Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long

29 405 0
Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với mong muốn tìm hiểu thêm về phương thức thực hiện cũng như kết quả mang lại của hai phương thức trên, nhóm chúng tôi đã chọn Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long để tiến hành phân tích với đề tài “Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long” Bài tiểu luận với đề tài “Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long” bao gồm 3 phần chính: Chương I: Giới thiệu chung về công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long Chương II: Phân tích tín dụng theo mô hình truyền thống Chương III: Phân tích tín dụng theo mô hình điểm số Z

Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long Mục Lục Mục Lục 1 Lời mở đầu 1 Kết luận 21 Danh sách nhóm 22 Tài liệu tham khảo 23 Lời mở đầu Tín dụng là loại hình tài sản tạo nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng nhưng cũng là nguồn tạo ra rủi ro chính của Ngân hàng – rủi ro tín dụng. Để phòng ngừa rủi ro tín dụng, các Ngân hàng phải có những qui trình riêng khi tiến hành cho vay khách hàng để dự đoán trước khả năng kiểm soát của Ngân hàng về các loại rủi ro cũng như biện pháp phòng ngừa và hạn chế các thiệt hại do rủi ro đó gây ra. Phân tích tín dụng là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình đó, giúp Ngân hàng phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, cũng như hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng. Để quá trình phân tích tín dụng được chính xác nhất, các Ngân hàng phải áp dụng cả phân tích tài chính và phân tích phi tài chính. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp phân tích tài chính nào để đưa ra kết quả chính xác nhất cũng là một vấn đề các Ngân hàng cần cân nhắc. Hiện nay, 2 phương pháp được các Ngân hàng áp dụng phổ biến là phân tích Page 1 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long theo mô hình cổ điển – phân tích các chỉ số tài chính và phân tích theo mô hình hiện đại – chấm điểm tín dụng và phân tích theo dòng tiền. Với mong muốn tìm hiểu thêm về phương thức thực hiện cũng như kết quả mang lại của hai phương thức trên, nhóm chúng tôi đã chọn Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long để tiến hành phân tích với đề tài “Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long” Bài tiểu luận với đề tài “Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long” bao gồm 3 phần chính: Chương I: Giới thiệu chung về công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long Chương II: Phân tích tín dụng theo mô hình truyền thống Chương III: Phân tích tín dụng theo mô hình điểm số Z I. Giới thiệu chung về CTCP Đồ hộp Hạ Long I.1. Thông tin cơ bản Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long (HALONG CANFOCO) được thành lập vào năm 1957 với tên gọi ban đầu là nhà máy Cá hộp Hạ Long. Tháng 3 năm 1996, nhà máy chính thức có quyết định trực thuộc Tổng công ty Thủy sản Việt Nam. Ngày 31/12/1998, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 256/1998/QĐ-TTg chuyển công ty đồ hộp Hạ Long thành Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long CANFOCO. Sau hơn 2 năm hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, Công ty đã được Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép niêm yết số 08/GPPH ngày 03/01/2001, trở thành một trong những công ty đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán với hơn 1000 lao động, 8 nhà máy chế biến và 4 chi nhán tiêu thụ trên toàn quốc. Các thông