BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) (Kỳ 5) 3.4. Triệu chứng khác của SR: · Lách: thời kỳ sơ nhiễm lách sưng, hơi đau, sờ thấy dưới bờ sườn ở 60- 70% bệnh nhân, chưa rắn chắc, độ 1-2 trở lại, trở về bình thường nếu điều trị tốt. - Nếu sốt tái diễn nhiều năm (tái phát, tái nhiễm), không điều trị tốt, nhất là trong nhân dân vùng SR lưu hành nặng, lách sẽ xơ hoá rắn chắc không co lại được. - Lách phản ánh mức độ SR lưu hành ở 1 địa phương và mức độ miễn dịch trong dân địa phương: với tập thể mới đến vùng SR, tỷ lệ KST có thể cao hơn tỷ lệ lách to; với dân vùng SR lưu hành, tỷ lệ lách to có thể cao hơn tỷ lệ KST. · Gan: trong thời kỳ xơ nhiễm gan sưng xấp xỉ như lách (40-60%), các chức năng gan thường chưa bị rối loạn rõ. Khi SR diễn biến nặng hoặc tái phát dai dẳng có thể có men SGOT-SGPT tăng, protein máu giảm, tỷ lệ A/G giảm, cholesterol toàn phần và este thấp v.v · Máu: hồng cầu giảm nhanh sau mỗi cơn sốt, thường xuống tới 3,5-3 triệu hay thấp hơn trong SR sơ nhiễm (tuỳ theo đợt sốt ngắn hay dài ngày); trong SR tái diễn nhiều lần (tái nhiễm hoặc tái phát), có khi chỉ còn 1-2 triệu hồng cầu; huyết cầu tố cũng giảm, hồng cầu lưới tăng; khi tan huyết dữ dội có thể có vàng da tán huyết với Bilirubin tự do tăng trong máu, thậm chí đái ra huyết cầu tố. Bạch cầu thường giảm nhẹ xuống khoảng 4000-6000; có khi tăng nhẹ ở một số trường hợp SR sơ nhiễm; công thức bạch cầu: ngoài cơn - lympho thường tăng; nhưng trong cơn sốt có thể thấy bạch cầu đa nhân tăng. Một số trường hợp nặng, khi có biến chứng bội nhiễm thì bạch cầu cao, công thức chuyển trái. · Tuỷ đồ: thông thường có phản ứng của 2 dòng hồng cầu và bạch cầu. · Triệu chứng khác: da bệnh nhân - ngoài cơn sốt - thường xanh; có khi da xạm, môi thâm (trong SR lâu năm); có thể ánh vàng ở mắt, lưỡi thường ướt bóng phủ một lớp bụi trắng mỏng; hay có rối loạn tiêu hoá như nôn, tiêu chảy; tim có giờ thổi tâm thu ở các huyệt do thiếu máu. 4. Các thể bệnh SR: 4.1. Thể bệnh theo thời gian nhiễm KST: 4.1.1. Sốt rét sơ nhiễm; sốt rét tái phát (xem 3.2 và 3.3). 4.1.2. Sốt rét tái nhiễm: - Bệnh nhân đã lâu chỉ sốt nhẹ, nay cơn sốt nặng liên tục nhiều ngày tương tự SR sơ nhiễm. - Mật độ KST thường cao; thường không thấy giao bào ngay từ đầu cùng một lúc với thể tư dưỡng như trong cơn tái phát; - Hay gặp khi chuyển vùng - Diễn biến thường nặng - Xác định chẩn đoán dễ dàng khi gặp loại KST khác lần trước. 4.2. Thể bệnh theo loại KSTSR: Đặc điểm SR do P. falciparum SR do P. vivax Địa bàn hay g ặp ở Việt nam Vùng r ừng núi, đồi, ven bi ển miền Nam từ Phan thiết trở vào Vùng đ ồng bằng ven biển nước l ợ từ Phan thiết trở ra Nung b ệnh trung bình 12 ngày (có thể 9- 14) 15 ngày (12- 17, nung bệnh gần) hoặc 6- 12 tháng (nung bệnh xa) Lư ợng KST/mm3 P.falciparum > P.vivax < máu và t ỷ lệ hồng cầu bị nhiễm KST P.vivax P.falciparum Chu kỳ cơn sốt 48 giờ (gọi là cách nhật ác tính), nh ưng hay gặp 24 giờ. 48 giờ (gọi l à cách nhật lành tính) Thời gian cơn s ốt kéo dài P.falciparum dài hơn P.vivax P. vivax ngắn h ơn P.falciparum Tái phát g ần (bắt nguồn từ thể hồng cầu) Sau trung bình 7- 14 ngày, có khi sau 3-6 tháng Sau trung bình 7- 14 ngày Tái phát xa (do th ể ngủ trong gan) Không có Sau vài tuần đến 9- 10 tháng Cơn sơ nhiễm Thường nặng Nhẹ h ơn P.falciparum Thi ếu máu, tổn thương gan lách P.falciparum > P.vivax P.vivax < P.falciparum Tái phát Cao (do P.falciparum kháng thuốc) Th ấp (do thể ngủ trong gan hoạt hoá) Biến chứng (+++) (+) Kh ả năng chuyển thành SRAT (+) (-) . Các thể bệnh SR: 4.1. Thể bệnh theo thời gian nhiễm KST: 4.1.1. Sốt rét sơ nhiễm; sốt rét tái phát (xem 3.2 và 3. 3). 4.1.2. Sốt rét tái nhiễm: - Bệnh nhân đã lâu chỉ sốt nhẹ, nay cơn sốt nặng. < P.falciparum Tái phát Cao (do P.falciparum kháng thuốc) Th ấp (do thể ngủ trong gan hoạt ho ) Biến chứng (+ + +) (+ ) Kh ả năng chuyển thành SRAT (+ ) (- ) . BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) (Kỳ 5) 3.4. Triệu chứng khác của SR: · Lách: thời kỳ sơ nhiễm lách sưng, hơi đau, sờ thấy dưới bờ sườn ở 60- 70% bệnh nhân, chưa rắn chắc,