Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất 1.. Triệu chứng: - Cơn xảy ra đột ngột, bệnh nhân cảm thấy tim đập nhanh, bồn chồn, hồi hộp, có thể chóng mặt, buồn nôn, khó thở, tức ngực... Cơn có
Trang 1Cơn nhịp nhanh kịch phát
trên thất
1 Triệu chứng:
- Cơn xảy ra đột ngột, bệnh nhân cảm thấy tim đập nhanh, bồn chồn, hồi hộp, có thể chóng mặt, buồn nôn, khó thở, tức ngực
Trang 2- Mạch quay khó bắt, tần số 150 – 180 ck/phút hoặc hơn, đều
Cơn có thể kéo dài vài giây, vài phút hay vài giờ, hiếm gặp kéo dài hơn và kết thúc cũng đột ngột
- Ghi điện tâm đồ trong cơn: nhịp nhanh đều, các phức bộ QRS đều, sóng P thường không nhìn thấy vì nhịp quá nhanh, đoạn ST hạ thấp
2.Xử trí:
Trang 3- Làm lần lượt các biện pháp sau để kích thích dây X cho đến khi thấy có hiệu quả:
Nuốt một miếng bánh
Hít vào, thở ra mạnh
- Ngồi gấp mình ra trước, đầu cúi vào giữa hai gối
Nghiệm pháp Valsalva: bệnh nhân thở ra hết - hít vào thật sâu - nhịn hơi rồi rặn thở Làm 3 - 4 lần không kết qủa ngưng
Xoa xoang cảnh: làm từng bên 10 - 20 giây, làm lại vài lần nếu không thấy
có tụt huyết áp, doạ ngất (không được xoa cả 2 bên một lần)
Có người theo dõi mạch của bệnh nhân để không cho tần số tim quá thấp, dưới mức bình thường
- Nếu không hiệu quả:
An thần: Seduxen 5 mg x 1 viên
Propranolol 40 mg x1 - 2 viên hoặc Amiodaron (Cordarone) 200 mg x
2-3 viên/ngày
Có thể dùng Digoxin 0,5 mg hoặc Isolanid 0,4 mg tiêm tĩnh mạch Nếu sau 6 giờ, nhịp không giảm thì tiêm 1 ống nữa
Trang 43 Điều kiện chuyển tuyến sau:
Khi mạch trở lại bình thường, huyết áp ổn định thì chuyển về bệnh viện xác định chẩn đoán và điều trị tiếp