VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM --- ---TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC HÌNH THÀNH CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ, TÁC Đ
Trang 1VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
-
-TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC HÌNH THÀNH CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ, TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA
GIẢNG VIÊN: PGS-TS DƯƠNG VĂN BẠO HỌC VIÊN: PHẠM THỊ BÍCH NGỌC LỚP: QLKT 2021.2 Lớp 3
1
Trang 24 Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế 7
5 Tính tất yếu của các liên kết kinh tế quốc tế 9Chương 2 Tác động của việc hình thành các liên kết kinh tế quốc tế đối với
sự phát triển kinh tế của nước ta
12
1 Quá trình hình thành, phát triển chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng 12
2 Cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế 13
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Chặng đường 36 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam từ 1986 đến nay là một quá trình đồng hành đầy thử thách, khó khăn Những thành công mà Nhà nước ta đã đạt được có ý nghĩa lịch sử to lớn, tạo tiền đề và động lực để Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn Qua đó có thể thấy,hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người với nhau Ngày nay, quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngàycàng nhanh hơn và mạnh hơn dưới sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó kinh tế thị trường và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ là những động lực chủ yếu Hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ luôn là một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia
Xuất phát từ việc nhìn nhận được tính tất yếu khách quan của việc hình thành các liênkết quốc tế, của việc tham gia vào các liên kết quốc tế, cũng như những lợi ích và thách thức mà các liên kết quốc tế đem lại, em xin chọn đề tài: “PHÂN TÍCH TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC HÌNH THÀNH CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ, TÁC ĐỘNG CỦA
NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA”
Bài viết gồm 3 chương:
Chương 1 Tính tất yếu khách quan của việc hình thành các liên kết kinh tế quốc tế
Chương 2 Tác động của việc hình thành các liên kết kinh tế quốc tế đối với sự phát triển kinh tế của nước ta
Chương 3 Một số giải pháp cơ bản nhằm giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập quốc tế
Do thời gian và vốn kiến thức còn hạn hẹp, bài viết không tránh khỏi những hạn chế
Em mong nhận được sự giúp đỡ đánh giá nhận xét từ thầy
Em xin chân thành cảm ơn!
3
Trang 4Chương 1 Tính tất yếu khách quan của việc hình thành các liên kết
kinh tế quốc tế
1 Khái niệm liên kết kinh tế quốc tế
Liên kết kinh tế quốc tế là liên kết giữa các quốc gia thông qua các hiệp ước, hiệp định để hình thành nên các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế mang tính chất khu vực hoặc toàn cầu với các cơ chế, nguyên tắc điều chỉnh hoạt động cho các nước thành viên
“Liên kết kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua nỗ lực tự do hóa và mở cửa trên cấp
độ đơn phương, song phương và đa phương.”
Hay có thể hiểu rằng liên kết kinh tế quốc tế là quá trình hợp nhất các nền kinh tế củacác quốc gia trong một hệ thống kinh tế thống nhất với các mối quan hệ kinh tế được sắp xếp trong một trật tự nhất định trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên Liên kết kinh tế quốc tế góp phần làm tăng cường quá trình phối hợp và điều chỉnh lợi ích của các thành viên, giảm thiểu những chênh lệch về trình độ phát triển, thúc đẩy các quan hệ kinh
tế quốc tế phát triển, cả về khối lượng và cường độ, cả về chiều rộng và chiều sâu.Liên kết kinh tế quốc tế là một hình thức phát triển tất yếu của phân công lao động quốc tế Phân công lao động quốc tế là quá trình phân chia lãnh thổ, quá trình lao động vàtái sản xuất giữa các quốc gia Sự phân công lao động quốc tế đã phá vỡ sự biệt lập, khép kín của các nền kinh tế dân tộc, hình thành nên mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau giữa các nền kinh tế, trong đó, mức độ mở cửa, mức độ hội nhập và liên kết của mỗi quốcgia phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, điều kiện tự nhiên, dân số, truyền thống của mỗi quốc gia
Liên kết kinh tế quốc tế không chỉ đơn thuần là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau mà là sự phát triển cao hơn của quá trình phân công lao động quốc tế Liên kết kinh
tế quốc tế góp phần loại bỏ tính biệt lập của nền kinh tế và chủ nghĩa cục bộ của từng quốc gia trong nền kinh tế thế giới
Liên kết kinh tế quốc tế chỉ xuất hiện trong nền kinh tế hiện đại ngày nay (từ cuối thế
kỷ XX) Hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu một các chặt chẽ là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các quốc gia Đó là quá trình chủ động thực hiện hai việc : Gắn nền kinh tế thị trường của từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua nỗ lực mở cửa, thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân, mặt khác gia nhập và góp phần xây dựng các thể
4
Trang 5chế kinh tế khu vực và toàn cầu Cho đến nay, hội nhập kinh tế quốc tế trải qua nhiều cấp
độ khác nhau: đơn phương, song phương, đa phương
2 Bản chất
Về bản chất, liên kết kinh tế quốc tế được thể hiện chủ yếu ở một số mặt sau đây:Thứ nhất, liên kết kinh tế quốc tế là sự đan xen, gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế các quốc gia và nền kinh tế thế giới Đó là quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừađấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi íchcủa mình, vì một trật tự công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc về kinh tế và các công ty xuyên quốc gia Mục đích của liên kết kinh tế quốc tế là tạo lập những mối quan hệ hợp tác về tất cả các lĩnh vực trên cơ sở bình đẳng, các bên cùng có lợi
Thứ hai, liên kết kinh tế quốc tế là quá trình xóa bỏ từng bước và từng phần các rào cản thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hóa kinh tế Ngay ở mức độliên kết thấp nhất là khu vực mậu dịch tự do thì mục tiêu quan trọng nhất của liên kết kinh tế quốc tế đã là xóa bỏ các rào cản thương mại: miễn giảm thuế, hạn chế các rào cản tiêu chuẩn kỹ thuật cho các quốc gia thành viên, … Ở những mức độ liên kết kinh tế cao hơn, những mục tiêu này lại càng được cam kết thực hiện
Thứ ba, liên kết kinh tế quốc tế một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường Đây là hai mặt của quá trình thực hiện các liên kết kinh tế quốc tế Mặt tích cực là các doanh nghiệp có thể tranh thủ những ưu đãi
mà các quốc gia khác dành cho mình để thâm nhập vào các thị trường trong nội khối với một vị thế thuận lợi hơn như: đặt giá sản phẩm thấp hơn do được ưu đãi thuế, hàng hóa công ty sản xuất ra được các quốc gia khác ưu tiên cho nhập khẩu, … Bên cạnh đó, liên kết kinh tế quốc tế còn tạo ra một sân chơi rộng lớn hơn với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn mạnh buộc cho các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại thì phải tự đổi mới mình để cạnh tranhvới những doanh nghiệp khác trong và ngoài khối
Thứ tư, liên kết kinh tế quốc tế còn tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công cuộc cải các ở các quốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với các quốc gia trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách và phương thức quản lý vĩ mô Không chỉ có các doanh nghiệp mà ngay cả chính phủ của mỗi quốc gia cũng phải đối mặt với cả thuận lợi và khó khăn khi tham gia liên kết kinh tế quốc tế Một
5
Trang 6mặt, quốc gia đó có cơ hội giao lưu với nhiều quốc gia bên ngoài hơn, quan hệ hợp tác trở nên gắn bó khăng khít, chính phủ có thể học hỏi được cách thức quản lý của các quốc gia khác để từ đó ứng dụng vào quốc gia mình Mặt khác, để những chính sách quốc gia
có thể tích hợp với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, chính phủ cũng phải tự đổi mới những quy tắc, luật pháp của quốc gia mình Việc sửa đổichính sách kinh tế vĩ mô không thể thay đổi một cách nhanh chóng mà việc này đòi hỏi
cả một quá trình thay đổi dần để phù hợp
Thứ năm, liên kết kinh tế quốc tế chính là việc tạo dựng các nhân tố mới và điều kiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng động quốc tế trên cơ sở trình độ phát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất Liên kết kinh tế quốc tế góp phần tạo bước chuyển biến trong năng suất lao động của mỗi quốc gia vì giữa các quốc gia có
sự hỗ trợ, hợp tác, đoàn kết lẫn nhau Điều này trở thành tiền đề để tạo dựng các nhân tố
và điều kiện mới cho sự phát triển không chỉ của quốc gia mà còn là của khu vực và toàn thế giới
Thứ sáu, bản chất liên kết kinh tế quốc tế chính là sự khơi thông các dòng chảy nguồn lực trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý Quy mô của các quốc gia không dừng lại trong phạm vi lãnh thổ màvươn ra đến tầm khu vực, phụ thuộc vào vị thế của quốc gia đó Vì vậy, quá trình chuyển giao công nghệ, nguồn lực diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn Sự học hỏi, chia sẻ lẫn nhau một cách tự nguyện giữa các quốc gia ảnh hưởng không nhỏ đến sự lớn mạnh của các quốc gia khác trong khu vực
Thứ ba, giải quyết vấn đề việc làm, tận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất
và tiết kiệm thời gian
6
Trang 7Thứ tư, tạo sự ổn định tương đối và phản ứng linh hoạt trong việc phát triển các quan
hệ kinh tế quốc tế, thúc đẩy việc xây dựng các chính sách lâu dài cho các quan hệ song phương và đa phương
4 Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế
4.1 Xét theo cấp độ liên kết, các hình thức lên kết kinh tế quốc tế được chia thành các cấp độ:
+ Liên kết khu vực
+ Liên kết liên khu vực
+ Liên kết toàn cầu
4.2 Xét theo nội dung quá trình tham gia liên kết, các liên kết kinh tế quốc tế cócác hình thức sau:
4.2.1 Khu vực tự do mậu dịch (Free Trade Area): đây là một liên minh quốc tế giữa hai hoặc nhiều nước nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhómmặt hàng nào đó thông qua các biện pháp:
Bãi bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế số lượng đối với các loại sản phẩm và dịch vụ khi trao đổi, mua bán giữa các nước thành viên
Tiến tới tạo lập một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ
Mỗi nước thành viên vẫn có quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các quốc gia ngoài khối, tức là vẫn có thể thi hành chính sách ngoại thương độc lập đối với các nước bên ngoài liên minh
Ví dụ khu vực mậu dịch tự do Asean – AFTA (Asean Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do đa phương giữa các nước trong khối ASEAN Theo đó sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống -0,5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa thủ tục hải quan giữa các nước Hiệp định AFTA được ký kết vào năm 1992 tại Singapore, bao gồm các nước Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanma và Việt Nam.4.2.2 Liên minh thuế quan hay đồng minh thuế quan (Customs Union): đây là một liên minh quốc tế nhằm tăng cường hơn nữa mức độ hợp tác giữa các nước thành viên Theo thỏa thuận hợp tác giữa các quốc gia, bên cạnh việc miễn giảm thuế quan và những hạn chế về mậu dịch giữa các nước thành viên còn cần phải thiết lập một biểu thuếquan chung của khối đối với các quốc gia ngoài liên minh Điểm khác biệt so với hình thức khu vực mậu dịch tự do là hình thức này thiết lập một biểu thuế quan chung, thực
7
Trang 8hiện chính sách cân đối mậu dịch của các nước thành viên đối với phần còn lại của thế giới.
