch huyền hoạt. Cách chữa: Hoá đàm tức phong, khai khiếu định giản. Bài thuốc ví dụ: Định giản hoàn gia giảm. Nộn Câu đằng 4 đồng cân, Xuyên Bối 2 đồng cân, Trần đảm tinh 1,5 đồng cân, Trúc lịch Bán hạ 3 đồng cân. Chu phục thần 4 đồng cân, Xương bồ 1,5 đồng cân, Viễn chí 1,5 đồng cân, Toàn yết 1,5 đồng cân, Chích Cương tàm 3 đồng cân, Trâu mẫu 1 lạng. (cũng có thể uống thuốc chế sẵn Định giản hoàn, mỗi lần 1 ,5 đồng cân, một ngày 2 lần). Gia giảm: + Khí uất ngực buồn bằn nhiều, gia Uất kim tẩm nước phèn sao 3 đồng cân, Chế hương phụ 3 đồng cân. + Hoả thịnh, mặt mắt phát đỏ, vật vã, đầu đau, miệng đắng, gia Long đảm thảo 1,5 đồng cân, Hoàng liên 1 đồng cân. + Đại tiện bí kết, gia Đại hoàng 3 đồng cân. b. Tâm thận bất túc: Chứng giản lâu ngày, phát cơn quá nhanh đều đều khi phát thần lờ mờ, ngã xuống đất, tay chân rung động, tiếng kêu như ngựa hí, hôn trầm ham ngủ, sau khi tỉnh tinh thần uỷ mị, quá lắm thì trí lực giảm, tiếng nói không rõ, sắc mặt không tươi, đầu mắt hoa mờ, thắt lưng buốt, chi mềm, ăn ít, đờm nhiều, rêu lưỡi mỏng, mạch tế. Cách chữa: Bồi bổ tâm thận, kiện tỳ hoá đàm. Bài thuốc ví dụ: Hà xa hoàn gia giảm. Tử hà xa 2 đồng cân nghiền bột chia ra nuốt, Phục thần 3 đồng cân, Đan sâm 5 đồng cân, Viễn chí 2 đồng cân, Lộ Đảng sâm 4 đồng cân, Sao Bạch truật 2 đồng cân, Quất hồng 1 ,5 đồng cân, Cam Kỷ tử 3 đồng cân, Chích Hà đầu Ô 3 đồng cân, Chích Cam thảo 1 đồng cân. Gia giảm: + Thần hư dễ sợ, thêm chừng Thục Táo nhân 3 đồng cân, Từ thạch 5 đồng cân, Hổ phách phấn 6 phân, phân làm 2 lần nuốt uống. + Hình gầy hư phiền, miệng khô, lưỡi hồng, thêm chừng Mạch đông 3 đồng cân, Sinh địa 5 đồng cân, Quy bản 5 đồng cân. 2. Phương lẻ. a. Thiền y, Chích Cương tàm, Toàn yết, Ngô công (bỏ đầu chân), lượng ngang nhau, sấy khô nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân, một ngày uống 2 lần, uống liền nửa tháng. b. Rễ tươi mới cây móc (rễ nhỏ), sắc uống như trà hàng ngày, cần uống 2 tháng thì có hiệu quả c. Hoa Kinh giới 2 lạng, Phèn chua trong 1 lạng (nửa sống nửa chín), nghiền chung nhỏ mịn, dùng hồ miến làm viên to như hạt gạo nếp, Chu sa làm áo, mỗi lần uống 20 viên, Gừng sống nấu nước uống đưa, một ngày hai lần uống d. Quả trám xanh 1 cân giã nát, bỏ vào trong nồi đất ngào sôi sục 10 lần thì bỏ hạt. Cho vào trong cối đá giã nát bỏ bã, dùng 8 lạng Bạch phàn (phèn chua trắng), nghiền nhỏ cho vào, đảo đều, các buổi tối của mỗi ngày đều ăn 3 đồng cân, uống đưa bằng nước sôi. đ. Đan sâm 5 đồng cân, sắc uống, mỗi ngày 1 tễ. e. Hồng Bề ma căn (rễ cây thầu dầu tía) 2 lạng, trứng gà 1,2 quả, giấm đen lượng vừa đủ. Cách dùng: Đem trứng gà đập vỡ vỏ nấu chín, sau đó thả giấm đen, rễ thầu dầu tía sắc chung, mỗi ngày 1 lần, uống liền nhiều ngày. 3. Châm cứu. a. Thể châm: Nhân trung, Đại chuỳ, Hậu khê, Phong long, Thái