tin cơ bản về Doanh nghiệp: Page 2 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long Tên đơn vị : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒ HỘP HẠ LONG Tên giao dịch quốc tế : HALONG CANNED FOOD JOINT STOCK CORPORATION Tên viết tắt : HALONG CANFOCO Logo : Địa chỉ : Số 43 Lê Lai – Máy Chai – Ngô Quyền – Hải Phòng Điện thoại : (031) 836612 Email : halong@canfoco.com.vn Website : http://www.canfoco.com.vn I.2. Lĩnh vực hoạt động chính - Sản xuất chế biến các mặt hàng thủy sản và các sản phẩm thực phẩm khác; - Đóng hộp, chế biến tổng hợp các mặt hàng thủy sản, đặc sản, bột cá và thức ăn chăn nuôi; - Xuất khẩu các mặt hàng thủy, hải sản, súc sản đông lạnh; - Nhập khẩu các thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, hóa chất phục vụ cho sản xuất các mặt hàng của công ty; - Sản xuất dầu gan cá và các chế phẩm nang mềm. Sản xuất các chế phẩm từ rong biển: Agar – Aliginat; - Kinh doanh xăng dầu, ga và khí hóa lỏng; I.3. Vị thế của Doanh nghiệp Đối thủ lớn nhất trên thị trường hiện nay của Doanh nghiệp là CTCP Vissan. Tính đến năm 2009, độ bao phủ thị trường các loại sản phẩm chủ lực của Vissan tập trung chủ yếu ở miền Nam, ngược lại so với CANFOCO tập trung chủ yếu ở thị trường miền Bắc. Riêng thị trường Hà Nội, độ bao phủ của CANFOCO đạt 47% (trong 100 cửa hàng kinh doanh thực phẩm chế biến có 47 cửa hàng có ít nhất 1 sản phảm của CANFOCO). Page 3 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long Về thị phần từng dòng sản phẩm của CANFOCO, tuy được đánh giá là một doanh nghiệp lớn và truyền thống lâu năm, song CANFOCO vẫn chưa thực sự dẫn đầu thị trường trong bất cứ ngành sản phẩm nào. I.4. Khái quát tình hình tài chính Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long tiến hành cổ phần hóa từ năn 1999 và Niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quyết định số 08/GPPH ngày 03/01/2001. Vốn điều lệ của CTCP Đồ hộp Hạ Long tại thời điểm 02/03/2006 là 35.000.000.000 đồng ( Ba mươi lăm tỷ đồng). Trong đó, 10.278 triệu đồng (30,65%) do Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (Sea- prodex) nắm giữ; 1.651,3 triệu đồng (4,72%) thuộc về cán bộ công nhân viên trông công ty; phần còn lại là các cổ đông ngoài công ty chiếm 64.63%. Cụ thể cơ cấu vốn của CANFOCO vào thời điểm niêm yết như sau: STT Cổ đông Số cổ phần Tổng giá trị 1 Nhà nước (Tổng công ty Thủy sản Việt Nam) 1.072.800 10.728.000.000 2 CBCNV 165.130 1.651.300.000 3 Cổ đông khác 2.262.070 22.620.700.000 Biểu đồ 1: Cơ cấu vốn chủ sở hữu CTCP đồ hộp Hạ Long khi niêm yết Đến năm 2011, về cơ bản cơ cấu vốn chủ của Doanh nghiệp không thay đổi nhiều; tỷ lệ vốn góp của Nhà nước giảm xuống còn 27,75% và vốn góp của các đối tượng khác tăng lên đến 72,25%. Page 4 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long Trong số các cổ đông, những cổ đông chiến lược là: Stt Tên cổ đông Số cổ phần Tỷ lệ sở hữu Loại cổ phiếu 1 Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam 1.387.360 27,75% CP Nhà nước 2 Balestrand Limited 245.300 4,91% CP Phổ thông đã lưu ký 3 Phạm Hữu Quý Lâm 438.120 8,76% CP Phổ thông đã lưu ký Năm 2006, còn một cổ đông nước ngoài của CTCP Đồ hộp Hạ Long là Goldchurch Limited, chiếm 10,71% số cổ phần của Doanh nghiệp tương đương 375.000 cổ phần. Tuy nhiên đến năm 2008, Goldenchurch Limited đã bán hết số cổ phần này nên cổ đông chiến lược nước ngoài của CAN chỉ còn Balestrand Limited chiến 4,91% cổ phần. Việc cổ đông chiến lược nước ngoài rút khỏi Doanh nghiệp mà chưa có cổ đông nước ngoài nào khác có ý định tham gia mua