I - ĐẶT VẤN ĐỀ Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) là loài cây trồng sinh trưởng nhanh, có khả năng cải tạo đất cũng như thích nghi tốt để tạo thành rừng cung cấp gỗ nhỏ, gỗ phục vụ công nghiệp giấy sợi, ván và cung cấp củi. Bởi vậy, diện tích rừng trồng keo tai tượng ngày một tăng. Sự hình thành rừng keo tai tượng thuần loài đã tạo môi trường thuận lợi cho các loại bệnh hại phát triển, phát dịch và gây ra thiệt hại khá nghiêm trọng cho các doanh nghiệp lâm nghiệp với 2 loại bệnh hại chính là bệnh hại lá và bệnh hại thân cành. Bệnh hại lá điển hình gồm: (+) bệnh phấn trắng do nấm Oidium spp., thường gây bệnh cho các loài keo ở vườn ươm và rừng trồng khi còn non; (+) bệnh bồ hóng do nấm Meliola spp., thường gây bệnh cho các loài keo ở phần dưới của tán, trong điều kiện bị che sáng và ẩm ướt; (+) bệnh đốm lá do tảo Cephaleuros virescens, thường xuất hiện ở vùng ẩm ướt, tán lá dày, không thông thoáng; (+) bệnh đốm lá và cháy lá do nấm Cylindrocladium spp., nấm bệnh này gây bệnh cho nhiều loài keo ở tất cả các bộ phận của cây như rễ, thân, cành và lá; (+) bệnh đốm lá do các loài nấm gây hại: Cercospora sp., Pseudocercospora sp., Phaeotrichoconis crotalariae, Collectotrichum gloeosporioides, Pestalotiopsis spp., Phomopsis spp. và Phyllosticta sp. Bệnh hại thân cành phát hiện được một số bệnh hại chính gồm: (+) bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor; (+) bệnh loét thân cành do nấm Botryosphaeria spp. Lâm trường Đạ Tẻh trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã trồng được gần 400 ha rừng trồng, trong đó chủ yếu là rừng trồng keo tai tượng (Acacia mangium) và keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Hầu hết các rừng trồng ở đây đều được trồng trên các lập địa có tầng đất dày, lượng mưa trung bình hàng năm lớn, trên 2.800 mm. Những khu rừng trồng keo tai tượng này có nguồn gốc từ hạt và không rõ xuất xứ. Mật độ trồng rừng chủ yếu là 2.200 cây/ha, những năm đầu cây sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống rất cao, nên rừng trồng sau 2 - 3 năm đã bắt đầu khép tán. Một số khu rừng keo tai tượng 4 1 đến 5 tuổi, mật độ cao đã có hiện tượng chèn ép giữa các cây, xuất hiện bệnh hại, đặc biệt là bệnh phấn hồng. Bệnh đã làm ngọn cây bị héo và chết, gây đổ gẫy ở vị trí nấm bệnh xâm nhiễm, với tỷ lệ bị bệnh từ 7 đến 59% trên một diện tích bị hại khoảng 118,5 ha. Được sự giúp đỡ của các cơ quan chuyênmôn và quản lý, dịch bệnh đã được nghiên cứu tìm hiểu khá đầy đủ. Trên cơ sở đó, chuyênđề này xin được giới thiệu những thông tin cơ bản nhất và biện pháp phòng trừ theo nguyên lí IPM đối với bệnh hại này. II - TỔNG QUAN VỀ IPM TRONG PHÒNG TRỪ BỆNHCÂY Quản lý và phòng trừ tổng hợp bệnhcây là một trong những biện pháp quản lý phòng trừ vật gây hại tổng hợp (Intergrated Pests Management, IPM). IPM được xuất phát từ quan điểm tổng thể toàn cục nông lâm nghiệp và hệ sinh thái nông lâm nghiệp ứng dụng mọi biện pháp phòng trừ khống chế sự phát sinh, phát triển của bệnh làm cho bệnh chí gây ra tổn thất dưới ngưỡng kinh tế cho phép và phải làm sao chi phí phòng trừ rất nhỏ, hiệu ích kinh tế lớn, sản xuất cây trồng phù hợp với yêu cầu sản lượng cao, chất lượng tốt, hiệu quả cao. Đồng thời trong quá trình phòng trừ phải giảm bớt đến mức thấp nhất tác hại khác sản sinh. Mục đích của IPM là bảo đảm cho cây sinh trưởng, phát triển, từ đó thu được sản lượng cao, ổn định và chất lượng tốt. Yêu cầu và nguyên tắc chung của IPM bệnhcây là lấy phương châm chung là “Phòng là chính, trừ phải tổng hợp”. Dự phòng trong phòng trừ bệnhcây là rất quan trọng, nó bao hàm 2 ý: một là thông qua biện pháp kiểm dịch đề phòng sự lây lan của bệnh, đối với những bệnh nguy hiểm chỉ có thông qua biện pháp kiểm dịch đối nội và đối ngoại nghiêm cấm sự truyền vào và truyền ra những cây mang bệnh mới hạn chế được sự lây lan và xâm nhiễm; hai là cần áp dụng những biện pháp trước lúc phát sinh bệnh, tiêu diệt nguồn bệnh trước khi chưa phát sinh. Đối với những bệnh đơn tuần hoàn phải làm công tác dự phòng. Với những bệnh đa tuần hoàn dự phòng chủ yếu tập trung vào đề phòng tái xâm nhiễm, ngăn chặn dịch bệnh. Hệ thống quản lý khoa học phòng trừ bệnhcây 2 cũng có 2 hàm ý, một là căn cứ vào nhu cầu sản xuất nông lâm nghiệp tiến hành phòng trừ một hoặc nhiều bệnh; hai là lợi dụng đầy đủ các biện pháp phòng trừ, lấy dài bù ngắn, tạo ra những điều kiện bất lợi cho sự phát sinh bệnh hại và điều kiện có lợi cho sinh trưởng cây trồng, khống chế bệnh hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế. Bốn nguyên tắc IPM như sau: (1) Trước hết phải xem xét toàn cục sản xuất và hệ sinh thái, thông qua các biện pháp tạo ra điều kiện môi trường có lợi cho sinh trưởng của cây và các vi sinh vật có ích mà bất lợi cho sự phát sinh bệnh hại, nghĩa là phải xem xét hiệu quả phòng trừ trước mắt và xem xét ảnh hưởng lâu dài đối với môi trường và cân bằng sinh thái. (2) IPM quyết không phải phép cộng của các biện pháp giản đơn, càng không phải càng nhiều biện pháp càng tốt, mà phải căn cứ vào từng nơi từng lúc, tuỳ tình hình phát sinh bệnh cụ thể, điều hoà hợp lý các phòng trừ cần thiết, tranh thủ hiệu quả phòng trừ tốt nhất. Trong công tác phòng trừ bệnh hại một mặt phải nắm vững mâu thuẫn chủ yếu tập trung giải quyết vấn đềbệnh lớn nhất nguy hiểm nhất, mặt khác còn cần phải chú ý đến những bệnh khác phát sinh, có kế hoạch giải quyết từng bước một số vấn đề thứ yếu. (3) Hiệu quả kinh tế cũng là một trong những nguyên tắc phòng trừ. Sự phát triển kinh tế thị trường, người ta càng chú ý đến hiệu ích kinh tế, cho nên IPM phải tính đến những biện pháp hợp lý, chi ít thu nhiều. Trong quá trình phòng trừ phải sử dụng nhân lực, vật lực, tài lực ít nhất, khống chế bệnh hại khi mới phát sinh. (4) Môi trường là cơ sở vật chất sinh tồn của nhân loại, phá hoại cân bằng sinh thái là sản phẩm ngu muội của nhân loại, vì vậy quản lý tổng hợp bệnhcây nhất thiết phải chú ý đến bảo vệ môi trường, hướng lợi tránh hại. Trong quá trình phòng trừ bệnhcây phải bảo vệ môi trường bảo đảm an toàn cho cây trồng và vật nuôi, tránh hoặc giảm bớt tác hại phụ. 3 Muốn phòng trừ một bệnh hại có hiệu quả ta cần xác định phương án phòng trừ bệnh hại. Phương án phòng trừ phải xem xét đầy đủ các nhân tố cây chủ, vật gây hại, môi trường, nắm vững quy luật phát sinh phát triển của bệnh, vì vậy phải tập trung tích lũy các tài liệu liên quan và nghiên cứu khoa học. Chúng bao gồm 4 bước: (1) Phân tích vị trí các loại bệnh hại trong hệ sinh thái. (2) Xác định ngưỡng kinh tế, trước hết phải nghiên cứu mức tổn thất kinh tế của bệnh. Mức tổn thất kinh tế (economic injury level, EIL) là mật độ sâu hại giới hạn (hay mức độ bị hại giới hạn) mà giá thành phòng trừ vừa đúng ngưỡng lợi ích thu được. (3) Lập phương án hạn chế sâu bệnh hại. Khi lập phương án trước hết cần chú ý đến biện pháp sinh học, chọn cây chống chịu, cải thiện môi trường, làm giảm nơi ẩn náu để hạ mức xuống dưới vị trí cân bằng. Trong tình trạng nguy cấp phải phối hợp nhiều biện pháp như sinh vật học, chọn cây chống chịu, khống chế điều kiện môi trường. Nếu như không khống chế được bắt buộc phải dùng thuốc hóa học thì phải xem xét loại thuốc, liều lượng, phương thức sử dụng, thời gian sử dụng và phạm vi sử dụng. Ngưỡng kinh tế giúp ta giải quyết vấn đề này. (4) Lập phương án kỹ thuật phòng trừ. Do sự biến đổi khí hậu, sinh trưởng của cây, số lượng thiên địch và quần thể sâu bệnh theo thời gian. Cho nên phải xây dựng phương án kỹ thuật phòng trừ lúc nào dùng biện pháp nào. IPM trong phòng trừ bệnhcây là một quá trình nghiên cứu lâu dài. Muốn đạt được mục đích phòng trừ lâu dài cần tìm hiểu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, chủ động tìm biện pháp điều chỉnh, khống chế quần thể bệnh hại. Các biện pháp quản lý và phòng trừ tổng hợp bệnhcây được quy ra 6 biện pháp: kiểm dịch thực vật, kỹ thuật nông lâm nghiệp, chọn và lai tạo giống kháng bệnh, phòng trừ sinh vật học, phòng trừ vật lý và phòng trừ hoá học. 4 III - BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH PHẤN HỒNG KEO TAI TƯỢNG THEO NGUYÊN LÍ IPM 3.1. Mô tả triệu chứng của bệnh Nấm bệnh ký sinh vỏ của cành cây và thân cây. Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, dấu hiệu đầu tiên bằng mắt thường cũng dễ dàng nhận thấy có những đám màu trắng xuất hiện trên bề mặt vỏ thân cây hay cành cây ở phía bị che bóng thường ở vị trí từ 1/5 đến 1/4 chiều cao của cây tính từ ngọn. Quan sát bằng kính lúp cầm tay tổ chức bị bệnh này có nhiều sợi nấm nhỏ, mịn màu trắng mọc trên bề mặt của vỏ cây. Giai đoạn ngắn sau đó, các sợi nấm ăn sâu vào lớp vỏ, hình thành nên những mụn rất nhỏ màu hồng da cam trên bề mặt vỏ cây nơi bị nấm xâm nhiễm do các sợi nấm bất thụ, giá đảm và bào tử hữu tính của nấm. Đếm cuối mùa mưa, lớp màu hồng da cam này nhạt dần màu trở nên màu trắng bẩn, vỏ cây bị nứt ra, để lộ một phần gỗ, sợi nấm xâm nhiễm vào thân, cành cây toàn bộ lá của của cây từ chỗ bị nấm xâm nhiễm lên đến ngọn bị héo, chết có màu nâu và không rụng ngay. Đỉnh ngọn cây bị chết, đổ gẫy, từ chỗ gãy, cây mọc chồi mới. Những lô bị bệnh nặng, mùa mưa tiếp theo những chồi mới này lại tiếp tục bị bệnh, thân cây biến dạng, có nhiều chồi ngọn, dẫn đến sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng. Trường hợp nặng toàn bộ cây bị chết. 3.2. Vật gây bệnh 3.2.1. Phân loại - Tên bệnh: Bệnh phấn hồng - Loài nấm: Corticium salmonicolor Berk. & Br.; Tên khác: Pellicularia salmonicolor (Berk. & Br.) Dastur - Tên chi: Corticium Persoon - Họ: Corticiaceae - Bộ: Aphyllophorales - Lớp: Hymenomycetes - Ngành: Nấm đảm Basidiomycotina 5 3.2.2. Cơ quan sinh sản của nấm bệnh Quan sát trên kính hiển vi quang học, giá đảm có 4 bào tử đảm, kích thước của giá đảm như sau: chiều rộng 13,0µm, chiều dài 60,0 µm, bào tử đảm có hình oval hơi nhọn một đầu, kích thước 6,0 - 7,5 × 9,1 - 11,2 µm. 3.2.3. Đặc điểm của nấm bệnh - Cây chủ: Nấm Corticium salmonicolor là một loài nấm ký sinh và gây bệnh với nhiều loài cây chủ, đặc biệt là các loài cây công nghiệp nhiệt đới như: cây ca cao, cây chè, cây cà phê, cây điều, cây cao su và rất nhiều loài câyrừng như: cây bạch đàn, cây keo (Browne, 1968). Loài nấm này thường xâm nhiễm vào cành và thân cây xuyên qua lớp vỏ, phá huỷ tầng libe làm chết cành và ngọn cây từ vị trí nấm xâm nhiễm. Cây ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nấm xâm nhiễm. - Phân bố: Nấm gây bệnh mạnh ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và những phần ấm hơn của vùng ôn đới. - Bệnh dịch học: Bệnh phấn hồng thường gây bệnh cho cây trồng ở những vùng có lượng mưa cao và xuất hiện vào mùa mưa. Nấm bệnh lây lan và xâm nhiễm vào cây ở cả 2 giai đoạn: giai đoạn bào tử đảm hữu tính (Basidiospore) và bào tử bụi (conidia) của giai đoạn vô tính thông qua gió và nước. Quá trình hình thành và nảy mầm của bào tử trong điều kiện ẩm ướt. 3.3. Ảnh hưởng của dịch bệnh tới cây trồng Theo những nghiên cứu của nhiều tác giả ở nhiều nước khác nhau trên thế giới, Malaysia, Indonesia và ấn Độ như: Chin năm 1990, Lee năm 1993, Hadi và Nuhama năm 1997, Sharma và Florence năm 1997, bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor nhìn chung được xem như ít khi gây nên hậu quả làm cây bị chết. Sự thiệt hại lớn nhất là làm biến dạng hình dạng thân cây do cây bị gãy ngọn từ vị trí nấm xâm nhiễm vào thân cây của nấm. Tuy nhiên, một số những nghiên cứu mới đây cho thấy khi cây bị nhiễm bệnh, không được chăm sóc và phòng chống kịp thời, cây trồng bị tái xâm nhiễm nhiều lần, cây có thể bị chết. 6 Số liệu điều tra tại Đạ Tẻh cho thấy tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh (gãy ngọn) là 92%. Sau đó, tất các các cây gãy ngọn đều đã mọc chồi trở lại. Một số cây bị tái xâm nhiễm, chồi ngọn lại bị chết, tỷ lệ 5%. Trong trường hợp nặng, đối với những cá thể quá mẫn cảm, vỏ của cây do nấm xâm nhiễm làm chết và bong ra quá nhiều, cây có thể bị chết song với tỷ lệ không lớn, từ 15 - 20%. 3.4. Đề xuất các biện pháp phòng trừ theo nguyên lí IPM Khi bệnh được phát hiện sớm, việc phòng trừ bệnh cũng đạt được hiệu quả cao bằng việc chọn đúng thuốc diệt nấm. Theo kết quả nghiên cứu của Lim và Khoo năm 1985 ở Malaysia, sử dụng dung dịch Bordeaux có thành phần và tỷ lệ như sau: CuSO 4 : CaO : H 2 O = 1 : 2 : 10 rất có hiệu quả khi ở rừng cao su, vườn xoài bị nhiễm bệnh phấn hồng. Tuy nhiên, việc phòng trừ các loại dịch bệnh nói chung và bệnh phấn hồng nói riêng cho các câyrừng thường có chi phí lớn. Một số giải pháp sau đây có thể được áp dụng: - Điều tra thường xuyên phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh. Khi bệnh mới xuất hiện, tỷ lệ bị bệnh còn ít, sử dụng thuốc Bordeaux nồng độ 1% phun hoặc quét lên các vết bị bệnh. - Chặt toàn bộ cây bị chết hoặc nhiễm bệnh nặng đưa ra khỏi rừngđể tiêu diệt nguồn xâm nhiễm. - Không trồng các dòng quá mẫn cảm với bệnh gần các lô trồng cây công nghiệp như điều và cao su. - Chiến lược lâu dài và mang lại hiệu quả kinh tế cao là tuyển chọn các dòng, xuất xứ có khả năng kháng bệnh trồng trên các lập địa có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt những vùng có lượng mưa trên 2.000 mm/năm. IV - KẾT LUẬN Bệnh phấn hồng hại keo tai tượng đã dẫn đến những thiệt hại đáng kể về kinh tế và môi trường sinh thái tại Lâm trường Đạ Tẻh - Lâm Đồng. Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh dẫn đến gãy ngọn là 92%, các cây gãy ngọn đều đã mọc chồi trở lại, 7 một số cây bị tái xâm nhiễm dẫn đến chết chồi ngọn với tỷ lệ 5%. Một số cá thể quá mẫn cảm, vỏ của cây do nấm xâm nhiễm làm chết và bong ra quá nhiều, cây có thể bị chết song với tỷ lệ không lớn, từ 15 - 20%. Sinh vật gây bệnh là loài nấm Corticium salmonicolor Berk. & Br. Đây là một loài nấm ký sinh và gây bệnh với nhiều loài cây chủ, đặc biệt là các loài cây công nghiệp nhiệt đới như: cây ca cao, cây chè, cây cà phê, cây điều, cây cao su và rất nhiều loài câyrừng như: cây bạch đàn, cây keo. Loài nấm này thường xâm nhiễm vào cành và thân cây xuyên qua lớp vỏ, phá huỷ tầng libe làm chết cành và ngọn cây từ vị trí nấm xâm nhiễm. Cây ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nấm xâm nhiễm. Nấm gây bệnh mạnh ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và những phần ấm hơn của vùng ôn đới. Bệnh phấn hồng thường gây bệnh cho cây trồng ở những vùng có lượng mưa cao và xuất hiện vào mùa mưa, nấm bệnh lây lan và xâm nhiễm vào cây ở cả 2 giai đoạn: giai đoạn bào tử đảm hữu tính và bào tử bụi của giai đoạn vô tính thông qua gió và nước. Để thực hiện phòng trừ bệnh có hiệu quả cần giám sát thường xuyên các diện tích rừng trồng nhằm phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh. Khi bệnh được phát hiện sớm, việc phòng trừ bệnh cũng đạt được hiệu quả cao bằng việc chọn đúng thuốc diệt nấm như việc sử dụng thuốc Bordeaux nồng độ 1% phun hoặc quét lên các vết bị bệnh. Trong trường hợp bị nặng và có nguy cơ lan rộng, cần tiến hành chặt toàn bộ cây bị chết hoặc nhiễm bệnh đưa ra khỏi rừngđể tiêu diệt nguồn xâm nhiễm. Về lâu dài, để kinh doanh rừng trồng thành công cần chọn các xuất xứ có khả năng thích nghi với điều kiện gây trồng, có khả năng kháng bệnh tốt. Không trồng các dòng quá mẫn cảm với bệnh gần các lô trồng cây công nghiệp như điều và cao su, trên các lập địa có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt những vùng có lượng mưa trên 2.000 mm/năm. IPM là biện pháp phòng trừ tổng hợp, vì vậy trong IPM phải là sự phối kết hợp hài hoà giữa các biện pháp riêng lẻ lại để tạo ra một hiệu quả tổng hợp. Đểđề xuất biện pháp phòng trừ theo nguyên lí IPM thành công, phải tuỳ từng điều kiện về loài cây chủ, loại bệnh, điều kiện môi trường mà áp dụng cho phù hợp 8 nhằm nâng cao hiệu quả phòng bệnh hại cả về khía cạnh kinh tế và môi trường, khắc phục nhược điểm của các biện pháp phòng trừ khác khi áp dụng riêng lẻ./. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cẩm nang ngành lâm nghiệp, chương quản lí sâu bệnh hại rừng trồng. Hà Nội, 2006. 2 - GS. TS. Trần Văn Mão: Bài giảng Bệnhcâyrừng dành cho cao học. Trường Đại học Lâm nghiệp, 2008. 3 - Phạm Quang Thu: Một số biện pháp phòng trừ, quản lý bệnh hại keo tai tượng ở lâm trường Đạ tẻ - Lâm Đồng. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002, Số 9, tr.532-533. _________________________ 9 . Cercospora sp., Pseudocercospora sp., Phaeotrichoconis crotalariae, Collectotrichum gloeosporioides, Pestalotiopsis spp., Phomopsis spp. và Phyllosticta sp. Bệnh hại thân cành phát hiện được. auriculiformis). Hầu hết các rừng trồng ở đây đều được trồng trên các lập địa có tầng đất dày, lượng mưa trung bình hàng năm lớn, trên 2.800 mm. Những khu rừng trồng keo tai tượng này có nguồn gốc từ hạt. bệnh đơn tuần hoàn phải làm công tác dự phòng. Với những bệnh đa tuần hoàn dự phòng chủ yếu tập trung vào đề phòng tái xâm nhiễm, ngăn chặn dịch bệnh. Hệ thống quản lý khoa học phòng trừ bệnh