xung, Yêu kỳ. Phát cơn ban ngày, thêm Chiếu hải Phát cơn ban đêm, thêm Thân mạch. Châm huyệt Yêu kỳ dùng kim 2,5-3 thốn, châm vào chỗ trên đốt xương đuôi 2 thốn (ngang Thứ liêu vào), mũi kim hướng lên phía trên ( Thập thất chuỳ hạ) . b. Nhĩ châm: Bì chất hạ, Thần môn, Não điểm. BÀI THUỐC THAM KHẢO 1. Đinh giản hoàn: Thiên ma, Xuyên Bối mẫu, Đảm tinh, Trúc lịch Bán hạ, Phục linh, Trần bì, Phục thần, Đan sâm, Mạch đông, Thạch xương bồ, Viễn chí, Toàn yết, Cương tàm, Hổ phách, Chu sa. Dùng Trúc lịch, Khương trấp, Cam thảo ngào cao, trộn thuốc bột làm viên, Chu sa làm áo. 2. Bạch kim hoàn: Minh phàn 3 lạng, Uất kim 7 lạng. Nghiền chung nhỏ mịn, rảy nước làm viên. Mỗi lần uống 1 ,5 đồng cân, một ngày 2 lần uống. Dùng ở chứng động kinh thần ngây dại, nhiều đờm. 3. Mông thạch cổn đàm hoàn: Xem ở bài Tai biến mạch máu não. Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, một ngày 2 lần uống. Dùng ở chứng động kinh nghiêng nặng về đàm hoả. 4. Hà xa phiến: Xem ở bài Lao phổi. Mỗi lần uống 4 mảnh, một ngày 2-3 lần uống. Dùng ở chứng hư phát lâu ngày. THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y Chứng động kinh đã biết từ lâu nhưng việc điều trị không ai để ý đến, người thầy thuốc cảm thấy mình bất lực, bệnh nhân thấy mình bị cố tật Nhưng hiện nay cách điều trị đã có nhiều tiến bộ vì: Các phương pháp chẩn đoán được tinh vi hơn. + Chụp não sau khi bơm hơi. + Chụp động mạch não sau khi tiêm thuốc. + Và nhất là điện não đồ. Giúp cho ta chẩn đoán được những thể không điển hình. Ngoài các thuốc an thần chống động kinh cổ điển (Bromua, Bacbituric), mới phát minh thêm những thuốc tổng hợp khác, có tác dụng làm tăng công hiệu của Bacbituric. Nhờ những công trình khoa học đó mà hiện nay những bệnh nhân bị động kinh đã có thể trở lại đời sống hoạt động bình thường được. Căn bản điều trị hiện nay vẫn còn là Nội khoa; vấn đề phẫu thuật chưa được phổ biến, chỉ được chỉ định trong một phạm vi nhỏ hẹp, rất đặc biệt. 1. Nhắc lại lâm sàng. Có hai thể lâm sàng: Động kinh không có tổn thương: Còn gọi là động kinh (Mal comitial) hoặc bệnh động kinh (maladie épileptique). Động kinh có tổn thương cục bộ (épilepsie focale hay épilepsie focalisée): Còn gọi là động kinh triệu chứng (épilepsie symptomatique). a. Động kinh không tổn thương. Địa điểm hưng phấn ở vùng dưới vỏ não. (1) Triệu chứng lâm sàng. +Trước cơn: Ngay trước cơn có khi có triệu chứng báo hiệu (aura). +Trong cơn: Bao giờ cũng có mất tinh thần đột ngột và sau đó có hoặc không có cơn co giật. (2) Thể lâm sàng Cơn động kinh cổ điển. Thường các triệu chứng lâm sàng cũng đủ để chẩn đoán, cơn diễn biến theo ba giai đoạn: - Bệnh nhân đột ngột mất tinh thần rồi ngã ra. - Sau đó có cơn co cứng rồi co giật. - Cuối cùng bệnh nhân mê man ít lâu, khi tỉnh dậy quên không biết sự việc đã