1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của đa dạng giới trong quản trị đến minh bạch báo cáo tài chính các công ty tiện ích

71 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Đa Dạng Giới Trong Quản Trị Đến Minh Bạch Báo Cáo Tài Chính Các Công Ty Tiện Ích
Tác giả Pham Thi Bich Ngoc
Người hướng dẫn Ths. Lê Na
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 20,1 MB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đạihọc Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên cứu ảnh hưởngcủa đa dạng giới trong quản trị đến

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU ANH HUONG CUA DA DẠNG GIỚI TRONG QUAN TRI DEN MINH BACH BAO CÁO TÀI CHÍNH

CAC CÔNG TY TIEN ICH

PHAM THI BICH NGOC

KHOA LUAN TOT NGHIEP

DE NHAN VAN BANG CU NHANNGANH QUAN TRI KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 01/2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU ANH HUONG CUA DA DẠNG GIỚI TRONG

QUAN TRI DEN MINH BACH BAO CÁO TÀI CHÍNH

CAC CONG TY TIEN ICH

PHAM THỊ BÍCH NGỌC

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp

Người hướng dẫn: Ths Lê Na

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 1 năm 2023

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đạihọc Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên cứu ảnh hưởngcủa đa dạng giới trong quản trị đến mình bạch báo cáo tài chính các công ty tiện ích”

do Pham Thị Bích Ngoc, sinh viên khóa 2018, ngành Quản trị Kinh doanh tổng hop đãbảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Báo cáo tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh với đề tài “Nghién cứu ảnhhưởng của da dạng giới trong quản trị đến minh bạch báo cáo tài chính các công ty tiệnich” là kết quả của cả quá trình cố gắng của ban thân, cùng sự giúp đỡ của thầy cô vàbạn bè Đầu tiên, con cảm ơn ba mẹ và gia đình đã luôn bên cạnh động viên con Mọingười luôn là động lực gắng của con, và đây là món quà con xin gửi tới ba mẹ sau 4 năm

học tập.

Tiếp theo em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế, trường Đại họcNông Lâm TP HCM đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu dé

em có thê hoàn thành bài nghiên cứu

Đặc biệt em muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy Lê Na — người luôn tận tụy giúp

đỡ, và đồng hành cùng em trong suốt thời gian qua Cảm ơn những tin nhắn, những cuộcgọi và những lần thầy dành thời gian quý báu của mình cho chúng em Đây là động lựcgiúp em hoàn thành bài khóa luận này Một lần nữa cảm ơn thầy rất nhiều!

Cuối cùng mình xin cảm ơn bạn Y Như, Gia Nhi và toàn thé anh chị em bạn bè

đã giúp đỡ mình trong những lúc khó khăn Chúc mọi người thành công trong chặng đường phía trước!

Vì kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế, nên rất mong nhận được lời nhậnxét, góp ý của quý thay cô dé em được hoàn thiện hơn

Một lần nữa xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 01 năm 2023

Sinh viên thực hiện

PHAM THỊ BÍCH NGOC

Trang 5

NỘI DUNG TÓM TẮT

PHAM THỊ BÍCH NGỌC Tháng 01 năm 2023 Đề tài “Nghiên Cứu ẢnhHưởng Của Đa Dạng Giới Trong Quản Trị Đến Minh Bạch Báo Cáo Tài ChínhCác Công Ty Tiện Ích”

PHAM THI BICH NGOC January 2023 Title “Research the Influence of Gender Diversity in governance on Financial Reporting Transparency of Utility Companies”

Nghiên cứu nay xem xét ảnh hưởng của đa dang giới trong quan tri đến sự minh bachbáo cáo tài chính của 18 công ty (216 quan sát) ngành Tiện ích niêm yết trên ba Sàn

Giao dịch Chứng khoán Việt Nam là HNX, HOSE và UPCOM giai đoạn 2010 — 2021.

Dựa trên lý thuyết nền về minh bạch thông tin, các bộ chỉ số đo lường minh bạch củacác tô chức đề đưa ra bộ chỉ số minh bạch thông tin tài chính Thước đo minh bach thôngtin tài chính là bộ 23 tiêu chí với tổng điểm là 40 Tác giả sử dụng mô hình FEM vàREM để chạy kết quả mô hình Ngoài ra, mô hình GLS được sử dụng vì trong quá trình

xử lí số liệu xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi Kết quả các biến độc lập Quy môcông ty, Giới tính kế toán trưởng, Tỷ lệ nữ trong Hội đồng quản trị và Sở hữu nướcngoài có ảnh hưởng tích cực đến sự minh bạch BCTC của các công ty Ngược lại biếnchỉ số ROA và Tỷ lệ nữ trong BGD lại có sự tương quan âm đến chỉ số minh bạchBCTC Từ kết quả mô hình cuối cùng là GLS, tác giả đề xuất một số hàm ý nhằm nângcao chỉ số minh bạch của các công ty Ý nghĩa của cùng của bài nghiên cứu là kiến nghịcác công ty nên tổ chức bộ máy điều hành và quản lý một các đa dạng, phù hợp dé doanhnghiệp phát triển hơn

Trang 6

MỤC LỤC

DANH MỤC CHU VIET TAT

DANH MUC BANG

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu1.3.2 Đối tượng khảo sát

1.4 Pham vi nghiên cứu

1.4.1 Phạm vi không gian 1.4.2 Pham vi thời gian

1.5 Cấu trúc của khóa luận

CHƯƠNG 2 TÔNG QUAN

2.1 Tông quan nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

2.1.1 Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài2.1.2 Tông quan nghiên cứu ở trong nước2.1.3 Kết luận và khoảng trống nghiên cứu2.2 Tổng quan về Sàn Giao dịch Chứng khoán Việt Nam

2.2.1 Khái niệm và tổng quan

2.2.2 Phân loại sản giao dịch chứng khoán 2.3 Các sở giao dịch chứng khoán uy tín tại Việt Nam

2.3.1 Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

2.3.2 Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 2.3.3 San giao dịch UpCOM

vi

Trang 1X

XI xH

Ww NY NY NY NY NY NY NY NY WV

Uo œ œ œ ¬\ nN

10 10 12 13

Trang 7

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Các khái niệm nghiên cứu có liên quan 16

