Đông yđiềutrịbệnhđáitháo đường
Đông y xếp đáitháođường vào chứng tiêu khát, là bệnh do ngũ tạng tổn
thương, nguyên nhân có thể do: tiên thiên bất túc, ẩm thực bất tiết, tích nhiệt
thương tân: ăn uống nhiều đồ cay, rượu, các thức ăn khích thích, ăn quá nhiều đồ
ngọt béo làm tổn thương tỳ vị; tình chí thất điều, uất hỏa thương tân; phòng lao
quá độ dẫn đến thận tinh hư tổn; hư hỏa nội sinh, âm hư hỏa vượng dẫn đến phế
táo vị nhiệt thận hư mà thành tiêu khát.
Nguyên tắc điềutrị
Cơ chế cơ bản của bệnh tiêu khát là âm hư táo nhiệt khí âm lưỡng hư, nên
phép cơ bản là thanh nhiệt sinh tân, ích khí dưỡng âm
Các thể lâm sàng
Táo nhiệt thương phế
Triệu chứng: Miệng khô lưỡi táo, phiền khát uống nhiều, đi tiểu nhiều, khí
đoản, mệt mỏi, tự hãn, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác.
Pháp trị: Thanh táo ích âm.
Phương dược: Thanh táo cứu phế thang.
Bài thuốc: Tang diệp, sinh thạch cao, hồ ma nhân, a giao, mạch môn đông,
hạnh nhân, nhân sâm mỗi vị 8g; tỳ bà diệp 6g; cam thảo dây 4g. Sắc uống ngày 1
thang, chia 3 lần uống trong ngày.
Phế vị táo nhiệt
Triệu chứng: Phiền khát, uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, hơi thở nóng,
mạch hồng đại.
Pháp trị: Thanh nhiệt sinh tân.
Phương dược: Bạch hổ thang gia giảm.
Bài thuốc: Sinh thạch cao, tri mẫu, nhân sâm, ngạnh mễ mỗi vị 8g; cam
thảo dây 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần uống trong ngày.
Tỳ vị khí hư
Triệu chứng: Miệng khát, muốn uống nhưng không uống, ăn kém, đại tiện
lỏng nát, tinh thần mệt mỏi, người gầy không có lực, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch tế
nhược.
Pháp trị: Kiện tỳ ích khí.
Phương dược: Thất vị bạch truật tán.
Bài thuốc: Nhân sâm, bạch truật, phục linh, mộc hương, cát căn mỗi vị 8g;
cam thảo dây 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần uống trong ngày.
Thấp nhiệt trung trở
Triệu chứng: Miệng khát mà không muốn uống nhiều nước giống như đói
mà không muốn ăn nhiều. Miệng đắng nhớt dính, thượng vị đầy trướng, rêu vàng
dày, mạch nhu hoãn.
Pháp trị: Thanh nhiệt hóa thấp
Phương dược: Hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm.
Bài thuốc: Hoàng cầm, hoạt thạch, phục linh bì, trư linh mỗi vị 8g; thông
thảo, đại phúc bì mỗi vị 6g; bạch đậu khấu 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần
uống trong ngày.
Trường táo thương âm
Triệu chứng: Ăn nhiều, mau đói, miệng khát, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ ít
dịch, rêu vàng khô, mạch thực hữu lực.
Pháp trị: Tư âm thông phủ.
Phương dược: Tăng dịch thừa khí thang gia giảm.
Bài thuốc: Huyền sâm, mạch môn, sinh địa, sinh đại hoàng, mang tiêu mỗi
vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần uống trong ngày.
Can thận âm hư
Triệu chứng: Tiểu tiện nhiều lần, số lượng lớn, tiểu đục và hôi, lưng gối đau
mỏi, mắt khô, chóng mặt, ù tai nghe kém, da khô, mơ nhiều, di tinh, lưỡi đỏ, ít rêu,
mạch tế sác.
Pháp trị: Tư bổ can thận.
Phương dược: Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm.
Bài thuốc: Thục địa, hoài sơn, đan bì, bạch linh, sơn thù, trạch tả mỗi vị
120g. Tất cả tán bột mịn trộn với mật ong làm viên hoàn, mỗi viên 10g, ngày uống
3 – 4 viên.
Âm dương lưỡng hư
Triệu chứng: Uống nhiều gầy nhanh, số lượng nước tiểu nhiều, đục và hôi,
hầu họng lưỡi khô, mặt đen sạm không tươi, sợ lạnh, chi lạnh, ngọn chi không ấm,
lòng bàn tay bàn chân nóng hoặc liệt dương tảo tiết, chất lưỡi nhợt, rêu mỏng,
mạch trầm tế nhược.
Pháp trị: Dưỡng âm ôn dương.
Phương dược: Kim quỹ thận khí hoàn gia giảm.
Bài thuốc: Thục địa hoàng, sơn thù, hoài sơn, phục linh, trạch tả, đan bì mỗi
vị 120g, phụ tử chế 30g, quế nhục 15g. Tất cả tán thành bột mịn trộn với mật ong
làm thành viên hoàn, mỗi viên 10g, ngày uống 3 – 4 viên.
. Đông y điều trị bệnh đái tháo đường
Đông y xếp đái tháo đường vào chứng tiêu khát, là bệnh do ngũ tạng tổn
thương, nguyên nhân có thể. dẫn đến phế
táo vị nhiệt thận hư mà thành tiêu khát.
Nguyên tắc điều trị
Cơ chế cơ bản của bệnh tiêu khát là âm hư táo nhiệt khí âm lưỡng hư, nên
phép