xảy ra. Các cơn này có khi không biết nguyên nhân, có khi tìm được nguyên nhân như là: - Nhiễm độc: Rượu, bacbituric, ure-máu cao, sản giật. - Nhiễm trùng nặng. - Bệnh não: U não hoặc chấn thương não. Cơn động kinh nhỏ. Thường xảy ra cho trẻ em từ 3- 12 tuổi . + Có khi chỉ là một cơn hôn mê thoáng qua, bệnh nhân không bị ngã, không có cơn co giật hoặc đang nói chuyện, đang làm việc bỗng ngừng lại chốc lát (pycnolepsie). + Có khi là một cơn bất động (crise akinétique): Đứa bé đang ăn bỗng gục xuống, rơi đũa bát, có khi ngã qụy xuống nhưng lại tỉnh đứng dậy ngay. Sự chẩn đoán các cơn động kinh nhỏ này rất khó, cần phải có điện não đồ mới dám quyết định được. b. Động kinh có tổn thương cục bộ. Địa điểm tổn thương ngay ở vỏ não. Bao giờ cơn động kinh cũng có triệu chứng báo hiệu: Các triệu chứng này cần phải biết rõ vì có một giá trị rất lớn để chẩn đoán địa điểm tổn thương. - Cơn có rối loạn cảm giác báo hiệu: Tổn thương ở vùng đỉnh lên (panétale ascendante). - Cơn có ảo tưởng về tri giác, trí tuệ: Tổn thương ở vùng thái dương (épilepsie temporale). - Bắt đầu co giật địa phương (chi) sau lan rộng toàn thể (Bravais Jacksonien). Căn bản của điều trị hai thể này có khác nhau: - Động kinh không tổn thương: Điều trị Nội khoa. - Động kinh có tổn thương: Vẫn điều trị Nội khoa, nhưng ở đây vấn đề phẫu thuật được đặt ra. 2. Nguyên tắc cần thiết. Các thuốc chấn kinh cần phải cho liên tục rất lâu, có thể suốt đời bệnh nhân vì nếu bỏ, cơn có thể nặng hơn (état de mal). Vì phải cho liên tục và rất lâu nên vấn đề nhiễm độc kinh diễn cho thuốc cần phải nghĩ đến. 3. Vấn đề sinh hoạt. a. Ăn uống. Không cần chế độ ăn đặc biệt chỉ nên tránh những thức ăn kích thích. b. Làm việc. Tránh quá sức, các hoàn cảnh bực bội, cảm động nhiều cũng dễ phát sinh cơn. Không nên đi thuyền, tắm sông, đi xe đạp, để tránh những tai nạn có thể xảy ra khi cơn đột ngột. Do đó việc chọn nghề nghiệp, cũng phải được đặt ra để đáp ứng với các điều kiện nói trên. Việc lập gia đình không có gì trở ngại cả. c. theo dõi bệnh nhân. Đề phòng: Các triệu chứng nhiễm độc do Gacdenal, Bromua: Thường là nhẹ. Hạ bạch cầu, hồng cầu do Hydantoin và Oxazilidin: Quan trọng hơn, cần phải ngừng thuốc ngay và điều trị chứng ấy. . Điều Trị Nội Khoa - Bài 30: BỆNH ĐỘNG KINH Động kinh là một loại bệnh tật phát cơn thần chí thất thường, Đông y gọi là "giản. - Bắt đầu co giật địa phương (chi) sau lan rộng toàn thể (Bravais Jacksonien). Căn bản của điều trị hai thể này có khác nhau: - Động kinh không tổn thương: Điều trị Nội khoa. - Động. lâm sàng. Có hai thể lâm sàng: Động kinh không có tổn thương: Còn gọi là động kinh (Mal comitial) hoặc bệnh động kinh (maladie épileptique). Động kinh có tổn thương cục bộ (épilepsie

Ngày đăng: 02/08/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN