Tài liệu học bệnh cây rừng

8 543 2
Tài liệu học bệnh cây rừng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I - ĐẶT VẤN ĐỀ Trong công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đối núi trọc, cũng như trồng rừng phục vụ công nghiệp và các mục đích khác, ngoài các loại cây như: Keo, Bạch đàn, Thông, Dẻ … đối với tỉnh Thanh Hoá, Luồng (Dendrocalamus membranaceus Muuro) có tác dụng rất nhiều mặt. Luồng là loài cây đa tác dụng, cành lá, roi rễ phát triển có tác dụng đặc biệt đối với sinh thái và môi trường sinh thái thôn bản. Rừng tre trúc có tác dụng điều tiết nước, điều hoà khí hậu, làm sạch không khí, thực bì tre trúc là nguồn thức ăn và nơi nghỉ ngơi của gấu, voi và nhiều động vật quý hiếm. Rừng luồng bên các dòng sông tạo ra nguồn thuỷ sản giá trị. Màu sắc, mùi vị của măng luồng thật tuyệt vời, tuơi mát hợp khẩu vị, dinh dưỡng phong phú, là nguồn thực phẩm nhiều chức năng dinh dưỡng, nên người xưa bảo "Không có măng không thành mâm". Luồng sinh trưởng nhanh, thành gỗ sớm, sản lượng cao, công dụng rộng. Hàng ngày nhân dân thường dùng thang, rổ rá, mũ, đũa, ghế bàn làm bằng Luồng. Gỗ luồng là nguyên liệu giấy rất tốt vì hàm lượng xenluloza cao, cường độ lớn có thể tạo giấy đánh máy, giấy bao gói, giấy dùng trong công nghiệp. Nhiều năm lại đây người ta dùng tre làm gỗ dán, ván dăm và trở thành vật liệu xây dựng, ván sàn ô tô. Giá trị về mặt kinh tế mà cây Luồng đem lại đã được người dân chấp nhận đặc biệt là đồng bào của vùng trung du miền núi. Luồng có tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ trồng, dễ chăm sóc và sinh trưởng nhanh cho thu nhập sản phẩm, sản phẩm lại đa dạng. Chính vì vậy mà cây Luồng được xem là một giải pháp trước mắt lấy ngắn nuôi dài trong sản xuất lâm nghiệp, đã có nhiều khu vực trồng xen Luồng với cây lâm nghiệp lâu năm và đem lại hiệu quả rất rõ rệt. Tuy nhiên, hầu hết hiện tại ở khu vực nghiên cứu cũng như các khu vực nghiên cứu chủ yếu khai thác măng phục vụ sinh hoạt hoặc bán thô chưa qua chế biến, bảo quản nên chưa khai thác hết giá trị đích thực của nó. Ngoài 1 ra, Luồng còn được dùng trong xây dựng, các ngành công nghiệp giấy, ván nhân tạo và đặc biệt là thủ công mỹ nghệ. Việt Nam được đánh giá là nước có doanh thu cao từ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, những năm qua do chính sách khuyến khích mở cửa nên hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan đang dần khôi phục và phát triển. Mặt hàng này cần vật liệu là dẻo, mềm, đẹp và tất cả những yêu cầu đó thì cây Luồng nói riêng và phân họ tre trúc nói chung đều đáp ứng được. Do vậy, Luồng là nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan. Luồng có giá trị to lớn, thiết thực như vậy nhưng vấn đề mà chúng ta đang gặp khó khăn hiện tại đang là sâu bệnh hại Luồng và phân họ tre trúc đang bị phá hoại mạnh, gây thiệt hại đáng kể cho ngành Lâm nghiệp. Một số loại sâu bệnh hại chủ yếu như bệnh chổi sể tre luồng, thối gốc cây tre, phấn trắng lá tre, Vòi voi hại măng, Châu chấu hại lá tre… và đặc biệt là bệnh sọc tím tre luồng. Đây là một bệnh mới của tre luồng, trước hết nó phá vỡ vẻ đẹp thẩm mỹ của cây Luồng sau đó quan trọng hơn là ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây Luồng và măng. Do vậy mà bệnh sọc tím Luồng đã gây ra thiệt hại vô cùng nặng nề, không những không cải thiện được đời sống của người dân mà gây hoang mang lo lắng và bất lực trước thiên nhiên và dường như họ mất niềm tin vào sự đổi mới. Đó là một hậu quả rất lớn không chỉ thiệt hại về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến mặt xã hội. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về đặc điểm của vật gây bệnh sọc tím Luồng nhưng trên thế giới và trong nước. Trên cơ sở đó, chuyên đề này giới thiệu một số thông tin cơn bản về bệnh này và đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp, sẽ là một tài liệu tham khảo có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất đem lại hiệu quả. II - TỔNG QUAN VỀ IPM TRONG PHÒNG TRỪ BỆNH CÂY Quản lý và phòng trừ tổng hợp bệnh cây là một trong những biện pháp quản lý phòng trừ vật gây hại tổng hợp (Intergrated Pests Management, IPM). 2 IPM được xuất phát từ quan điểm tổng thể toàn cục nông lâm nghiệp và hệ sinh thái nông lâm nghiệp ứng dụng mọi biện pháp phòng trừ khống chế sự phát sinh, phát triển của bệnh làm cho bệnh chí gây ra tổn thất dưới ngưỡng kinh tế cho phép và phải làm sao chi phí phòng trừ rất nhỏ, hiệu ích kinh tế lớn, sản xuất cây trồng phù hợp với yêu cầu sản lượng cao, chất lượng tốt, hiệu quả cao. Đồng thời trong quá trình phòng trừ phải giảm bớt đến mức thấp nhất tác hại khác sản sinh. Mục đích của IPM là bảo đảm cho cây sinh trưởng, phát triển, từ đó thu được sản lượng cao, ổn định và chất lượng tốt. Yêu cầu và nguyên tắc chung của IPM bệnh cây là lấy phương châm chung là “Phòng là chính, trừ phải tổng hợp”. Dự phòng trong phòng trừ bệnh cây là rất quan trọng, nó bao hàm 2 ý: một là thông qua biện pháp kiểm dịch đề phòng sự lây lan của bệnh, đối với những bệnh nguy hiểm chỉ có thông qua biện pháp kiểm dịch đối nội và đối ngoại nghiêm cấm sự truyền vào và truyền ra những cây mang bệnh mới hạn chế được sự lây lan và xâm nhiễm; hai là cần áp dụng những biện pháp trước lúc phát sinh bệnh, tiêu diệt nguồn bệnh trước khi chưa phát sinh. Đối với những bệnh đơn tuần hoàn phải làm công tác dự phòng. Với những bệnh đa tuần hoàn dự phòng chủ yếu tập trung vào đề phòng tái xâm nhiễm, ngăn chặn dịch bệnh. Hệ thống quản lý khoa học phòng trừ bệnh cây cũng có 2 hàm ý, một là căn cứ vào nhu cầu sản xuất nông lâm nghiệp tiến hành phòng trừ một hoặc nhiều bệnh; hai là lợi dụng đầy đủ các biện pháp phòng trừ, lấy dài bù ngắn, tạo ra những điều kiện bất lợi cho sự phát sinh bệnh hại và điều kiện có lợi cho sinh trưởng cây trồng, khống chế bệnh hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế. Bốn nguyên tắc IPM như sau: (1) Trước hết phải xem xét toàn cục sản xuất và hệ sinh thái, thông qua các biện pháp tạo ra điều kiện môi trường có lợi cho sinh trưởng của cây và các vi sinh vật có ích mà bất lợi cho sự phát sinh bệnh hại, nghĩa là phải xem 3 xét hiệu quả phòng trừ trước mắt và xem xét ảnh hưởng lâu dài đối với môi trường và cân bằng sinh thái. (2) IPM quyết không phải phép cộng của các biện pháp giản đơn, càng không phải càng nhiều biện pháp càng tốt, mà phải căn cứ vào từng nơi từng lúc, tuỳ tình hình phát sinh bệnh cụ thể, điều hoà hợp lý các phòng trừ cần thiết, tranh thủ hiệu quả phòng trừ tốt nhất. Trong công tác phòng trừ bệnh hại một mặt phải nắm vững mâu thuẫn chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề bệnh lớn nhất nguy hiểm nhất, mặt khác còn cần phải chú ý đến những bệnh khác phát sinh, có kế hoạch giải quyết từng bước một số vấn đề thứ yếu. (3) Hiệu quả kinh tế cũng là một trong những nguyên tắc phòng trừ. Sự phát triển kinh tế thị trường, người ta càng chú ý đến hiệu ích kinh tế, cho nên IPM phải tính đến những biện pháp hợp lý, chi ít thu nhiều. Trong quá trình phòng trừ phải sử dụng nhân lực, vật lực, tài lực ít nhất, khống chế bệnh hại khi mới phát sinh. (4) Môi trường là cơ sở vật chất sinh tồn của nhân loại, phá hoại cân bằng sinh thái là sản phẩm ngu muội của nhân loại, vì vậy quản lý tổng hợp bệnh cây nhất thiết phải chú ý đến bảo vệ môi trường, hướng lợi tránh hại. Trong quá trình phòng trừ bệnh cây phải bảo vệ môi trường bảo đảm an toàn cho cây trồng và vật nuôi, tránh hoặc giảm bớt tác hại phụ. Muốn phòng trừ một bệnh hại có hiệu quả ta cần xác định phương án phòng trừ bệnh hại. Phương án phòng trừ phải xem xét đầy đủ các nhân tố cây chủ, vật gây hại, môi trường, nắm vững quy luật phát sinh phát triển của bệnh, vì vậy phải tập trung tích lũy các tài liệu liên quan và nghiên cứu khoa học. Chúng bao gồm 4 bước: (1) Phân tích vị trí các loại bệnh hại trong hệ sinh thái. (2) Xác định ngưỡng kinh tế, trước hết phải nghiên cứu mức tổn thất kinh tế của bệnh. Mức tổn thất kinh tế (economic injury level, EIL) là mật độ 4 sâu hại giới hạn (hay mức độ bị hại giới hạn) mà giá thành phòng trừ vừa đúng ngưỡng lợi ích thu được. (3) Lập phương án hạn chế sâu bệnh hại. Khi lập phương án trước hết cần chú ý đến biện pháp sinh học, chọn cây chống chịu, cải thiện môi trường, làm giảm nơi ẩn náu để hạ mức xuống dưới vị trí cân bằng. Trong tình trạng nguy cấp phải phối hợp nhiều biện pháp như sinh vật học, chọn cây chống chịu, khống chế điều kiện môi trường. Nếu như không khống chế được bắt buộc phải dùng thuốc hóa học thì phải xem xét loại thuốc, liều lượng, phương thức sử dụng, thời gian sử dụng và phạm vi sử dụng. Ngưỡng kinh tế giúp ta giải quyết vấn đề này. (4) Lập phương án kỹ thuật phòng trừ. Do sự biến đổi khí hậu, sinh trưởng của cây, số lượng thiên địch và quần thể sâu bệnh theo thời gian. Cho nên phải xây dựng phương án kỹ thuật phòng trừ lúc nào dùng biện pháp nào. IPM trong phòng trừ bệnh cây là một quá trình nghiên cứu lâu dài. Muốn đạt được mục đích phòng trừ lâu dài cần tìm hiểu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, chủ động tìm biện pháp điều chỉnh, khống chế quần thể bệnh hại. Các biện pháp quản lý và phòng trừ tổng hợp bệnh cây được quy ra 6 biện pháp: kiểm dịch thực vật, kỹ thuật nông lâm nghiệp, chọn và lai tạo giống kháng bệnh, phòng trừ sinh vật học, phòng trừ vật lý và phòng trừ hoá học. III - BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH SỌC TÍM LUỒNG THEO NGUYÊN LÍ IPM 3.1. Mô tả triệu chứng của bệnh Bệnh thường xâm nhiễm gốc Luồng mới, bệnh xuất hiện bắt đầu trên vỏ đốt 3-5, lúc đầu có các đốm nhỏ, dạng sao hoặc sọc màu vàng nâu đến nâu tím. Lúc đầu phát sinh ở phần gốc bao măng. Các đốm bệnh bắt đầu lan lên trên, sau khi bẹ măng rụng, các đốm lion nhau dạng sọc hoặc đám tím. Gốc 5 bắt đầu thối, mô thịt biến màu nâu, sợi xốp. Bệnh lan rộng từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài. Thời gian phát bệnh thường vào tháng 4-5, khi măng cao 1,5m, bẹ măng 3-4 đốt bắt đầu tách nở, rất dế bị bệnh. 3.2. Vật gây bệnh Do các loài nấm: Nấm bào tử lăng trụ đen Arthrinium phaeospermum Ellis; nấm lưỡi liềm Fusarium letersporim Nees ex Fr.; nấm bào tử liền Alternaria alternate. Trong các loài nấm trên, nấm bào tử lăng trụ đen gây bệnh nặng nhất, sau đó là nấm lưỡi liềm. Nấm bào tử lăng trụ đen có kích thước là 7,3 -11,7 x 4,6-6,5 µm; cuống bt hình sợi dài 3-6 µm, cũng có cuống dài 50 µm, rộng 1- 1,6 µm, cuống không màu, không phân nhánh, vách ngăn không rõ. Phương thức phát dục là nẩy chồi. Bào tử trước khi rụng ra là nẩy mầm, trên đỉnh thành chuỗi, thường hình thành đống bào tử màu đen. 3.3. Đề xuất các biện pháp phòng trừ theo nguyên lí IPM - Kỹ thuật dự tính dự báo: Lập phương án dự tính dự báo, kết hợp khí hậu vật hậu để dự báo ngắn hạn. - Kỹ thuật kinh doanh: Trước hết tránh trồng nơi đất trũng, đào rãnh thoát nước, cuốc xới đất, diệt cỏ, bón phân hợp lý vào tháng 9-10 và tháng 3-4 với lượng 300kg/ha. Tháng 3-4 kết hợp diệt sâu ngài đêm hại măng. - Thanh trừ nguồn bệnh: kịp thời diệt cây bị bệnh, xác cây bệnh đốt tiêu huỷ. - Phòng trừ vật lý: trước mùa ra măng rắc vào rừng 1000kg/ha vôi, cuốc lật đất, tháng 4-5 khi mới phát bệnh phải bóc hết bẹ măng ở gốc, giảm bớt sự tích nước. - Phòng trừ hóa học: Trước khi ra măng tiến hành khử trùng đất rắc xung quanh gốc măng thuốc PCNB và đất vàng hoặc gio bếp, đồng thời xới đất . Một biện pháp mới được đề ra là bón phân ure vào trong gốc, mỗi bụi 6 chọn chọn 2-3 gốc cây luồng mới chặt, đục thủng các mắt, mỗi gốc đổ vào 200-300g phân ure, đối với bệnh sọc tím cần tiến hành phun hoặc tưới vào gốc thuốc topsin, daconin, benlat, diclonitrobenzen 0,1% thuốc hợp chất lưu huỳnh vôi 4 o Be. Khi mới ra măng phun thuốc sunphát đồng vào măng và xung quanh. Trong kỳ ra măng kịp thời phát hiện các cây bị sọc tím kịp thời bóc bẹ măng, rồi phun dung dịch sunphát đồng hoặc topsin pha loãng 80 lần, 7 ngày 1 lần, phun 3-4 lần, để ngăn chặn sự phát triển bệnh. IV - KẾT LUẬN Bệnh sọc tím Luồng chủ yếu do nấm bào tử lăng trụ đen (Arthrinium phaeospermum Ellis) gây ra. Bệnh gây ra đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây Luồng và măng. Phòng trừ sâu bệnh sọc tím theo nguyên lí IPM cũng phải kiên trì theo phương châm “phòng là chính, trừ phải tổng hợp”. Có thể trồng hỗn giao Luồng với cây lá rộng theo băng hoặc theo đám, đặc biệt là khi chăm sóc phải để những cây lá rộng có lợi cho thiên địch và có hại cho các loài sâu hại. Trong quá trình kinh doanh, phải cuốc xới cỏ, cây bụi cải thiện điều kiện vệ sinh rừng, phá hoại đặc tính sâu và môi trường qua đông sâu non. Thường xuyên làm tốt công tác dự tính dự báo, làm rõ các loài sâu bệnh hại, quy luật phát sinh của chúng. Khi phát hiện sâu bệnh phải kịp thời áp dụng mọi biện pháp tránh để lây lan, đồng thời trong tình hình khác nhau phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. Đặc biệt chú ý là cây kinh doanh tập trung, nâng cao khả năng tự đề kháng của cây rừng, làm giảm bớt sự phát sinh sâu bệnh hại. Xây dựng các phương án phòng trừ tổng hợp cho bệnh sọc tím Luồng nói riêng và các loại sâu bệnh hại rừng trồng nói chung là hết sức cần thiết, nhằm kịp thời ngăn chặn phát dịch và hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất, góp phần hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả trồng rừng. 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cẩm nang ngành lâm nghiệp, chương quản lí sâu bệnh hại rừng trồng. Hà Nội, 2006. 2 - GS. TS. Trần Văn Mão: Bài giảng Bệnh cây rừng dành cho cao học. Trường Đại học Lâm nghiệp, 2008. 3 - Nguyễn Thị Thuý Nga, Phạm Quang Thu: Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn nội sinh thực vật để phòng trừ nấm Fusarium equiseti gây bệnh sọc tím ở cây luồng. TC Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2006, số 10, trang 91-93. 8 . vực nghiên cứu cũng như các khu vực nghiên cứu chủ yếu khai thác măng phục vụ sinh hoạt hoặc bán thô chưa qua chế biến, bảo quản nên chưa khai thác hết giá trị đích thực của nó. Ngoài 1 ra, Luồng. về mặt kinh tế mà cây Luồng đem lại đã được người dân chấp nhận đặc biệt là đồng bào của vùng trung du miền núi. Luồng có tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ trồng, dễ chăm sóc và sinh trưởng nhanh. mục đích khác, ngoài các loại cây như: Keo, Bạch đàn, Thông, Dẻ … đối với tỉnh Thanh Hoá, Luồng (Dendrocalamus membranaceus Muuro) có tác dụng rất nhiều mặt. Luồng là loài cây đa tác dụng, cành

Ngày đăng: 01/07/2014, 17:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan