Cầm xạ lặc 5 chỉSanh quân 5 chỉ Điền thất 5 chỉ Huyết kiệt 5 chỉ Xuyên ô 5 chỉ Thảo ô 5 chỉ Phù dung điệp 3 chỉ Cương huỳnh 1 chỉ Qui vỹ 5 chỉ Bạch chi 3 chỉ Tất cả đem tán mịn nhuyễn kh
Trang 1NhỮng BÀi ThuỐc ChuyÊn TrỊ Bong GÂn Sai KhỚp
DNTS
10-24-2006, 06:29 AM Đôi điều tâm sự về những bài thuốc xoa bóp trị thương bong gân sai khớp của Y HỌC CỔ TRUYỀN DÂN TỘC được trích ra ở đây.:
Nhìn vào kho tàng Y DƯỢC dân tộc thật vô cùng phong phú qua trang sử ngành y dược chúng ta phải nhìn nhận, thật đáng trân trọng quí mến lẫn phục tài đức người xưa đã nghiên cứu sáng chế những bài thuốc hay, quí giá để lại cho đời sau Giả sử các vị ấy không để lại công trình nghiên cứu
củ a mình thì ngày nay chúng ta làm sao biết họ là ai ? và những bài thuốc quí đó cũng chẳng biết được để bây giờ thực dụng
Còn nói đến việc nghiên cứu về y dược thì mấy ai sánh kịp với các danh y thời xưa như: Trọng Cảnh, Đan Khê, Đông Viên, Nghiêm Dung Hoà, Tuệ Tỉnh, Hải Thượng Lãn Ông Tất cả các Ngài đã cống hiến biết bao nhiêu công lao của mình vào công cuộc nghiên cứu ra những bài thuốc hay rất có giá trị để chữa bệnh, và bây giờ trở thành nền tảng để nghiên cứu DƯỢC HỌC
Bằng vào những dự kiện đó tôi đã mạnh dạn trích ra một vài bài thuốc của người xưa để lại, công việc vốn là thực dụng nhưng hiến ích cho đồng môn, là biện pháp tốt, rất tin tưởng trong việc trị thương làm mau lành, vả lại số liệu nghiệm chứng về dược sẽ không cần thiết nữa đã có dư uy tín BÀI THUỐC LÀM CAO TRỊ SAI KHỚP:
Các vị thuốc như sau:
Tục đoạn 1 lượng
Xuyên khung 1 lượng
Điền thất 1 lượng
Cốt toái bổ 1 lượng
Hồng Hoa 1 lượng
Sanh quân 2 lượng
Thảo ô 1 lượng
Đơn - Bì 1 lượng
Quy Vỹ 2 lượng
Cầm xạ lạc 1 lượng
Tự nhiên đồng 2 lượng
Nga Truật 1 lượng
CÁCH BÀO CHẾ: Đem 12 vị thuốc tán nhuyễn thật mịn (ở dạng bột) Dùng 12 lượng dầu mè và 3 lượng sáp ông nấu cho chảy ra hết, sau đó đổ thuốc tán vào đánh quết thành cao
* Chuyên trị trật khớp xương, làm tiêu sưng hết nhức, tùy theo vết thương lớn nhỏ, phết (bôi) vào chổ bị thương, dùng băng lớn bao (băng) lại khoảng từ 3 đến 4 ngày thay băng làm thuốc 1 lần BÀI THUỐC TIẾP CỐT THÔNG MẠCH THANG:
Chuyên trị: Về đường XƯƠNG SỐNG bị SAI KHỜP, bồi bổ Tỳ - Thận - Máu, dùng 3 thang sắc uống, gồm có các vị thuốc sau đây:
1 Lão Thục điạ 6 chỉ
2 Sơn thủ nhục 3 chỉ
3 Nhục Thung dung 6 chỉ
4 Cốt Toái bổ 6 chỉ
5 Phục Linh 4 chỉ
6 Cổ Chỉ 3 chỉ
7 Câu Kỷ 3 chỉ
8 Đổ trọng 4 chỉ
9 Đơn bì 2 chỉ
10 Khiếm thiệt 4 chỉ
Trang 211 Thố tư tử 3 chỉ
12 Tục đoạn 4 chỉ
Sắc thuốc dùng sêu ấm đất hoặc bẳng sành Nước 3 chén sắc còn 1 chén, uống lúc thuốc còn ấm HOẶC: BÀI THUỐC LÀM THÔNG MẠCH TIÊU VIÊM GÂN CỐT SAI LẠC MAU BÌNH PHỤC
Các vị thuốc sau đây:
Đương quy 5 chỉ
Cốt thoái bổ 3 chỉ
xuyên tục đoạn 3 chỉ
Nhu Hương 2 chỉ
Xuyên gia bì 3 chỉ
Thủ ô 5 chỉ
Huỳnh cầm 2 chỉ
Liên kiều 2 chỉ
Mộc dược 2 chỉ
Sanh địa 5 chỉ
Dùng ấm sắc thuốc, nước 3 chén còn 1 chén, uống thuốc còn ấm
BÀI THUỐC PHÒNG THÂN CỦA NGƯỜI LUYỆN VÕ:
CHUYÊN TRỊ; Các chứng trật đả, bị thương đến hôn mê bất tỉnh, tình trạng bị ứ huyết công phạt đến hệ thần kinh sinh dưỡng bên trong làm đau nhức Trong uống ngoài thoa, vết chảy máu cầm ngay, đây là bài thuốc rất hiệu nghiệm còn có tên là Thất Ly Tán của các bậc tiền bối lưu truyền Gồm các phương thuốc như sau:
Xa hương 1 phân 2 ly
Nhủ hương 1 chỉ rưởi
Mộc dược 1 chỉ rưởi
Hồng hoa 1 chỉ rưởi
Mai phiến 1 phân 2 ly
Huyết kiệt 1 lượng
Trân châu 1 chỉ 2 phân
Nhụy trà 2 chỉ 4 phân
Thiên niên kiện 5 chỉ
Cốt toái bổ 2 chỉ 4 phân
Nhục thung dung 1 chỉ 4 phân
CÁCH BÀO CHẾ:
Các vị thuốc tán mịn, bỏ vào ve, đậy nấp kín, kẻo tiết hơi
CÁCH DÙNG:
Mỗi lần dùng từ 7 ly đến 1 phân rưởi uống với rượu hay nước ấm Bị nặng uống mỗi ngày 3 lần trong 3 ngày khỏi bệnh Không nên dùng nhiều, hoặc quá liều lượng không tốt, người trạng thái bình thường không nên dùng
BÀI NGỌC CHÂN TÁN:
CHUYÊN TRỊ: Chứng phong đòn gánh rất hay, hoặc bị chấn thương vào 36 Đại huyệt nằm bất tỉnh, hoặc bị va chạm mạnh trúng nhằm các hệ thần kinh làm co giật méo miệng, lưng uốn ván Mau chóng cho nạn nhân dùng trong uống ngoài đắp thuốc này Rất công hiệu, vết thương đang chảy máu đấp thuốc sẽ cầm ngay
Gồm các phương phuốc như sau:
Khương hượt 1 lượng
Trang 3Phong phòng 1 lượng
Bạch chỉ 1 lượng
Bạch phụ tử 2 lượng
Thiên ma 1 lượng
Sanh nam tinh 1 lượng
(sao chế nước gừng)
CÁCH BÀO CHẾ: Các vị thuốc đem tán mịn để vào chai được phong kín, giữ thật kỹ kẻo ẩm ước tiết hơi để dùng lâu
CÁCH DÙNG: Mỗi lần uống từ 1 đến 2 chỉ với rượu hoặc nước ấm Bên ngoài dùng thuốc này đấp vào vết thương để cầm máu, rất hiệu nghiệm
BÀI THUỐC VẠN LINH CAO:
Phương thuốc gồm có các vị:
Hạt cân thảo 1 lượng
Thấu cốt thảo 1 lượng
Đinh hương 1 lượng
Đương quy 1 lượng
Tự nhiên đồng 1 lượng
Huyết kiệt 1 lượng
Mộc dược 1 lượng
Xuyên khung 8 chỉ
Xích thược 2 lượng
Hồng hoa 1 lượng
Ngưu tất 5 chỉ
Ngũ gia bì 5 chỉ
Thạch xương bố 5 chỉ
Thương truật 5 chỉ
Mộ hương 3 chỉ
Tân giao 3 chỉ
Xà Xàn tử 3 chỉ
Nhục quế 3 chỉ
Xuyên phục thử 3 chỉ
Bán hạ (chế) 3 chỉ
Thạch hộc 3 chỉ
Tỳ giải 3 chỉ
Hồ cánh cốt 1 ống xương
Lộc nhung 3 chỉ
Xạ hương 2 chỉ
CÁCH BÀO CHẾ: Gói huyết kiệt, mộc dược, xạhương, tán thâït mịn nhuyển thành bột, để riêng còn
22 vị thuốc dùng làm dầu phong tẩm 3 ngày Sau đem nấu liên tục 3 ngày, thuốc cạn châm thêm nước, sao cho nước thuốc đen lại, rồi nhắc xuống lọc lậy nước bỏ xác, gia thêm hồng đơn 5 cân vào nước thuốc, đem nấu tiếp tục, quậy đều cho đến khi nào nước thuốc cô lại thành cao, nhắc xuống cho 3 vị thuốc Huyết kiệt, mộc dược, xạ hương, hòa chung vào quết đều xong để nguội
CÁCH BẢO TRÌ THUỐC CAO: đổ vào bịch nylon cột chặt, cẩn thận hơn bỏ vào keo đậy kín, kẻo bị tiết hơi tránh được độ ẩm và giữ được lâu khi dùng nên phết (phần thuồc) lên miếng vải sạch đã được khử rùng, tránh phết thuốc lên loại giấy kiếng hay nylon để đấp vào vết thương để tránh trường hợp dùng thuốc bó (đáp) quá nóng hay nhớt, không thoát hơi dễ gây phản ứng da, lở loét NGUYÊN TẮC DÙNG THUỐC: Các bài thuốc lưu truyền ở đây nhằm vào 2 mục đích:
Trấn thống: Giảm đau, thông huyết, phá huyết
Tiếp Cốt: Sinh Xương, làm cơ gân mau lành, giúp cho vết thương mau bình phục
BÀI THUỐC CAO DÁN HAY CÒN GỌI LÀ THẦN HIỆU TRẬT ĐÃ TÁN:
Phương dược liệu gồm có:
Trang 4Cầm xạ lặc 5 chỉ
Sanh quân 5 chỉ
Điền thất 5 chỉ
Huyết kiệt 5 chỉ
Xuyên ô 5 chỉ
Thảo ô 5 chỉ
Phù dung điệp 3 chỉ
Cương huỳnh 1 chỉ
Qui vỹ 5 chỉ
Bạch chi 3 chỉ
Tất cả đem tán mịn (nhuyễn) khu dùng lấy vừa đủ để đấp vào vết hương hòa chung vời rượu nếu xương bị gãy và đã được lấy lại độ lệch của xương rồi thì gia thêm cốt toái bổ, tục đoạn, mỗi thứ 2 chỉ, đem đấp, bó chặt vào chổ trật, gãy của xương hay khớp
BÀI THUỐC UỐNG KHI BỊ TRẬT KHỚP HAY GÃY XƯƠNG:
Có tên là: QUY GIAO THANG phương thuốc như sau:
Đương quy 1 lượng
Tần giao 3 chỉ
Độc hượt 3 chỉ
Tục đoạn 4 chỉ
Cốt toái bổ 3 chỉ
Ngũ gia bì 3 chỉ
Tuế Tân 1 chỉ
Ngưu Tất 3 chỉ
Chích thảo 1 chỉ
Đỗ trọng 4 chỉ
Xuyên khung 5 chỉ
Nước sắc 3 chén còn lại 1 chén, uống thuốc lúc còn ấm ấm, nên uống liên tục 3 thang, sau đó đổi thuốc, thang uống thuốc tán hoàn viên Bài Tiếp Cốt Tử Kim Đơn
BÀI THUỐC: TIẾP CỐT KIM TỬ ĐƠN:
Gồm các vị thuốc sau:
Địa long 1 lượng
Xuyên ô 1 lượng
Long cốt 2 lượng
Địa miết trùng 2 lượng
Lộc giác giao 2 lượng
Xích thạch phì 2 lượng
Tự nhiên đồng 3 lượng
Hược thạch phi 4 lượng
Nhu hương 1 lượng
Mộc dược 1 lượng rưỡi
Xạ hương 5 phân
CÁCH BÀO CHẾ: Tất cả đem tán mịn dùng lộc giác giao hòa thành nước, chế hòn nhỏ, dùng châu sa làm thành áo
Mỗi lần uống 1 hoàn với rượu hoặc nước trà nóng, trong ngày từ 2 đến 3 lần liên tục dùng như vậy cho đến khi lành vết thương
DNTS
10-24-2006, 06:31 AM CHỬA BONG GÂN VÀ TRẬT KHỚP CỔ, SỐNG LƯNG, BẢ VAI, CÁNH CHỎ, CỔ TAY, XƯƠNG ĐÙI, ĐẦU GỐI, CỔ CHÂN, RÃNH GÓT
I SAI KHỚP CỘT SỐNG CỔ HAY BONG GÂN SỐNG CỔ:
Trang 5CÁCH KHÁM TỔNG QUÁT:
Tư thế cột sống lành mạnh bình thường
Không lên gân các cơ cột sống
Yêu cầu nạn nhân thay đồ chỉ mặt đồ lót, bảo nạn nhân đứng thẳng người
Quan sát từ phía sau
Ta thấy đường trọng tâm chạy dọc theo các gai sống (tạo nên đường thẳng C - 7 đến S - 1) chạy qua kẻ mông và kéo thẳng dài xuống chạm đất chính giữa 2 mắt cá trong
Ta thấy hai vòng vai cân xứng ngang bằng, hai mỏm xương bả vai đối xứng
Đường nối 2 mào chậu cũng bằng nhau cân xứng
Tam giác cạnh thân (kẻ hở thân mình và hai chi trên) hai bên giống nhau
Khi bị lệch (vặn vẹo) , đi không thẳng người, nghiêng lệch, không cân xứng
CÁCH CHỬA:
để nạn nhân torng tư thế ngồi, 2 chân duổi thẳng, 2 tay chống vào giữa khoảng đùi bên trong Người chửa trị đứng vế phía sau lưng nạn nhân, tay trái đỡ tay phải cùng bợ cằm nạn nhân, dùng 2 cánh chỏ để tỳ trên vai của nạn nhân Kế tiếp người chửa trị dùng đầu gối phải đặt vào đường rãnh lưng ngay đốt sống cổ C - 7
Gối ấn nhẹ và từ từ gia tăng kình lực độ vừa phải về phía trước cùng lúc hai tay bợ cằm nâng hàm, nhấc đầu lên lập tức sẽ nghe tiếng kêu nhỏ trong xương, hiện tượng bong gân và khớp đã vào vị trí nguyên trạng (bình thường)
Công việc chửa trị cần phải xoa bớp thuốc và uống thuốc (có htể dùng thuốc hoàn tán bổ gân xương)
GHI CHÚ:
Xương cổ thứ nhất là đốt sống cổ chống đở phần đầu, nối với xương đầu, đốt thứ hai là xương trụ, dùng làm trục quay của đầu Bởi vậy đầu xoay được nhờ vào bộ phận này Nạn nhân trật khớp cổ, tức là trật chổ khớp xương này
Chứng trạng bị nặng là khớp trật hẳn ra ngoài làm hôn mê, nguy hiểm đến tính mạng, nếu chữa vào khớp cũng bị tàn tật (phải đeo một cỗ giả để đở phần đầu) Còn trường hợp nhẹ bong gân sai khớp
có thể trị được, chứng trạng nầy phần đầu cúi gục xuống hoặc đầu nghiêng sang một bên, tức là chưa trật khớp hẳn ra ngoài, cổ có thể cố gắng ngẩng mặt hoặc ngã đầu về phía sau hay ngược lại,
cổ giử phần đầu cho thẳng nhưng thấy đau buốt, hoặc muốn xoay ngang nhìn qua trái sang phải chuyển động một cách khó khăn và đau đớn khó chịu là phải chữa ngay bằng phương pháp trên Công việc chữa trị xong nếu thấy cột xống mà không đở nổi phần đầu thì phải cho nạn nhân nằm an dưỡng để điều trị cổ giữ yên không cử động trong thời gian ngắn ngày, phòng độ lệch có thể bị bong gân sai khớp trở lại
CÁCH ĐIỀU TRỊ:
Dùng thuốc cao (trị bong gân sai khớp) dán vào chổ đau hoặc bó thuốc tán, cách 2 ngày thay băng kiểm tra lại chổ đau và dán hay bó thuốc lại 1 lần cho đến khi bình phục thì không cần băng bó nữa
II TRƯỜNG HỢP SỬA TRẬT HOẶC BỊ CỤP SỐNG LƯNG:
Trạng chứng chổ bị thương lồi ra, đốt sống bị trật rất dể nhận dạng tư thế sống lưng không thẳng, làm cho thân người hơi cong và không ngữa ra sau được, nạn nhân đau nhức đi, đứng, nằm rất khó khăn
CÁCH ĐIỀU TRỊ:
Phải kiểm chứng dùng tay sờ ấn chổ bị thương để biết rõ trật, cụp thế nào, đốt sống trật ra ngoài, hay trật vẹo sang trái hoặc phải
Kỹ thuật dùng thủ pháp điều trị đốt xương trật, lồi ra:
Cho nạn nhân nằm sấp để 2 chân duỗi thẳng, nhờ một người phụ ngồi xuống tư thế quỳ chân phải,
Trang 6dùng 2 tay nắm lấy 2 chân nạn nhân kế tiếp người cứu chữa, đứng về bên hông trái nạn nhân, dùng đầu gối phải đặt đúng vào chổ đốt sống lồi ra, kế tiếp dùng tay vòng qua nách bợ đỡ ngực giao với vai trước Tất cả đã vào trong tư thế chuẩn bị
THỰC HÀNH:
Dùng 2 tay NÂNG và NHẤC mặt nạn nhân lên cách mặt đất chứng 25 cm đến 30 cm cùng lúc đầu gối ấn đè xuống, đồng thời người phụ việc cứu chữa kéo mạnh 2 chân của nạn nhân, sao cho giãn dài ra
Kỹ thuật kéo giãn của người phụ việc: Trong tư thế quỳ một chân mông ngồi về gót phải còn chân trái gập lại (giống tư thế quỳ sửa võ phục) dùng 2 tay nắm lấy 2 chân nạn nhân giựt mạnh, kéo ngã ngữa người ra sau, động tác này phải ăn khớp với động tác NHẤC, NÂNG, ẤN đè gối của người cứu chữa chính Khi nghe tiếng đốt xương sống lồi ra đã khớp vào, cũng cần dán thuốc cao hay bó thuốc kẹp nẹp vào chổ vết thương, khoảng từ 3 ngày đến 5 ngày kiểm tra lại 1 lần, thay băng rửa sạch vết thương bằng nước đun sôi để ấm pha thêm một ít rượu trắng, lấy tay sờ nắn chổ xương trật xem đã được liền lạc chưa, xong xuôi lại bó nẹp và băng lại như cũ, bên trong vẫn đấp thuốc cho đến khi nào vết thương lành hẳn thì không cần bó nữa Thời gian bó thuốc bên ngoài cũng cần uống
3 thang Tiếp cốt thông mạch để cho vết thương mau lành Điều quan trọng là tuyệt đối không làm việc nặng như: đội, vác, kéo, gánh bưng, đẩy trong một thời gian dài nếu không sẽ bị trật lại, và có thể sẽ bị tàn tật suốt đời, hoặc trầm trọng hơn sẽ bị thiệt mạng
Trường hợp bị trật, cụp lưng vẹo sang bên trái hoặc phải: vết thương trật ở vị trí L - 1 hoặc L - 2 và
L - 3 thuộc vùng Mạng môn huyệt
CÁCH CHỮA KHỚP:
Cho nạn nhân nằm sấp 2 chân duỗi thẳng 2 tay buông lỏng cặp bên hông
Người cứu chữa, sau khi đã khám nghiệm vết thương, nếu turờng hợp bị trật khớp ngay đốt L- 5 bên dưới huyệt Mạng môn đốt bị trật lệch vẹo sang bên trái Người cứu chữa phải đứng ngang hông bên phải nạn nhân, dùng gót chân phải để vào vị trí đốt xương trật với kỹ thuật là đạp ấn đè nhấn đốt sương trật sao cho vào khớp, kế tiếp là cúi người xuống dùng 2 tay nắm lấy cẳng chân phải của nạn nhân kéo lên, cùng lúc đó người thứ ba phụ việc cứu chữa ngồi xuống cũng dùng 2 tay nắm lấy cẳng chân còn lại kéo giãn thẳng Chú ý đến điều này là 3 động tác nói trên phải ăn khớp với nhau nhịp nhàng cùng một lúc, khi chổ bị trật phát ra một tiếng kêu nhỏ RẮC thì biết là khớp đã vào vị trí nguyên trạng Sau đó chữa bằng phương dược liệu giống như phần trên Tất cả các vết thương bị trật khớp tuy khác nhau về tư thế, nhưng cách chữa trị lấy khớp cũng tương tự gần giống như 2 cách trên còn thuốc trị thương về đông y dược cũng gần giống nhau tuy có gia giảm vài vị hoặc về liều lượng chút ít cũng tùy thuộc vào vết thương nặng nhẹ, lớn nhỏ
Đáng lưu ý một điều, thường thường nạn nhân bị trật khớp rất đau nhức giống như gãy xương, nhưng khi khớp được đưa vào vị trí cũ sẽ hết đau ngay Đó là cách kiểm chứng rõ rệt nhất, và chỉ trong 7 ngày hay quá lắm là 15 ngày sau là khỏi hẳn Sự vâïn động trong phạm vi chức năng cơ chế của khớp cột sống cũng trở lại của trạng thái bình thường
CÁCH THỨC NẸP ĐỂ BÓ CỘT SỐNG:
Nẹp để bó cột sống dùng bằng (thông mộc): khúc cây có thiết diện 3 cm X 4 cm có về dài bằng cột sống phía trong có khoét rãnh cho hợp với xương sống, có khoan lỗ để xỏ dây buộc quanh mình III TRƯỜNG HỢP BỊ BONG GÂN TRẬT KHỚP VAI (BẢ VAI):
Trập hớp xương bả vai thường xẩy ra lúc té ngã sai kỹ thuật hay nhào lộn lỡ đà dùng vai để chịu, hay vung tay đập banh ở độ cao quá đà lại bị một sức mạnh bên ngoài tấn công vào mà khớp vai không chịu nổi, làm chấn động trật khớp vai ra ngaòi, chứng trạng cho thấy tỏi xương cánh tay tuột
ra ngoài ổ chảo, thòng xuống nách Hoặc ngược lại đưa lên trên
CÁCH CHỮA TRỊ:
Trường hợp thứ nhất khớp thụt xuống: Cho nạn nhân ngồi thẳng lưng trên ghế hoặc đứng thẳng người cũng được Dùng thủ pháp nắn xương và thoa bóp cho bớt tê nhức Người chữa đứng đối diện
Trang 7với nạn nhân, tay trái nắm lấy tay phải nạn nhân đưa vào nách của người bị nạn, tay phải vội nắm lấy cùi chỏ của nạn nhân, tay trái nắm lấy cườm tay, kế tiếp 2 tay liền đẩy gập cánh tay của người
bị nạn lại, kế đó dùng ức bàn tay (chưởng tay phải ấn đẩy cùi chỏ của nạn nhân vào bẹ sườn), thủ pháp này giống như thế đòn bẩy để bẩy tỏi xương cánh tay đưa ngang Khi thấy tỏi xương lồi ra ngang, thì người cứu dùng thủ pahp nâng, đẩy mạnh cùi chỏcủa nạn nhân đưa lên, chỏm tỏi xương lọt vào ổ chảo, liền nghe tiếng kêu khẻ, RẮC là khớp đã vào
Trường hợp thứ 2, khớp trật đưa lên trên: tư thế nạn nhân và người chữa trị cùng thủ pháp lấy lại khớp cũng giống như trường hợp thứ nhất, chỉ khác về động tác, thay vì nâng nhấc thì ngược lại trì kéo đưa xuống Phần kế tiếp là băng và bó thuốc hoặc dán thuốc cao tán giống như đã trinh bày ở phần trên, Tùy theo vết hương nặng hoặc nhẹ mà gia giảm liều lượng cho hợp lý vết thương Thí
dụ nạn nhân quá mệt thì phải cần dùng Nhân Sâm, nếu bị ứ huyết sưng phù bầm tím,thì phải uống Xuyên Điền Thất hay Huyết kiệt, nếu bị dập, móp xương thì phải uống Cốt Toái Bổ Trường hợp tiểu tiện, đại tiện bị bí tắc thì phải dùng Xa tiền tử, Chỉ Xác, Đại hoàng, nếu gân xương đau nhức thì phải uống Tần giao, Tục đoạn, xuyên khung, bắc đổ trọng, các vị thuốc đó sẽ giúp nối liền mau lành gân xương, hoạt huyết, trân thống giảm đau làm mạnh gân cốt
IV TRƯỜNG HỢP BỊ TRẬT KHỚP CÁNH CHỎ (LỌI CÙI CHỎ):
Nguyên nhân:
Té ngã chống tay sai kỹ thuật, nhưng sự trật khớp lại nhiều chứng trạng khác nhau vì tư thế té ngã khác nhau tạo cơ chế độ lệch, nhằm vào 3 yếu tố để xẩy đến bong gân trật khớp: Lực chấn thương, lực co rút của cơ, trọng lực Có thể nói là tùy mỗi trường hợp té ngã khác nhau mà 1 - 2 hoặc 3 lực trên tác động vào vị trí chổ khớp của 2 đầu xương trật khớp ra ngoài điển hình là khớp cánh chỏ khi trật khớp thấy cánh tay ngắn lại
Hiểu được cơ chế này rất quan trọng vì muốn lấy lại khớp nhẹ nhàng, không gây tổn thương phụ mà
có kết quả tốt thì phải hóa giải hết các lực trên Điều quan trọng là cần khám thật kỹ chứng trạng vết thương, trật ra phía trước hay trật về phía sau, hoặc trong ngoài, hoặc khớp, xương trật ra nhưng có bị gãy không, đầu xương trật ra có đâm ra ngoài da hay không Từ đó áp dụng thủ pháp, kéo giãn, đẩy nâng nhấn ấn bóp xoay lấy lại độ lệch thân xương, bóp khớp lay bẻ gập cho chổ đầu xương lồi ra được ăn vào khớp Nêu muốn mau lành vết thương nên uống 3 thang Tiếp cốt thông mạch thang, ngoài xoa thuốc trật đả, hoặc dán cao hay bó thuốc trị bong gân trật khớp
Thủ pháp sửa khớp cánh chỏ:
Để nạn nhân đứng hay ngồi trên ghế với tư thế thẳng lưng, nhờ một người phụ giúp đứng về phía sau quàng tay qua vai và nách để giữ nạn nhân Tư thế người chữa trị: Đứng trước đối diện nạn nhân, tay phải nắm lấy cườm tay, tay trái nắm lấy cụm xương trật khớp, lấy đầu chi trên của khớp làm chuẩn, vừa kéo giãn vừa ấn đẩy cho khớp vào: Tay trái tiếp với tay phải, kéo cánh tay nạn nhân cho giãn thẳng, lúc đó nhiệm vụ của tay trái là nắn thẳng xương sao cho 2 đầu xương gối vào với nhau, khi bóp nắn thấy xương đã đúng khớp thì tay phải đang kéo giãn thẳng lập tức ấn mạnh, tay trái nâng ấn bóp khớp rồi từ từ nhẹ nhàng bẻ gập khéo cánh tay nạn nhân lại, trong lúc gập ta
cố ý lay mạnh cho khớp xoay để ăn khớp vào nhau, như thế nạn nhân sẽ bớt đau, kỹ thuật đó gọi là Diệu Thủ, nhưng cũng có trường hợp làm không đúng phương pháp cũng tiếng kêu RẮC một cái kèm theo là tiếng thét của nạn nhân vì xương bị gãy, và bệnh trạng đang nhẹ thành nặng Bởi vậy việc chữa thương phải hết sức thận trọng trong việc nghiên cứu, cần phải có thầy hướng dẫn và thực tập nhuần nhuyễn để viẹâc cứu chữa có hiệu quả tốt
V BONG GÂN SAI KHỚP XƯƠNG CƯỜM TAY (CỔ TAY):
