Đi bộ nhanh: Phương pháp tập luyện hữu hiệu vớingười bị tiểuđường 11:12, 29-01-2010 (TTVN Online) -Cùng với chạy bước nhỏ, đạp xe, bơi, đi bộ nhanh được coi là một trong số những môn thể thao có tác dụng tốt đối với những người bị bệnhtiểu đường. Tác dụng của đi bộ nhanh được biểu hiện thông qua việc cải thiện và điều chỉnh ảnh hưởng của hệ thần kinh trung ương và các tuyến nội tiết lên quá trình trao đổi chất, cải thiện trạng thái chức năng của hệ thống tim mạch, tiêu hóa, hô hấp. Đồng thời, đi bộ nhanh nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể đối với các gánh nặng thể lực. Đi bộ nhanh còn có tác dụng giảm béo rõ rệt bởi vì quá trình cung cấp năng lượng cho cơ thể, năng lượng khi đi bộ nhanh chủ yếu do quá trình phân hủy mỡ cung cấp (chiếm 60-80%), lượng mỡ thừa sẽ được tiêu thụ nhanh hơn, giảm cân nhanh hơn. Đi bộ nhanh kết hợp với chế độ ăn uống hạn chế các thức ăn chứa nhiều calo sẽ có tác dụng giảm cân nhanh. Đi bộ nhanh phải diễn ra thường xuyên, liên tục và nâng dần từng bước. Cường độ bài tập phải hợp lý và thỏa đáng. Nếu cường độ bài tập quá nhỏ thì sẽ không đem lại hiệu quả chữa bệnh và rèn luyện đáng kể. Nếu cường độ bài tập quá lớn thì có thể có hại cho sức khỏe. Cường độ bài tập có thể xác định dựa trên giá trị tần số mạch tập luyện theo công thức tính số mạch tập hợp lý F = 180 - tuổi. Ngưỡng tối thiếu của mạch tập luyện tùy thuộc vào từng độ tuổi. Các nhà nghiên cứu đã xác định nguỡng tối thiểu của mạch tập luyện đối với từng độ tuổi như sau: 40 tuổi - ngưỡng tối thiểu tần số mạch khoảng 120-125 nhịp/phút, 50 tuổi: 115-120 nhịp/phút, 55 tuổi: 110-115 nhịp/phút, 60 tuổi: 105-110 nhịp/phút, 70 tuổi: 100-105 nhip/phút, 75 tuổi: 95-100 nhịp/phút. Ví dụ, người 50 tuổi khi tập luyện tần số mạch không nên vượt quá 130 nhịp/phút và thấp hơn 115-120 nhịp/phút. Mạch được xác định bằng cách bắt mạch ở vùng cổ tay, đếm mạch trong vòng 15 giây và nhân với 4. Để xác định được chính xác tần số mạch tập luyện, cần phải tiến hành lấy mạch giữa quãng đường hay ngay sau khi kết thúc bài tập. Tần số mạch tập luyện và số buổi tập trong một tuần phụ thuộc vào tuổi, tình trạng sức khỏe, loại hình bài tập cụ thể và thời gian trong một buổi. Tùy theo tình trạng sức khỏe, người bị bệnhtiểuđường có thể đi bộ nhanh với tốc độ khác nhau, có thể đạt 5-6 km/giờ. Nếu đạt được tốc độ này, tần số mạch tập luyện đạt khoảng 120-125 nhịp/phút. Do cường độ vận động đi bộ nhanh thấp hơn so với chạy nên số buổi tập là 5-7 buổi trong một tuần, nghĩa là tập hàng ngày, thời gian tập mỗi buổi khoảng 40-60 phút là đạt hiệu quả tốt. Khi đi bộ nhanh đã trở thành quen thuộc thì cần phải tăng dần cường độ vận động bằng cách chuyển sang chạy bước nhỏ để đạt được sức căng nhất định về thể lực và duy trì hiệu quả tập luyện. Tuy nhiên, giai đoạn muộn của bệnh, ngườibệnh cần phải thực hiện các bài tập có cường độ vận động thấp. Nếu đi bộ thì cần phải thay đổi tốc độ 3-4km/giờ tương đương 70-90 bước/phút. B.T (tổng hợp)