1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Câu hỏi ôn thi môn bệnh cây rừng pot

6 1,1K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 61 KB

Nội dung

CÂU HỎI ÔN THI MÔN BỆNH CÂY RỪNG CÂU 1: Thế nào là 1 cây trồng bị bệnh? Tại sao nói: Bệnh cây là kết quả tác động tổng hợp phức tạp giữa 3 yếu tố cây trồng- vi sinh vật gây bênh- điều kiện ngoại cảnh? a. Thế nào là 1 cây trồng bị bệnh: ĐN: Một cây trồng có hiện tượng sinh trưởng và phát triển ko bình thường dưới tác động của 1 hay nhiều yếu tố bên ngoài hoặc vật ký sinh nào đó gây ra những thay đổi quá trình sinh lý, dẫn đến thay đổi những chức năng, các cấu trúc giải phẫu, hình thái của từng bộ phận hoặc toàn bộ cây, thậm chí làm cho cây bị chết. Từ đó làm giảm năng suất và sản lượng của cây hoặc sản phẩm của cây gây nhiều tổn thất cho nền kinh tế. Trong tự nhiên bệnh cây nói chung và bệnh cây rừng nói riêng là rất phổ biến và biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau, có nguyên nhân gây bệnh, quá trính phát sinh, phát triển bệnh mỗi lúc mỗi nơi ko giống nhau. Tuy nhiên, về cơ bản các loại cây bị bệnh đều có những yếu tố giống nhau: + Bệnh đều làm cho cây suy yếu, phát sinh phát dục kém hoặc ngừng trệ, năng suất giảm sút, một bộ phận hay toàn bộ cây bị biến dạng, bệnh nặng có thể làm cho cây bị chết. Nguyên nhân là do thay đổi 1 hay nhiều quá trình sinh lý trong cây. + Khi điều kiện ngoại cảnh vượt quá hạn độ thì tác dụng sinh lý thực vật sẽ gây ra những hiện tượng làm cho các tế bào, cơ quan bị phá hoại, thậm chí chết cây. b. Bệnh cây là tác động tổng hợp phức tạp của 3 yếu tố cây trồng- vi sinh vật gây bệnh- điều kiện ngoại cảnh vì: Bệnh cây chỉ xuất hiện khi nào nguồn bệnh ban đầu tiếp xúc với cây chủ, tiến hành được quá trình xâm nhiễm và tạo ra các triệu chứng ngoài. Do đó điều kiện gây ra bệnh cây là: + Phải có mặt cây chủ cảm bệnh và ở giai đoạn cảm bệnh. Nếu cây có khả năng kháng bệnh thì khó có khả năng bị xâm nhiễm. + Phải có nguồn lây bệnh ban đầu (VSV) với số lượng đạt mức “ lượng xâm nhiễm tối thiểu” cho phép bệnh phát triển được. Nếu SL ít thì khó gây bệnh cho cây. + Phải có điều kiện ngoại cảnh tương đối phù hợp cho phép quá trình xâm nhiễm tiến hành được mà không phù hợp cho cây trồng. Khi ĐK ngoại cảnh thỏa mãn yêu cầu của cây thì cây sinh trưởng và phát triển bình thường, thuận lợi và lúc đó cây ko thể mắc bệnh. CÂU 2: Những điều kiện cơ bản quyết định đến sự phát sinh, phát triển của bệnh cây xâm nhiễm? Bệnh xâm nhiễm là kết quả của quá trình tác động phức tạp giữa cây trồng, VSV gây bệnh và điều kiện ngoại cảnh. Bệnh xâm nhiễm chỉ khi nào nguồn bệnh ban đầu tiếp xúc được với cây chủ, thực hiện quá trình xâm nhiễm và tạo ra các triệu chứng bệnh bên ngoài. Điều kiện cơ bản quyết định đến sự phát sinh phát triển: - Phải có mặt cây chủ cảm bệnh ở gian đoạn cảm bệnh. - Phải có nguồn gây bệnh ban đầu với số lượng đạt mức “ lượng xâm nhiễm tối thiểu” cho phép cây bệnh phát triển được. - Phải có điều kiện ngoại cảnh tương đối phù hợp cho phép quá trình XN tiến hành được. CÂU 3: Mục đích và phương châm phòng trừ bệnh hại lâm nghiệp? làm thế nào để quán triệt phương châm đó trong công tác phòng trừ dịch bệnh cây rừng? MỤC ĐÍCH: mục đích cuối cùng của KHBC là tìm ra những biện pháp có hiệu quả, có lợi về mặt kinh tế nhằm hạn chế tác hại của bệnh cây, bảo vệ cây làm cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường, tăng cường hiệu quả sinh thái và hiệu quả kinh tế. phòng trừ bệnh hại lâm nghiệp để BV, giữ vững, nâng cao hiệu quả hệ sinh thái rừng để đi đến tiêu chí cuối cùng là điều chỉnh khống chế sinh quần thích hợp theo hướng có lợi cho con người. PHƯƠNG CHÂM: “ Phòng ngừa bệnh là chính yếu, trừ phải làm sớm, kịp thời, toàn diện, và đảm bảo hiệu quả kinh tế, nhanh gọn, phòng- trừ kết hợp với nhau thành 1 hệ thống tổng hợp”. QUÁN TRIỆT PHƯƠNG CHÂM: - Trong một hệ sinh thái rừng ổn định, chúng ta khó tiêu diệt hết vật gây bệnh, hoặc ko nên tiêu diệt hết chúng. Vì sự tồn tại và phát triển của chúng chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái rừng. Do đó ta phải khống chế điều khiển sinh quần thích hợp theo hướng có lợi cho con người. - Cân bằng sinh thái là vấn đề quan trọng trong việc phòng trừ bệnh cây. Đó là trạng thái ổn định tương đối về chức năng và kết cấu trong một thời gian nhất định của HST.Nguyên nhân của sự mất cân bằng sinh thái bao gồm yếu tố tự nhiên và con người, trong đó con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến động trên diện tích lớn. - Khi phòng trừ bệnh cây chúng ta cũng ko nên quên vấn đề an toàn xã hội và lợi ích kinh tế. - Cần nắm vững quá trình phát sinh, phát triển của dịch bệnh của 1 bệnh cụ thể là hướng cơ bản của nguyên lý phòng trừ bệnh hại. - Tăng cường biện pháp kỷ thuật lâm sinh. - Cải thiện điều kiện môi trường tạo điều kiện cho sự tăng trưởng của cây. - Điều tra, tăng cường công tác dự tính dự đoán bệnh hại. - Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ để phòng trừ bệnh hại. CÂU 4: Cơ sỡ phương pháp luận và nguyên tắc xây dựng hệ thống phòng trừ tổng hợp IPM? CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN: - Trước hết ta khẳng định bệnh cây nói chung và bệnh cây rừng nói riêng phải là một quá trình thay đổi liên tục của cây bị bệnh từ đặc điểm sinh lý giải phẫu đến hình thái dưới tác động của vật gây bệnh hoặc biến động của môi trường. sự thay đổi đó gây ra những tổn thất về mặt kinh tế và sinh thái. - Cây rừng và VSV đều chịu sự tác động của các điều kiện môi trường. trong quá trình sinh thái bao gồm nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cây và vật gây bệnh. Đó là QH sinh vật và QH phi sinh vật. + Những ảnh hưởng của nhân tố sinh vật: cây chủ, tuổi cây, loài cây, sinh trưởng của cây, dd trong cây, các loài côn trùng, các loài VSV ký sinh, phụ sinh trên nấm gây bệnh. + Những ảnh hưởng của nhân tố phi SV: các nhân tố khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí…., các nhân tố đất đai địa lý. - Đặc điểm tác dụng và phương thức ảnh hưởng của nhân tố SV và phi SV - Nhân tố sinh vật Nhân tố phi sinh vật - Chỉ tác động lên các thể trong toàn bộ quần thể vật gây bệnh. - Tác động thường theo 2 chiều ảnh hưởng lẫn nhau, có thể là kích thước, khống chế và phụ sinh - Cường độ tác động lên nấm bệnh thường không bị khống chế bởi mật độ SV - Diện tích tác động tới nấm bệnh bị khống chế bởi không gian. - Tác động lên toàn bộ SV, lên cả quần thể vật gây bệnh. - Tác động 1 chiều, ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và PT của nấm bệnh. - Không thể hiện điều đó. - Diện tích tác động rất lớn. Tất cả những điều trên này giúp cho chúng ta có phương pháp luận nhìn toàn diện hơn ko chỉ trong nghiên cứu các đặc điểm sinh thái mà còn giúp ta giải quyết đúng đắn trong công tác phòng trừ bệnh cây rừng. - Cân bằng sinh thái là vấn đề quan trọng trong việc phòng trừ bệnh cây. Đó là trạng thái ổn định tương đối về chức năng và kết cấu trong một thời gian nhất định của HST.Nguyên nhân của sự mất cân bằng sinh thái bao gồm yếu tố tự nhiên và con người, trong đó con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến động trên diện tích lớn. - Khi phòng trừ bệnh cây chúng ta cũng ko quên vấn đề an toàn xã hội và lợi ích kinh tế, làm thế nào để số lượng vật gây bệnh ko gây hại hoặc ko ảnh hưởng đến kinh tế đến sinh trưởng và phát triển cây một cách rõ rệt. - Cần chú trọng đến việc điều chỉnh số lượng mà ko vượt quá ngưỡng kinh tế, vật gây bệnh phải tồn tại, ko diệt triệt để được, có như vậy mới có thức ăn cho thiên địch, đảm bảo cân bằng sinh thái. NGUYÊN TẮC: Nhiệm vụ cơ bản của công tác phòng trừ nói chung và cây rừng nói riêng là phải giữ được cân bằng sinh thái theo hướng có lợi cho con người và ko làm ô nhiễm môi trường. vì vậy, công tác phòng trừ bệnh cây rừng là phải ngăn chặn, tiêu diệt các trận dịch bệnh, phải tạo ra và giữ vững trạng thái cân bằng sinh học. Nguyên tắc cao nhất trong phòng trừ bệnh hại là phải mang lại hiệu quả toàn diện. muốn vậy cần phải thực hiện 1 số nguyên tắc sau: - Trong công tác phòng trừ bệnh hại phải xem công tác phòng ngừa hơn là diệt trừ, cần thực hiện sớm, kịp thời từ khi mới xuất hiện ổ dịch. - Phải xuất phát từ lợi ích sinh thái và lợi ích kinh tế. đó là “ quản lý tổng hợp sinh vật có hại” . Đó là phương pháp phòng trừ tổng hợp IPM( Intergated Pest Managerment). Khi thực hiện IPM phải tùy địa phương, tùy điều kiện sản xuất, tùy cây trồng, mỗi loại bệnh cây phải lựa chọn phương pháp hiệu quả. - Các biện pháp phòng trừ bệnh hại phải theo ý nguyện của người sản xuất và do người sản xuất đảm nhiệm. CÂU 5: Quản lý vật gây bệnh tổng hợp là gì? Phân tích các bước nghiên cứu quản lý tổng hợp dịch hại? Khái niệm quản lý tổng hợp dịch hại: quản lý vật gây bệnh tổng hợp là điều chỉnh số lượng và mật độ , giữ chúng dưới ngưỡng gây hại kinh tế. sử dụng các biện pháp phòng trừ hợp lý trong từng ĐK sinh thái và ĐK kinh tế thích hợp. Ko nhấn mạnh việc tiêu diệt triệt để vật gây hại mà cần chú ý tới việc điều chỉnh số lượng làm cho chúng ko đến ngưỡng gây hại kinh tế: Vì trong thực tế chúng phải có số lượng nhất định để tồn tại thiên địch, có lợi cho cân bằng sinh thái. Các bước n/c quản lý tổng hợp dịch hại: - Phân tích vị trí gây bệnh trong HST rừng, Xác định ngưỡng kinh tế của vật gây hại. - Lập phương án làm giảm bệnh hại, chủ yếu bao gồm cả việc tạo sinh vật thiên địch mới trong tự nhiên, chịn cây giống chống chịu thay đổi môi trường sống của vật gây hại. - Trong tình hình khẩn cấp, tìm biện pháp phòng trừ ít ảnh hưởng đến HST, nếu cần có thể dùng thuốc hóa học nhưng phải NC tỉ mỉ đến các loại thuốc, liều lượng, nồng độ, thời gian và phạm vi sử dung. - Xây dựng phương án kỷ thuật khống chế sâu bệnh hại. CÂU 6: Tại sao nói: Biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM là biện pháp điều hòa , khâu nối các biện pháp phòng trừ bệnh hại một cách hài hòa và khoa học? IPM là hệ thống điều khiển và quản lý dịch hại bằng cách sử dụng tất cả các biện pháp phòng trừ thích hợp trong ĐK sinh thái hợp lý, để giữ cho quần thể dịch hại phát triển dưới ngưỡng gây hại kinh tế. Biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM là biện pháp điều hòa, khâu nối các biện pháp phòng trừ bệnh hại một cách khoa học và hài hòa, Vì: - Sự phát dịch bệnh hay bệnh mãn tính đều có mối quan hệ phức tạp giữa các yếu tố : cây chủ- vật gây bệnh- ngoại cảnh và con người. vì vậy, phòng trừ bệnh cây không thể tách rời các nhân tố đó và phải được giải quyết trên tinh thần tổng hợp toàn diện và chủ động. - Hệ thống phòng trừ tổng hợp bệnh cây IPM phải mang tính t/c toàn diện tập trung giải quyết bệnh hại chủ yếu, đồng thời kết hợp các biện pháp phòng trừ bệnh hại khác một cách hợp lý, chọn lọc. - Không những chú ý đến bệnh hại ngoài rừng mà còn chú ý cả bệnh cây trong quá trình cất giữ, vận chuyển hạt giống cây con. - Các biện pháp bảo vệ ko chỉ tiến hành trực tiếp trên cây mà còn thực hiên cả trong đất, trong ko khí và môi trường xung quanh cây. - Ta có rất nhiều biện pháp phòng trừ bệnh hại nhưng mỗi BP phòng trừ riêng biệt có những mặt hạn chế ko mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy phải dùng nhiều biện pháp tác động đồng thời hợp lý điều kiển lên cây rừng trong toàn HST. Phải nắm vững đặc tính cây, thúc đẩy khả năng chống chịu bệnh của cây trong thời kỳ nguồn bệnh sinh trưởng và phát triển. - Cần phải điều chỉnh SL và MĐ vật gây bệnh, giữ chúng dưới ngưỡng gây hại kinh tế, áp dụng nhiều biện pháp cần thiết điều kiển giai đoạn chống chịu kém của cây ko trùng với giai đoạn lây lan của vật gây bệnh. CÂU 7: Tại sao phải sớm áp dụng biện pháp IPM trong công tác phòng chống dịch hại cây rừng trong điều kiện sản xuất lâm nghiệp hiện nay? Nên áp dụng biện pháp IPM cho những loại bệnh rừng nào? Tại sao?Những thuận lợi, khó khăn và hướng giải quyết? GIẢI THÍCH: - Vì nhiệm vụ của biện pháp IPM là giữ cân bằng HST rừng theo hướng có lợi cho con người và ko làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy công tác phòng trừ BCR là tiêu diệt, ngăn ngừa các trận dịch bệnh, phải tạo ra và giữ vững CBHST. Cho năng suất cây trồng cao nhất, đảm bảo cho HST sản xuất ra những sản phẩm cần thiết cho con người. - Trong điều kiện tình trạng lâm nghiệp hiện nay có nhiều bệnh hại làm giảm năng suất cây, khi sử dụng các biện pháp phòng chống bệnh hại riêng lẻ thì ít thu được kết quả cao, dễ mất CBHST, và sử dụng thuốc hóa học nhiều dễ tiêu diệt triệt để vật gây bệnh… Vì vậy cần sớm áp dụng biện pháp IPM cho tất cả các loại bệnh và tất cả các loại cây rừng khác nhau trong điều kiện sản xuất LN hiện nay. Vì đây là biện pháp quản lý phòng trừ bệnh hợp lý và hiệu quả nhất, đảm bảo cho sự CBST, mang lại năng suất cây trồng cao, đáp ứng được nhu cầu mong muốn và lợi ích cho con người. Ta có thể sử dụng biện pháp IPM một cách tự tin ở bất kỳ loại bệnh nào , cây rừng nào. THUẬN LỢI: - Ci phí thấp. - Giữ được cân bằng sinh thái. KHÓ KHĂN: - Phải biết rõ điều kiện ngoại cảnh, tình trạng cây trồng từng vùng, mỗi loại bệnh, xác định nơi có bệnh… - Giữa cây trồng và vật gây bệnh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với hệ sinh thái. Vì vậy muốn phòng chống phải NC tỷ mĩ,, chính xác để ko bị tổn thất. - Phải có tính kiên nhẫn, cẩn thận, có kiến thức sâu và rộng. HƯỚNG GIẢI QUYẾT: - Luôn học hỏi, tìm hiểu kỹ về công tác phòng trừ bệnh cây - Nắm rõ tình hình sinh trưởng và phát triển ở từng giai đoạn của cây, của bệnh. - Có tính quyết đoán, ko do dự( kiên quyết vì việc phòng trừ bệnh cần sự nhanh chống về thời gian). CÂU 8: Tại sao nói: “ Xâm nhiễm tuần hoàn là vấn đề trọng tâm của bệnh lý cây rừng. Khi nghiên cứu xâm nhiễm tuần hoàn bệnh cây rừng cần chú ý những vấn đề gì?. GIẢI THÍCH: Xâm nhiễm tuần hoàn là quá trình phát bệnh mùa trước đến mùa sau lại tái phát bệnh lại. quá trình này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ST PT của cây, làm cho giảm sức đề kháng của cây, giảm năng suất cây trồng. cần tìm hiểu tình trạng của cây, biết được bệnh xâm nhiễm trên cây để có những biện pháp phòng chống hiệu quả. CÁC VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý: 3 vấn đề. 1. Sự xâm nhiễm- tái xâm nhiễm: khi cây bắt đầu sinh trưởng, vật gây bệnh đã quá đông và tiến hành xâm nhiễm lần đầu tiên. Sau khi phát bệnh, cơ quan SS tiếp tục xâm nhiễm 1 lần nữa, thời gian ủ bệnh càng ngắn thì số lần tái xâm nhiễm càng nhiều, bệnh càng tăng, tổn thất càng nặng, tái xẫm nhiễm càng nhiều, phòng trừ bệnh càng nhiều. 2. Nguồn gốc xâm nhiễm: Khi thời tiết xấu như mùa đông giá rét, mùa hè nóng nực, cây rụng lá thì nấm cũng ngủ đông. Những nguồn xâm nhiễm: + Cây chủ bị bệnh. + Hạt giống và cây mạ. + Xác cây héo. + Đất, phân bón. 3. Phương thức truyền bá: trực tiếp và gián tiếp. - Truyền bá trực tiếp: không cần môi giới từ vật gây bệnh đến cây bệnh. - Truyền bá gián tiếp: môi giới gây bệnh từ vật gây bệnh đến thể bị bệnh. Các môi giới gồm: gió, nước, côn trùng, động vật, con người… CÂU 9: Bạn hiểu thế nào là 1 hệ sinh thái bền vững? Để đảm bảo cân bằng sinh thái rừng trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp cần phải làm gì để giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cây trồng- vi sinh vật gây bệnh và điều kiện ngoại cảnh phù hợp với nhu cầu con người? . CÂU HỎI ÔN THI MÔN BỆNH CÂY RỪNG CÂU 1: Thế nào là 1 cây trồng bị bệnh? Tại sao nói: Bệnh cây là kết quả tác động tổng hợp phức tạp giữa 3 yếu tố cây trồng- vi sinh vật. bộ cây, thậm chí làm cho cây bị chết. Từ đó làm giảm năng suất và sản lượng của cây hoặc sản phẩm của cây gây nhiều tổn thất cho nền kinh tế. Trong tự nhiên bệnh cây nói chung và bệnh cây rừng. chết cây. b. Bệnh cây là tác động tổng hợp phức tạp của 3 yếu tố cây trồng- vi sinh vật gây bệnh- điều kiện ngoại cảnh vì: Bệnh cây chỉ xuất hiện khi nào nguồn bệnh ban đầu tiếp xúc với cây chủ,

Ngày đăng: 06/07/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w