3.1.1 Khái niệm ngành Tiện ích 16

3.1.2 Khái niệm về quản trị 17

3.1.3 Minh bạch báo cáo tài chính 21 3.1.4 Su da dang gidi tinh 24

3.2 Các lý thuyết nền về van đề nghiên cứu 27

3.2.1 Lý thuyết đại điện (Agency Theory) 2]3.2.2 Ly thuyết phụ thuộc nguồn lực 283.2.3 Lý thuyết số lượng tới hạn 29

3.3 Phương pháp nghiên cứu 29

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu 293.3.2 Phương pháp phân tích 30CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN

4.1 Phân tích báo cáo tai chính của các công ty ngành Tiện ích 36

4.1.1 Thực trạng mẫu nghiên cứu 36

4.1.2 Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh các công ty 374.1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thành qua 384.2 Ảnh hưởng của đa dạng giới đến minh bạch báo cáo tài chính 40

4.2.1 Phân tích sự tương quan 40

4.2.2 Phân tích tác động của đa dạng giới đến minh bạch báo cáo tài

chính 40

4.3 Hàm ý và đề xuất rút ra từ kết qua nghiên cứu 42CHUONG 5 KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ

5.1 Két luan 455.2 Kién nghi 45

5.2.1 Đối với công ty 455.2.2 Đối với nhà đầu tư 465.2.3 Đối với công ty kiểm toán 465.2.4 Đối với Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam 465.2.5 Đối với các cơ sở đào tao 46

vii

Trang 8

5.2.6 Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

BCTC Báo cáo tải chính

BGD Ban Giám đốc

FEM Mô hình tác động có định (Fixed Effects Model)

GLS Mô hình bình phương tối thiểu tông quát

HDQT Hội đồng Quản trị

HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh

KTITT Kế toán trưởng

ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

REM Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model)

Trang 11

DANH MỤC BANG

Bang 3.1 Mô Ta Các Biến và Cách Thức Do Lường

Bảng 4.1 Thực Trạng Mẫu Nghiên Cứu

Bảng 4.2 Kết Quả và Hiệu Quả Kinh Doanh của Các Công Ty

Bảng 4.3 Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hương tới Thành Quả

Bảng 4.4 Kết Quả Ước Lượng Hệ Số Tương Quan

Bảng 4.5 Kết Quả Hồi Quy

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Co Cấu Tổ Chức của SGDCK TP.HCM 12

Hình 2.2 Cơ Cầu Tô Chức của SGDCK Hà Nội 13

Hình 4.4 Thực Trạng Thành Quả Hoạt Động Kinh Doanh

của Ngành Tiện Ích 38

xii

Trang 13

xiii

Trang 15

Trên thế giới theo số liệu thống kê hiện có 19,7% nữ giới trong hội đồng quản trịcủa các công ty toàn cau, tăng thêm 2,8% ké từ năm 2019 Theo ghi nhận báo cáo thườngniên về đề tài “Phụ nữ trong kinh doanh” do Grant Thornton International phát hành, thì

tỷ lệ phụ nữ nam giữ các vị trí lãnh đạo cấp cao trong các doanh nghiệp tầm trung trêntoàn cầu đã đạt 31% dù nền kinh tế thé giới vừa vượt qua đại dịch COVID-19

Ở Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ giữ các vi trí cấp cao đã cao hơn mức trung bình củatoàn cau với tỷ lệ 39% (tăng 6% so với năm 2020), xếp thứ 3 trên thế giới (trong số 29quốc gia được khảo sát) sau Philippines và Nam Phi và xếp thứ 2 ở Châu Á Thái BìnhDương Các vị trí hàng đầu thường được phụ nữ đảm nhận trong doanh nghiệp Việt Namnăm 2021 là Giám đốc tài chính với tỷ lệ 60% (tăng từ 32% của năm 2020), vị trí Giámđốc nhân sự với 59% Việt Nam cũng đã có những bước tiến đáng kể trong tỉ lệ phụ nữgiữ vị trí Giám đốc điều hành với mức tăng từ 7% lên 20% vào năm 2021

Với việc nữ giới đảm nhận các vị trí cấp cao, sẽ tạo nên sự đa dạng giới trongHội đồng quan trị (HDQT) Vậy nó có ảnh hưởng thé nào đến doanh nghiệp, đặc biệt là

sự minh bạch về tài chính — van đề đang nhận được nhiều sự quan tâm từ trong đếnngoài nước Nền kinh tế Việt Nam dang trong quá trình hội nhập va phát rién, vậy nênquy mô kinh doanh của các công ty và sự toàn cầu hóa hoạt động thương mại ngày càngđược mở rộng, dẫn tới mức độ phức tạp của công tác kế toán, kiểm toán cũng theo đó

ul

Trang 16

mà tăng lên Nhiều công ty sử dụng các thủ thuật dé làm đẹp số liệu trên báo cáo tàichính nhằm che dấu và đánh lừa các nhà đầu tư Do đó, nghiên cứu này tác giả sẽ phântích đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của đa dạng giới trong quản trị đến minh bạchbáo cáo tài chính các công ty ngành tiện ích” Bài nghiên cứu kỳ vọng rằng nữ thànhviên trong doanh nghiệp sẽ có tác động tích cực đến sự minh bạch của báo cáo tài chính.

Và doanh nghiệp sẽ có sự phân bé hợp lí giới tinh của các thành viên trong công ty

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu anh hưởng của đa dạng giới trong quan trị đến minh bạch báo cáo tai

chính.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá mức độ minh bạch báo cáo tài chính của các công ty ngành tiện ích.

- Phân tích tác động của nhân tố giới tính đến sự minh bach báo cáo tài chính

- Dé xuât các giải pháp nhắm nâng cao sự minh bach báo cáo tai chính của các

công ty ngành tiện ích.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: yếu tố đa dạng giới ảnh hưởng tới minh bạch báo cáo tài

chính của các công ty tiện ích.

1.3.2 Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát: báo cáo tài chính của các công ty tiện ích

1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Phạm vi không gian

Các công ty ngành tiện ích niêm yết tại Việt Nam

1.4.2 Phạm vi thời gian

Trang 17

Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 1 năm 2022.

Số liệu được thu thập là các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thường niên giaiđoạn năm 2010 — 2021.

1.5 Cấu trúc của khóa luận

Chương 1 Mở đầu

Nêu lý do chọn đề tài đồng thời đề ra mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu,phạm vi nghiên cứu va cau trúc của đề tài

Chương 2 Tổng quan

Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài trong và ngoài nước

Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trình bày các cơ sở lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu dé tài bao gôm các khái

niệm, lý thuyết nền và các mô hình dé xuất

Nêu các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài cụ thé là: Phươngpháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phântích số liệu

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trình bày các kết quả có được từ nghiên cứu gồm:

- Phân tích một số chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo tài chính

- Thực trang minh bach báo cáo tài chính các công ty nganh tiện ích niệm yết tại

Việt Nam.

- Tác động của nhân tố đa dạng giới tới sự minh bạch báo cáo tài chính

- Giải pháp và kiến nghị

Chương 5 Kết luận và kiến nghị

Tổng hợp đánh giá lại nội dung nghiên cứu, nêu ra nhận xét từ kết quả nghiêncứu, những lưu ý khi sử dụng nghiên cứu Từ đó đưa ra những kết luận, kiến nghị đối

Trang 18

Với các cơ quan có thâm quyên, các công ty kiêm toán và các công ty đại chúng niêmyết tại Việt Nam.

Trang 19

CHƯƠNG 2

TONG QUAN

2.1 Tống quan nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

2.1.1 Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới đã có rất nhiều các tài liệu nghiên cứu về sự minh bạch thông tin tàichính Đầu tiên, Meek & Saudagara (1990); Saudagaran & Meek (1997) hay Zarzeski(1996) nghiên cứu xuyên quốc gia về minh bạch thông tin Trong đó, kết quả nghiên

cứu của Zarzeski (1996) trích trong nghiên cứu cua Jeffrey J Archembault va Marie e.

Archambault (2003) chỉ ra rằng mức độ công bồ thông tin phụ thuộc vào văn hóa và sứcmạnh của thị trường thông qua các yếu tố như doanh thu xuất khâu, đòn bay tài chính

và quy mô công ty Nghiên cứu được thực hiện trên 7 quốc gia với 256 công ty có quy

mô nhỏ, vừa và lớn.

Chueng và cộng sự (2005) đã sử dung bảng khảo sát được thiết kế dựa trênnguyên tắc quản trị của tổ chức Hop tác và Phát triển Kinh tế (OECD) do Học viện Hiệphội các giám đốc của Thái Lan thực hiện Bảng câu hỏi xây dựng từ các nguyên tắc quảntrị của OECD cũng được Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) sử dụng phan đánh giá mức

độ công bố và minh bạch thông tin của các công ty cô phan đại chúng thuộc các chươngtrình tư vấn đánh giá thẻ điểm quản trị công ty của Ngân hàng Thế giới tại châu A

Nghiên cứu tiếp theo của Yu-Chih-Lin và cộng sự (2007) đã dựa trên chỉ số Hệthong xếp hạng về sự minh bach và công bố thông tin — hệ thống xếp hạng công bố vàminh bạch thông tin (ITDRS) dé đánh giá mức độ minh bach thông tin của các công tyniêm yết Đây là chỉ số đánh giá xếp hạng sự minh bạch và công bố, thông tin của cáccông ty niêm yết được xây dựng ở Đài Loan Chỉ số này bao gồm 88 khoản mục công

bố được phân chia thành 5 nội dung

Trang 20

Ngoài ra, còn có các nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa minh bạch thông tinvới các nhân tô khác Điển hình như: Almazan và cộng sự (2002) đã công bồ công trình

“Stakecholders, capital structure and stransparency” Công trình này đã nghiên cứu mốiquan hệ giữa tính minh bạch thông tin với cơ cấu vốn trong doanh nghiệp và chỉ ra rằngmức độ minh bạch thông tin càng cao thì các doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn cơ cauvốn an toàn hơn Tiếp theo là nghiên cứu của Robert M Bushman và Abbie J Smith

(2003) với bài báo “Transpareney, Financial Accounting Information, and Corporate

Governance” ( Economic Policy Review), nghiên cứu mối quan hệ giữa minh bạch

thông tin, đặc biệt là thông tin từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán và vấn đề quản trịcông ty Trong nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra các tiêu chí dé đánh giá mức độ minhbạch thông tin của doanh nghiệp Cuối cùng là Assaf Razin, Efraim Sadka (2004), vớinghiên cứu “Transparency, Specialization and FDI” đã phân tích mối quan hệ giữa minhbạch thông tin và sự phát triển của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Nghiên cứu này chỉ

ra rằng các quốc gia có mức độ minh bạch thông tin kém thì dòng chảy FDI cũng suy

giảm.

Cũng đã có các bài nghiên cứu liên quan tới giới tính trong doanh nghiệp ảnhhướng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh, hành vi điều chỉnh lợi nhuận Nghiên cứu

của Kramer và cộng sự (2006) dựa trên lí thuyết tới han (critical mass theory) cho thay,

ảnh hưởng của nữ giới trong hội đồng quan trị sé trở nên mạnh mẽ hon khi số lượng nữgiới vượt qua mức 3 (ba phụ nữ trở lên) Kramer và cộng sự giải thích rằng số lượng nữgiới cao trong hội đồng quản trị có thể tạo nên sự khác biệt đáng kể Nghiên cứu của

Gulzar & Wang (2011), Lakhal và cộng sự (2015), Gavious và cộng sự (2012), Man &

Wong (2013), Arun & cộng sự, Kyaw và cộng sự (2015) đều cho thay méi tương quan

nghich chiéu giữa số lượng phụ nữa với hành vi điều chỉnh lợi nhuận

Nghiên cứu của Zelechowski và Bilimoria (2004) về sự đa dạng giới tính trongHDQT cho rằng nam thành viên trong HDQT thường có kỹ năng quản lý không tốt bằng

nữ khi xử lý những vấn đề có liên quan đến giao tiếp, truyền thông, nguồn nhân lực vàtiếp thị Cũng như trong nghiên cứu của Srinidhi và cộng sự (2011); nghiên cứu củaThiruvadi và Huang (2011) cho rằng số lượng thành viên nữ trong HDQT càng nhiềuthì chất lượng báo cáo sẽ càng cao Hơn nữa, những đề tài về nữ giới càng được quan

6

Trang 21

tâm nhiều hơn trên những quốc gia khác trên thế giới Đa số những nghiên cứu đều chorằng khi nữ giới có mặt trong vị trí điều hành giúp doanh nghiệp được hoạt động hiệuquả hơn, điều này càng cho thấy việc nữ giới đang dần đóng vai trò quan trọng hơn trong

mỗi doanh nghiệp.

2.1.2 Tổng quan nghiên cứu ở trong nước

Đã có rất nhiêu nghiên cứu liên quan tới minh bạch báo cáo tài chính Nhưng cácnghiên cứu trước đây chỉ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch báo cáo tàichính bằng cách phân tích tổng quan các nhân tô chứ không nhằm vào một nhân tổ cụthể nào và chủ yêu sử dụng phương pháp định tính, đã có một số nghiên cứu sử dụngphương pháp định lượng nhưng các yếu tố ảnh hưởng còn mang tính rời rạc Tại ViệtNam, công trình nghiên cứu về hệ thống kiểm soát sự minh bạch thông tin của tác giảNguyễn Đình Hùng (2010) đã xác định mối quan hệ và cơ chế hoạt động của hệ thốngkiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính

Năm 2015, trong nghiên cứu của tác giả Lê Thị Mỹ Hạnh đã đề xuất mô hìnhnghiên cứu gồm có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch TTTC của cáccông ty niêm yết là nhóm nhân tổ tài chính và nhóm nhân tố quản trị với 8 biến đọc lập.Kết qua cho thấy, các nhân tô phản ảnh đặc điểm tài chính và quan trị doanh nghiệp như:đòn bẩy tài chính, lợi nhuận, công ty kiểm toan và cơ cấu HDQT ảnh hưởng tới mức độminh bạch TTTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tácgiả đã sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp định tính và định lượng để kiểm định đượccác nhân tô ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của nó đến tính minh bach củaTTTC các công ty niêm yết

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nga (2014) đã tiễn hành chọn ngẫunhiên 155 đối tượng là kế toán trưởng, kế toán viên, giám đốc, phó giám đốc trong 52doanh nghiệp dé khảo sát thông qua hình thức phát phiếu khảo sát trực tiếp Thông quaảnh hưởng của hai biến độc lập là nhân sự kế toán và nhà quản lý, nghiên cứu cho thấy

2 biến nay ảnh hưởng đáng ké đến chất lượng thông tin kế toán của các doanh nghiệp

Việt Nam.

Trang 22

2.1.3 Kết luận và khoảng trống nghiên cứu

Kết luận: Từ tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài cho thấy việc

nghiên cứu sự minh bạch trong báo cáo tài chính và sự đa dạng giới trong doanh nghiệp

là một đủ đề đã được nhiều tác giả quan tâm từ trước cho đến nay Từ các nghiên cứuđược tóm lược ở trên có thé thay sự minh bạch báo cáo tài chính bị ảnh hưởng mới cácnhân tố:tài chính, quản trị, nhân sự, quy mô, hệ thống chuẩn mực kế toán

Khoảng trống nghiên cứu: Đã có nhiều nghiên cứu về sự minh bạch của BCTC

hoặc là ảnh hưởng của đa dạng giới tới doanh nghiệp Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu

nào kết hợp ca hai van đề trên Và các nghiên cứu trước đây chi phân tích các nhân tốảnh hưởng đến minh bạch báo cáo tài chính bang cách phân tích tổng quan các nhân tốchứ không nhằm vào một nhân tố cụ thé nao và chủ yếu sử dụng phương pháp định tính,

đã có một số nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng nhưng các yếu tố ảnh hưởngcòn mang tính rời rạc Ví dụ như ở nghiên cứu của Nguyễn Đình Hùng (2010), tác giảmới đừng lại ở việc thống kê mô tả của các biến đại diện đó mà chưa thé hiện mối quan

hệ giữa các nhân tố nghiên cứu cũng như xác định được mức độ anh hưởng của các nhân

tố đó đến sự minh bạch thông tin, và tác giả chủ yêu sử dụng phương pháp định tính đểbiện luận cho kết quả của mình

2.2 Tổng quan về Sàn Giao dịch Chứng khoán Việt Nam

2.2.1 Khái niệm và tổng quan

Sản giao dịch chứng là địa điểm tập trung giao dịch mua bán các sản phẩm chứngkhoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ Day là nơi người mua và bán gặp gỡ,trao đổi sản phâm chứng khoán phù hợp với các quy định của pháp luật

Ngoài chức năng giao dịch, sàn chứng khoán còn cung cấp nhiều thông tin liênquan đến lich sử giá cả giao động trong mã cô phiếu của từng công ty Thông qua lịch

sử giao động mã cô phiếu, nhà đầu tư có thé phân tích tình hình giao dịch trên thị trường

và những đợt tăng giá Điều này giúp nhà đầu tư định hướng và đầu tư hiệu quả vớinhững mã cô phiếu có trên sàn chứng khoán Có thé thấy rằng sàn giao dich chứng khoán

là nơi giúp các hoạt động chứng khoán diễn ra thuận lợi và dé dàng hơn

8

Trang 23

Ngày 28/11/1996, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam được thành lập theoNghị định số 75/CP của Chính phủ Hai năm sau vào ngày 11/7/1998, TTCK Việt Nam

ra đời theo Nghị định số 48/CP của Chính phủ

Từ thuở khai sinh cho đến nay, TTCK Việt Nam đã trải qua nhiều biến động.Những năm 1996 đến năm 2005 được coi là nền móng cho sự phát triển của TTCK ViệtNam khi vốn hóa thị trường chỉ đạt mức trên dưới 1% GDP và gần như không có thayđổi gì nhiều

Từ năm 2006, TTCK Việt Nam mới có bước ngoặc lớn khi vốn hóa thị trườngđạt 22,7% GDP Năm 2007, chỉ số này tiếp tục tăng mạnh tới mức trên 43% GDP Đếnnăm 2008, do ảnh hưởng của thị trường trong nước và trên quốc tế, thị trường vốn hóagiảm mạnh xuống còn 18% GDP, và cho đến năm 2009 mới có sự hồi phục trở lại

Nhờ vào TTCK tính từ khi thành lập đến thang 6/2020, Chính phủ và các công

ty đã huy động được trên 2,4 triệu tỷ đồng Riêng trong gia đoạn từ 2011 đến nay, quy

mô huy động vốn qua TTCK đạt khoảng 1,7 triệu tỷ đồng góp bình quân 20% vào tổngvốn đầu tư toàn xã hội Sau 20 năm hình thành, TTCK Việt Nam vẫn đang phát triểnmạnh mẽ và có nhiều sự bùng né lớn

2.2.2 Phân loại sàn giao dịch chứng khoán

a Sàn chứng khoán truyền thống

San chứng khoán truyền thống ra đời đầu tiên Người chơi phải đến trực tiếp san

để tiến hành đặt lệnh hoặc giao dịch Khi đó, nhà đầu tư sẽ được các chuyên viên tư vấntại quầy hỗ trợ đầu tư và tư vấn nếu cần thiết

San chứng khoán truyền thống hiện nay rất ít, các nhà đầu tư đến đây chủ yếu là

tư vấn tài chính cũng như hỗ trợ phân tích dữ liệu Còn việc đặt lệnh giao dịch thì đượctiến hành tại sàn chứng khoán trực tuyến

b Sàn chứng khoán trực tuyến

Sản giao dịch chứng khoán trực tuyến là xu hướng hiện nay của tất cả các công

ty chứng khoán Sàn chứng khoán trực tuyến đã khắc phục được các nhược điểm củasàn truyền thống Cho phép các nhà đầu tư thực hiện các lệnh giao dịch thông qua

9

Trang 24

internet Chi cân một chiéc smartphone, nhà dau tư có thê quan lý mọi việc của minh Qua san trực tuyên nhà dau tư chỉ cân mở tải khoản nạp tiên vào là có thê tự minh đặt

lệnh mua bán các sản phẩm nhanh chóng nhất có thé dù ở đâu, khi nào

Các sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến hiện nay phát triển nhanh và mạnh, tậptrung vào nền tảng, tốc độ xử lý và đa nội dung hỗ trợ một cách nhanh nhất tiếp cậnđược nhiều nhà đầu tư nhất tư trong và ngoài nước

2.3 Các sở giao dịch chứng khoán uy tín tại Việt Nam

2.3.1 Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

a Lịch sử hình thành và phát triển

Sở Giao dich Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (Hochiminh Stock Exchange) tênviết tắt là HOSE hay HSX ra đời vào năm 1998 theo Quyết định số 127/1998/QDD-TTg, khai trương vào ngày 20/07/2000 và chính thức di vào hoạt động từ ngày

28/07/2000 San HOSE còn được gọi là Sở giao dịch chứng khoán ( SGDCK ) thành

phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp từ ủy ban Chứngkhoán Nhà nước và một hệ thống quản lý giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam

Ngày 11/05/2007, nhằm đáp ứng quá trình đổi mới nền kinh tế, tái cơ cau doanhnghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định chuyên Trung tâm Giao dịch Chứngkhoán thành SGDCK TP HCM với vốn điều lệ ban đầu là 1000 tỷ đồng Đến năm 2015vốn điều lệ của SGDCK TP.HCM đã được điều chỉnh lên thành 2000 tỷ đồng Việcchuyền đồi mô hình đã giúp SGDCK TP.HCM có một vị trí tương xứng với các Sở giaodịch khác trên thế giới, từ đó nâng cao vị trí và tầm ảnh hưởng của TTCK Việt Nam

Ngày 23/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số TTg về việc thành lập SGDCK Việt Nam Theo đó, SGDCK TP.HCM và SGDCK HàNội trở thành các công ty con do SGDCK Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ

37/2020/QD-Từ ngày 06/08/2021, SGDCK TP.HCM là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

một thành viên do SGDCK Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ

SGDCK TP.HCM là sàn chứng khoán đầu tiên và lớn nhất Việt Nam hiện nay.Những chứng khoán được niêm yết trên HOSE đều đảm bảo được uy tín vì các công ty

10

Trang 25

phát hành đều phải đảm bảo những điều kiện nghiêm ngặt Tính đến năm 2021, HOSEhiện có 533 mã chứng khoán niêm yết trong đó gồm: 404 mã cô phiếu, 3 mã chứng chỉquỹ đóng, 8 mã chứng chỉ quỹ ETF, 113 mã chứng quyền có đảm bao và 5 mã trái phiếu.

Tầm nhìn: Trở thành SGDCK dang cấp quốc tế, là niềm ưu tiên và sự lựa chon

của các tô chức và cá nhân trong việc huy động vôn và đâu tư.

Sứ mệnh:

- Xây dựng SGDCK TP.HCM thành một tố chức theo chuẩn quốc tế, nâng caochất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường một cách tốt nhất, góp phầnphát triển TP.HCM thành trung tâm hành chính của quốc gia và khu vực

- Tổ chức, giám sát hoạt động trên SGDCK nhằm đảm bảo thị trường hoạt độngcông khai, công bằng, minh bạch và hiệu quả; bảo vệ quyền và lợi ich hợp phápcủa nhà đầu tư

- Đưa thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn chủ đạo và hiệu quả,góp phần vào sự phát triển, tăng trưởng bền vững của thị trường vốn và nền kinh

tế Việt Nam

Mục tiêu và chức năng hoạt động: SGDCK TP.HCM thực hiện chức năng tổ cứcthị trường giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán, góp phầndam bảo hoạt động chứng khoán trên thị trường chứng khoán được tiến hành công khai,công bằng, trật tự, an toàn và hiệu quả; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư

tham gia giao dịch chứng khoán.

11

Trang 26

- Tổ chức thực hiện và phối hợp thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng chiếnlược, kế hoạt kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm, kế hoạch kinh doanh hàngnăm được cấp có thâm quyền phê duyệt.

- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan và phân công của

SGDCK Việt Nam.

b Cơ cấu tô chức

Hình 2.1 Cơ Cấu Tổ Chức của SGDCK TP.HCM

12

Trang 27

theo Quyết định số 01/2009/QD- TTg của Thủ tướng Chính phủ Hoạt động chính thứcvào ngày 24/06/2009 theo hình thức công ty TNHH một thành viên với vốn điều lệ là

1000 tỷ đồng thuộc sở hữu của nhà nước (dai diện là Bộ Tai chính)

Chức năng: chịu trách nhiệm tô chức quản lý và điều hành thị trường giao dịch

chứng khoán.

Mục tiêu: tổ chức vận hanh thị trường giao dịch chứng khoán minh bạch, côngbằng, hiệu quả; phát triển hạ tầng cơ sở và các sản phẩm mới phục vụ cho thị trường,tăng cường thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, thê hiện vai trò là kênh huy động vốnquan trọng của nền kinh tế, dam bảo lợi ích cao nhất cho nhà đầu va doanh nghiệp tham

gia thị trường.

Năm 2010 SGDCK Hà Nội được Chủ tịch nước trao trặng Huân chương Lao động hạng Nhì.

b Cơ cấu té chức

Hình 2.2 Cơ Cấu Tổ Chức của SGDCK Hà Nội

PHO TONG GIÁM ĐỐC

Nguồn: HNX 2022

3.2.3 San giao dịch UpCOM

13

Trang 28

UpCOM được hiểu là Unlisted Public Company Market Sản UpCOM là nơi đểgiao dịch với những công ty đại chúng chưa được niêm yết Trong số công ty này sẽ cónhững công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn Họ sẽ phát hành những cổ phiếu chưađược đăng ký hoặc chưa đủ điều kiện niêm yết như các sàn khác như sàn HOSE hay sànHNX Sản UpCOM hoạt động và được quản lý dưới quyền Sở giao dịch chứng khoán

Hà Nội.

Như đã nêu ở trên thì sàn UPCOM là một loại san giao dịch chứng khoán online

- thị trường của những công ty đại chúng chưa niêm yết UPCOM là sàn chứng onlinenơi diễn ra các giao dịch của những cổ phiếu, trái phiếu, chưa đủ tiêu chuẩn niêm yếttại hai sản lớn là HOSE và sàn HNX Về nguyên tắc, để tham gia giao dịch trên sản giaodịch chứng khoán, các cô phiếu đo các công ty phát hành, các sản phẩm hợp tác đầu tư,trái phiếu hay chứng chỉ quỹ đều cần phải niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đó

Và tại mỗi sàn giao dịch chứng khoán khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về điềukiện được niêm yết các loại chứng khoán Nhìn chung thì các công ty, doanh nghiệp sẽcần phải đảm bảo rat nhiều yếu tố dé có thé tham gia hoạt động giao dịch trên san chứngkhoán Khi đã đáp ứng được các yêu cầu đó thì các công ty sẽ được hoạt động và giao

dịch cô phân của mình tại đó.

Với nguyên tắc như vậy thì sản giao dịch chứng khoán UPCOM sinh ra là dànhcho những công ty (Công ty cô phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn) chưa được niêmyết khi phát hành chứng khoán ra công chúng do không đủ điều kiện niêm yết trên sanHOSE, HNX hoặc chưa được đăng ký cổ phiếu Lúc này chứng khoán sẽ được giao dịch

trên sản UPCOM hay còn gọi là thị trường UPCOM Nơi đây được xem là san trung

chuyển chứng khoán khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia đầu tư với sự

minh bạch, công khai.

Trên sản UPCOM, cổ phiếu sẽ được chia thành ba nhóm lớn dựa trên quy mô của

doanh nghiệp phát hành:

- UpCOM Large: Đây là nhóm tập hipwj những cổ phiếu của tổ chức phát hành

có vốn chủ sở hữu ít nhất là 1 nghìn tỷ đồng

14

Trang 29

- UpCOM Medium: Gồm những cô phiếu thuộc công ty có vốn chủ sở hữu từ

300 đến dưới 1 nghìn tỷ đồng

- UpCOM Small: Đối với các cổ phiếu của công ty có vốn chủ sở hữu từ 10 tỷđến dưới 300 tỷ đồng

Như vậy có thé thấy những công ty càng lớn, cô phiếu của họ sẽ càng có giá trị

và duy trì tăng trưởng trong dai hạn, ít biến động Các công ty nhỏ hơn mặc dù giá trị cổphiếu thấp nhưng thu nhập của cô đông sẽ có sự đột phá nhanh chóng

15

Trang 30

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Các khái niệm nghiên cứu có liên quan

3.1.1 Khái niệm ngành Tiện ích

Ngành tiện ich (Utilities sector) là một tập hợp các công ty cung cấp những tiệnnghi cơ bản như điện, nước, khí tự nhiên, dịch vụ chất thải và đập ngăn nước Ngànhtiện ích được kiểm soát rất chặt chẽ vì cho dù kiếm được lợi nhuận nhưng chúng vẫn làmột phần của cảnh quan công cộng Nhà đầu tư thường xem ngành tiện ích là khoảnnam giữ dai hạn và sử dụng chúng dé vun đắp thêm dòng thu nhập cô định cho danhmục đầu tư của họ Vì các tiện ích luôn có nhu cầu, nên ngành này có xu hướng hoạtđộng 6n định ở tat cả các nền kinh tế

Ngành tiện ích thường cho nhà đầu tư những khoản cô tức đều và ôn định, cùngvới mức dao động giá tương đối thấp hơn thị trường cô phiếu chung Vì các lý do này,ngành tiện ích thương hoạt động tốt trong những giai đoạn suy thoái Có nhiều loại hìnhcông ty tiện ích đang hiện hữu, bao gồm các doanh nghiệp lớn cung cấp nhiều dịch vụkhác nhau như điện và khí tự nhiên Những công ty tiện ích khác có thé chỉ chuyên mộtloại hình dịch vụ, như là nước Hoặc một số doanh nghiệp khác thì dựa trên nguồn nănglượng sạch và tai tạo như tua bin gió và pin Mặt Trời để sản xuất điện

Dù các công ty điện từng là độc quyên trong địa phương thì nhìn chung, nhómngành này được phân thành bốn mảng cung ứng là:

- Công ty phát điện: Hoạt động là tạo ra năng lượng điện.

- Công ty vận hành mạng năng lượng: Là các công ty vận hành đường dây, mạng

lưới địa phương và mạng lưới phân phối, bán quyền truy cập vào mạng lưới của họ cho

các công ty bán lẻ dịch vụ.

16

Trang 31

- Công ty tiếp thị và giao dịch năng lượng: Bằng cách mua và bán các hợp đồngtương lai năng lượng, công cụ phái sinh và tao ra những “sản phẩm được cơ cấu” phứctạp; những công ty này hỗ trợ bảo đảm cho các doanh nghiệp tiện ích và sử dụng nhiềunăng lượng một nguồn cung điện 6n định và có mức giá được báo trước.

- Công ty cung cấp và bán lẻ năng lượng

3.1.2 Khái niệm về quản trị

a Khái niệm

Có rất nhiều định nghĩa về quản trị, chưa có định nghĩa nào được chấp nhận hoàntoàn Theo Koontz và O’ Donnel thì nhiệm vụ cơ bản của quan trị là: “thiết kế và duytrì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể

hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định” Còn Mary Parker Follett cho rằng:

“quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác” Một định nghĩa đầy

đủ hơn của James Stoner và Stephen Robins: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tô chức,lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tô chức va sử dụng tat

cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm dat được mua tiêu đề ra Quan trị là sự tác động

có hướng đích của chủ thê quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những kết quả

cao nhât với mục tiêu đã định trước”.

Tóm lại, tổng hợp từ các định nghĩa trên và dựa theo quan điểm của tác giả thìquản trị là quán trình hoạch định, tô chức, điều khiển và kiểm soát công việc và những

nô lực của con người, đồng thời sử dụng một cách có hiệu quả mọi tài nguyên để hoàn

thành các mục tiêu.

b Tính khoa học của quản trị

Quản trị là một hoạt động mang tính khoa học Khoa học quan trị là bộ phận tri

thức được tích luỹ qua nhiều năm, thừa hưởng kết quả từ nhiều ngành khoa học khácnhư: kinh tế học, xã hội học, tâm lý học, toán học Khoa học quản trị cung cấp cho nhàquản trị tư duy hệ thống trước các vấn đề phát sinh, các phương pháp khoa học, các công

cụ dé giải quyết vấn đề Tính khoa học của quản trị thé hiện ở các yêu cầu sau đây:

17

Trang 32

- Quản trị phải đảm bảo phù hợp với sự vận động của các quy luật khách quan.

Điều đó, đòi hỏi việc quản trị phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các quy luật chung vàriêng của tự nhiên và xã hội Trên cơ sở am hiểu các quy luật khách quan mà vận dụngtốt nhất các thành tựu khoa học Trước hết là triết học, kinh tế học, tâm lý học, xã hộihọc, toán học, tin học, điều khiển học, công nghệ học cùng với những kinh nghiệmtrong thực tế vào thực hành quan tri

- Quản trị can sử dung các phương pháp, kỹ thuật quản tri Đó là những cách thức

và phương pháp thực hiện các công việc như: kỹ thuật thiết lập chiến lược, kỹ thuật thiết

kế cơ cấu tổ chức, kỹ thuật kiểm tra

- Quản trị phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi tô chức trongtừng giai đoạn cụ thể Điều đó, đòi hỏi các nhà quản trị vừa kiên trì các nguyên tắc vừa

phải vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp, hình thức và các kỹ nang quan tri

phù hợp cho từng điều kiện hoàn cảnh nhất định

Như vậy, khoa học quản trị cho ta hiểu biết về các nguyên tắc, quy luật, phươngpháp, kỹ thuật quan trị dé trên cơ sở đó biết cách giải quyết các vấn đề quan trị Tuynhiên, việc vận dụng khoa học quản trị vào thực tiễn đòi hỏi phải tính đến một số yếu tốkhác trong từng hoàn cảnh cụ thể, hay quản trị còn đòi hỏi tính nghệ thuật

c Tính nghệ thuật của quản trị

Nghệ thuật quản trị chính là những kỹ năng, kỹ xảo, bí quyết, “mưu mẹo” và

“biết làm thế nào” dé đạt được mục tiêu mong muốn với hiệu quả cao Nếu khoa học là

sự hiểu biết kiến thức có hệ thống, thì nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức để vận dungcho phù hợp trong từng lĩnh vực, trong từng tình huống Vì thế nghệ thuật quản trị luôngắn với các tình huống, các trường hợp cụ thể Nghệ thuật quản trị thường được biểuhiện trong một số lĩnh vực như:

Nghệ thuật sử dụng người: Nói về thuật dùng người, Không Tử đã có dạy: “Dụngnhân như dụng mộc” Mỗi con người đều có những ưu, nhược điểm khác nhau, nếu biết

sử dung thì người nào cũng đều có ích, họ sẽ cống hiến nhiều nhất cho tổ chức, cho xãhội, cho cộng đồng mà họ đang sinh sống Điều đó, đòi hỏi nhà quản trị phải am hiểuđặc điểm tâm lý của từng người, nên sử dụng họ vào việc gì, ở đâu là phù hợp nhất Có

18

Trang 33

như vậy, mỗi cá nhân mới có điều kiện, cơ hội phát huy hết khả năng của mình, cốnghiến nhiều nhất cho tập thé.

Nghệ thuật giáo dục con người: Để giáo dục con người, thông thường người ta

sử dụng các hình thức: khen, chê, thuyết phục, tự phê bình và phê bình, khen thưởng và

kỷ luật Với ai, nên áp dụng hình thức nao, biện pháp gì, mức độ cao hay thấp, và đượctiến hành ở đâu, khi nào đều là những vấn đề mang tính nghệ thuật Cùng một vấn đềnhưng mỗi đối tượng khác nhau có khi phải giải quyết khác Nếu áp dụng không phù hợpchang những không giúp cho con người phát triển theo chiều hướng tích cực mà trái lại

sẽ làm tăng thêm tính tiêu cực trong tư tưởng lẫn hành vi của họ

Nghệ thuật ứng xử: Được thể hiện trong quá trình giao tiếp Sự lựa chọn lời nói,cách nói và thái độ phù hợp với người nghe là nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp Ca daoViệt Nam có câu: “Lời nói chang mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đó là

tư tưởng cơ bản của thuật lựa lời trong giao tiếp Cách nói thang, nói gợi ý, nói triết lý

là những cách nói cần lựa chọn cho phù hợp với từng trình độ, tâm lý của người nghe.Thái độ tôn trọng, thành ý, khiêm tốn, hoà nhã là nghệ thuật giao tiếp không thê thiếutrong quá trình giao tiếp

Ngoài ra, nghệ thuật quản trị còn biểu hiện ở nghệ thuật tạo thời cơ, nghệ thuật

sử dụng các đòn bẩy trong quản lý, nghệ thuật ra quyết định Tóm lại, muốn quản trị

có hiệu quả cao, nhà quản trị trước hết phải sử dụng các thành tựu của khoa học quản trị

và vận dụng chúng một cách nghệ thuật trong thực tiễn.

d Chức năng của quản trị

Chức năng quản trị là những nhóm công việc chung, tổng quát mà nhà quản trịte} cap bậc nào cũng thực hiện Nói cu thé hơn, chức năng quan tri được hiểu là một loại

hoạt động quản tri, được tách riêng trong quá trình phân công và chuyên môn hóa lao

động quản trị, thê hiện phương hướng hay giai đoạn tiến hành các tác động quản trịnhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức Hiện nay có nhiều cách phân loại cácchức năng quản trị, nhưng nhìn chung, các nhà khoa học đã tương đối có sự thống nhất

về bon chức năng quản tri là: hoạch định, tô chức, điêu khiên và kiêm soát.

19

Trang 34

Chức năng hoạch định: là chức năng đầu tiên trong quá trình quản trị Hoạtđộng này bao gồm việc xác định rõ hệ thống mục tiêu của tô chức, xây dựng và lựa chọnchiến lược tổng thé đề thực hiện các mục tiêu này và thiết lập một hệ thống các kế hoạch

dé phối hợp các hoạt động của tổ chức Đồng thời đưa ra các biện pháp đề thực hiện các

mục tiêu, các kê hoạch của tô chức.

Chức năng tổ chức: chủ yếu là thiết kế cơ cấu của tổ chức, bao gồm xác địnhnhững việc phải làm, những ai sẽ làm những việc đó, những bộ phận nào cần được thànhlập, quan hệ phân công phối hợp và trách nhiệm giữa các bộ phận và xác lập hệ thốngquyền hành trong tổ chức

Chức năng điều khiến: là chức năng thực hiện sự kích thích, động viên, chỉ huy,phối hợp con người, thực hiện các mục tiêu quản trị và giải quyết các xung đột trong tậpthé nhằm đưa tổ chức đi theo đúng quỹ đạo dự kiến của tổ chức

Chức nang kiểm soát: để đảm bảo công việc thực hiện như kế hoạch dự kiến,nha quản trị cần theo dõi xem tổ chức của mình hoạt động như thé nào, bao gồm việctheo dõi toàn bộ hoạt động của các thành viên, bộ phận và cả tô chức Hoạt động kiểmsoát thường là việc thu thập thông tin về kết quả thực hiện thực tế, so sánh kết quả thựchiện thực tế với các mục tiêu đã đặt ra và tiến hành các điều chỉnh nếu có sai lệch, nhằmđưa tô chức đi đúng quỹ đạo đến mục tiêu

e Vai trò của quản trị

Loại vai trò quan hệ tương tác giữa người và người:

- Vai trò tượng trưng: Thể hiện như một biểu hiện về quyền lực pháp lý, thực

hiện nhiệm vụ mang tính nghi lễ, hình thức.

- Vai trò người lãnh đạo: Động viên, đôn đốc, thúc đây cấp dưới hoàn thành

Trang 35

- Trung tâm thu thập, xử lý thông tin: Điểm trọng tâm trung chuyên, lưu trữ, xử

ly tat cả các loại thông tin

- Phổ biến, truyền đạt thông tin: Chuyén giao những thông tin cho cấp dưới, báocáo thông tin cho cấp trên

- Người phát ngôn của tổ chức: Chuyén giao những thông tin chọn lọc cho những

người bên ngoài công ty.

Loại vai trò ra quyết định:

- Doanh nhân: Khởi xướng các thay đồi bên trong tô chức

- Người giải quyết xung đột: Tiến hành các hoạt động điều chỉnh cần thiết, hòagiải và xử lý những xung đội.

- Điều phối các nguồn lực: Quyết định phân chia các nguồn lực trong tổ chức cho

từng bộ phận hay dự án.

- Nhà thương lượng: Tham gia thương lượng với các đối tác dé đem lại ôn định

và quyên lợi cho tô chức

3.1.3 Minh bạch báo cáo tài chính

a Khái niệm báo cáo tài chính

Theo khoản I Điều 3 Luật kế toán năm 2015, Báo cáo tài chính là hệ thống thôngtin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩnmực kế toán và chế độ kiểm toán

Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dangcác bảng biểu, nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh

và các dòng tiền của doanh nghiệp BCTC áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệpđược thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập vànộp BCTC trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán,thống kê

BCTC là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phảitrả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Nói

21

Ngày đăng: 10/02/2025, 00:56

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN