1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de khao sat ng van 9 HKII

3 332 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 45,5 KB

Nội dung

Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.... Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được

Trang 1

TRƯỜNG THCS TRUNG HOÀ

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC KỲ II

LỚP 9- MÔN NGỮ VĂN

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần I: (5 điểm)

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Và sau đó, tác giả thấy:

.Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim! "

1 Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời

của bài thơ ấy

2 Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết

cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên?

3 Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy

nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng

Phần II: (5 điểm)

1 Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) trong sách

giáo khoa Ngữ văn lớp 9

2 Viết đoạn văn 12- 15 câu trình bày cảm nhận của em về tình cảm cha con trong

chiến tranh

Từ câu chuyện, em rút ra được cho mình bài học gì?

Trang 2

§¸p ¸n Phần 1: (5 điểm)

Câu 1(1 điểm): Đoạn thơ trên được trích trong bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn

Phương Bài thơ được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, Lăng Hồ Chủ tịch vừa khánh thành Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác

Câu 2(1 điểm): Cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự từ ngoài vào trong,

rồi lại trở ra ngoài, hợp với thời gian một chuyến viếng lăng Bác

- Từ "thăm" thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với Bác vừa kính yêu, vừa gần gũi

- Cụm từ "giấc ngủ bình yên" là một cách nói tránh, nói giảm nhằm miêu tả sự thanh thản trong giấc ngủ của Bác - vị lãnh tụ cả đời lo cho dân, cho nước, có đêm nào yên giấc, nay

đã có được giấc ngủ bình yên

Câu 3(3 điểm): Đoạn văn viết cần đạt được những yêu cầu sau:

- Bám sát nội dung khổ thơ: phân tích được hình ảnh của Bác được miêu tả trong tư thế ung dung thanh thản, thấy được cảm xúc trào dâng của nhà thơ khi đứng trước Bác

- Không viết quá dài hoặc quá ngắn so với yêu cầu 10 câu của đề Trình tự nghị luận là qui nạp, có sử dụng phép lặp và một thành phần phụ chú

Phần II: (5 điểm)

1.Tóm tắt đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà”(Nguyễn Quang Sáng) (1 điểm)

- Hình thức: Đoạn văn dài không quá 12 dòng giấy thi (0,25 điểm)

- Nội dung: Nêu được cốt truyện, nhân vật và các tình tiết chính (0,75 điểm)

2 Tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu: (3,5 điểm)

- Có thể phân tích vấn đề theo hai nhân vật chính (Ông Sáu và bé Thu).

- Cũng có thể phân tích theo hai tình huống truyện (Cuộc gặp gỡ sau 8 năm xa cách của

hai cha con và sự kiện ông Sáu làm chiếc lược ngà ở khu căn cứ).

- Sau đây là các ý trọng tâm cần làm rõ:

+ Sự bộc lộ tình cảm mạnh mẽ, nồng nhiệt của bé Thu đối với cha, mặc dù trước đó

em cố tình xa cách, cứng đầu, ương ngạnh.(1,5 điểm )

+ Sự thể hiện tình cảm sâu sắc, thiết tha của ông Sáu đối với con, đặc biệt qua kỷ vật

“chiếc lược ngà”- biểu hiện của tình cha con cao đẹp.(1,5 điểm)

+ Để diễn tả tình cha con sâu nặng, xúc động, thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của

chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng thành công: tình huống truyện bất ngờ, hợp lý; hệ thống nhân vật chân thực, tự nhiên; ngôn ngữ tác phẩm đặc sắc, đậm chất Nam

bộ.(0,5 điểm)

● Bài học rút ra từ câu chuyện: (0,5 điểm)

Học sinh có thể nêu nhiều bài học khác nhau, trong đó các ý cơ bản là:

+ Tình cảm cha con nói riêng, tình cảm gia đình nói chung là tình cảm quý báu, mỗi người cần biết trân trọng, giữ gìn, phát huy

+ Con người phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với các tình cảm cao quý đó

Trang 3

+ Đây cũng là truyền thống đạo lý của dân tộc, cần kế thừa và gìn giữ.

Ngày đăng: 01/07/2014, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w