1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đ ề tài vấn Đề nhảy việc của lao Động trẻ mới tốt nghiệp Đại học ở việt nam

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề nhảy việc của lao động trẻ mới tốt nghiệp đại học ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Thu Hường
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Do vậy bài tiểu luận này em sẽ "Vận dụng quan điểm toàn diện để xem xét vấn đề nhảy việc của lao động trẻ mới tốt nghiệp Đại học ở Việt Nam hiện nay” Ý nghĩa lý luận: Đề tài được nghiên

Trang 1

1 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: THM-LN( PLT07A)

Đ

Ề TÀI : Vấn đề nhảy việc của lao động trẻ mới tốt

nghiệp đại học ở Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn : TS Trần Thị Thu Hường Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Trang Lớp : F14G

Mã sinh viên : 381

Hà nội, ngày 20 tháng 4 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

PHẦN 1 LÝ LUẬN CHUNG 2

1.1 Khái niệm về mối liên hệ phổ biến 2

1.1.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 2

1.1.2 Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 3

1.2 Quan điểm toàn diện 4

1.2.1 Nội dung quan điểm toàn diện 4

PHẦN 2 LIÊN HỆ THỰC TIỄN NHẢY VIỆC CỦA LAO ĐỘNG TRẺ HIỆN NAY 5

2.1 Nhảy việc là gì 5

2.2 Ưu và nhược điểm của nhảy việc 5

2.2.1 Ưu điểm của nhảy việc 5

2.2.2 Nhược điểm của nhảy việc 6

2.3 Thực trạng 8

2.4 Các nguyên nhân khiến lao động trẻ nhảy việc 8

2.5 Giải pháp 9

2.6 Quan điểm cá nhân về vấn đề nhảy việc 10

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

MỞ ĐẦU

Từ ngày đất nước ta có sự đổi mới về kinh tế, chuyển từ kinh tế tập trung sang cơ chế thị trường nhiều thành phần, tự do hoạch động và hạch toán nên đất nước cũng có nhiều thay đổi Sự thay đổi này đã mang lại cho đất nước nhiều thành tựu về kinh tế cũng như xã hội Nhưng xét đến tính hai mặt của vấn đề thì

cơ chế thị trường bên cạnh những mặt được thì cũng còn những mặt chưa được: Một trong những mặt chưa được đó là những mặt đó là tình trạng lao động trẻ mới ra trường hiện nay nhảy việc ngày càng tăng, vấn đề xã hội mà gần như không có trong nền kinh tế bao cấp

Đất nước muốn phát triển thì phải đi lên từ lao động, mà sinh viên là lực lượng lao động trẻ, năng động, dồi dào và được đào tạo Vì vậy đây là nguồn nhân lực rất quan trọng cần được sử dụng một cách hợp lý hiệu quả Tình trạng nhảy việc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Vấn đề này được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau vì mỗi người có một quan điểm khác nhau Điều này xảy ra là vì về mặt nhận thức chủ thể chưa nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, tổng thể mà chỉ nhìn ở một phía nhất định

Do vậy bài tiểu luận này em sẽ "Vận dụng quan điểm toàn diện để xem xét vấn

đề nhảy việc của lao động trẻ mới tốt nghiệp Đại học ở Việt Nam hiện nay”

Ý nghĩa lý luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đặc biệt là quan điểm toàn diện với cơ sở lý luận là về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác Lênin

Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài vận dụng quan điểm toàn diện vào vấn đề nhảy việc của lao động trẻ mới tốt nghiệp Đại học ở Việt Nam hiện nay, khái quát được thực trạng, những mặt tích cực, tiêu cực, giải pháp và quan điểm cá nhân

về vấn đề này

Trang 4

NỘI DUNG

PHẦN 1 LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Khái niệm về mối liên hệ phổ biến

Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng Đó là các mối liên

hệ giữa các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, v.v Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định Đồng thời, cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự hiên, xã hội và tư duy Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính chất cơ bản của các mối liên hệ phổ biến

1.1.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Chính là nguyên tắc lý luận để xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ Chúng ràng buộc và tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt của một sự vật và hiện tượng trên thế giới Và nguyên lý này được biểu hiện rõ nhất qua mối quan hệ của các phạm trù cơ bản nêu trên