Nguyên nhân: Chống tay té ngã sấp hoăc ngã ngữa ra sau sai kỹ thuật thường bị trật khớp cườm tay Trường hợp nặng khớp trật hẳn ra ngoài hoặc trật ra ngoài phân nữa khớp, nhẹ thì chỉ vẹo khớp, bong gân bao khớp, cũng làm đùn gân lại sưng phù lên đau nhức khó chịu và cườm tay không
cử động được
Phương pháp chữa trị:
Để nạn nhân đứng hay ngồi tùy ý, nhờ một người đứng phía sau ôm giữ nạn nhân, bảo nạn nhân đưa tay bịsai gân hay trật khớp ra phía trước
Trang 8Người chữa trị:
Đứng về phía trước đối diện với nạn nhân, dùng tay phải nắm lấy bàn tay bị thương, ngón tay cái để trên lưng bàn tay, bốn ngón còn lại để dưới lòng bàn tay nắm 4 ngón tay của nạn nhân Bàn tay trái nắm lấy cườm tay ngay chổ trật sai khớp, giữ chặt lấy hổ khẩu (giáp khớp cườm tay) Tay phải tiếp lại khớp, bàn tay phải dùng ngón cái ấn mạnh xuống Cùng lúc đó ngược lại bàn tay trái nắm chặt
hổ khẩu lại nhấc lên, khớp sẽ vào vị trí nguyên trạng phát tiếng kêu (rắc) thì ngưng ngay, đó là trường hợp nạn nhân ngã chống tay để ngữa lòng bàn tay, thì kỹ thuật sửa khớp như vậy, còn ngược lại nạn nhân té ngã chống tay mà để bàn tay úp sấp (lòng bàn tay chạm đất) thì kỹ thuật sửa khớp phải làm ngược trở lại Sau khi đã lấy lại khớp rồi, công việc điều trị: Bắng cách băng bó (có thuốc bên trong) cho vết thương mau lành, để tránh trường hợp lỏng khớp: Vì sự vững của khớp còn tùy thuộc vào hai yếu tố: sức cơ và cách cấu tạo của khớp Vì trật khớp ra ngoài có thể ảnh hưởng đến hai yếu tố trên
Sức cơ yếu:
Đây là di chứng tạm thời, do sự bất động trong thời gian điều trị trật khớp, chứng trạng nhận định ban đầu bệnh nhân sau khi được băng bó khớp, cầm nắm rất yếu, thì không nên lo âu nên chịu khó luyện tập sau một thời gian sẽ trở lại bình thường
Tổn thương khớp: Hoặc tổn thương phần mềm, như: Đứt dây chằng hoặc là rách bao khớp hay bị
mẻ đầu xương của khớp có rất nhiều nguyên nhân có thể lúc té ngã bị chấn thương gây ra cũng có thể lúc đưa khớp vào, người chửa trị làm sai kỹ thuật lấy khớp
Trường hợp nầy đã bị tổn thương phần mềm, dù sau thời gian chữa và điều trị cho vết thương lành hẳn, nhưng phải tránh cố gắng dùng sức hay làm việc nặng có thể bị trật lại
Trở lại việc chửa trị lấy khớp Sau việc lấy khớp là xoa bóp vào chổ trật cho thông kinh mạch để giảm bớt đau nhức, kế tiếp là dán thuốc cao VẠN LINH và uống thuốc Tiếp Cốt Thông Mạch Thang,
đã nói thật kỹ ở phần trên, sau khi đã dán thuốc cao xong (bao quanh khớp cườm tay) rồi lấy băng vải (bề ngang 5 phân) băng bó ngay chổ trật, cách thức băng bó phải đúng kỹ thuật làm sao vừa ít tốn băng lại vừa giữ được khớp chặt vững và được êm vết thương cũng như về mỹ quan phải gọn gàng, sạch Về phần thay băng cũng giống trường hợp trật khớp cột sống, sự kiêng cử ăn uống: Cấm ăn gà, vịt, tôm, cua, trái cây thơm, Măng tre , đồ xanh và sống
VI CÁCH CHỬA TRỊ NGÓN TAY BỊ BONG GÂN TRẬT KHỚP:
NGUYÊN NHÂN:
Khi xử dụng trái đấm hay chém xỉa, sai kỹ thuật, hoặc bị đá trúng, cũng như bất cẩn trong lúc làm việc có thể xẩy ra trật khớp xương ngón tay
CHỨNG TRẠNG:
Khớp xương (đốt) ngón tay bị trật, ngay chổ khớp trật thường biến dạng sưng phù, ứ huyết, cơ vận động, thần kinh cảm giác bị tê liệt, sự co duỗi khó khăn Đó là trường hợp nhẹ, nặng hơn sẽ không
cử động được, một sự va chạm thật nhẹ cũng làm cho nạn nhân đau buốt
PHẦN THỰC HÀNH CÁCH LẤY LẠI KHỚP:
Để nạn nhân đứng hoặc ngồi đều được cả, nhưng phải đối diện với người chửa, tay trái nắm lấy bàn tay bị trật, ngón tay cái trên lưng của ngón trật còn 4 ngón để dưới, thí dụ trật khờp lưng của ngón tay út, thì bàn tay trái dùng ngón cái đặt trên, 4 ngón để ở dưới nắm giữ chặt trên khớp lưng của ngón út Bàn tay phải dùng ngón tay cái và ngón trỏ làm thành gọng kềm, kẹp vào giữa ngón tay út ngay lóng trật Sau 30 giây xoa bóp xung quanh vết thương làm cho kinh mạch bớt căng cơ, ứ huyết, 2 bàn tay lại đặt vào vị trí như trên, dùng ngay thủ pháp ấn đẩy, kéo giãn thẳng ngón tay, Nâng nhấc, kềm giữ và ghịt ngược lại đốt xương trật, thuận đà bẻ gập cho đốt khớp xương vào khớp khi nghe tiếng kêu khẻ của đốt xương lọt vào khớp thì không được ấn nữa, lại từ từ kéo nhẹ ngón tay duỗi ra Sau đó dùng nẹp mỏng và nhỏ bằng ngón út, bó chặt vào chổ khớp trật (vết thương) Trong có dán thuốc trật đả
VII CÁCH CHỮA TRẬT KHỚP XƯƠNG ĐÙI:
Trang 9Cổ xương đùi, khung chậu - (khớp háng) giáp khớp vào nhau, với chức năng của chúng là hoạt dộng
co, giãn để có thể đi, đứng , chạy, nhảy, nằm ngồi Nếu bị tai nạn làm xương đùi trật ra khớp háng thí dụ: Trật háng phải, trật ra trước: háng dang, xoay ngoài Trật ra sau: háng áp, xoay trong Khi khám nạn nhân thấy chứng trạng đầu gối ngã dựa vào chân kia, bắp đùi thâu ngắn lại, là cổ xương đùi trật ra sau, ngay vị trí chổ trật khớp, cổ xương đùi và xương chậu sưng nhức, không ngồi
và đi đứng được
CÁCH LẤY LẠI KHỚP XƯƠNG ĐÙI:
Trước khi dùng thủ pháp để chữa, thấy chổ bị trật sưng to tụ máu bầm, ta mau dùng phương pháp xoa bóp xung quanh vết thương để cho kinh mạch và cơ gân bớt căng, giảm sự đau nhức cho nạn nhân, sau đó sờ nắn cổ xương đùi, định được vị trí để tìm cách đưa cổ xương đùi vào khớp Sau đó:
Để nạn nhân nằm ngữa, nhờ một người phụ giúp đứng ở phía trước mặt nạn nhân, người khum xuống tay trái nắm cổ chân nạn nhân, bị trật khớp chân nào thì cầm cổ chân ấy, kế đến dùng chưởng tay phải áp đặt vào gót chân phải của nạn nhân, thí dụ đây là trường hợp nạn nhân bị trật khớp háng bên phải, còn trướng hợp bị trật khớp bên trái thì cầm ngược lại, trong tư thế chuẩn bị ấn đẩy tới trước sao cho chân của nạn nhân được co gập lại, đầu gối chạm vào ngực
Người cứu chữa đứng về hông bên phải cuả nạn nhân, cúi khom lưng dùng tay phải ấn gối nạn nhân, trong khi đó người phụ giúp dùng sức mạnh ấn đẩy cho đầu gối của nạn nhân co gập lại, người cứu chữa dùng tay trái sờ nắn tìm đầu chóp xương cổ trên, lấy chưởng tay trái ấn đẩy mạnh xuống cho chỏm xương đùi cổ trên, lọt vào bao khớp Thông thường thì cho rằng khớp đã vào, nhưng trong thực tế chỏm xương đùi chưa tiếp khớp với diện nguyệt của xương chậu, bởi vậy cần phải thực hiện như sau: Người cứu chữa dùng chưởng tay trái ấn mạnh một lần nữa, kế tiếp tay phải đang giữa đầu gối của nạn nhân, lập tức banh ngang khớp háng cứ từ từ mà ấn cho đến khi có tiếng kêu thật khẻ (rắc) thì ngưng ngay, sau đó lại nhắc từ từ lên cao cho gối khép lại, cùng lúc ấy người phụ giúp thấy ám hiệu bảo, kéo giãn thì lập tức kéo giãn thẳng chân và ghịt ngang cho chân của nạn nhân dang (hở) ra Vì động tác này là động tác sau cùng lấy lại khớp háng, cũng là công việc hóa giải các lực: Như Lực chấn thương, lực co rút của các cơ , và trọng lực
Trường hợp bị trật khớp háng bên trái: Trật ra trước, háng dang, chi dưới trái ngắn, xoay ngoài Đau chói vùng trước háng (tam giác Scarpa) thì kỹ thuật lấy khớp pahỉ làm ngược trở lại, nếu trật về (ra) sau háng áp (khép) thì cách lấy lại khớp cũng tương tự giống như trường hợp trật khớp háng bên phải, trật ra sau háng áp, như phần trên đã trình bày, nhưng chỉ khác một chút là đổi vế, còn cách dùng thuốc điều trị cũng giống như các trường hợp bị trật khớp như trên
VIII CÁCH CHỮA: SỬA TRẬT KHỚP ĐẦU GỐI:
CHỨNG TRẠNG:
Đầu gối trật về phía trứơc, thì xương ống chân (xương chày, xương mác) đưa ra phía trước, còn xương đầu gối ngắn lại, còn trật khớp vế phía sau thì ngược lại, đầu dưới xương đùi và xương bánh chè đưa ra về phía trứơc đầu xương ống chân (chày, mác) trật ra khỏi khớp lòi ra phía sau
Trong trường hợp nặng, nạn nhân vừa bị gãy xương Đùi và khớp trật ra phía trước, chúng ta xử lý
ra sao?
CÁCH CHỮA TRỊ:
Đầu tiên dùng thủ pháp (nắn xương) mằn mò xem xương đùi đầu dưới gãy ngang hay hãy chéo vát, nếu trường hợp xương gãy ngang, thì không nguy hiểm bằng gãy chéo vát, nhưng phải cẩn thận nắn nhẹ, mằn mò xương cũng như nâng nhắc ấn đẩy khi tiếp nối xương bị gãy lại sao cho ăn khớp, không nên bẻ vạn vì có thể mãnh xương gãy rất bén và nhọn đâm hay cứa đứt kinh mạch mà gây nguy hại cho nạn nhân
Phần tiếp xương đã xong ta mau chóng dùng nẹp bó chặt trong đã có thuốc và băng lại
Có 2 cách chữa trị lấy khớp:
Trang 10Trường hợp thứ nhất: khớp trật về phía trước, dùng thủ pháp chữa như sau:
để nạn nhân gối hai tay chống về đằng sau có thể tỳ người ngã gnữa về sau đưa chân bị trật khớp
ra phía trứơc, người chữa trị đứng bên hông phía chân sau, khum lưng tới trước, tay phải nắm chặt gót chân nạn nhân, tay trái đặt tên xương bánh chè, ấn tại khớp đầu gối với kỹ thuật vận sức ở chưởng tay động tác thật từ từ để đưa khớp vào cùng lúc đó tay phải nắm gót chân cũng từ từ ấn đẩy cho chân nạn nhân từ từ co gập lại, rồi nhẹ nhàng đặt chân nạn nhân xuống để trong tư thế co gập như vậy, người cứu dùng chân của mình đặt chồng lên bàn chân của nạn nhân rồi đạp giữ chặt, lấy đầu gối người cứu, chêm vào đầu trên xương ống (chày mác) nạn nhân, kế tiếp là dùng hai bàn tay đan vào nhau nhắc nâng từ từ ống xương đầu dưới của xương đùi, trong thủ pháp này người cứu phải thực hiện nhịp nhàng cùng lúc dùng đầu gối của mình làm thế tỳ ấn đẩy để đưa đầu trên của 2 ống chân (chày, mác) vào khớp Khi nghe tiếng kêu khẻ (rắc) là biết 2 đầu xương đã vào khớp thì ngưng ngay Sau cùng ta làm thêm một động tác nữa là ta phải nắm cổ chân, tay trái đặt trên xương bánh chè nắm gĩư ở đó, rời dùng sức từ từ kéo giãn cho khớp gối duỗi thẳng, đây là cách hóa giải lực cơ (cơ tứ đầu đùi) bọc lấy xương bánh chè hoàn về vị trí cũ (bình thường)
Muốn vết thương mau lành, dùng bài Tiếp Cốt Thông Mạch Thang, ngoài dùng thuốc đấp và bó chữa trị gân xương, nên giữ sao cho êm vết thương khoảng thời gian từ 3 đến 4 ngày thay băng rửa vết thương đấp thuốc mới và băng bó lại cho đến khi nào thấy vết thương lành hẳn thì mới được tháo băng Kiêng ăn các thứ xanh, lạnh, thịt trâu, bò, gà, vịt, tôm, cua, trái cây có nhiều mắt, nhiều gai, khi vết thương lành hẳn cũng phải tập luyện để hồi phục Cơ Xương
Trường hợp thứ hai: Khớp trật về phía sau, dùng thủ pháp tương tự như trường hợp thứ nhất, nhưng động tác lấy khớp thì ngược lại
IX CHỨNG TRẠNG THÔNG THƯỜNG TRẬT KHỚP CƯỜM CHÂN:
Căn cứ vào vị trí của khớp, khớp bị trật thường gặp các chứng trạng sau:
cườm chân bị trật khớp ra phía sau: Bàn chân phía trước thu ngắn lại, chõ gót chân phía sau dài lồi
ra, biết khớp đưa ra phía sau
Trường hợp khớp mắt cá (bên đưới): Khớp trật ra ngoài, tức bàn chân lật vào trong, hoặc khớp trật vào trong thì ngược lại
Cườm chân bị trật, khớp đưa về phía trước: Bàn chân dài ra, gót chân lõm vào
Cườm chân trật khớp phía ngoài: Làm bàn chân lật ra sau
Cườm chân trật khớp phía trong: bàn chân lật tới trước, ống chân thụt xuống cạm đất thâu ngắn lại Trường hợp bong gân khớp cườm chân: Là trường hợp nhẹ, tuy nhiên không thấy chứng trạng trật khớp, nhưng vẫn bị sưng, đau nhức
Trường hợp không bị trật khớp cườm chân, hay bong gân như trên, nhưng bị thụng gân gót: vị trí rãnh gót và diện khớp sên sau cũng làm sưng nhức
CÁCH CHỮA TRỊ:
Tất cả chứng trạng trên đều gây ra sưng nhức mạch máu không thông bị ứ đọng, từ cườm chân đến
cả bàn chân hoàn toàn bị tê liệt Bởi vậy việc đầu tiên phải dùng thủ pháp thoa bóp, bấm huyệt cho bớt đau nhức Sau đó đặt nạn nhân vào tư thế thuận lợi nhất để dùng kỹ thuật lấy lại khớp Công việc bắt đầu là nắn xương để biết khớp trật về phía nào Sau đó tìm cách kéo giãn thẳng khớp cườm chân và xương ống chân,với một lực kéo giãn vừa phải để có thể ấn đẩy chổ xương trật (hay độ lệch thế xương) đưa về ngay khớp, với kỹ thuật nắn xương phải ngược lại tư thế trật khớp, thì khớp trở lại vị trí cũ (bình thường) Nếu bị trật khớp ở trường hợp nặng thì cũng phải bó cặp nẹp bằng loại nan tre trong có thuốc cho đến khi nào lành hẳn, cũng theo cách thức thay băng rửa vết thương làm thuốc giống như bong gân trật khớp khác, và cũng phải kiêng cữ
KỸ THUẬT LẤY LẠI KHỚP CƯỜM CHÂN:
Để nạn nhân trong tư thế nằm sấp, hai chân duỗi thẳng,hai tay cặp bên hông, chân nào bị trật khớp
co lên, Người chữa khom lưng xuống dùng một chân đạp vào kheo chân của nạn nhân, và 2 tay nắm gót chân và bàn chân Thí dụ: Trường hợp nầy nạn nhân bị trật khớp cườm chân trái: thì người chữa dùng chân trái đạp vào kheo chân trái nạn nhân, bàn tay trái nắm gót, bàn tay phải nắm bàn