Một số ý kiến đóng góp với chế độ kế toán hiện hành về hạch toán đầu tư liên doanh
Đề án môn học Kế toán tài chính DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT IAS : Chuẩn mực kế toán quốc tế TK : Tài khoản TNHH : Trách nhiệm hữu hạn VAS : Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAT : Thuế giá trị gia tăng WTO : Tổ chức thương mại thế giới XDCB : Xây dựng cơ bản Nguyễn Thị Phương Lớp: Kế toán 46A Đề án môn học Kế toán tài chính DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Hạch toán chi phí riêng ở từng bên tham gia liên doanh. . 27 Sơ đồ 2: Hạch toán chi phí chung ở bên hạch toán chi phí chung. . 28 Sơ đồ 3: Hạch toán chi phí chung ở bên không hạch toán chi phí chung . .29 Sơ đồ 4: Chia doanh thu từ bán sản phẩm ở bên bán hộ sản phẩm để chia doanh thu cho các đối tác . 29 Sơ đồ 5: Chia doanh thu từ bán sản phẩm ở bên không bán sản phẩm. . 30 Nguyễn Thị Phương Lớp: Kế toán 46A Đề án môn học Kế toán tài chính Nguyễn Thị Phương Lớp: Kế toán 46A Đề án môn học Kế toán tài chính LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển bền vững với tốc độ cao. Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 05/11/2006, Việt Nam đã thể hiện một nền kinh tế giàu tiềm năng, đặc biệt thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực. Cùng với xu thế đó các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư tài chính cũng phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Đối với các tổ chức kinh tế, các nền kinh tế trên thế giới đầu tư tài chính là một trong những hình thức đầu tư có ý nghĩa to lớn trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Hiện nay ở nước ta đây cũng là một trong những hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất. Với vai trò quan trọng đó, công tác hạch toán kế toán hoạt động đầu tư tài chính ở các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường tài chính luôn được chú trọng hàng đầu nhằm cung cấp cho ban quản trị những thông tin hữu ích, nhanh nhạy, chính xác và đáng tin cậy nhất trong việc ra các quyết định đầu tư mang lại hiệu quả tài chính cao cho doanh nghiệp. Đầu tư tài chính gồm các hình thức đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư liên doanh và các hình thức đầu tư tài chính khác (đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu…). Tuy nhiên trong phạm vi của đề án, em chỉ xin trình bày nghiên cứu về một hình thức của đầu tư tài chính đó là đầu tư liên doanh. Đề án có kết cấu như sau: - Lời nói đầu; - Phần 1: Tổng quan về chế độ kế toán hiện hành về hạch toán đầu tư liên doanh; - Phần 2: Một số ý kiến đóng góp với chế độ kế toán hiện hành về hạch toán đầu tư liên doanh; - Kết luận. Nguyễn Thị Phương Lớp: Kế toán 46A Đề án môn học Kế toán tài chính PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ HẠCH TOÁN ĐẦU TƯ LIÊN DOANH. 1.1. Khái quát về liên doanh. 1.1.1. Định nghĩa liên doanh. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 08 (VAS 08) ” Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh ” ban hành và công bố theoquyết định số 234/03/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định: Liên doanh là thoả thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh. 1.1.2. Ba hình thức liên doanh. Cũng trong VAS 08 quy định: Có 3 hình thức liên doanh chủ yếu sau: - Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát (hay còn gọi là hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát); - Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát (hay còn gọi là tài sản đồng kiểm soát); - Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát (hay còn gọi là cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát). Các hình thức liên doanh có 2 đặc điểm chung: - 2 hoặc nhiều bên góp vốn liên doanh hợp tác với nhau trên cơ sở thoả thuận bằng hợp đồng. - Thoả thuận bằng hợp đồng thiết lập quyền đồng kiểm soát. 1.2. Kế toán hoạt động góp vốn liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. 1.2.1. Khái quát chung về cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được thành lập bởi các thành viên góp vốn liên doanh. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát là cơ sở kinh doanh mới được thành lập Nguyễn Thị Phương Lớp: Kế toán 46A Đề án môn học Kế toán tài chính hoạt động độc lập như 1 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường nhưng vẫn phải chịu sự đồng kiểm soát của các thành viên góp vốn theo hợp đồng liên doanh. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phải tổ chức thực hiện công tác kế toán riêng theo của pháp luật hiện hành về kế toán như các doanh nghiệp khác. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản,các khoản nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác và chi phí phát sinh tại đơn vị mình. Mỗi bên góp vốn liên doanh được hưởng một phần kết quả hoạt động của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo thoả thuận của hợp đồng liên doanh. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bao gồm các hình thức: - Hai đơn vị trong nước hợp tác bằng cách góp vốn thành lập một cơ sở kinh doanh mới do 2 đơn vị đó đồng kiểm soát để kinh doanh trong một nghành nghề nào đó. - Một đơn vị đầu tư ra nước ngoài góp vốn với một đơn vị ở nước đó để thành lập một cơ sở kinh doanh mới do 2 đơn vị đó đồng kiểm soát. - Một đơn vị nước ngoài đầu tư vào trong nước cùng góp vốn với một đơn vị trong nước để thành lập một cơ sở kinh doanh mới do 2 đơn vị đó đồng kiểm soát. 1.2.2. Nguyên tắc hạch toán. 1.2.2.1. Tài khoản sử dụng hạch toán. Tài khoản 222_Vốn góp liên doanh: Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ vốn góp liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và tình hình thu hồilại vốn góp liên doanh khi kết thúc hợp đồng liên doanh. Kết cấu: Bên nợ: Số vốn góp liên doanh đã góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tăng. Bên có: Số vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát giảm do đã thu hồi, chuyển nhượng, do không còn quyền đồng kiểm soát. Số dư bên nợ: Số vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát hiện còn cuối kỳ. Nguyễn Thị Phương Lớp: Kế toán 46A Đề án môn học Kế toán tài chính 1.2.2.2. Khoản đầu tư góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được hạch toán vào TK 222 khi nhà đầu tư có quyền đồng kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động của đơn vị nhận đầu tư. Khi nhà đầu tư không còn quyền động kiểm soát thì phải ghi giảm khoản đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. 1.2.2.3. Giá trị vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phải là giá trị vốn góp dược các bên tham gia liên doanh thống nhất tính giá và chấp thuận trong biên bản góp vốn. 1.2.2.4. Khi thu hồi vốn góp liên doanh, căn cứ vào giá trị vật tư, tài sản và tiền do cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát trả lại để ghi giảm số vốn đã góp. 1.2.2.5. Các bên góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát có quyền chuyển nhượng giá trị phần vốn góp của mình trong liên doanh. Khi chuyển nhượng phần vốn giữa các bên tham gia liên doanh thì các chi phí liên quan đến hoạt động chuyển nhượng không hạch toán trên sổ kế toán của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát mà chỉ theo dõi chi tiết nguồn vốn góp và làm thủ tục chuyển đổi tên chủ sở hữu trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư. 1.2.2.6. Các bên tham gia liên doanh hoặc đối tác khác mua lại phần vốn góp của các bên khác trong liên doanh, thì phản ánh phần vốn góp vào liên doanh theo giá thực tế mua (giá mua phần vốn góp nàycó thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị ghi sổ sách của phần vốn góp được chuyển nhượng tại thời điểm thực hiện việc chuyển nhượng). 1.2.2.7. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản vốn góp liên doanh theo từng đối tác, từng lần góp và từng khoản vốn đã thu hồi, chuyển nhượng. 1.2.3. Phương pháp hạch toán. 1.2.3.1. Hạch toán các nghiệp vụ góp vốn liên doanh. - Góp vốn liên doanh bằng tiền: * Bằng tiền Việt Nam: Nợ TK 222 Có TK 1111, 1121 * Bằng ngoại tệ: Nợ TK 222: Tỉ giá thực tế thời điểm góp. Nguyễn Thị Phương Lớp: Kế toán 46A Đề án môn học Kế toán tài chính Có TK 1112, 1122: Tỉ giá thực tế xuất ngoại tệ. Có TK 515 (Nợ TK 635): Số chênh lệch. - Góp vốn liên doanh bằng vàng bạc đá quý: Nợ TK 222: Giá thực tế được đánh giá Có TK 1113, 1123: Giá thực tế xuất vang bạc đá quý. Có TK 515 (Nợ TK 635): Số chênh lệch. - Góp vốn liên doanh bằng vật tư, sản phẩm, hàng hoá: Nợ TK 222: Giá trị vốn góp (giá đánh lại) Nợ TK 811: Số chênh lệch giá đánh lại < giá ghi sổ Có TK 152, 153, 155, 156… Giá ghi sổ Có TK 711: Số chênh lệch giá đánh lại > giá ghi sổ (Tương ứng với lợi ích của các bên khác trong liên doanh) Có TK 3387: Số chênh lệch giá đánh lại < giá ghi sổ (Tương ứng với lợi ích của doanh nghiệp mình trong liên doanh) Khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát đã bán số vật tư, hàng hoá đó cho bên thứ ba độc lập, bên góp vốn liên doanh kết chuyển số doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ, ghi: Nợ TK 3387 Có TK 711 - Góp vốn liên doanh bằng tài sản cố định: Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 222: Giá đánh lại Nợ TK 811: Số chênh lệch giá đánh lại < giá trị còn lại Có TK 211, 213: Nguyên giá Có TK 711: Số chênh lệch giá đánh lại > giá trị còn lại (Tương ứng với lợi ích của các bên khác trong liên doanh) Có TK 3387: Số chênh lệch giá đánh lại > giá trị còn lại (Tương ứng với lợi ích của doanh nghiệp mình trong liên doanh) Nguyễn Thị Phương Lớp: Kế toán 46A Đề án môn học Kế toán tài chính Hàng năm căn cứ vào thời gian sử dụng hữh ích của tài sản cố định trong liên doanh, kế toán kết chuyển doanh thu chưa thực hiện về thu nhập khác, ghi: Nợ TK 3387 Có TK 711 - Góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển hoặc do Nhà nước giao để liên doanh với các công ty nước ngoài thì sau khi có quyết định của Nhà nước giao đất và làm xong thủ tục giao cho liên doanh, ghi: Nợ TK 222: Giá trị vốn góp Có TK 411: Chi tiết nguồn vốn Nhà nước. 1.2.3.2. Hạch toán chi phí tham gia liên doanh (như lãi tiền vay để góp vốn, các chi phí khác). Nợ TK 635 Nợ TK 133: VAT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 152…. 1.2.3.3. Hạch toán kết quả tham gia liên doanh. Nếu lãi được chia: Nợ TK 111, 112: Nhận lãi bằng tiền Nợ TK 1388: Nhận được thông báo nhưng chưa được thanh toán Nợ TK 222: Dùng lãi bổ sung vốn góp liên doanh. Có TK 515: Lãi được nhận. Nếu lỗ phải chịu: Nợ TK 635: Số lỗ phải chịu Có TK 111, 112: Bù lỗ bằng tiền Có TK 3383: Nhận được thông báo nhưng chưa thanh toán Có TK 222: Ghi giảm vốn liên doanh để bù lỗ 1.2.3.4. Hạch toán thu hồi vốn góp liên doanh (Khi hoạt động liên doanh kết thúc hoặc cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chấm dứt hoạt động). - Thu hồi bằng ngoại tệ Nợ TK 1112, 1122: Tỷ giá thực tế lúc thu hồi Nguyễn Thị Phương Lớp: Kế toán 46A Đề án mơn học Kế tốn tài chính Có TK 222: Tỷ giá thực tế lúc góp vốn Có TK 515 (Nợ TK 635): Số chênh lệch. - Thu hồi bằng vật tư, sản phẩm, hàng hố, tài sản cố định, tiền Việt Nam Nợ TK 152, 153, 155, 156, 211, 213, 1111, 1121…: Giá trị vốn thực tế lúc thu hồi Nợ TK 635: Số chênh lệch giá trị vốn thu hồi < giá trị vốn góp hoặc vốn thất thốt khơng thu hồi được. Có TK 222: Giá trị vốn góp Có TK 515: Số chênh lệch giá trị vốn thu hồi > giá trị vốn góp. 1.2.3.5. Hạch tốn chuyển nhượng vốn góp liên doanh. Đối với doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm sốt, căn cứ vào giá trị hợp lý của tài sản nhận về do bên nhận chuyển nhượng thanh tốn, ghi: Nợ TK 111, 112, 131: Giá trị chuyển nhượng Nợ TK 635: Lỗ (giá trị chuyển nhượng < giá trị vốn góp) Có TK 222: Giá trị vốn góp Có TK 515: Lãi (giá trị chuyển nhượng > giá trị vốn góp) Hạch tốn vốn góp liên doanh cần chú ý: Trong trường hợp vốn góp liên doanh nhỏ hơn 20% quyền biểu quyết và doanh nghiệp khơng có quyền đồng kiểm sốt trong liên doanh thì vốn góp được theo dõi trên TK 2288 (Vốn góp đầu tư dài hạn). Phương pháp hạch tốn về các nghiệp vụ góp vốn về chi phí, kết quả, thu hồi, chuyển nhượng vốn trên TK 2288 tương tự như trên TK 222 nhưng chỉ khác khi góp vốn liên doanh bằng tài sản hiện vật nếu giá đánh lại > giá ghi lại của tài sản thì tồn bộ số chênh lệch được hạch tốn vào TK 711 (Khơng cần hỗn lại trên TK 3387). Nếu doanh nghiệp có số vốn góp nhỏ hơn 20% quyền kiểm sốt thì doanh nghiệp có thể đầu tư thêm vốn để trở thành có quyền đồng kiểm sốt trong liên doanh. Nợ TK 222 Nguyễn Thị Phương Lớp: Kế tốn 46A [...]... nước về hạch toán đầu tư liên doanh 19 2.2.1 Kế toán Mỹ .19 2.2.2 Kế toán Úc 20 Nguyễn Thị Phương Lớp: Kế toán 46A Đề án môn học Kế toán tài chính 2.3 Đánh giá chế độ hạch toán đầu tư liên doanh hiện hành 20 2.3.1 Những thuận lợi và cơ hội 20 2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân 21 2.4 Sự cần thiết và yêu cầu phải hoàn thiện chế độ hạch toán đầu tư liên doanh. .. quản trị doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư chưa được chính xác và hữu ích Nguyễn Thị Phương Lớp: Kế toán 46A Đề án môn học Kế toán tài chính 2.4 Sự cần thiết và yêu cầu phải hoàn thiện chế độ hạch toán đầu tư liên doanh Đầu tư liên doanh là một lĩnh vực đầu tư có ý nghĩa chiến lược trong dài hạn Đối với các bên tham gia liên doanh, đầu tư liên doanh là hình thức hoạt động kinh doanh mới... từ liên doanh 14 PHẦN 2: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN ĐẦU TƯ LIÊN DOANH .15 2.1 So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) .15 2.1.1 Đánh giá tổng quan 15 2.1.2 Khác biệt giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về đầu tư liên doanh 17 2.2 Kinh nghiệm một số. .. LỜI NÓI ĐẦU 4 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ HẠCH TOÁN ĐẦU TƯ LIÊN DOANH .5 1.1 Khái quát về liên doanh .5 1.1.1 Định nghĩa liên doanh 5 1.1.2 Ba hình thức liên doanh .5 1.2 Kế toán hoạt động góp vốn liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát 5 1.2.1 Khái quát chung về cơ sở kinh doanh đồng... .5 1.2.2 Nguyên tắc hạch toán 6 1.2.2.1 Tài khoản sử dụng hạch toán 6 1.2.3 Phương pháp hạch toán 7 1.2.3.1 Hạch toán các nghiệp vụ góp vốn liên doanh .7 1.2.3.3 Hạch toán kết quả tham gia liên doanh .9 1.2.3.5 Hạch toán chuyển nhượng vốn góp liên doanh 10 1.3 Kế toán hoạt động góp vốn liên doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát ... hành hệ thống chứng từ và sổ kế toán như kế toán quốc tế chỉ có hình thức có thay đổi đôi chút để phù hợp với cách trình bày của người Việt Nam Hình thức chế độ chứng từ kế toán và chế độ sổ kế toán phải được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ_BTC ngày 20/02/2006 của Bộ trưỏng Bộ Tài chính 2.1.2 Khác biệt giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về đầu tư liên doanh Đầu tư liên. .. thông lệ kế toán Việt Nam cũng như quốc tế - Đáp ứng yêu cầu, mục tiêu quản lý hoạt động đầu tư liên doanh đồng thời phải phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam - Phù hợp với trình độ quản lý, trang bị kế toán cho hạch toán kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam 2.5 Một số ý kiến đề xuất 2.5.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước Thứ nhất, Việt Nam cần thảo luận về các... gia liên doanh và nhà đầu tư; bất kể về cấu trúc, hình thức mà liên doanh đó hoạt động Còn trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đầu tư liên doanh được quy định trong VAS 08 ” Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh ” ban hành và công bố theo Quyết định số 234/03/QĐ_BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Về căn bản khái niệm liên doanh, các hình thức liên doanh và chế độ hạch. .. Thứ hai, về hệ thống nhân sự kế toán Hiện nay ở một số doanh nghiệp các khoản đầu tư tài chính do chính các kế toán viên phần hành tiền theo dõi và hạch toán Việc một kế toán viên ôm đồm quá nhiều việc trong khi những kế toán viên này lại không có những kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư tài chính gây khó khăn trong việc hạch toán và cung cấp thông tin của kế toán Đó là do ở nhiều doanh nghiệp... bên tham gia liên doanh để có những thay đổi cơ chế theo cho phù hợp Đồng thời phải phản ánh phần phân chia doanh thu và chi phí đối với từng bên tham gia liên doanh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Nguyễn Thị Phương Lớp: Kế toán 46A Đề án môn học Kế toán tài chính KẾT LUẬN Những phân tích trên đây là nghiên cứu của em về kế toán hạch toán đầu tư liên doanh, một hình thức đầu tư tài chính . hạch toán đầu tư liên doanh; - Phần 2: Một số ý kiến đóng góp với chế độ kế toán hiện hành về hạch toán đầu tư liên doanh; - Kết luận. . Lớp: Kế toán 46A Đề án môn học Kế toán tài chính PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ HẠCH TOÁN ĐẦU TƯ LIÊN DOANH. 1.1. Khái quát về liên