• Tăng tiết dịch: các yếu tố kích thích như nhiễm khuẩn, nhiễm độc, thường gây tăng tiết dịch vượt quá khả năng hấp thu thông thường của ruột gây tiêu chảy.. • Tăng nhu động: các yếu tố
Trang 1TIÊU CHẢY
Trang 2
• 1) Theo YHCT:
•
• Theo sách Nội Kinh:
• - Phân lỏng, loãng, khi đi khi ngừng rồi lại đi, số lần đi thưa, gọi là Tiết.
• - Phân lỏng, loãng, đi xổ ra như dội nước hoặc nước chảy, gọi là Tả.
• - Trong Tiết có Tả, trong Tả có Tiết, vì vậy thường được gọi chung là Tiết Tả.
•
• 2) Theo YHHĐ:
• Được gọi là tiêu chảy khi thành phần nước trong phân tăng lên (bình thường có 75% nước), làm cho phân có thể :
• +Nhão, nát, không thành khuôn (85%)
• + Lỏng với nhiều mức độ khác nhau (88%)
• + Hoặc hoàn toàn nước ( trên 90% nước) trong đó thành phần phân chỉ chiếm một tỉ lệ rất ít.
Trang 3• Phân Loại
•
• Sách Nội Kinh nêu ra 8 loại Tiết tả:
• 1)- Thấp tả: còn gọi là Động Tiết hoặc Nhu Tiết, chủ yếu do Thủy Thấp trở trệ ở Vị Trường, Tỳ hư không ức chế nổi thủy gây ra Thiên ‘Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận (Tố Vấn 5) ghi:” Thấp thắng thì Nhu Tả”
• 2)- Thử Tả: tiêu chảy do cảm nhiễm Thử tà.
• 3)- Nhiệt Tả: cũng gọi là hỏa Tả, do nhiệt tà dồn ép ở đại trường.
• 4)- Hàn Tả:tiêu chảy do nội tạng hư hàn gây ra.
• 5)- Thực Tả:tiêu chảy do ăn uống gây ra ( Thiên ‘Tỳ Luận’ Tố Vấn 43).
• 6)- Hư Tả: tiêu chảy lâu ngày do Tỳ Thận dương hư.
Trang 4• Nguyên Nhân
•
• a.Theo YHHĐ:
• Theo sách “Bịnh Học Tiêu Hóa” (NXB Y Học 1986):
• Tiêu hóa bình thường gồm có 4 qui trình:
• -Tiết dịch
• -Co bóp nhu động ở bao tử và ruột nhằm trộn đều thức ăn với dịch tiêu hoá và đưa xuống dưới.
• -Tiêu hoá là quá trình tác dụng của các dịch tiêu hoá, các men và các vi khuẩn nhằm làm phân giải thức ăn.
• - Hấp thu: sau khi được tiêu hóa và chuyển hóa phần lớn các thành phẩm Protit, Lipit, Gluxit, các chất điện giải các sinh tố được hấp thu ở Hổng trường Ở đại trường chỉ còn nước và cặn bã, đại trường sẽ hút lại nước và làm cho phân đóng khuôn.
• Để điều hòa 4 quá trình trên, hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm giữ vai trò quan trọng: hệ giao cảm làm nhu động giảm tiết dịch Hệ phó giao cảm có tác dụng ngược lại Các quá trình trên bị rối loạn sẽ gây nên tiêu chảy.
• Tăng tiết dịch: các yếu tố kích thích như nhiễm khuẩn, nhiễm độc, thường gây tăng tiết dịch vượt quá khả năng hấp thu thông thường của ruột gây tiêu chảy Việc tiêu chảy này là phản xạ tự vệ nhằm loại trừ tác nhân kích thích.
• Tăng nhu động: các yếu tố kích thích nói trên làm tăng nhu động ruột, thức ăn qua ruột nhanh chóng, không đủ thời gian để kịp tiêu hóa, hấp thu.
• Tiêu hóa kém: khi thiếu dịch tiêu hóa, thiếu men hoặc thiếu vi khuẩn thường trú ở ruột (do dùng nhiều thuốc kháng sinh) thức ăn sẽ không được tiêu hóa đầy đủ, không hấp thu được gây ra tiêu chảy.
•
Trang 5• - Theo YHCT:
•
• Sách “Nội Khoa Học” của Trung Y Thượng Hải và Thành Đô đều đưa ra 5 nguyên nhân sau:
• 1)- Cảm Phải Ngoại Tà: do Phong, Hàn, Thử, Nhiệt, Thấp (chủ yếu là do Thấp) làm Tỳ Vị bị tổn thương, mất chức năng kiện vận, không phân biệt được trong đục, thăng giáng thất thường, gây ra tiêu chảy
• + Thiên :”Cử Thống Luận”(Tố Vấn 39) ghi: ”Hàn khí xâm phạm vào Tiểu Trường, Tiểu Trường mất chức năng gây ra bụng đau, tiêu chảy”
• + Sách “Minh Y Tạp Trứ” ghi: ”Vào mùa Hè, Thu, Thấp nhiệt thịnh hành bỗng (đột nhiên) tiêu chảy như dội nước”
• 2)- Do Ăn Uống Không Đều làm cho thức ăn đình trệ lại hoặc ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ (béo), sống, lạnh làm cho Tỳ Vị bị tổn thương không vận hóa được
• + Sách “Cảnh Nhạc Toàn Thư” ghi: ” Ăn không điều độ, ở không thích nghi, Tỳ Vị tổn thương, thủy biến thành thấp, thực (thức ăn) biến thành trệ, tinh hoa không chuyển hóa dẫn đến tiêu chảy”
• + Sách ”Đan Khê Tâm Pháp” ghi: ” Chứng thực tả là do ăn uống quá nhiều, làm tổn thương Tỳ Vị gây ra tiết tả”
• 3)- Do Tỳ Vị Dương Hư (NKHT.Hải), Tỳ Vị hư yếu (NKHT Đô) Tỳ Vị Hư Hàn (TYNKHG Nghĩa): do Tỳ Vị mất chức năng vận hóa ( do suy yếu, do dương hư, do bị hàn tà ) làm thức ăn bị đình trệ, tỳ khí bị hạ hãm, thanh khí không thăng, hoặc trung dương không đủ, không vận hóa được thủy cốc, âm hàn nhiều làm hại Tỳ Vị, gây ra tiêu chảy
• 4)-Thận Dương Hư Yếu ( T.Đô và TYNKHG Nghĩa) hoặc Mệnh Môn Hỏa suy: Do bịnh lâu ngày hoặc ỉa lỏng kéo dài, làm cho Thận Dương bị tổn thương, không ôn được Tỳ, làm Tỳ Dương suy, gây ra tiêu chảy Sách “ Cảnh Nhạc Toàn Thư” ghi:’ Vị là quan ải của Thận, Thận khai khiếu ở tiền và hậu âm, Thận chủ chức năng đóng mở Nếu Thận Dương suy, Mệnh Môn Hỏa suy, âm hàn nhiều gây ra tiêu chảy’
• 5)- Do Tình Chí Không Đều: Do Can Uất Khí Trệ, Can Mộc khắc Tỳ Thổ hoặc do Tỳ Khí hư yếu, Can Khí thừa cơ xâm phạm, làm cho Tỳ Suy yếu, vận hóa kém, gây ra tiêu chảy
• Tóm lại, nguyên nhân gây ra tiêu chảy có 2 loại chính:
• Do bên ngoài: Ngoại tà xâm nhập Tỳ Vị
• Do bên trong: Tỳ Vị hư yếu hoặc ăn uống không đều gây ra
• *Nên chú ý:
• Cấp tính: do Hàn, Nhiệt và chủ yếu là Thấp
•
Trang 6• Triệu Chứng
•
• Sách NKHT.Hải và T.Đô nêu lên 2 loại chính:
•
• a Bạo Tả (Cấp Tính)
• 1)- Ngoại Cảm Hàn Thấp: bụng đau, bụng sôi, phân lỏng và nát, nóng lạnh, đầu đau, cơ thể đau nhức, rêu lưỡi trắng, mạch Nhu (T Hải) mạch Phù ( T Đô)
• 2)- Thấp Nhiệt: bụng đau, tiêu chảy, phân vàng, mùi hôi, hậu môn nóng rát, khát, buồn bực, tiểu ít, đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch Nhu, Sác (T Hải), Hoạt, Sác (T.Đô).
• 3) -Thương Thực: bụng đau và sôi, tiêu chảy, phân nát, mùi thối, bụng tức, trướng, ợ chua, hôi, rêu lưỡi dầy, nhờn, mạch Hoạt Sác (T Hải), Hoạt Thực (T.Đô).
•
Trang 7• b Cửu Tả (Mạn Tính)
• 4)- Tỳ Vị Hư Yếu: đại tiện lúc lỏng, lúc bón, ăn không tiêu bụng đầy, chán ăn, tinh thần mệt mỏi, không muốn nói, sắc mặt vàng úa, lưỡi nhạt, rêu lưỡi ít, mạch Hoãn Nhược.
• 5)- Tỳ Dương Hư (T.Đô): tiêu chảy, phân xanh, nát, ăn ít, bụng đầy, khát, thích uống nóng, ói mửa, ợ hơi, tay chân không ấm, bao tử đau, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Tế, Hoãn, không lực
• 6)- Thận Dương Hư (T.Hải): sáng sớm bụng đau vùng rốn, bụng sôi, ỉa xong thì đỡ đau, bụng lạnh, tay chân lạnh, sợ lạnh, lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm Tế.
• 7)- Tỳ Âm Hư ( T.Đô) : tiêu chảy lâu ngày không cầm, khát, hơi sốt, hơi ho, không muốn ăn uống, ăn vào thì phát sốt, lưỡi đỏ, khô, ít rêu, mạch Tế Sác.
• 8)- Can Mộc Khắc Tỳ ( T.Hải): hông bụng đầy trướng, ăn ít, ợ hơi, khi buồn, tức, tinh thần căng thẳng thì bụng đau, tiêu chảy, lưỡi đỏ nhạt, mạch Huyền.
• 9)- Tỳ Thận Khí Hư ( T.Đô): ăn ít, đại tiện nhiều, chóng mặt, tai ù, cơ thể uể oải, tinh thần mệt mỏi, chân và gối không có sức hoặc lưng đau, tiểu đêm, lưỡi nhạt, rêu lưỡi ít, mạch Hư Nhược.
•