cổ phần của Doanh nghiệp cho thấy họat động của công ty chưa thực sự tốt đủ để thu hút những nhà đầu tư này. I.5. Phân tích SWOT Điểm mạnh Điểm yếu - CAN là một doanh nghiệp lớn với truyền thống lâu năm trong ngành thực phẩm. - Các loại sản phẩm của công ty tương đối đa dạng. - CAN là một trong những thương hiệu mạnh, nhiều lần nằm trong “Top 100 Thương hiệu mạnh Việt Nam” và được nhận giải thưởng Sao Vàng đất việt – giải thưởng tôn vinh các thương hiệu Việt Nam. - Thị phần chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc mà chưa mở rộng ra các khu vực khác. - Tuy sản phẩm đa dạng nhưng chưa có sản phẩm nào thực sự dẫn đầu trên thị trường. - Các Doanh nghiệp thực phẩm cạnh tranh ngày càng nhiều. Cơ hội Thách thức - Việc hội nhập kinh tế quốc tế mang lại những cơ hội kinh doanh mới cho doanh - Việc gia nhập WTO đồng thời sẽ làm tăng tính cạnh tranh trong môi trường Page 5 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long nghiệp do việc dần dần loại bỏ các rào cản thị trường và hạn chế thương mại. - Nhịp sống hiện đại với cuộc sống bận rộn và mức thu nhập gia tăng kéo theo nhu cầu về các sản phẩm đóng hộp tiện lợi ngày càng được ưa chuộng hơn. - Ngành du lịch phát triển mạnh làm gia tăng lợi nhuận cho các loại hàng hóa đóng gói tiện ích. kinh doanh, đặc biệt là với các doanh nghiệp nước ngoài. - Đồng Việt Nam mất giá làm gia tăng áp lực lạm phát - Việc tăng chi phí hàng hóa nông nghiệp gây rủi ro cho các nhà sản xuất chế biến thực phẩm. Page 6 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long II. Phân tích theo mô hình truyền thống Việc phân tích các nhóm chỉ số tài chính được thực hiện dựa trên việc tính toán các chỉ số, so sánh giữa các năm, so sánh với đối thủ cạnh tranh cùng ngành (Công ty thủy sản số 4) và so sánh với các chỉ số trung bình ngành (được tính toán dựa trên việc tính trung bình các chỉ số của 4 công ty thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm). II.1. Nhóm tỷ số thanh khoản Số liệu của CTCP ĐHHL Số liệu TS4 Số liệu ngành Tỷ số khả năng thanh toán Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6T/ 2011 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tỷ số khả năng thanh khoản hiện thời 1,77 1,73 1,56 1,35 2,69 1,41 2,89 2,24 1,58 Tỷ số khả năng thanh khoản nhanh 0,55 0,66 0,88 0,55 1,65 0,33 1,92 1,51 0,83 Tỷ số khả thanh khoản tiền mặt 0,17 0,21 0,16 0,06 0,26 0,01 0,95 0,74 0,20 Hệ số thanh toán lãi vay 4,19 5,73 5,20 10,91 23,47 3,29 22,90 17,12 23,19 Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời= (Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn): Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn, hay nói cách khác đây là hệ số để xem xét DN có thể chi trả các khỏan nợ ngắn hạn dựa trên tài sản ngắn hạn hay ko. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không phải luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào tài sản lưu động quá nhiều Page 7 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.Chỉ số này của DN qua các năm thấp hơn so với chỉ số của toàn ngành và có xu hướng giảm đi qua các năm do tổng tài sản của doanh nghiệp và tổng nợ ngắn hạn đều có xu hướng tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (35%) cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (19%) Tỷ số khả năng thanh toán nhanh= ((Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn): Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản chính xác hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán chỉ số này. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác không được tính đến trong công thức này vì khi cần tiền để trả nợ việc bán các tài sản này sẽ mất nhiều thời gian và có thể bán với giá trị thấp hơn giá trị thực nên tính thanh khoản khá thấp.Con số này có thể cho bạn biết rằng công ty có khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì công ty không gặp khó khăn nào trong việc chuyển các tài sản lưu động khác thành tiền mặt. Chỉ số này của DN cũng thấp hơn so với chỉ số của các công ty cùng ngành chứng tỏ khả năng thanh tóan nợ ngắn hạn của DN phụ thuộc rất nhiều vào hàng tồn kho và các tài sản mà tính thanh khỏan không cao. Trong trường hợp doanh số bán sụt giảm một cách đáng kể thì rủi ro mất khả năng chi trả các món nợ của DN là rất lớn. Tuy nhiên, xét riêng về Doanh nghiệp thì do hàng tồn kho của CAN đang giảm mạnh qua các năm, đặc biệt là năm 2010 (giảm 20 tỷ) nên tỷ số thanh toán nhanh lại có xu hướng được cải thiện. Tỷ số khả năng thanh toán tiền mặt= (( Tiền mặt + CK phải thu)/Nợ ngắn hạn): Chỉ số tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm bảo chi trả? Chỉ số này của DN ở mức rất thấp và thấp hơn so với trung bình ngành chứng tỏ lượng tiền mặt và chứng khóan khả mại của DN chỉ chiếm 1phần rất nhỏ trên tổng nợ ngắn hạn và DN có mức rủi ro mất tính thanh khỏan khá cao. Nhìn vào báo cáo tài chính các năm, ta có thể thấy thay vào việc đầu tư tài chính ngắn hạn, Doanh nghiệp lại có xu hướng giữ tiền mặt nhiều hơn. Page 8 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long Việc giữ tiền mặt nhiều tại Doanh nghiệp có thể tăng khả năng an toàn trong việc thanh toán các khoản nợ nhưng nếu giữ quá nhiều tiền mặt thì có thể gây ứ đọng vốn. Hệ số thanh toán lãi vay= (EBIT/Lãi vay): Chỉ số này chú trọng khả năng doanh nghiệp tạo ra đủ thu nhập để trang trải lãi vay. Lãi vay là khoản chi phí DN buộc phải vượt qua nếu không muốn phá sản. Hệ số thanh tóan lãi vay liên quan trực tiếp tới khả năng trả lãi vay của DN nên thường được các Ngân hàng quan tâm. Chỉ số này của DN cũng ở mức thấp so với các công ty cùng ngành tuy nhiên doanh thu của DN đủ để đảm bảo chi trả các khỏan lãi vay nhưng điều này là chưa đủ kết luận là DN có an toàn hay ko vì ngoài chi phí lãi vay DN còn có các chi phí tài chính khác như trả gốc vay và thanh toán phí thuê tài sản cùng rất nhiều loại chi phí khác. Hơn nữa còn phải tính khấu hao vào thu nhập. Về các khoản vay Ngân hàng, DN đã từng có các khoản vay với Ngân hàng IndoVina, BIDV, Eximbank và Vietcombank trong những năm trước và đến năm 2011, Doanh nghiệp đã thanh toán xong các khoản vay ngắn hạn cho ngân hàng BIDV, Exim và Vietcombank. Hiện nay, DN chỉ còn các khoản vay ngắn hạn và dài hạn với Ngân hàng IndoVina. Qua chi tiết các khoản vay Ngân hàng, ta có thể thấy CTCP Đồ hộp hạ long có khả năng chi trả các khoản vay khá cao, có lịch sử tín dụng tốt với các Ngân hàng. II.2. Nhóm tỷ số kết cấu tài chính/tài trợ Số liệu của CTCP ĐHHL Số liệu TS4 Số liệu ngành Tỷ số kết cấu tài chính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6T/ 2011 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tỷ số nợ 49,3% 48,1% 52,3% 58,4% 52,9% 55,9% 33,6% 44,5% 44,9% Tỷ số nợ/VCSH 97,7% 92,8% 109,5% 140,3% 112,7% 126,7% 55,4% 84,6% 88,0% Hệ số tự tài trợ 50,5% 51,8% 47,7% 41,6% 47,0% 44,1% 66,4% 55,5% 55,0% Hệ số nhân VCSH 1,98 1,93 2,10 2,4 2,13 2,27 1,55 1,85 1,88 Page 9 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long Tỷ số nợ dài hạn 0,09 0,06 0,09 0,07 0,39 0,23 0,07 0,12 0,08 Tỷ số nợ = (Tổng nợ/ Tổng tài sản): cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay và các khoản nợ, qua đó biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này quá nhỏ, hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức vay nợ. Ngược lại, nếu tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu vay nợ để có vốn kinh doanh. Điều này có thể tăng mức độ rủi ro vợ nợ của doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long, trong 2 năm 2008 và 2009, mức vay nợ của doanh nghiệp là không có nhiều thay đổi, dao động ở mức 48-49% tổng tài sản. Năm 2010, mức vay nợ tăng lên, chiếm 52,3% tổng tài sản. Sang sáu tháng đầu năm 2011, con số này lại tăng lên mức 58,4%. Tỷ số vay nợ này của công ty cổ phẩn đồ hộp Hạ Long cao hơn trung bình ngành. Điều này thể hiện công ty đang có xu hướng dựa vào đòn bẩy tài chính nhiều hơn. Nếu biết sử dụng ở mức hợp lý thì đòn bảy tài chính có thể giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu DN vẫn tiếp tục tăng tỷ số này lên đến mức quá cao thì nguy cơ vỡ nợ cũng sẽ theo đó tăng lên. Tỷ số nợ/ vốn chủ sở hữu = (Tổng nợ/ Tổng vốn chủ sở hữu): cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. Cũng như tỷ số nợ, tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long trong hai năm 2008 và 2009 không có nhiều biến động, nằm trong mức trên 90%. Năm 2009, tỷ số này có phần giảm đi đôi chút so với năm 2008. Sang năm 2010, tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu tăng vọt, lên mức trên 109% khiến gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp mặc dù lợi ích thuế được tận dụng có phần tốt hơn. Sang năm 2011, trong 6 tháng đầu năm, tỷ số này lại tiếp tục tăng lên mức 140,37%. Như vậy, tổng nợ của Doanh nghiệp đang gia tăng về cả số tuyệt đối và số tương đối. Page 10 [...]... năm hoạt động liên tiếp có thể đánh giá Page 20 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long CTCP Đồ hộp hạ long vẫn đang hoạt động ổn định và Ngân hàng có thể xem xét cho Doanh nghiệp vay khi doanh nghiệp có nhu cầu Kết luận Qua việc tính toán thực tiễn các chỉ số cũng như chấm điểm tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long, chúng tôi nhận thấy Ngân hàng có thể cấp tín dụng cho Doanh nghiệp do doanh nghiệp có hoạt động... hàng- NXB Thống kê 2 Slide bài giảng 3 Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009, 2010 của các công ty: - CTCP Đồ hộp Hạ Long - CTCP Lương thực thực phẩm Safoco - CTCP Thủy sản số 1 - CTCP Thủy sản số 4 Page 23 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long Page 24 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long Phụ lục Lịch sử giá CAN năm 2010 Giá Giá Giá bình Ngày 7/4/2010 6/4/2010 5/4/2010 2/4/2010 1/4/2010 31/03/2010... doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ và lãi Do vậy, khi cho vay nhân viên tín dụng cũng cần quan tâm đến phân tích Page 13 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Tùy theo mục tiêu phân tích khả năng sinh lợi, chúng ta có thể sử dụng các chỉ số sau đây: Số liệu của CTCP ĐHHL Số liệu TS4 Năm Năm 2009 2010 Số liệu ngành Năm Năm Năm 2008 2009 2010 Tỷ số khả... chung, theo đánh giá về các chỉ số, CTCP Đồ hộp Hạ Long có tình hình tài chính tương đối ổn định qua các năm, doanh thu, lợi nhuận tăng đều và có hệ số chi trả lãi vay cũng như hệ số hoạt động tốt nên Ngân hàng có thể xét cấp tín dụng cho Công ty này Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần xem xét xu hướng tăng trong việc sử dụng nợ khi Page 16 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long mà hệ số thanh khoản của Doanh... chức tín dụng Danh sách nhóm STT 1 2 3 4 Họ và tên Nguyễn Thị Việt Anh Đỗ Thanh Nga Bùi Anh Phương Vương Thị Ngọc Thảo Mã sinh viên 0853030007 0853030117 0853030156 Page 22 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long 5 Trần Thị Thùy Trang 0853030181 Tài liệu tham khảo 1 Giáo trình Tín dụng Ngân hàng- NXB Thống kê 2 Slide bài giảng 3 Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009, 2010 của các công ty: - CTCP Đồ hộp. .. mỗi đồng giá trị tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận So với ngành sản Page 14 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long xuất thực phẩm nói chung đây có thể là những con số chưa đáng kể tuy nhiên so với việc sản xuất đồ hộp nói riêng với những sản phẩm như cá hộp, thịt hộp, rau quả hộp với việc sử dụng chưa được phổ biến tại Việt Nam thì đây là con số tương đối cao và khá ổn định Trong đó... Tuy Page 12 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long nhiên, so với các công ty trong ngành, kỳ thu tiền bình quân của CAN lại được đánh giá là khá ngắn như vậy so với ngành, CAN đang áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt hơn với các đại lý của mình Theo nguyên tắc chung, kì thu tiền bình quân của doanh nghiệp không được quá (1+ 1/3)x số ngày của kì hạn thanh toán Do đó, tùy theo quy định về kì hạn thanh... Nam vẫn phổ biến sử dụng phương pháp tính toán theo mô hình cổ điển Tuy nhiên, như có thể thấy ở trên, mô hình này chỉ phân tích rời rạc các tỷ số thuộc các nhóm khác nhau mà không cho ta một cái nhìn chung về hoạt động của công ty ở tất cả các mặt Hơn thế, trên thực tế, các cách tính cho cùng một chỉ số là không thống nhất nên việc so sánh Page 21 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long giữa các chỉ... tỷ số nợ dài hạn chung của thì tỷ số nợ dài hạn của doanh nghiệp là ở mức trung bình thấp Như vậy, có thể thấy được doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng chủ yếu là nợ ngắn hạn nên rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải gánh chịu là thấp hơn so với mức trung bình của toàn ngành II.3 Nhóm tỷ số hoạt động Số liệu của CTCP ĐHHL Số liệu TS4 Số liệu ngành Page 11 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long Tỷ số hoạt... 0,0810 Page 19 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long Nợ phải trả (bình quân) Thị giá VCSH X4 Doanh thu Tổng tài sản (bình quân) X5 Z 121.675.239.507 116.855.932,00 0,0009 365.493.913.208 218.870.327.161 1,6700 2,2485 (Để đảm bảo tính chính xác, các chỉ tiêu mang tính thời điểm trên báo cáo tài chính sẽ được tính theo giá trị bình quân của ngày 30/6/2011 và 1/1/2011, các chỉ tiêu mang tính thời kỳ trên . chọn Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long để tiến hành phân tích với đề tài Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long Bài tiểu luận với đề tài Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long bao gồm 3 phần. biến là phân tích Page 1 Phân tích tín dụng CTCP Đồ hộp Hạ Long theo mô hình cổ điển – phân tích các chỉ số tài chính và phân tích theo mô hình hiện đại – chấm điểm tín dụng và phân tích theo. công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long Chương II: Phân tích tín dụng theo mô hình truyền thống Chương III: Phân tích tín dụng theo mô hình điểm số Z I. Giới thiệu chung về CTCP Đồ hộp Hạ Long I.1. Thông

Ngày đăng: 01/07/2014, 23:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục Lục

  • Lời mở đầu

  • Kết luận

  • Danh sách nhóm

  • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan