1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Các kĩ năng để nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm doc

4 371 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 103,5 KB

Nội dung

Các năng để nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm A. năng con người (thành viên trong nhóm) 1. Lăng nghe: - Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên. -Hãy cởi mở để lắng nghe, tiếp thu mọi ý kiến từ phía các nhân viên. Nhiều công ty đã sẵn sàng bỏ ra hàng trăm ngàn đô la để hỏi ý kiến những nhà tư vấn mà không biết là chính nhân viên mới là người hiểu rõ công việc để đưa ra những ý kiến hợp lý nhất. 2. Chất vấn: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ. 3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. 4. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. 5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau. Khi gặp các vấn đề khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống các thành viên nên có ý thức giúp đỡ nhau khi có thành viên yêu cầu được giúp đỡ. Như vậy sẽ thể hiện được tính đồng đội trong nhóm, tạo cảm giác gần gũi giữa các thành viên. Tránh được suy nghĩ việc của ai người đó làm trong mỗi thành viên. 6. Sẻ chia và chia sẻ thông tin: - Các thành viên đưa ra ý kiến và tường thuật cách họ nghĩ ra nó cho nhau. Từ đó các thành viên sẽ cho ý kiến phân tích những điểm thuận lợi, bất lợi… giúp cho ý tưởng đó hoàn thiện hơn. - Khi bạn là một trưởng nhóm hãy chia sẻ thông tin với thành viên nhóm: Những tin đồn là một chiếc kim rút dần đi nhuệ khí và năng suất làm việc. Bạn nên học cách đối xử với nhân viên sao cho cởi mở và chân thành. Hãy hứa với họ là sẽ luôn là người thông báo sớm nhất mọi tin tức trong chính sách của công ty để nhận việc khỏi rơi vào cảnh thấp thỏm, mong chờ. 7. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Tục ngữ có câu “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao”. Do vậy công việc không chỉ là của riêng một thành viên nào mà các thành viên đều phải co trách nhiệm đóng góp ý kiến để tham gia thực hiện kế hoạch nhóm. B. năng hoạt động nhóm (các công việc của nhóm ) 1. Đặt mục tiêu Các thành viên cần phải làm việc theo mục tiêu của cá nhân và theo nhóm. Hãy yêu cầu họ đặt ra cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Đây là điều khích lệ cho các nhóm làm việc một cách độc lập bởi áp lực cũng như lòng tự ái cá nhân sẽ giúp giảm thiểu đi những sai sót không đáng có. 2. Tập trung vào một mục tiêu chung Hãy giải thích những mục tiêu, kế hoạch của công ty một cách rõ ràng. Mọi người thường quá tập trung vào giải quyết những vấn đề hàng ngày tới mức quên đi mất tầm nhìn của một công ty. Khi mà một số thành viên của một nhóm tập trung gánh vác công việc, thì số còn lại nên dành nhiều thời gian cho việc nhìn lại các tiến trình để hạn chế những rủi ro trong tương lai. 3. Phân công rõ ràng vai trò từng cá nhân Hãy chỉ ra trách nhiệm của từng thành viên trong một đội, đó là yếu tố để làm nên thành công. Hiểu rõ từng nhiệm vụ sẽ giúp mọi người làm việc với tinh thần cộng tác hơn. Cũng có thể khuyến khích các nhóm tự phân công công việc. Họ sẽ cảm thấy cần phải có trách nhiệm nhiều hơn nếu họ được tự cầm nắm công việc trong tay. C. Các năng hoạt động khác 1. Thiết lập sự tín nhiệm. - Với tư cách là nhóm trưởng bạn hãy làm sao để trong mắt nhân viên bạn trở thành một người đáng tin cậy. Mỗi lời nói của bạn phải là có một giá trị. Đừng bao giờ sai sót hay chậm trễ trong vấn đề lương, thưởng, điều đó sẽ làm nhân viên có cái nhìn khác về bạn. - Còn nếu bạn chỉ là một thành viên trong nhóm bạn cũng cần tạo sự tín nhiệm với chính đồng nghiệp của bạn và với cấp trên của bạn. nếu họ tin tưởng và tín nhiệm vào cách làm việc của bạn thì bạn mới có cơ hội cùng làm việc với họ lần thứ hai. 2. Biết nhẫn nại Nếu một nhóm chưa biết cách làm việc một cách chuyên nghiệp, hãy cho họ thời gian để tìm ra hướng đi của mình. Hãy quan sát từ xa cách họ làm việc và nếu họ không biết cách để giải quyết những mâu thuẫn thường có trong một nhóm thì lúc đó mới hành động. Nếu thấy cần thiết có thể loại bỏ một vài cá nhân không có tinh thần hợp tác để công việc trôi chảy hơn. 3. Biết động viên Kêu gọi các thành viên trong một nhóm cùng chung sức đóng góp cho công việc. Động viên họ cùng học hỏi để nâng cao kiến thức. Biết khích lệ họ phát huy những khả năng tiềm ẩn để nâng cao hiệu quả công việc. 4. Trao giải theo từng nhóm Đưa ra những giải thưởng cho đội thay vì cho từng cá nhân. Điều này sẽ khích lệ tinh thần làm việc đồng đội. Hãy trao giải cho những cống hiến, những nỗ lực của họ cho thành công của công việc. 5. Hãy nhiệt tình Nhiệt huyết như là một virut, nó dễ dàng lây từ người này sang người khác. Hãy lạc quan và luôn có hy vọng vào những điều to lớn mà các nhóm có thể làm được, họ sẽ không làm bạn thất vọng đâu. 6. Tạo niềm vui Tinh thần của một đội luôn là sự đoàn kết. Hãy dành thời gian để cùng nhau làm nên tiếng cười. Gắn kết họ bằng những bữa ăn trưa hay một vài cốc bia cuối giờ làm việc. Khi mà các thành viên đã coi nhau như anh em thì sự cộng tác cũng như sáng tạo trong công việc sẽ hết sức hiệu quả. . Các kĩ năng để nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm A. Kĩ năng con người (thành viên trong nhóm) 1. Lăng nghe: - Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải. góp cho công việc. Động viên họ cùng học hỏi để nâng cao kiến thức. Biết khích lệ họ phát huy những khả năng tiềm ẩn để nâng cao hiệu quả công việc. 4. Trao giải theo từng nhóm Đưa ra những. núi cao . Do vậy công việc không chỉ là của riêng một thành viên nào mà các thành viên đều phải co trách nhiệm đóng góp ý kiến để tham gia thực hiện kế hoạch nhóm. B. Kĩ năng hoạt động nhóm (các

Ngày đăng: 01/07/2014, 17:20

w