Nắm được tầm quan trọng của tri thức đối với sự phát triển của xã hội cũng như trong nghiên cứu và hoạt động của sinh viên, em đã lựa chọn đề tài “ Quan điểm của triết học Mác Lênin về t
Trang 1Ph n I: L i m đ u Chính trị gia A.Hamilton từng nói rằng: “Trên đời không gì vĩ đại bằng con người, trong con người không gì vĩ đại bằng tri thức” Thật vậy, từ cổ chí kim không ai có thể phủ nhận sức mạnh làm thay đổi thế giới của tri thức Chúng ta
là con người, chúng ta được xếp vào nhóm động vật cấp cao trong mọi vật Vì sao lại như thế? Vì ở con người có suy nghĩ, có tư duy, có nhận thức và đặc biệt
là có thể tiếp nhận tri thức, những thứ mà không hề xuất hiện ở bất kì loại vật nào khác
Trên khắp mặt đất, từ nơi sa mạc đến chỗ tuyết phủ, từ người lớn đến trẻ nhỏ, khi mặt trời lên đến lúc đêm khuya bên đèn, đều có một cuộc hành hương vĩ đại về cội nguồn của tri thức liên tục diễn ra vì “Tri thức là sức mạnh Ai có tri thức người đó có sức mạnh” (Lênin) Nhất là ngày nay, khi xã hội loài người ngày càng phát triển, thì vai trò của tri thức lại càng được nâng cao và khẳng định được vị thế quan trọng của mình Nắm được tầm quan trọng của tri thức đối với sự phát triển của xã hội cũng như trong nghiên cứu và hoạt động của sinh viên, em đã lựa chọn đề tài “ Quan điểm của triết học Mác Lênin về tri thức, vai trò của tri thức và sự vận dụng quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên” để có cái nhìn sâu và rộng hơn về cả mặt lý luận và thực tế Nắm được tầm quan trọng của tri thức trong cuộc sống, em đã lựa chọn đề tài
“ Quan điểm của triết học Mác Lênin về tri thức, vai trò của tri thức trong hoạt động thực tiễn phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay” để có cái nhìn sâu và rộng hơn về cả mặt lý luận và thực tế
Ph n II: N i Dung
A Quan điểm của triết học Mác – Lênin về tri thức
1. Khái ni m về tri thức
Tri thức đã có từ lâu trong lịch sử, tồn tại song song cùng với con người Với lịch sử lâu đời như vậy, thì tri thức là gì? Trong thực tế, ta có thể thấy rất nhiều cách định nghĩa về tri thức nhưng theo quan điểm của Mác – Lênin thì “tri thức
là kết quả của quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, làm tái
Trang 2hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hình thức kí hiệu khác” Hệ thống tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, số liệu, sự mô tả hay kĩ năng, kinh nghiệm có được nhờ những trải nghiệm thực tiễn của bản thân hay là thông qua giáo dục, tự học hỏi Bên cạnh đó, tri thức cũng có thể là những kĩ năng, khả năng thực hành hay sự thông hiểu về một vấn đề, đối tượng nào đó và vốn trí thức của nhân loại là vô bờ bến như những đại dương mênh mông nước, dồi dào sự sinh sôi và phát triển Khi xem xét ý thức với các yếu tố hợp thành các quá trình tâm lý tích cực đem lại sự hiểu biết của con người về thế giới khách quan, ta có: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí ; trong đó tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất
Muốn cải tạo được sự vật, trước hết con người phải có sự hiểu biết sâu sắc về
sự vật đó Do đó, nội dung và phương thức tồn tại cơ bản của ý thức phải là tri thức Ý thức là một trong hai phạm trù thuộc vấn đề cơ bản của triết học Nó là hình thức cao của sự phản ánh của thực tại khách quan, hình thức mà riêng con người mới có ý thức của con người là cơ năng của cái “ khối vật chất đặc biệt phức tạm mà người ta gọi là bộ óc con người” (theo LêNin) Ý thức mà không bao hàm tri thức, không dựa vào tri thức thì ý thức đó là một sự trừu tượng trống rỗng, không giúp ích gì cho con người trong hoạt động thực tiễn Theo C.Mác: “phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì tồn tại đối với ý thức là tri thức , cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó” Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau như: tri thức về tự nhiên, xã hội, con người; và có nhiều cấp độ khác nhau như: tri thức cảm tính và tri thức lý tính; tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận; tri thức tiền khoa học và tri thức khoa học v.v Tích cực tìm hiểu, tích lũy tri thức về thế giới xung quanh là yêu cầu thường xuyên của con người trên bước đường cải tạo thế giới Tuy nhiên, không thể đồng nhất ý thức với sự hiểu biết, tri thức về sự vật Tri thức có hai loại là tri thức ẩn và tri thức hiện Tri thức hiện là tri thức được thể hiện thông qua văn bản, hình ảnh, âm thanh, dễ dàng truyền đạt lại
ví dụ như những kiến thức trong sách vở như các công thức toán học, hóa học, hoặc là những bộ phim, bài hát; nó còn là các tri thức được hệ thống hóa trong các văn bản, tài liệu, hoặc các báo cáo, chúng có thể được chuyển tải trong những ngôn ngữ chính thức và có hệ thống Còn tri thức ẩn là những tri thức được thu lại nhờ kinh nghiệm, những trải nghiệm thực tế và rèn luyện, những tri thức này không và rất khó được hệ thống hóa trong các văn bản, tài liệu, các tri thức này là cá nhân, gắn liền với bối cảnh và công việc cụ thể Ví dụ
Trang 3như ta có thể thấy trong thực tế đó là có những thợ làm bánh có kinh nghiệm lâu năm, quen tay thì khi họ làm bánh sẽ không cần cân đo đong đếm tỉ lệ của từng loại nguyên liệu nữa mà họ có thể ước lượng được lượng cần thiết, vừa
đủ và đó là kinh nghiệm, kĩ thuật của riêng họ mà khó lòng truyền đạt lại y nguyên cho người khác
Trong lý luận mác xít về tri thức, việc xác định vai trò đặc biệt to lớn của tầng lớp này đối với đời sống chính trị chiếm một vị trí quan trọng và thu hút sự quan tâm của các nhà kinh điển Trong bức thư gửi V.I.Daxulich, Ph.Ăngghen đã nói tới thái độ kiên quyết và lòng nhiệt tình của những người tri thức dân tộc trong việc “chặt đứt xiềng xích đang giam cầm họ”, tức là nền quân chủ Ph.Ăngghen khẳng định, “để điều hành bộ máy hành chính và toàn bộ nền sản xuất xã hội, hoàn toàn không cần những lời nói suông, mà cần những tri thức vững vàng” [C.Mác và Ph.Ăngghen, tập 22, tr.432]
Hiểu rõ tầm quan trọng của trí tuệ nói chung đối với tiến trình phát triển và nhất là đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin cho rằng, “tri thức bao hàm không những chỉ các nhà trước tác mà thôi, mà còn bao hàm tất
cả mọi người có học thức, các đại biểu của những người tự do nói chung, các đại biểu của lao động trí óc” [V.I.Lênin, tập 8, tr.372]
Quan niệm của V.I.Lênin về người trí thức cũng rất rõ ràng: “Người tri thức đấu tranh, tuyệt nhiên không phải là bằng cách dùng thực lực theo lối này hay lối khác, mà là bằng cách dùng những lý lẽ Vũ khí của họ chính là sự hiểu biết của
cá nhân họ, những năng lực của cá nhân họ, lòng tin của cá nhân họ Họ chỉ nhờ vào những phẩm chất cá nhân của họ, cho nên mới có thể đóng được một vai trò nào đó Vì vậy, đối với họ, quyền được hoàn toàn tự do biểu hiện bản chất cá nhân của mình là điều kiện đầu tiên để công tác được kết quả Với tư cách là một bộ phận trong toàn thể, họ chỉ phục tùng toàn thể đó một cách miễn cưỡng, phục tùng vì bắt buộc, chứ không phải tự nguyện Họ chỉ thừa nhận kỷ luật là cần thiết đối với quần chúng, chứ không phải đối với những nhân vật được lựa chọn Dĩ nhiên là họ xếp mình vào những hàng ngũ những nhân vật được lựa chọn ” [V.I.Lênin, tập 8, tr.373]
2 Phân 5ch quan điểm về tri thức của Mác-Lênin về tri thức
Sau thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, V.I.Lênin bắt tay ngay vào việc xây dựng đất nước và bảo vệ nhà nước Xô Viết non trẻ, thực hiện cương lĩnh quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước Nga còn
Trang 4nghèo nàn lạc hậu, khi chủ nghĩa tư bản mới chỉ phát triển không cao ở khu vực thành thị và nền sản xuất tiểu nông gia trưởng vẫn còn tràn ngập khắp các vùng nông thôn còn nghèo nàn lạc hậu Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nhà nước XHCN đòi hỏi nhân dân phải tiến hành hàng loạt lao động sáng tạo lịch
sử Trong sự nghiệp vĩ đại đó không thể không có sự tham gia của tầng lớp tri thức xã hội chủ nghĩa; vì theo V.I.Lênin nếu “Không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm thì không thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được” (V.I.Lênin, tập 36, tr.217) Chủ nghĩa
xã hội đòi hỏi một bước tiến cao về ý thức và có tính quần chúng, để tạo ra một năng suất lao động cao hơn hẳn năng suất lao động của phương thức sản xuất
xã hội tư bản chủ nghĩa; dựa trên cơ sở những kết quả mà chủ nghĩa tư bản đã được
Trong tư tưởng của V.I.Lênin đã nhiều lần chỉ ra rằng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa nếu giai cấp công nhân và chính đảng của nó, lôi kéo lãnh đạo được tri thức, phát huy tài năng trí tuệ của họ vào mọi công việc cách mạng thì cách mạng mới có thể phát triển nhanh chóng, đỡ những tổn thất do thiếu tri thức
và hiệu quả của mọi công việc mới được nâng cao không ngừng; để đạt được những thắng lợi cuối cùng là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa Ở những nước tư bản phát triển giai cấp công nhân và chính đảng của nó chỉ có thể giành được thắng lợi từng bước nếu biết không ngừng nâng cao nhận thức của mình tương xứng với yêu cầu của xã hội hiện đại, đồng thời lôi kéo được tầng lớp tri thức theo mình Cũng từ thực tiễn lịch
sử mà V.I.Lênin đã rút ra một kết luận khoa học có tính định hướng cho tương lai “Trước sự liên minh của các đại biểu khoa học, giai cấp vô sản và giới kỹ thuật, không một thế lực đen tối nào đứng vững được” (V.I.Lênin, tập 40, tr.218) Thực tế cũng cho thấy những kiến thức khoa học, nếu bị những kẻ có đặc quyền, những lực lượng thống trị phản động kiềm chế và sử dụng, thì sẽ trở thành vũ khí để nô dịch quần chúng nhân dân, hủy hoại nhân loại, cho nên cách mạng vô sản phải có nhiệm vụ giành lại vũ khí đó, vì sự nghiệp giải phóng con người và sự nghiệp bảo vệ con người
3 Vai trò của tri thức trong các hoạt đ ng thực tiễn
Tri thức có vai trò vô cùng to lớn đối với đời sống - xã hội Kinh tế thế giới đang bước vào một thời đại mới,một trình độ mới Đó là trình độ mà “nhân
tố quan trọng nhất là việc chiếm hữu, phân phối nguồn trí lực và việc sáng tạo,phân phối và sử dụng tri thức trong các ngành kĩ thuật cao” Tiêu chí chủ
Trang 5yếu của nó là lấy tri thức,trí óc làm yếu tố then chốt để phát triển kinh tế và tồn tại trực tiếp giống như các yếu tố sức lao động và tài nguyên Đó là thời đại mà “Tri thức đã trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội”,
”Tri thức là tài nguyên là tư bản”, “Tri thức là tâm điểm của cạnh tranh và là nguồn lực dẫn dắt cho sự tăng trưởng dài hạn dẫn tới những thay đổi lớn trong cách tổ chức sản xuất, cấu trúc thị trường, lựa chọn nghề nghiệp”…và tri thức đóng vai trò quan trọng đến mọi lĩnh vực của xã hội: từ kinh tế,chính trị đến đời sống xã hội
3.1 Đối với kinh tế
Về kinh tế, tri thức giữ vai trò rất lớn, tri thức là nền tảng, động lực để phát triển kinh tế, là nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần tạo nên mọi thành tựu và tiến bộ trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại, đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức hòa chung trong sự phát triển cả thế giới Trong bất kì giai đoạn nào con người cũng luôn ứng dụng tri thức vào việc phát triển kinh tế và trong các hình thái kinh tế khác nhau, mức độ tri thức được ứng dụng sâu rộng cũng khác nhau cho nên tác động cũng khác nhau
Tri thức là nền tảng cho hai cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật vĩ đại của thế giới, từ nông cụ thô sơ dùng máy hơi nước, dùng điện, năng lượng hạt nhân, năng lượng sinh học…Con người không ngừng làm giàu có vốn tri thức của mình để trở nên mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến với đói nghèo, lạc hậu, tăm tối, trong công cuộc chinh phục tự nhiên để có cuộc sống sung sướng, đầy đủ hơn Như chúng ta đã biết, từ những năm 70 của thế kỉ XX trở lại đây, tiến bộ của khoa học kĩ thuật dần trở thành yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế Đầu thế kỉ XX, nhân tố khoa học kĩ thuật mới chỉ chiếm 5% - 20% trong sự tăng trưởng của GDP, đến thập kỉ 50 đến 60 tỉ lệ này là 50% và đến thập kỉ 80 lên tới 80% Trong khoảng thời gian xuất hiện những máy móc, động cơ thì con người lại sử dụng chúng cho quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nhân lực đạt được hiệu quả cao hơn, thu được lợi nhuận nhiều hơn Ngày nay, đối với nền kinh
tế tri thức, tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp, là nguồn lực quan trọng nhất đóng vai trò đầu tàu trong nền kinh tế Tri thức được áp dụng vào sản xuất của cải vật chất vì vậy đòi hỏi lực lượng lao động có chất xám, kĩ thuật, tay nghề, được đào tạo bài bản ngày càng cao Nói cách khác, tri thức khoa học được ứng dụng, được vật hóa thành máy móc, thành công cụ sản xuất
Trang 6và được người lao động sử dụng trong quá trình sản xuất do đó nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Điều kiện để tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đã được C.Mác khẳng định như sau “sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu khi nền đại công nghiệp đã đạt được 1 trình độ phát triển cao hơn và tất cả các môn khoa học đều được phục vụ tư bản, còn bản thân hệ thống máy móc hiện đại thì
có những nguồn lực to lớn Như vậy, phát minh trở thành một nghề đặc biệt, và đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định và kích thích” [C Mác và Ph Ăng-ghen tập 46 phần II tr.367]
Nhờ có tri thức mà cuộc sống của con người không ngừng phát triển theo từng thời kỳ Năm 1860 ý tưởng đầu tiên về chiếc điện thoại được Johann Philipp Reis nghĩ ra Vài năm sau đó, cuộc gọi đầu tiên được thực hiện giữa nhà phát minh Alexander Graham Bell và người trợ lý của ông ngồi cách đó 4,5 m vào ngày 10/3/1876 với mẩu hội thoại ngắn ngủi: "Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần!" là sự kiện lịch sử đánh dấu chính thức sự ra đời của chiếc điện thoại liên lạc Năm 1879 lần đầu tiên Thomas Edison phát minh ra chiếc bóng đèn sợi đốt làm thay đổi diện mạo nhân loại, khi mà con người không phải sinh hoạt phụ thuộc vào nguồn ánh sáng tự nhiên của mặt trời nữa Nhờ có đèn điện, năng suất lao động của thời bấy giờ cũng tăng lên đáng kể nhờ làm thêm ca đêm
Cạnh tranh thế giới ngày nay chủ yếu dựa trên cơ sở khoa học, chất xám trở thành ngưỡng năng lượng đưa đất nước đi lên, sánh vai với cường quốc năm châu Các ngành công nghệ thông tin ngày càng phát triển thay thế cho những ngành công nghiệp nặng, lấy sức lao động của con người làm hàng hoá Những nhân tài về công nghệ thông tin, những bằng sáng chế độc quyền hay những sáng chế khoa học thúc đẩy sự phát triển của khoa học sản xuất ra đời đều được sáng tạo nhờ tri thức trên những nguyên lý cơ bản nhất
3.2 Đối với đ i sống xã hội
Tri thức đang ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong hoạt động xã hội, là tiền đề quan trọng để hình thành nên xã hội tri thức– một
xã hội đổi mới văn minh và là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay Chúng ta đều nhận thấy rằng, tri thức đóng một vai trò
Trang 7hết sức quan trọng, tri thức có thể hiểu là sản phẩm đặc thù của xã hội,
sự ra đời của tri thức gắn liền với sự hình thành của xã hội Dù những câu hỏi mang tính triết học xung quanh phạm trù tri thức vẫn không ngừng được tranh luận và chưa có câu trả lời thỏa đáng nhưng trong mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học, chính trị tri thức vẫn luôn được tìm kiếm, phát triển và ngày càng có tác động to lớn đến sự phát triển của loài người Tất
cả mọi người tuy hoàn cảnh địa vị khác nhau nhưng đều có chung một hoạt động đấy là hoạt động tri thức và vì thế tri thức không còn là vấn đề riêng của cá nhân mà đã trở thành vấn đề chung của toàn xã hội
Tri thức còn đem đến cho con người sức mạnh duy trì, gìn giữ ổn định và phát triển các giá trị đời sống một cách bền vững dài lâu Trải qua thời gian, bằng tri thức con người đã xây dựng một xã hội loài người văn minh, tiến bộ tột bậc Dường như, tham vọng khuất phục hoàn toàn hoàn cảnh sống là tham vọng bất tận của con người Từ tiện nghi đến tiện nghi hơn nữa Từ làm chủ đến bá chủ toàn cầu Và thực tế đã chứng minh, ngày nay, con người đã có mặt ở hầu khắp mọi nơi trên trái đất Tất cả những thành tựu đó đều nhờ vào sức mạnh vô hạn của tri thức mà có Chúng ta hoàn toàn có thể tự hào khi nghĩ đến Issac Newton, Darwin, Lincoln, Shakespeare, Nobel, Einstein, Hồ Chí Minh,…và biết bao tên tuổi khác Họ thực sự là những người anh hùng vĩ đại, là người lính tiên phong trong trận chiến đấu loại bỏ cái lạc hậu, bất công, đói nghèo, mãi mãi xứng đáng để chúng ta ngưỡng mộ và tôn kính
Vai trò của tri thức trong việc thực hiện những yêu cầu của xã hội cũng góp phần trong việc thể hiện khả năng của bản thân mình ở xã hội không ngừng phát triển lớn mạnh Khi con người có tri thức, am hiểu sâu rộng tới mọi vấn đề hay lĩnh vực xã hội thì dễ dàng thực hiện được những mục tiêu, ham muốn, ước nguyện của bản thân, chỉ có tri thức được lấy bằng chính mồ hôi công sức thì mới mang lại được hiệu quả Và hiển nhiên, một xã hội với những con người thành đạt giúp xã hội phát triển không ngừng về tri thức Đơn giản xã hội được hợp thành bởi cá nhân, nhưng sự kết hợp mang lại hiệu quả thì cần quá trình rèn luyện không ngừng đối với thế hệ trẻ việc học tập như nào trao đổi bản thân ra sao để tri thức tính mang lại cho xã hội có sự đóng góp hiệu quả nhất
Mỗi con người ta chỉ giống như một con kiến bé nhỏ nhưng nếu biết tích lũy góp nhặt tri thức như loài kiến kia thì sẽ có thêm ngày càng nhiều sức mạnh, vốn sống, vốn hiểu biết để đối mặt với những khó khăn, thử thách
Trang 8trong đời Liệu có hành trang nào dành cho con người khi dấn thân vào cuộc sống khó khăn cần thiết hơn tri thức Tri thức giúp chúng ta hoàn thiện mình, dũng cảm và tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động xã hội Để làm giàu vốn tri thức của mình, con người có thể có rất nhiều môi trường để học tập: học không chỉ ở trường mà còn qua sách vở, thầy cô,
bè bạn, cuộc sống như một triết gia Hy Lạp cổ đại đã nói: “Mỗi người tôi gặp đều có những điểm hay hơn tôi, đáng cho tôi học tập”
Tri thức cũng góp tiếng nói của mình vào sự ổn định phát triển Một đất nước có người dân đạt trình độ cao về trí thức thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ ít
đi, mức sống của người dân được cải thiện hơn, con người được hạnh phúc hơn Xã hội ổn định, không bị những tệ nạn ma túy hay vấn nạn cướp bóc, trộm cướp cũng được hạn chế hơn, nhờ vậy mà đất nước trở nên văn minh và giàu đẹp hơn Tri thức càng được coi trọng thì nền giáo dục càng được chú trọng lên hàng đầu, góp phần xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và cung cấp được cho đất nước những nhân tài đưa đất nước ngày càng lớn mạnh hơn, góp phần nâng cao vị thế trên thế giới Nếu bản thân mỗi công dân không có am hiểu về tri thức, tri thức trong sách vở, tri thức trong cách sống thì xã hội sẽ duy trì như thế nào bởi tri thức được hình thành nhờ sự tiếp thu kiến thức cũng như học hỏi các kĩ năng, nhờ quá trình trải nghiệm nên nếu như xã hội toàn là những cá nhân không có tri thức thì xã hội đó sẽ lạc hậu, không có sự phát triển Một vai trò cũng rất quan trọng mà tri thức mang lại cho xã hội là sự hội nhập quốc tế, giao lưu học hỏi kiến thức hay những cuộc thi quốc tế Tri thức là “nguồn tài nguyên” vô giá của nhân loại vậy nên chúng ta phải có tri thức để hiểu biết về văn hóa các nước và tạo nên nền văn hóa ngày càng lành mạnh Mỗi cá nhân nên có những hiểu biết và biết tiếp thu, sàng lọc, lựa chọn cái phù hợp và xác định mức
độ tiếp cận, tiếp nhận đúng đắn, hiệu quả những điều tiến bộ, điều tốt đẹp của nước ngoài để từ đó áp dụng có hiệu quả nó
3.3 Đối với chính trị
Xã hội ngày càng phát triển, để đưa đất nước đi lên sánh vai với các cường quốc trên thế giới là nhờ một phần rất lớn vào bộ máy chính trị nhà nước – nơi được coi là đầu não của một quốc gia Để minh chứng cho vai trò của tri thức với chính trị, chúng ta hãy lật lại những trang sử sách hào hùng của dân tộc Việt Nam Từ một nước An Nam bé nhỏ trải qua một ngàn năm đô
hộ dưới tay của giặc Tàu, gần một trăm năm bị áp bức, bóc lột bởi bọn thực
Trang 9dân Pháp, hai mươi mốt năm Mỹ thay chân cho Pháp Nước ta đã đấu tranh giành lại độc lập bằng chính sức mạnh đoàn kết, bằng chính sức mạnh tri thức của toàn thể dân tộc Việt Nam Và vị tướng chủ chốt nắm giữ toàn bộ sức mạnh tri thức không ai khác đó là vị tướng tài ba, sáng suốt của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh Ra đi với hai bàn tay trắng và trở về sau ba mươi năm bôn ba nước ngoài, Người đã trang bị cho mình một kho tàng kiến thức để đưa dân tộc ta thoát khỏi ách đô hộ của bọn thực dân tàn ác Người dân Việt Nam vẫn còn nhớ như in ngày mà Người đã tuyên bố hùng hồn trước toàn thể quốc dân và thế giới : “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” Chính nhờ sự thông thái, hiểu biết sâu rộng của Người, đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi theo con đường ánh sáng của cách mạng và giành được độc lập, tự do Đây là một minh chứng vàng cho câu nói: “Tri thức là sức mạnh” Bên cạnh đó, ngày xưa, cha ông ta cũng đã có biết bao hào kiệt anh tài với tài ba thao lược, võ giỏi, văn hay Bởi vậy mà dù ta không có vũ khí chiến đấu hiện đại, điều kiện chiến đấu thiếu thốn về mọi mặt, lực lượng yếu nhưng vẫn thắng địch giành lại độc lập tự do cho dân tộc là nhờ vào trí với mưu lược, vào những chiến thuật khôn ngoan của các vị minh quân biết nhìn xa trông rộng, hiểu thế thời, biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng
Xã hội ngày nay, khi đất nước được thái bình, nền chính trị cần phải được xây dựng vững mạnh, quân đội phải được thao luyện, phải biết vạch ra những chiến lược lâu dài Để điều hành xã hội đi đến thời đại mới, gần hơn với chế độ xã hội chủ nghĩa thì bộ máy ấy là sự đóng góp của vô vàn sự lĩnh hội tri thức ở các lĩnh vực khác nhau để từ đó kiến tạo thành những ý tưởng, xây dựng những bước đi vững mạnh, đưa ra những chính sách sáng suốt nhằm đóng góp vào sự tiến bộ không ngừng của đất nước, của xã hội loài người Như vậy, đất nước cần có những người có tài năng và đức độ, hệ thống của nhà nước phải là những cán bộ cốt cán tài năng, có năng lực thực
sự với nguồn tri thức và sức am hiểu lớn để lãnh đạo đất nước Tức là những người tài năng nhất, giỏi giang nhất là những người có một tầm hiểu biết rộng, có vốn trí thức lớn để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, lo cho dân, lo cho đất nước Bên cạnh đó đội ngũ trí thức cũng góp phần xây dựng đường lối lãnh đạo của Đảng Những năm qua Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh rằng “Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước Đầu tư xây dựng
Trang 10đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững” Họ là người đưa ra sự đánh giá, nhận xét với đường lối mà Đảng và Nhà nước đưa ra về cách mạng công nghiệp lần thứ tư Đây là cơ sơ quan trọng giúp Đảng, Nhà nước xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật sau này
B Tri thức trong thực tiễn nền kinh tế Vi t Nam hi n nay
1 Định nghCa nền kinh tế tri thức
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó quá trình thu nhận truyền bá, sử dụng, khai thác,sáng tạo tri thức trở thành thành phần chủ đạo trong quá trình tạo ra của cải
-Kinh tế tri thức có nhiều đặc điểm cơ bản khác biệt so với các nền kinh tế trước đó:
-Tri thức khoa học-công nghệ cùng với lao động kỹ năng cao là cơ sỏ chủ yếu
và phát triển rất mạnh
-Nguồn vốn quan trọng nhất,quý nhất là tri thức,nguồn vốn trí tuệ
-Sáng tạo và đổi mới thướng xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc đẩy sự phát triển
-Nền kinh tế mang tính học tập
-Nền kinh tế lấy thị trường toàn cầu là môi trường hoạt động chính
-Nền kinh tế phát triển bền vững do được nuôi dưỡng bằng nguồn năng lượng
vô tận và năng động là tri thức
Thực tiễn hai thập niên qua đã khẳng định, dưới tác động của cách mạng khoa học-công nghệ và toàn cầu hoá, kinh tế tri thức đang hình thành ở nhiều nước phát triển và sẽ trở thành một xu thế quốc tế lớn trong một,hai thập niên tới
2 Vai trò của tri thức khoa học, công nghệ trong việc nâng cao hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế lấy sản xuất và kinh doanh tri thức làm nội dung chủ yếu Tương lai của bất cứ doanh nghiệp nào cũng không chỉ phụ thuộc vào việc sử dụng tiền bạc, nguyên vật liệu,nguồn nhân lực và máy móc thiết bị…mà còn phụ thuộc vào việc xử lý và sử dụng những thông tin nội bộ và