Ví dụ như Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) được thành lập vào năm 1957 bao gồm
6 nước thành viên, đó là Tây Đức, Pháp, Bỉ, Ý, Lucxembua và Hà Lan
4.2.3 Thị trường chung (Common Market): đây là một liên minh quốc tế ở mức
độ cao hơn liên minh thuế quan Hình thức liên kết này áp dụng các biện pháp tương tự như liên minh thuế quan trong việc trao đổi thương mại nhưng nó đi xa thêm một bước làhình thành thị trường thống nhất cho phép tự do di chuyển tư bản và lao động giữa các nước thành viên với nhau
Ví dụ cộng đồng kinh tế châu Âu trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 1980, tiến trình xây dựng thị trường chung bị chậm lại do khủng hoảng kinh tế và sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods Từ năm 1980 đến năm 1982, đây là giai đoạn hoàn thành việc thành lập thị trường chung xóa bỏ đường biên giới nội bộ, đưa ra nguyên tắc công nhận lẫn nhau và tạo điều kiện cho sự lưu thông tự do của hàng hóa, dịch vụ, sức lao động, và vốn đầu tư
4.2.4 Liên minh tiền tệ: đây là một liên minh quốc tế chủ yếu trên lĩnh vực tiền tệtrong đó các nước thành viên thực hiện thống nhất các giao dịch tiền tệ, thống nhất về đồng tiền dự trữ và phát hành đồng tiền tập thể cho các nước trong liên minh Đây là một hình thức liên kết kinh tế tiến tới phải thành lập một quốc gia kinh tế nói chung với những đặc trưng sau:
Xây dựng chính sách kinh tế chung trong đó có chính sách ngoại thương chung
Hình thành đồng tiền chung thống nhất thay cho đồng tiền riêng của các nước thành viên
Thống nhất chính sách lưu thông tiền tệ
Xây dựng hệ thống ngân hàng chung thay cho các ngân hàng trung ương của các nước thành viên
Xây dựng chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng chung đối với các nước ngoài liên minh và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế
Ví dụ liên minh châu Âu (EU) sau khi hiệp ước Maastricht, các nước tiến hành thành lập Liên minh tiền tệ châu Âu (EMU) Ngày 1/1/1999 chính thức cho ra đời đồng EURO.Ngày 1/1/2002, đồng EURO tiền mặt được đưa vào lưu hành và việc đổi tiền EURO diễn
8
Trang 9ra trong 6 tháng Từ ngày 1/7/2002, các đồng tiền của các nước thành viên được thay thế bằng đồng EURO.
4.2.5 Liên minh kinh tế (Economic Union): đây là hình thức liên kết kinh tế quốc tế với mức độ cao hơn về sự tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, sức lao động và tư bản giữa các nước thành viên, đồng thời có biểu thuế quan chung áp dụng với các nước không phải thành viên Liên minh kinh tế được thực hiện thống nhất, hài hòa các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ giữa các nước thành viên
Liên minh châu Âu là một mô hình liên kết khu vực ở mức độ cao với đồng tiền chung, chính sách kinh tế chung, chính sách ngoại giao và an ninh chung EU có các thể chế siêu quốc gia như ủy ban châu Âu, nghị viện châu Âu, Tòa án châu Âu, ngân hàng châu Âu
5 Tính tất yếu của các liên kết kinh tế quốc tế
Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, sự phát triển vượt bậc của các lực lượng sản xuất cùng với sự ra đời của các nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia Các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh cần mở rộng thị trường giao thương hàng hóa, đầu tư và chuyển giao công nghệ ra nước ngoài, đồng thời tận dụng va fkhai thác được các nguồn lực từ bên ngoài (tài nguyên, lao động và thị trường); từ đó gia tăng các ảnh hưởng kinh tế và chính trị của mình trên trường quốc tế Song song với đó, các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn cũng cần thúc đẩy tiến trình quan hệ hợp tác kinh tế với các nền kinh tế lớn nhằm tranh thủ nguồn vốnm, công nghệ và cơ hội xuất khẩu hàng hóa, từng bước thúc đẩy kinh tế đất nước
Từ lợi ích hai chiều này, quá trình hình thành các liên kết kinh tế quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã diễn ra ở nhiều cấp độ và ngày càng sâu sắc, toàn diện hơn với sự tham gia của hầu hết các quốc gia trên thế giới Rõ ràng, việc hình thành các liên kết quốc tế và hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế lớn và một đặc trưng quan trọng của thế giới hiện nay Xu thế này chi phối toàn bộ các mối quan hệ quốc tế và làm thay đổi to lớn cấu trúc của hệ thống thế giới cũng như bản thân các chủ thể và mối quan hệ giữa chúng
Như vậy, xuất phát từ hai mục đích tự do hóa thương mại giữa các quốc gia, và dựa vào đồng minh để bảo hộ, các liên kết kinh tế quốc tế ra đời là một quá trình tất yếu, bắt nguồn từ yêu cầu của quy luật về sự phân công và hợp tác quốc tế giữa các nước từ sự
9
Trang 10phân bố tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển không đồng đều về kinh tế - kỹ thuật giữacác nước Trong mấy chục năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học – công nghệ và tác động của nó đã khiến cho việc mở rộng các liên kết kinh tế quốc tế trởnên cấp thiết hơn bao giờ hết đối với tất cả các quốc gia Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế Một mặt, cách mạngkhoa học và công nghệ hiện đại đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, làmcho lực lượng sản xuất vượt ra khỏi khuôn khổ quốc gia để trở thành lực lượng sản xuất mang this quốc tế và đẩy nhanh quá trình hình thành nền kinh tế thế giới như một chỉnh thể có nhiều quốc gia tham gia, vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau, hình thành thị trườngquốc tế với giá cả quốc tế chi phối mọi hoạt động buôn bán quốc tế Điều đó có ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia
Có thể nói, ngày nay không một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, tiên tiến hay lạc hậu có thể phát triển kinh tế có hiệu quả nếu tách khỏi thị trường thế giới Mặt khác, cách mạng khao học công nghệ hiện đại dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tinliên lạc và phương tiện giao thông vận tải Chính các phương tiện này đã làm rút ngắn thời gian và khoảng cách, thu nhận và xử lý thông tin giữa các nước, các khu vực và trên toàn thế giới một cách nhanh chóng và thuận tiện, làm cho quá trình giao lưu, liên kết, phân công và hợp tác quốc tế phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế diễn ra mạnh mẽ trong những thập niên gần đây, được biểu hiện ở những khía cạnh sau
Một là, sự phân công và hợp tác quốc tế giữa các nước, các khu vực ngày càng phát triển
Hai là sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các nước ngày càng tăng Sự chuyên môn hóa, hiệp tác hóa sản xuất làm cho các nước phụ thuộc vào nhau ngày càng chặt chẽ
về nhiều mặt như: nguyên liệu, kỹ thuật, công nghệ, vốn đầu tư, lao động, thị trường, … Trong đó, mỗi nước có những lợi thế riêng và đều tìm cách khai thác tối đã cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của mình Có thể nói, thị trường của nền kinh tế thế giới vừa
là đầu vào vừa là đầu ra đối với hoạt động kinh tế của mỗi nước Điều đó làm cho các nước vừa phụ thuộc nhau vừa lợi dụng lẫn nhau để phát huy thế mạnh, khắc phục thế yếucủa mình, sản xuất những sản phẩm mình có ưu thế để bán và mua những sản phẩm không sản xuất được, hoặc nếu tự sản xuất thì chi phí sản xuất cá biệt sẽ rất cao
10
Trang 11Ba là sự hình thành kết cấu hạ tầng sản xuất quôc stế và chi phí sản xuất quốc tế Hệ thống giao thông quốc tế gồm có: đường biển, đường sông, đường ô tô, đường sắt và hàng không Ngày nay, mỗi dạng phương tiện đều có những tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động như: tiêu chuẩn về đường ô tô, cảng biển, sân bay, kho bãi, hệ thống tín hiệu, hệ thống luật, … Các tiêu chuẩn đó đã và đang được quốc tế hóa Cùng với các phương tiện giao thông, mạng lưới thông tin, liên lạc hiện đại cũng được quốc tế hóa Quốc tế hóa đời sống kinh tế còn biểu hiện ở sự hình thành chi phí sản xuất quốc tế, giá cả quốc tế Mỗi nước do có các điều kiện sản xuất khác nhau nên sản xuất ra cùng một loại hàng hóa sẽ
có chi phí sản xuất khác nhau Dựa vào chi phí sản xuất quốc tế, các nước tìm cách khai thách các thế mạnh của mình để đạt hiệu quả kinh tế cao trong các quan hệ kinh tế quốc
tế Điều đó lại thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và hiệp tác quốc tế phát triển Như vậy, khu vực hóa, quốc tế hóa đời sống kinh tế là một tất yếu khách quan, nó đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường mở rộng quan hệ kinh tế bằng cách tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực quốc tế và trong nước
11
Trang 12Chương 2 Tác động của việc hình thành các liên kết kinh tế quốc tế đối với
sự phát triển kinh tế của nước ta
1 Quá trình hình thành, phát triển chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng
Đại hội VI của Đảng (1986) đã mở đầu cho thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước Cũng chính từ Đại hội VI, bước đầu nhận thức về hội nhập quốc tế của Đảng ta được hình thành Đảng cho rằng, “muốn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước
ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1987, tr.81) và “một đặc điểm nổi bật của thời đại là cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hóacác lực lượng sản xuất” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Sđd, tr.34)
Tiếp đến Đại hội VII, tư duy về hội nhập quốc tế tiếp tục được Đảng ta khẳng định, đó
là, “cần nhạy bén nhận thức và dự báo được những diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắctrong quan hệ quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xu hướng quốc tếhóa của nền kinh tế thế giới để có những chủ trương đối ngoại phù hợp” (Đảng Cộng sảnViệt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1991, tr.88)
Tại Đại hội VIII (1996), lần đầu tiên thuật ngữ “Hội nhập” chính thức được đề cập trong văn kiện của Đảng, đó là: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, H, tr.84-85)
Tiếp theo, tại đại hội IX, tư duy về hội nhập được Đảng chỉ rõ và nhấn mạnh hơn:
“Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2001, tr.166) Để cụ thể hóa tinh thần này, ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “về hội nhập kinh tế quốc tế”.Đến Đại hội X, tinh thần hội nhập từ “chủ động” được Đảng ta phát triển và nâng lên một bước cao hơn, đó là “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2006, tr.112)
12
Trang 13Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tư duy nhận thức của Đảng về hội nhập đã
có một bước phát triển toàn diện hơn, đó là từ “hội nhập kinh tế quốc tế” trong các kỳ Đạihội trước chuyển thành “Hội nhập quốc tế” Đảng ta đã khẳng định, “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2011, tr.236) Khẳng định và làm sâu sắc hơn tinh thần này, ngày 10/4/2013, Bộ chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW về
“hội nhập quốc tế”
Mục tiêu lớn trong Nghị quyết số 22 đưa ra, đó là: Hội nhập quốc tế phải nhằm củng
cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc; Tăng cường sức mạnhtổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; Góp phần tích cực vào sựnghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới
Như vậy, bằng biệc ban hành Nghị quyết số 22 về “hội nhập quốc tế” cho thấy nhận thức của Đảng và hội nhập quốc tế đã có một quá trình ngày càng phát triển ngày một sâusắc, toàn diện hơn Toàn bộ nội dung của Nghị quyết đã xác định rõ hội nhập quốc tế sẽ được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vuẹc, đặc biệt, hội nhập kinh tế phải gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế Với tầm quan trọng của hội nhập quốc tế, vấn đề này cũng đã được thể chế hóa trong Hiến pháp (năm 2013) của Việt Nam
2 Cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế
2.1 Cơ hội
a Hội nhập quốc tế thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực kinh tế
Nội dung của hội nhập là mở rộng thị trường cho nhau, vì vậy khi Việt nam gia nhập các tổ chức quốc tế sẽ mở rộng quan hệ bạn hàng Cùng với việc được hưởng nhiều ưu đãi về thuế qua, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác đã tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới Chỉ tính trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên tăng đáng kể Kim ngạch xuất nhập khẩu VN-ASEAN tăng trung bình 15,3% hàng năm Khi xuất khẩu tăng kéo theo số lượng việc làm được tạo ra sẽ nhiều hơn Như vậy sẽ có tác động tốt, tạo ra nhiều việc làm cũng như tăng thu nhập của người lao động
13
Trang 14Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức và giải quyết vấn đề nợ quốc tế
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội
để thị trường nước ta mở rộng điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư Họ sẽ mang vốn và công nghệ vào nước ta sử dụng lao động và tài nguyên sẵn có của nước ta ra làm sản phẩm tiêu thụ trên thị trường khu vực và thế giới với các ưu đãi mà nước ta có cơ hội mở rộng thị trường, kéo theo cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài Đây cũng là cơ hội để cácdoanh nghiệp trong nước huy động và sử dụng vốn có hiệu quả
Viện trợ phát triển (ODA): Tiến hành bình thường hóa các quan hệ tài chính của Việt Nam, các nước tài trợ và các chủ thể tài chính tiền tệ được tháo gỡ từ năm 1992 đã đem lại những kết quả đáng khích lệ góp phần quan trọng trong việc nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng…
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần giải quyết tốt vấn đề nợ của Việt Nam: trong những năm vừa qua nhờ phát triển tốt mối quan hệ đối ngoại song phương và đa phương các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam trước đây được giải quyết thông qua câu lạc bộ Paris, London và đàm phám song phương Điều đó góp phần ổn định cán cân thu chi ngân sách tập trung nguồn lực cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội trong nước
b Hội nhập quốc tế có tác động tích cực đến lao động, việc làm và các vấn đề xã hộiHội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong nhiều lĩnh vực Phần lớn là cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, các nhà kinh doanh được đào tạo trong và ngoài nước
Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì ổn định hòa bình, tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, các chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch hơn, nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế Trước đây Việt Nam chủ yếu xây dựng mối quan hệ với Liên Xô và các nước Đông Âu Hiện nay Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao hầu hết với các nước trên thế giới, đồng thời cũng là thành viên của các tổ chức lớn trên thế giới như: ASEAN, WTO, APEC…Chính vì thế mà hệ thống chính trị trong nước ngày càng được ổn định, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế Tiến trình hội nhập của nước ta ngày càng sâu rộng thì càng đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh theo thông lệ quốc tế, thực hiện công khai,
14
Trang 15minh bạch các thiết chế quản lý làm cho môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện; thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của nước ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn tạo ra động lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ngày càng vững mạnh
c Hội nhập quốc tế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, thúc đẩy nhanh tiến trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện cho chúng ta tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ quản lý Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế sẽ tranh thủ được kỹ thuật công nghệ tiên tiến của các nước đi trước để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho công cuộc xây dựng CNXH Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường khai thông thị trường nước ta với khu vực
và thế giới, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và có hiệu quả
Qua đó mà các kỹ thuật và công nghệ mới có điều kiện du nhập vào nước ta, đồng thời tạo cơ hội để chúng ta lựa chọn kỹ thuật công nghệ nước ngoài nhằm phát triển kỹ thuật công nghệ quốc gia
d Hội nhập quốc tế góp phần mở rộng giao lưu văn hoá Việt Nam với thế giớiGiao lưu văn hoá với nước ngoài ngày càng được mở rộng cùng với quá trình đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế của Nhà nước ta, góp phần tăng cườngtình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, quảng bá cho hình ảnh đất nước, con người, văn hóa nghệ thuật Việt Nam đến với bạn bè thế giới Nhiều hiệp định văn hoá với các nước và nhiều tổ chức quốc tế, các điều ước quốc tế song phương và đa phương về di sản văn hoá,
về quyền tác giả và quyền liên quan đã được ký kết; nhiều dự án về hợp tác văn hoá đượcthực hiện có hiệu quả Nhiều hoạt động hợp tác, giao lưu văn hoá quốc tế trên quy mô lớn
đã được tổ chức ở Việt Nam và nước ngoài tạo được tiếng vang và ấn tượng tốt đẹp trong bạn bè quốc tế về bản sắc và bề dày truyền thống của văn hoá Việt Nam
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế giúp văn hóa Việt Nam có được cơ hội quảng bá rộng rãi trên thế giới Văn hóa Việt Nam phát triển trong bối cảnh nền công nghệ thông tin có những bước phát triển như vũ bão Sự gia tốc mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các phương tiện truyền thông cũ và mới, mạng viễn thông hiện đại, và Internet tốc độ cao mở ra khả năng giao lưu, hợp tác và phát triển toàn diện về văn hóa cũng như mở ra khả năng quảng bá văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới
15