Tính khách quan: Được biểu hiện qua việc các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng trong thế giới đều mang tính khách quan Theo đó, sự quy định các

Trang 5

tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc bản chất chúng là cái vốn có của nó; nó tồn tại độc lập hoàn toàn, không phụ thuộc vào ý chí con người Và khi đó, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó vào hoạt động thực tiễn của mình

Tính phổ biến: Bất cứ một sự vật, hiện tượng hoặc quá trình nào đều tồn tại tuyệt đối, biệt lập với với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác Bên cạnh

đó, không có một sự vật và hiện tượng nào không phải một cấu trúc hệ thống

Nó sẽ bao gồm các yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, có nghĩa là bất cứ một tồn tại nào cùng là một hệ thống Hơn thế nữa, nó còn là hệ thống mở; tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác rồi làm biến đổi lẫn nhau

Tính đa dạng, phong phú: Các sự vật và hiện tượng khác nhau hay không gian và thời gian khác nhau thì có các mối liên hệ biểu hiện khác nhau Vì vậy,

có thể chia các mối liên hệ này thành nhiều loại như mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp,… Và khi đó, chúng sẽ có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới

1.1.2 Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong những nội dung quan trọng của phép biện chứng duy vật Đồng thời nó cũng là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể là những quan điểm mang tính phương pháp luận khoa học trong nhận thức và thực tiễn Từ việc nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa như sau: Vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong moi liên hệ với sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng và phức tạp, do đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn diện, để đánh giá đúng về sự vật, hiện tượng, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay tính quy luật của chúng

Trang 6

1.2 Quan điểm toàn diện

Từ nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến và

sự phát triển rút ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo hiện thực, đó là quan điểm toàn diện

1.2.1 Nội dung quan điểm toàn diện

Thứ nhất, cần xem xét các mối liên hệ bên trong các sự vật và hiện tượng Khi đó, cần xem xét mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố hay các thuộc tính khác nhau ở trong chính sự vật và hiện tượng đó

Thứ hai, cần xem xét các mối quan hệ bên ngoài của sự vật và hiện tượng Tức là việc xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại giữa các

sự vật và hiện tượng đó với các sự vật và hiện tượng khác bằng cả trực tiếp và gián tiếp

Thứ ba, cần xem xét sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ phù hợp với nhu cầu thực tiễn Tức là ứng với mỗi người, mỗi thời đại và hoàn cảnh lịch sử nhất định thì con người sẽ chỉ có một số phản ánh mang tính hữu hạn những mối quan hệ đó Vì vậy, trí thức đạt được về sự vật và hiện tượng chỉ là tương đối, không có sự trọn vẹn và đầy đủ Khi ý thức được điều này sẽ giúp chúng ta tránh được tuyệt đối hóa các tri thức đã có và tránh xem đó là những chân lý luôn đúng Do đó, để nhận thức được hết sự vật, hiện tượng thì chúng ta phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ

Thứ tư, tránh xa quan điểm mang tính phiến diện khi xem xét một sự vật, hiện tượng Phiến diện được hiểu là sự chú ý tuyệt đối vào một hoặc một số ít mối liên hệ, có nghĩa là xem xét nhiều mối liên hệ nhưng thực chất đều là mối liên hệ không có bản chất hay thứ yếu

Trang 7

PHẦN 2 LIÊN HỆ THỰC TIỄN NHẢY VIỆC CỦA LAO ĐỘNG TRẺ HIỆN NAY

2.1 Nhảy việc là gì

Nhảy việc chỉ hành động chuyển từ công việc này sang công việc khác khi chỉ làm trong một thời gian ngắn như dưới 1 năm hoặc trong vòng 1, 2 năm Nhảy việc thường được hiểu là bạn bất ngờ rời khỏi vị trí, vai trò công việc hiện tại khi chưa gắn bỏ được lâu và chuyển hẳn sang công ty khác Đôi khi những người nhảy việc không hài lòng với công việc hiện tại vì họ cảm thấy nó không hưởng họ đến sự nghiệp họ mong đợi hay đơn giản là “không có tương lai" Nhiều người khác lại nhảy việc vì họ không thích công việc hiện tại hoặc mỗi trường làm việc tại công ty

Trong một số trường hợp khác, người ta nhảy việc vì cảm thấy công việc hiện tại quá quen thuộc, nhàm chán và họ muốn tìm những thử thách mới Không phải ai cũng thích ở một vị trí trong vài năm liên tiếp, họ hy vọng có những thay đổi, khác biệt và quyết định nhảy việc Cuối cùng, có những người nhảy việc vì họ đang cố gắng học các kỹ năng mới có thể mang lại lợi ích lâu dài Ví dụ, một nhà thiết kế muốn chuyển sang làm copywriter có thể vì không chỉ muốn làm việc với Photoshop hoặc các công cụ thiết kế khác mà còn muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực quảng cáo

2.2 Ưu và nhược điểm của nhảy việc

2.2.1 Ưu điểm của nhảy việc

Lương cao hơn: Một trong những lý do chính khiến nhân viên nhảy việc

là khả năng được trả lương cao hơn Thay đổi vị trí thường đi kèm với việc tăng lương như một phần của hợp đồng Nhiều lao động trẻ thích thay đổi công việc hơn là chờ đợi tăng lương hoặc thưởng từ chủ Nếu đang tìm kiếm một khoản tiền lương lớn hơn để hỗ trợ gia đình hoặc cải thiện lối sống của mình, nhảy việc

có thể là cách nhanh nhất để kiếm được mức lương cần thiết Nghiên cứu đã chỉ

ra rằng, những nhân viên làm cùng một công việc trong hơn hai năm sẽ kiếm

Trang 8

được ít hơn 50% trong suốt cuộc đời của họ so với những người thay đổi công ty thường xuyên hơn

Thăng tiến nghề nghiệp: Một lợi thế khác của nhảy việc là cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp Thay đổi công việc cho phép nhân viên có khả năng theo đuổi một công việc cấp cao hơn ở một công ty khác Nó cũng có thể mang lại cơ hội học hỏi các kỹ năng mới, tích lũy kinh nghiệm thực tế hoặc được giao nhiều trách nhiệm hơn Thay đổi công việc có thể giúp thăng tiến trong sự nghiệp mà không cần phải mất nhiều năm chờ đợi để được thăng chức

Thay đổi vị trí: Một lợi ích khác của việc nhảy việc có thể là chuyển đến một thành phố, hoặc quốc gia mới Người sử dụng lao động hiện tại có thể không cung cấp cơ hội tái định cư nhưng nhận một công việc mới thường bao gồm việc chuyển đến một cộng đồng mới Nếu thích khám phá những địa điểm mới và giải quyết những thách thức mới, nhảy việc đến một địa điểm mới có thể

là một lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn Một số người sử dụng lao động thậm chí còn cung cấp hỗ trợ tài chính cho những người thuê mới đang chuyển chỗ ở, vì vậy việc chuyển nhà có thể khiến việc nhảy việc hợp lý hơn

Khả năng thích ứng: Nếu đang nhảy việc, việc xây dựng mối quan hệ mới với một nhóm mới mỗi khi chúng ta thay đổi và học một cách hoàn toàn mới để làm việc Cải thiện kỹ năng giao tiếp và khả năng thích ứng, cả hai đều được coi là kỹ năng mềm có giá trị, khi thích nghi với môi trường làm việc mới Môi trường tốt hơn: Một trong những lý do phổ biến của việc nhảy việc

là theo đuổi một môi trường làm việc tốt hơn Nhân viên nhảy việc có cơ hội thử nghiệm nhiều nền văn hóa của công ty Giữ nhiều công việc có thể giúp chúng

ta đưa ra quyết định sáng suốt về loại văn hóa và môi trường công ty phù hợp nhất mình

2.2.2 Nhược điểm của nhảy việc

Khó khăn khi tìm việc làm: Bất lợi phổ biến nhất mà mọi người thường liên quan đến việc nhảy việc là tiềm ẩn khó khăn trong việc tìm kiếm công việc

Trang 9

ổn định Các nhà quản lý và nhà tuyển dụng thuê thường xem xét lịch sử công việc của ứng viên và đưa ra đánh giá dựa trên thời gian ứng viên đó đã giữ các

vị trí trước đó Điều này rất quan trọng vì những người quản lý tuyển dụng có thể không dành thời gian để hỏi tại sao lại chọn rời bỏ công việc cuối cùng của mình

Kinh nghiệm không nhất quán: Một nhược điểm khác của việc nhảy việc là nó khiến quá trình làm việc của bạn trông không nhất quán Có thể đảm nhiệm một số chức danh công việc khác nhau trong một thời gian ngắn Có thể

đã không có thời gian để tiếp thu nhiều kỹ năng hoặc nhiều kiến thức chuyên môn ở những vị trí này và thấy mình thiếu kinh nghiệm để thăng tiến trong sự nghiệp

Sự không hài lòng công việc: Một nhược điểm tiềm ẩn khác của việc nhảy việc là nó có thể thúc đẩy sự không hài lòng trong công việc Nếu lao động trẻ thay đổi công việc mỗi khi gặp vấn đề, có thể sẽ không bao giờ học được cách khéo léo xử lý thử thách Học cách kiên nhẫn và bằng lòng ở vị trí hiện tại

có thể giúp họ trưởng thành với tư cách là một người chuyên nghiệp và hạnh phúc hơn với tư cách là một cá nhân Đôi khi có thể mất hai hoặc nhiều năm để hoàn toàn thích nghi với một vị trí mới

Mất quyền lợi: Nhảy việc có thể khiến lao động trẻ hiện nay phải trả giá nếu xét về lợi ích Bảo hiểm có thể tăng chi phí và các khoản khấu trừ Thời gian nghỉ phép hoặc thời gian nghỉ có lương sẽ bị mất Cũng có thể mất thu nhập khi nghỉ hưu, khoản đóng góp phù hợp với người sử dụng lao động hoặc thời gian được

Căng thẳng và không chắc chắn: Nhảy việc cũng có thể dẫn đến căng thẳng không cần thiết và không chắc chắn trong cuộc sống cá nhân của bạn Thay đổi công việc thường liên quan đến việc thương lượng một hợp đồng mới, gặp gỡ những người mới và điều chỉnh theo lịch trình mới Trong một số trường hợp, điều đó có nghĩa là phải chuyển gia đình hoặc lái một tuyến đường

Trang 10

mới Bắt đầu lại một môi trường mới nhiều lần trong thời gian ngắn có thể khiến lao động trẻ kiệt quệ cả về tinh thần và thể chất

2.3 Thực trạng

Theo dữ liệu của chuỗi khảo sát xu hướng nguồn nhân lực và môi trường làm việc do Anphabe thực hiện từ quý II đến hết quý III/2020, có hơn 50% người đi làm tin tưởng vào tầm nhìn và chiến lược của công ty; đồng thời không

có ý định đổi việc mà sẵn sàng đồng hành cùng công ty vượt khó

Tuy nhiên, cũng không ít người đi làm đang mơ về “ngọn đồi xanh” khác Người đi làm tại Việt Nam càng ngày càng giảm gắn kết với công ty và đà giảm gắn kết này diễn ra liên tục trong vòng năm năm qua, từ 71% năm 2016 xuống còn 53% năm 2020

Đáng quan ngại hơn, có 35,1% người đi làm có ý định nhảy việc trong vòng một năm tới, trong khi năm 2018 tỷ lệ này là 24% Trong nhóm này, có đến 7,1% là những nhân viên có nỗ lực nhưng vẫn muốn ra đi, đây là nguồn thất thoát đáng tiếc và 28% còn lại thuộc nhóm nhân viên không nỗ lực và “ấp ủ” ý định đổi việc

Trong tình hình tuyển dụng không mấy sôi động so với những năm trước,

cơ hội việc làm không quá dồi dào, thì nhóm 35,1% này có thể trở thành

“Zombie công sở” thế hệ mới, gia nhập cùng nhóm Zombie nguy cơ Việc này tạo ra nhiều thách thức về năng suất và văn hóa tại các doanh nghiệp Bởi nhóm này là những nhân viên không gắn kết, không làm việc hết sức mình, nhưng cũng không ra đi mà làm việc kiểu cầm chừng

2.4 Các nguyên nhân khiến lao động trẻ nhảy việc

Công ty đang trên đà “trượt dốc”: Các nhân viên có năng lực sẽ luôn quan tâm và “thử sức” dự đoán tình hình cũng như triển vọng phát triển của công ty Nếu phát hiện dấu hiệu trượt dốc, họ nghĩ ngay đến phương án nghỉ việc cũng như “nhảy” đến công ty khác có tiềm năng hơn

Ngày đăng: 09/02/2025, 17:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w